Ch5- Các Giải Pháp ĐK Quá Trình Công Nghiệp

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

CHƯƠNG V

CÁC GIẢI PHÁP ĐK


QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP

Lương Thế Ngọc - 2021


1
Nội dung
5.1. Tổng quan về các giải pháp ĐK quá trình CN
5.2. Các HTĐK phổ biến hiện nay
5.2.1 Hệ thống PLC
5.2.2 Hệ thống DCS
5.2.3 Hệ thống lai
5.3. HTĐK giám sát & thu thập dữ liệu SCADA
5.3.1 Khái niệm chung
5.3.2 Cấu trúc của HT SCADA
5.3.3 Ưu nhược điểm và ứng dụng của HT SCADA
5.3.4 Sự khác nhau giữa HT DCS và HT SCADA
2
5.1. Tổng quan về các giải pháp ĐK
quá trình công nghiệp
Quá trình phát triển của tự động hóa

3
5.1. Tổng quan về các giải pháp ĐK
quá trình công nghiệp
▪ TĐH trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước:
- HTĐK đơn lẻ (mạch vòng đơn);
- BĐK có kết cấu cơ khí hoặc kết hợp cơ khí với các bảng
mạch điện tử, tín hiệu ra ở dạng điện áp hoặc dòng điện;
- Giao diện với người sử dụng là các nút ấn, chuyển
mạch,…
- Độ linh hoạt thấp, khó khăn trong việc thêm vào hay bớt
đi một phần tử nào đó. Thiếu các công cụ để hỗ trợ việc
chẩn đoán lỗi, khó khăn trong việc thay đổi chương trình
để phù hợp với sự thay đổi của sản xuất.

4
▪ TĐH trong những năm 70:
- Công nghệ bán dẫn ra đời (1969), các bảng mạch IC đã
dần thay thế các kết cấu cơ khí.
- Các HTĐK kết hợp các rơ le, bộ định thời, bộ đếm và các
cổng logic như AND, OR, NOT, XOR,...
- Giao diện với người vận hành là các nút ấn, chuyển mạch
và các chỉ thị điện tử;
- Vẫn khó khăn trong việc thay đổi chương trình đ/k cho
phù hợp với thay đổi của sản xuất. Tuy nhiên, với sự phát
triển của công nghệ VXL đã dần tăng năng lực tính toán và
đã bắt đầu có sự phát triển và ứng dụng các thiết bị khả trình.

5
▪ TĐH trong những năm 80 và 90:
- Những năm cuối của thập kỷ 80 và đến thập kỷ 90 đã
chứng kiến một cuộc cách mạng trong TĐH.
- Có thêm các thiết bị trường thông minh. Tín hiệu ra của
của chúng ngoài tín hiệu điện, dòng còn có thêm khả năng
xuất tín hiệu truyền thông trên dường truyền thông Bus
trường (FieldBus).
- Sự ra đời và lớn mạnh của hàng loạt các hệ đ/k như PLC,
DCS, SCADA thay thế cho các bảng mạch rơ re.
- Logic đ/k chính là các chương trình đ/k trong các PLC
hoặc DCS. Giao diện vận hành chính là các màn hình giao
diện trên MT.
- HT dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán lỗi nhờ có các công
cụ phần mềm thông minh. Dễ dàng trong việc thay đổi logic
chương trình cho phù hợp với thay đổi của sản xuất.
6
▪ TĐH trong những năm đầu thế kỷ 21:
- Những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu 21 đã xuất hiện
thêm nhiều HTĐK mới nhằm đáp ứng các nhu cầu của sản
xuất như: Hệ đ/k lai (Hybrid control system), hệ đ/k bằng máy
tính (Computer based),...
- Ra đời của hàng loạt tiêu chuẩn trong đ/k như TC về ngôn
ngữ lập trình, TC truyền thông, TC về giao diện đã mang các
hệ đ/k lại gần nhau hơn, phá bỏ thế độc quyền của các nhà
cung cấp giao diện trước đó, tạo sự thuận lợi lớn cho khách
hàng.
- Xu thế của các HTĐK hiện nay là giảm thiểu chi phí phần
cứng, tăng cường áp dụng các thuật toán, cấu trúc đ/k hiện
đại, tiên tiến như đ/k mờ, đ/k nơ ron,... vào trong công nghiệp
nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và TKNL.

7
▪ Xu thế phát triển trong tương lai:
- Internet vạn vật (Internet of Thing – IoT)
- Điện toán đám mây, số liệu lớn (Cloud Computing, Big
Data)
- Trí tuệ nhân tạo, học máy (Atificient Intelligent, Machine
Learning)
- Nhà máy thông minh (Smart Factory)

8
5.2. Các HTĐK phổ biến hiện nay
Mô hình phân cấp hệ thống điều khiển

9
5.2. Các HTĐK phổ biến hiện nay
5.2.1. Vi điều khiển và các bộ điều khiển lập trình
sẵn
▪ Vi điều khiển là một hệ thống máy tính thu nhỏ có thể lập
trình được với các cổng vào/ra tích hợp.

10
5.2. Các HTĐK phổ biến hiện nay
▪ Một số bộ điều khiển dựa trên VDK được lập trình sẵn.

11
5.2. Các HTĐK phổ biến hiện nay
5.2.2. Hệ thống PLC (Programmable logic controller)
▪ Các bộ đ/k logic khả trình PLC được phát triển trong lĩnh
vực điện, ban đầu nhằm thay thế những HTĐK cũ sử dụng
nhiều relay, tiếp điểm, nút nhấn.
▪ PLC có ưu điểm là tốc độ xử lý các tín hiệu rời rạc nhanh
(cỡ mili giây), tuy nhiên khả năng xử lý các tín hiệu analog lại
kém.
▪ PLC dần dần được tích hợp thêm nhiều tính năng khác
giúp nó có thể đ/k được nhiều TB cũng như khả năng kết nối
nhiều HT với nhau: khả năng đọc xuất tín hiệu analog, khả
năng đọc xung tốc độ cao từ CB đo vòng quay, kết nối với
nhiều thiết bị ngoại vi bằng truyền thông: màn hình cảm ứng
HMI, máy tính.
12
5.2. Các HTĐK phổ biến hiện nay
Chuyển đổi từ kết nối cứng sang chương trình PLC

13
▪ Hạn chế lớn nhất của PLC là không có khả năng thay đổi
chương trình trực truyến – thay đổi chương trình trong khi
PLC vẫn làm việc. Nếu muốn thay đổi chương trình của
PLC, ta phải dừng PLC dẫn đến làm gián đoạn sản xuất.
▪ Cấu tạo của PLC thường gồm 3 thành phần chính:
- Phần nguồn thường là 220 V hoặc 24 V.
- CPU, mỗi loại PLC tùy theo ứng dụng thì sẽ có tốc độ xử
lý cũng như bộ nhớ lưu trữ chương trình, khả năng mở rộng
khác nhau.
- Khối ngoại vi bao gồm: in/out, truyền thông, module phát
xung, analog.

14
▪ Cấu trúc của một PLC

15
5.2.3 Hệ thống DCS (Distributed Control System)
▪ DCS - HTĐK phân tán.
▪ DCS là một HTĐK trong đó, chức năng đ/k thay vì tập trung
vào một BĐK duy nhất, được phân chia thành nhiều cấp, trải
đều trong một không gian rộng và do nhiều BĐK khác nhau
đảm nhận, có tác dụng:
ƒ- Phân tán độ rủi ro trong HT;
ƒ- Phân tán chức năng đ/k;
ƒ- Phân tán tài nguyên.
▪ Khác với PLC, DCS được phát triển trong môi trường xử
lý hóa chất, từ các BĐK tương tự ban đầu. Thế mạnh của
DCS là khả năng xử lý các tín hiệu tương tự và thực hiện
các chuỗi quá trình phức tạp. Tốc độ xử lý tín hiệu của DCS
lại chậm hơn PLC, cỡ 1 giây.
16
▪ Mô hình phân cấp của HT DCS

17
▪ Cấu trúc của HT DCS: gồm 4 lớp

18
▪ Cấu trúc của HT DCS

19
▪ Lớp vào/ra (I/O):
- Lớp vào/ra bao gồm các bộ vào, ra phân tán có chức
năng kết nối với các tín hiệu vào/ra và xử lý sơ bộ trước khi
chuyển lên lớp đ/k.
- Lớp I/O cung cấp các giao diện sau:
+ Giao diện kết nối trực tiếp với các vào/ra tương tự (như áp
suất, nhiệt độ,…) và các vào ra số (như tín hiệu rơ le và các
tín hiệu chuyển mạch, liên động,...).
+ Giao diện Bus trường: cung cấp các giao diện với chuẩn
Bus trường như: Foundation Fieldbus, Profibus, HART. Cho
phép các bộ biến đổi và CCCH trao đổi thông tin trực tiếp với
BĐK trên một đường truyền thông số duy nhất.

20
+ Giao diện kết nối với PLC: PLC có thể được nối vào hệ
DCS thông qua một số card giao diện truyền thông. Thông
thường được nối với giao diện vào ra và trong một số trường
hợp có thể kết nối trực tiếp với BĐK. Các PLC kết nối với hệ
DCS được gọi là các Subsystems.

21
▪ Lớp điều khiển:
- Lớp đ/k bao gồm các BĐK, là nơi thực hiện mọi chức năng
đ/k của toàn nhà máy. Bên cạnh đó lớp đ/k còn phải thực
hiện chức năng truyền thông với lớp vào/ra để lấy dữ liệu từ
đầu vào sau đó xử lý tín hiệu, thực hiện các thuật toán đ/k và
gửi tín hiệu đ/k ra các đầu ra và đến các thiết bị chấp hành ở
lớp vào/ra.
- Các BĐK là độc lập với nhau, khi một BĐK có sự cố sẽ
không ảnh hưởng đến hoạt động của các BĐK khác. Các
BĐK có thể đọc, trao đổi dữ liệu với nhau thông qua mạng
truyền thông ở cấp đ/k.

22
▪ Lớp vận hành
Lớp vận hành bao gồm các trạm vận hành, cung cấp giao
diện cho người vận hành với quá trình. Cung cấp giao diện
với các hình ảnh đồ hoạ mô tả hoạt động của toàn bộ quá
trình một cách sinh động và trực quan.
▪ Lớp quản lý thông tin
Lớp quản lý thông tin cung cấp 3 lớp con:
ƒ+ Gateway: phục vụ việc trao đổi dữ liệu với các BĐK.
ƒ+ Database: phục vụ việc định dạng và lưu trữ dữ liệu.
ƒ+ Management: xử lý thông tin lưu trữ trong lớp Database.

23
5.2.4 Hệ ĐK Lai (Hybrid Control System)
▪ Xuất phát từ nhu cầu của các ứng dụng công nghiệp và xu
hướng giảm chi phí cho các HTĐK, gần đây các nhà cung
cấp đã cho ra đời các hệ đ/k mới gọi là hệ đ/k Lai.
▪ Hệ Lai là sự pha trộn thuộc tính của hệ PLC và hệ DCS.
Hệ lai có khả năng thực hiện được cả các quá trình liên tục
và gián đoạn, có khả năng quản lý được đến khoảng 10,000
điểm vào ra.
▪ Hầu hết các hệ lai đều được trang bị các chức năng đ/k
theo mẻ, theo khối và đ/k giám sát.

24
5.3 Hệ thống SCADA
5.3.1 Khái niệm chung
▪ SCADA (Supervisory control and data acquisition) - HTĐK giám
sát và thu thập dữ liệu. Thường được dùng để chỉ tất cả các
HT máy tính được thiết kế để thực hiện các chức năng sau:
- Thu thập dữ liệu từ các thiết bị CN hoặc các cảm biến.
- Xử lý và thực hiện các phép tính trên các dữ liệu thu thập
được.
- Hiển thị các dữ liệu thu thập được và kết quả đã xử lý.
- Nhận các lệnh từ người điều hành và gửi các lệnh đó đến
các thiết bị của nhà máy.
- Xử lý các lệnh đ/k tự động hoặc bằng tay một cách kịp
thời và chính xác.

25
5.3.2 Cấu trúc một HT SCADA
Gồm các thành phần cơ bản sau:
▪ Trạm đ/k giám sát trung tâm: một hay nhiều máy tính
chủ trung tâm (central host computer server).
▪ Trạm thu thập dữ liệu trung gian: các khối thiết bị vào ra
đầu cuối từ xa RTU (Remote Terminal Units) hoặc là các
khối đ/k PLC, có chức năng giao tiếp với các thiết bị chấp
hành (cảm biến cấp trường, các hộp đ/k đóng cắt và các van
chấp hành…).
▪ Hệ thống truyền thông: bao gồm các mạng truyền thông
công nghiệp, các thiết bị viễn thông và các thiết bị chuyển
đổi dồn kênh có chức năng truyền dữ liệu cấp trường đến
các khối đ/k và máy chủ

26
▪ Giao diện người - máy HMI (Human - Machine Interface):
Là các thiết bị hiển thị quá trình xử lý dữ liệu để người vận
hành đ/k các quá trình hoạt động của HT.
5.3.3 Ưu nhược điểm và ứng dụng của HT SCADA
1- Ưu điểm
▪ Cung cấp thông tin và đồ họa trên giao diện HMI. Nhà quản
lý tiến hành phân tích: Nâng cao năng suất, cải thiện chất
lượng sản phẩm;
▪ Giảm chi phí vận hành và bảo trì do dùng ít nhân công;
▪ HT có thể dễ dàng mở rộng (thêm thiết bị đ/k và cảm biến
theo yêu cầu).
2- Nhược điểm
▪ HT có cấu trúc tập trung, các thông tin từ nhiều điểm đo tập
trung về MT chủ để xử lý, dẫn đến việc dễ tắc nghẽn thông
tin, hệ thống nhanh quá tải. Vì vậy, chỉ thích hợp với các HT
nhỏ (thường dưới 100 điểm đo). 27
3- Ứng dụng của HT SCADA
Sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp mang yếu
tố phân tán:
▪ Sản xuất, truyền tải và phân phối điện;
▪ Hệ thống phân phối nước và quản lý hồ chứa;
▪ Quản lý giám sát HT các tòa nhà công cộng như HT sưởi
ấm, làm mát, báo động…;
▪ HTĐK đèn giao thông;
▪ Khai thác dầu khí;
▪ Xử lý nước thải,….

28
5.3.4. Sự khác nhau giữa HT DCS và HT SCADA
Cần chú ý tới ba điểm sau của mỗi HT:
1- Mục tiêu: HT DCS thường hướng tới quá trình (đ/k trạng
thái), còn SCADA hướng tới thu thập dữ liệu. DCS tập trung
vào quá trình kiểm soát và đưa thông tin tới người quản lý.
Trái lại, SCADA tập trung chủ yếu vào trung tâm đ/k và bản
thân người quản lý. Các thiết bị đ/k từ xa của hệ SCADA chủ
yếu được dùng để thu thập thông tin, mặc dù chúng có thể
thực hiện các quá trình đ/k.
2- Chức năng: trong một hệ DCS, HTĐK có vòng đ/k quy
trình khép kín tại thiết bị đầu cuối từ xa (RTU) hoặc các khối
đ/k PLC. Tuy nhiên, vòng đ/k quy trình khép kín này không
có ở SCADA. Thay vào đó, SCADA sử dụng giao diện người
- máy (HMI), sử dụng con người như là HTĐK kiểm soát.
29
3- Kết nối: trạm vận hành của DCS thường được kết nối với
các trạm vào/ra thông qua mạng cục bộ và bus trường.
Người quản lý sẽ đưa ra yêu cầu trực tiếp với trạm vào/ra
khi cần lấy thông tin. Điều này có nghĩa là các sự kiện
trường có thể trực tiếp làm gián đoạn HT và thực hiện lệnh
của nhà quản lý. Nhưng đối với SCADA, một khi đường
truyền gặp lỗi, HT phải thực hiện theo trình tự. Tóm lại, DCS
được điều khiển theo xu hướng quá trình, trong khi SCADA
là điếu khiển theo sự kiện.

30
5.4 Internet vạn vật - IoT

31

You might also like