Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO


--------------------
Logo Học viện

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

Chủ đề: Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và
ý nghĩa của nó đối với Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Hoa


Sinh viên thực hiện: Phạm Minh Thy
Mã sinh viên: QHQT48C1-1145
Lớp: QHQT48C2
Ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội – 2022
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 2
II. NỘI DUNG....................................................................................................................3
1. Đôi nét về Tôn Trung Sơn..............................................................................................3
2. Bối cảnh ra đời chủ nghĩa Tam dân.............................................................................4
2.1. Bối cảnh quốc tế....................................................................................................4
2.2. Bối cảnh trong nước..............................................................................................5
3. Nội dung chủ nghĩa Tam dân.......................................................................................7
3.1. Chủ nghĩa Dân tộc.................................................................................................7
3.2. Chủ nghĩa Dân quyền............................................................................................9
3.3. Chủ nghĩa Dân sinh.............................................................................................11
3.4. Hạn chế của chủ nghĩa Tam dân..........................................................................12
4. Ý nghĩa của chủ nghĩa Tam dân................................................................................14
4.1 Ý nghĩa đối với Việt Nam đầu thế kỷ XX (cụ thể là hoạt động cứu nước của Phan
Bội Châu)...................................................................................................................14
4.2. Ý nghĩa đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay............................................15
III. KẾT LUẬN................................................................................................................16
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................17

1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đã hơn một thế kỷ kể từ khi chủ nghĩa Tam dân ra đời, nhưng những giá trị, ảnh hưởng
của nó để lại vẫn còn ý nghĩa to lớn và quan trọng cho đến tận ngày nay, ở các nước Đông
Nam Á nói chung và đặc biệt thể hiện rõ nét ở Việt Nam. Trong lịch sử nhân loại, việc
đấu tranh cho dân tộc độc lập, dân chủ tự do và dân sinh hạnh phúc luôn là những ưu tiên
hàng đầu và sẽ còn mãi mang tính thời sự ở nhiều quốc gia.

Sinh thời, Hồ chí Minh đã từng khẳng định: "Chủ nghĩa Tôn Trung Sơn có cái hay là phù
hợp với nước chúng ta". Học thuyết này là một trong những yếu tố cốt lõi, nền tảng được
Chủ tích Hồ Chí Minh vận dụng để hình thành nên tư tưởng xây nước, dựng nước, và giữ
nước của mình tại Việt Nam. Tư tưởng về dân tộc, dân chủ, dân sinh của Tôn Trung Sơn
được thể hiện rõ ràng trong những lời tuyên ngôn, lời khẳng định của chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhờ hệ thống tư tưởng toàn diện của Hồ Chí Minh mà Đảng và Nhà nước ta có thể
noi theo, lấy làm cơ sở, nền tảng để tiếp tục đưa ra, hoàn thiện, thực hiện các đường lối,
chính sách với mục tiêu tối thượng và cao đẹp là xây dựng Nhà nước của dân, do dân và
vì dân.

Trong bối cảnh hiện nay, trước những đổi thay to lớn và nhanh chóng của thế giới, các thế
lực khủng bộ và phản động quốc tế đã và đang tranh thủ điều kiện mới, lợi dụng các vấn
đề dân tộc, dân quyền, tôn giáo ... để can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia,
dân tộc trên khắp thế giới thì việc nghiên cứu và nhận thức lại thật đúng đắn các thành tựu
về tư tưởng chính trị của nhân loại trong đó có chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
thiết tưởng là một trong những công việc cần thiết, nhằm củng cố vững chắc hơn hệ thống
tư tưởng của nước ta và tránh sa vào những sai lầm, thất bại của việc bị lôi kéo, dụ dỗ đi
theo các định hướng lệch lạc, đẩy chúng ta đi xa khỏi mục tiêu đề ra ban đầu.

chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn thể hiện sự tiến bộ, tầm nhìn xa trông rộng vượt
thời đại với những ý nghĩa, ảnh hưởng còn mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống ngày
nay. Là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi cảm thấy sự cần thiết và mong
muốn được tìm hiểu rõ thêm về những học thuyết chính trị trên thế giới có ảnh hưởng trực
tiếp, lớn lao đến đất nước mình, cụ thể là chủ nghĩa Tam dân (vì sự kết nối về văn hóa,
lịch sử, gần gũi về vị trí địa lý của Trung Quốc với Việt Nam) để có thể xây dựng cho bản

2
thân một hệ thống kiến thức vũng chắc, bản lĩnh chính trị kiên cường, trở thành một công
dân tốt, phục vụ cho quá trình kiên cố đất nước ta, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

II. NỘI DUNG


1. Đôi nét về Tôn Trung Sơn

Tôn Trung Sơn (1866 – 1925) tên là Văn, tên tự là Dật Tiên, sinh trưởng ở Hương Sơn,
Quảng Đông, Trung Quốc. Ông được sang Hawai học từ nhỏ, học ở các trường tiểu học,
trung học, có cơ hội tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Năm 1894, Tôn Trung Sơn tập hợp
các Hoa kiều cùng chí hướng ở Hawai thành một tổ chức cách mạng lấy tên là “Hưng
Trung hội” - Hội cách mạng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc đề ra Cương lĩnh:
“Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, sáng lập chính phủ hợp quần”. Hội đã thu
hút nhiều nhân sĩ và thanh niên Trung Quốc yêu nước tham gia, quyên góp kinh phí, mua
sắm vũ khí chuẩn bị các cuộc khởi nghĩa Quảng Châu (1895), Huệ Châu (1898), nhưng
đã không thành công, ông lại phải chạy trốn, lưu vong ra nước ngoài. Năm 1905, tại
Tokyo (Nhật Bản), ông hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành
“Trung Quốc Đồng Minh hội”, đề ra cương lĩnh chính trị “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục
Trung Hoa, sáng lập Dân quốc, bình quân địa quyền”. Tháng 11/1095, trên tờ Dân báo –
cơ quan ngôn luận của hội, ông đã khái quát cương lĩnh chính trị của Đồng Minh hội
thành ba chủ nghĩa: “Dân tộc độc lập – Dân quyền tự do – Dân sinh hạnh phúc” 1. Mục
tiêu của cương lĩnh là đánh đổ vương triều phong kiến Mãn Thanh, phản đối áp bức dân
tộc, bảo vệ dân tộc độc lập và quốc gia thống nhất, xây dựng nước cộng hòa dân chủ, bình
quân địa quyền2. Cương lĩnh này được tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện dần về
sau. Ông coi chủ nghĩa Dân tộc và chủ nghĩa Dân quyền là cương lĩnh để giành quyền lợi
quốc gia và độc lập dân tộc, coi chủ nghĩa Dân sinh là cương lĩnh phát triển kinh tế thông
qua việc “hạn chế tư bản”, tức quốc hữu hoá tư bản lớn của nước ngoài và của bản địa.
chủ nghĩa Tam dân này đã trở thành phương hướng và mục tiêu hành động cho Đồng
Minh hội. Cũng từ đây, tư tưởng chính trị này không chỉ là ngọn cờ tập hợp mọi lực
lượng đấu tranh, mà còn trở thành cương lĩnh chính trị hoàn chỉnh của cuộc cách mạng
1
Chương Thâu, “Từ ba chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn đến ba tiêu ngữ của Hồ Chí Minh”, 2006.[Trực tuyến]. Địa chỉ
https://xuanay.vn/tu-ba-chu-nghia-cua-ton-trung-son-den-ba-tieu-ngu-cua-ho-chi-minh/ [Truy cập 1/6/2022]
2
Trần Thị Hạnh, “Ảnh hưởng của chủ nghĩa Dân quyền của Tôn Trung Sơn đến quá trình chuyển biến tư tưởng của
một số nho sĩ Duy Tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8(198), trang 62 – 63, 8/2017.

3
Tân Hợi (năm 1911) - cuộc cách mạng đấu tranh phá vỡ sự thống trị của chủ nghĩa đế
quốc, phong kiến, thúc đẩy toàn diện tiến trình cận đại hoá Trung Quốc1, lập nên nước
Trung Hoa Dân quốc và ông được bầu làm Tổng thống. Như V.I.Lênin đã chỉ ra: trong
cuộc cách mạng này, "nhân dân Trung Quốc đã lật đổ được chế độ cũ mang tính chất thời
trung cổ và cái chính phủ duy trì chế độ đó. Tại Trung Quốc, chế độ cộng hòa đã được
thiết lập và nghị viện đầu tiên của một nước châu Á vĩ đại"2.

2. Bối cảnh ra đời chủ nghĩa Tam dân


2.1. Bối cảnh quốc tế

Năm 1642, cuộc cách mạng tư sản Anh bùng nổ, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ trung
đại, mở đầu cho thời kỳ cận đại ở châu Âu. Vào những năm 1750 -1760 nền kinh tế các
nước còn quá đơn giản, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa trên sức gỗ, lao động tay chân, sức
nước, sức gió, sức kéo,... Điều này dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên trên
thế giới bắt đầu tại nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, với mong muốn thay
đổi phát minh ra các loại máy móc hoạt động quy mô lớn sử dụng ít sức người. Cuộc cách
mạng công nghiệp được bắt nguồn từ nước Anh, sau cùng lan rộng ra châu Âu, Hoa Kỳ
và các nước trên toàn thế giới, diễn ra tiếp tục trong suốt thế kỷ 19. Tác động chính vào
các ngành: Ngành dệt may, luyện kim và giao thông vận tải. Các cuộc cách mạng công
nghiệp đã mang lại nhiều biến đổi mới, thay thế được hệ thống kỹ thuật truyền thống cũ
của thời đại nông nghiệp bằng một hệ thống kỹ thuật tân tiến với nguồn lực là máy hơi
nước và nguyên, nhiên vật liệu. Ngoài ra còn tìm kiếm được năng lượng mới là sắt và
than đá, phát hiện ra những vùng đất mới – thị trường mới. Sự thay đổi đó đã giúp sản
xuất được phát triển mạnh mẽ, gia tăng năng suất đột biến, bứt phá trong nông nghiệp,
giúp nền kinh tế các nước đi lên. Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, xã hội phân
hóa thành 2 giai cấp tư sản và vô sản.

Bên cạnh sự phát triển vươt bậc về kinh tế và khoa học kỹ thuật, thời kỳ cận đại còn đánh
dấu sự xuất hiện của các trào lưu tư tưởng về quyền con người và quyền công dân; các

1
“V.I.Lênin với “chủ nghĩa tam dân” của Tôn Trung Sơn”, Tạp chí Triết học, số 4 (215), 4/2009. Địa chỉ
http://philosophy.vass.gov.vn/Triet-Hoc-Mac-Lenin/VILenin-voi-chu-nghia-tam-dan-cua-Ton-Trung-Son-
107.0#_ftnref1 [Truy cập 1/6/2022]
2
V.I.Lênin.Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 tr.176.

4
học thuyết về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ... Những sự kiện này có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với sự chuyển mình của phương Tây, mà nó còn đống góp tích cực cho sự
phát triển của lịch sử nhân loại thời kỳ cận đại.

Đến đầu thế kỷ XX, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đạt đến cực điểm. Chủ nghĩa dân
chủ bắt đầu nhen nhóm trong lòng xã hội tư bản. Không những Pháp, Anh, Đức,... đã xây
dựng chính thể lập hiến, mà các quốc gia như Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ,... cũng
đang tiến hành cuộc đấu tranh chống lại chế độ chuyên chế, giành quyền tự do dân chủ.

Cùng thời điểm này, giai cấp vô sản trên thế giới cũng trưởng thành và phát triển lớn
mạnh. Năm 1848, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
Đây là một sự kiện quan trọng, báo hiệu trước những thay đổi quan trọng về cán cân lực
lượng của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trên vũ đài chính trị thế giới. Việc thành lập
Hội Liên hiệp lao động quốc tế (1864), tức Quốc tế thứ nhất – tổ chức cộng sản đầu tiên
của giai cấp công nhân và phong trào chủ nghĩa cộng sản phát triển mạnh mẽ đã hình
thành một lực lượng đối trọng, phản đối, tấn công vào chế độ tư bản. Lý tưởng về một xã
hội cộng sản chủ nghĩa của Các Mác – nơi không còn bất bình đẳng trong quan hệ lao
động sản xuất, trong kinh tế, không còn áp bức, bóc lột, và mọi người hưởng của cải vật
chất tương ứng với sức lao động của mình đã được nhiều nhà tư tưởng, nhà cách mạng
dân chủ hưởng ứng, noi theo, mong muốn biến thành hiện thực và Tôn Trung Sơn không
nằm ngoài số đó. 1

2.2. Bối cảnh trong nước

Bước vào thời kỳ cận đại, Trung Quốc vốn là một nước lớn mạnh, hưng thịnh với nền văn
minh rực rỡ, là một quốc gia rộng lớn, đông dân và giàu tài nguyên – sớm đã trở thành
“miếng bánh ngon” bị dòm ngó, mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc. Từ năm 1840 –
1842, thực dân Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm
lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một
nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Đến cuối thế kỉ XIX, đất nước Trung Quốc đã bị các

1
Chu Thùy Liên, “Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử” Luận án thạc sĩ , Trường ĐH KHXH&NV,
ĐHQG HN, Hà Nội, 2005.

5
nước thực dân “nhảy vào xâu xé”: Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ
sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm
vùng Đông Bắc...

Tôn Trung Sơn sinh ra và lớn lên khi xã hội Trung Quốc có nhiều biến động phức tạp:
Sau cuộc chiến tranh Trung – Pháp (1884), Trung Quốc thất bại, tổn thất kinh tế nặng nề,
buộc phải kí hiệp ước Thiên Tân (1885) thỏa hiệp với Pháp, triều đình phong kiến Mãn
Thanh ngày càng thể hiện rõ nét sự mục nát, bất lực, trước sự tấn công của chủ nghĩa tư
bản phương Tây, dấy lên sự phẫn nộ trong lòng dân chúng. Trung Quốc không những
phải mở cửa mà còn phải cắt đất và bồi thường chiến phí cho các nước đế quốc. Tương
tự, thất bại trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ với Nhật Bản (1894 – 1895) buộc nhà Thanh
tiếp tục phải ký Hòa ước Mã Quan (1895) nhượng lại lãnh thổ, bồi thường khoản chiến
phí khổng lồ, cũng như công nhận quyền xây dựng công xưởng, đường sắt, khai mỏ ở
Trung Quốc. Dân chúng lại càng phẫn nộ hơn khi bất chấp thất bại nặng nề sau chiến
tranh,  triều đình vẫn tổ chức đại lễ chúc thọ Từ Hi Thái hậu, tiêu tốn 2 triệu 19 vạn lạng
bạc. Trung Quốc đứng trước nguy cơ mất nước nghiêm trọng, chính quyền thối nát, lòng
người căm phẫn, Tôn Trung Sơn đã tới Hawai kêu gọi kiều bào thành lập nên Hưng
Trung hội. Tháng 10/1895, ông phát động cuộc khởi nghĩa đầu tiên ở Quảng Châu nhưng
do kế hoạch bị bại lộ nên ông buộc phải bôn ba hải ngoại. Đây chính là thời gian ông có
điều kiện lưu lại ở châu Âu để nghiên cứu khảo sát tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và
kết giao với các bậc hiền tài. Trên cơ sở đó, chủ nghĩa Tam dân của ông từng bước được
hình thành và hoàn chỉnh.1 Năm 1896, ông bắt đầu chuyến viếng thăm châu Âu 3 năm của
mình. Về nước, năm 1900, ông phát động cuộc khởi nghĩa Huệ Châu nhưng thất bại. Ông
tiếp tục bôn ba ra nước ngoài, tới Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Canada.

Mãi đến năm 1905, khi ông viếng thăm châu Âu một lần nữa, ông mới đưa ra triết lý
chính trị của mình trong một bài phát biểu tại Brussels (Bỉ). Sau đó, khi Đồng Minh hội
được thành lập, Tôn Trung Sơn đã công bố triết lý của mình trên tờ Dân báo. Triết lý của
Tôn Trung Sơn chịu ảnh hưởng lớn từ trải nghiệm của ông tại Mỹ quốc và hàm chứa
nhiều yếu tố được rút ra từ các cuộc cải cách ở nước này. Ông cũng chịu ảnh hưởng rất
1
Hoàng Thị Nguyên, “Hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản” Luận án thạc sĩ, Trường ĐH Vinh, Nghệ
An, 2014.

6
lớn từ tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Ông đã trích dẫn một đoạn trong diễn văn
Gettysburg nổi tiếng của Abraham Lincoln: “một chính quyền của dân, do dân và vì dân”,
và cho rằng đó là nguồn cảm hứng cho chủ nghĩa Tam dân của mình.1

3. Nội dung chủ nghĩa Tam dân

chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa Dân tộc, chủ nghĩa Dân quyền và chủ nghĩa Dân
sinh. Nội dung của chủ nghĩa Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của ông từ tháng
Giêng đến tháng 08/1924.

 Bài giảng mở đầu để tuyên truyền cho chủ nghĩa Tam dân được ông thực hiện vào ngày
27/1/1924. Ông đặt câu hỏi: chủ nghĩa Tam dân là gì ? “Định nghĩa theo cách đơn giản
nhất, chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước vì “chủ nghĩa Tam dân đưa Trung Quốc
tới một địa vị quốc tế bình dẳng, địa vị chính trị bình đẳng, địa vị kinh tế bình đẳng, làm
cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại trên thế giới”2.

3.1. Chủ nghĩa Dân tộc

Trước tiên, theo Tôn Trung Sơn, dân tộc Trung Hoa cần độc lập khỏi sự thống trị hoặc áp
bức của đế quốc - hay nói cách khác, các dân tộc trên đất nước Trung Hoa không bị thế
lực ngoại lai xâm chiếm. Để đạt được điều này, Tôn Trung Sơn tin rằng, người Trung Hoa
phải hình thành một tinh thần Trung Hoa, một “ý thức dân tộc”, không phân biệt dân tộc
riêng lẻ và đoàn kết trước sự xâm lược của Đế quốc. Ông cho rằng người Trung Quốc lúc
bấy giờ chỉ có chủ nghĩa gia tộc, tông tộc, không có chủ nghĩa Dân tộc. Sức đoàn kết của
người Trung Quốc chỉ mới đạt tới tông tộc chứ chưa đạt tới dân tộc. Trung Quốc lúc bấy
giờ có hơn 400 triệu người, có lịch sử văn minh hơn 4000 năm nhưng Trung Quốc chỉ có
những gia tộc và tông tộc, không có tinh thần dân tộc, do đó, tuy là nước lớn dân đông
nhưng là một mảng cát rời rạc, là một nước ngèo nhất, yếu nhất trên thế giới hiện nay, có
địa vị thấp nhất trên trường quốc tế3 . “Nếu chúng ta không lưu tâm đề xướng chủ nghĩa
1
Minh Nhật, ““Độc lập, tự do, hạnh phúc” – Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên”, 2021. [Trực tuyến]. Địa chỉ
https://trithucvn.org/van-hoa/doc-lap-tu-do-hanh-phuc-va-nguon-goc-chu-nghia-tam-dan-cua-ton-dat-tien.html
[Truy cập 1/6/2022]
2
Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hà Nội: Viện thông tin khoa học
xã hội, 1995, tr 50.
3
Nguyễn Thị Lan, “Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn - Một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh” 2012. [Trực tuyến]. Địa chỉ http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/tu-tuong-tam-guong-dao-duc-ho-
chi-minh/chu-nghia-tam-dan-cua-ton-trung-son-mot-trong-nhung-nguon-goc-hinh-thanh-tu-tuong-ho-chi-

7
Dân tộc, kết hợp 400 triệu người thành một dân tộc kiên cố, Trung Quốc sẽ có nguy cơ
mất nước, diệt chủng. Muốn cứu nguy, chúng ta phải đề xướng chủ nghĩa Dân tộc, dùng
tinh thần dân tộc để cứu nước.”( tr. 124). “chủ nghĩa Dân tộc như một bảo bối giúp một
quốc gia phát triển và một dân tộc sinh tồn.”1

Để khôi phục chủ nghĩa Dân tộc, ông đưa ra hai giải pháp. Thứ nhất, phải làm cho 400
triệu người dân Trung Quốc biết mình dang đứng ở đâu. Ông cho rằng vị thế của Trung
quốc lúc bấy giờ không bằng một nước thuộc địa nên gọi là “thứ thuộc địa”. Từ một nước
Trung Quốc có địa vị cao mà bây giờ lại rơi xuống vực thẳm như vậy là do chúng ta đã
đánh mất tinh thần dân tộc. Thứ hai, người Trung quốc phải biết tu thân, biết học tập cái
hay, cái tốt của người nước ngoài. Vì người Trung Quốc không chịu tu thân nên không tề
gia, trị quốc được. Do đó người nước ngoài liền đòi tới chia nhau cai trị chung ta2. Có tu
thân mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ được.

Với khẩu hiệu hết sức đanh thép “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập
Dân quốc, bình quân địa quyền”, chủ nghĩa Dân tộc của Tôn Trung Sơn đã trực tiếp tấn
công vào chế độ phong kiến lâu đời của Trung Quốc, với mong muốn giành lại nền độc
lập và địa vị dân tộc từ tay ngoại bang, xây dựng chế độ dân quốc theo những nguyên tắc
và thiết chế của nhà nước tư sản, từ đó cải thiện đời sống của nhân dân. Đây là điểm ưu
việt trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn so với những trào lưu tư tưởng chính trị cách
mạng trước đó ở Trung Quốc.  Những mục tiêu trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn đã
phản ánh được thực trạng xã hội Trung Quốc đương thời, thể hiện nguyện vọng chung
của toàn bộ nhân dân Trung Quốc. Vì thế, nó động viên được đông đảo quần chúng nhân
dân đi theo con đường cách mạng này, làm cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở
Trung Quốc đầu thế kỉ XX giành được những thành quả ban đầu, khiến tinh thần đấu
tranh dân tộc ngày càng dâng cao. Có ý kiến phê phán rằng chủ nghĩa Dân tộc của Tôn
Trung Sơn hạn chế ở chỗ là “không chú trọng vào mục tiêu chống đế quốc”. Tuy nhiên,
xét vào tình hình lúc bấy giờ khi Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mới chỉ là

minh.html [Truy cập 1/6/2022]


1
Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hà Nội: Viện thông tin khoa học
xã hội, 1995, tr 89.
2
Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hà Nội: Viện thông tin khoa học
xã hội, 1995, tr 142, tr 151.

8
xã hội phong kiến nửa thuộc địa, ách cai trị của chủ nghĩa đế quốc vẫn chưa được thiết lập
hoàn toàn như ở Đông Dương, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia. Sự cai trị của thực dân được
thực hiện gián tiếp qua triều đình “bù nhìn” nhà Thanh và mâu thuẫn gay gắt, cơ bản và
trực tiếp nhất là giữa nhân dân và triều đình phong kiến. Nhà Thanh có thể được coi là
chướng ngại vật lớn nhất trên con đường phục hưng, phát triển Trung Quốc thời bấy giờ.
Vì vậy, có thể hiểu được vì sao việc loại bỏ chế độ phong kiến lại được Tôn Trung Sơn
ưu tiên hơn so với mục tiêu chống đế quốc. Mặt khác, lúc đó chủ nghĩa đế quốc đang
trong quá trình hình thành và phát triển chưa lộ hết bản chất nên hạn chế của Tôn Trung
Sơn là khó tránh khỏi.

3.2. Chủ nghĩa Dân quyền

Theo Tôn Trung Sơn, dân quyền là sức mạnh chính trị của nhân dân. Vậy chính trị là gì?
Chính là việc của dân chúng, trị là quản lý. Suy ra, quản lý việc của dân chúng thì gọi là
chính trị. Lực lượng quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính quyền. Nay nhân
dân quản lý công việc chính trị nên gọi là dân quyền 1. Lịch sử thế giới từng có thần
quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu
thực hiện theo quân quyền, tức là một người đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị
làm vua sẽ xảy ra liên miên, thiên hạ sẽ đại loạn. Ông quyết tâm xây dựng một nước cộng
hòa. Thực hiện được điều đó, 400 triệu dân sẽ đều đứng lên làm vua, tức là làm chủ đất
nước.

Để thực hiện dân quyền, phải thực hiện các quyền của dân và quyền của chính phủ. Người
dân có bốn quyền lợi chính trị căn bản: tuyển cử, bãi miễn, sáng chế, và phức quyết. Nó
tương ứng với quyền công dân ở phương Tây. Đối với Tôn Trung Sơn, điều này có thể
hiện thực hóa bằng một chính phủ có hiến pháp, giống như chính phủ Mỹ quốc. Chính
phủ có năm quyền - “ngũ quyền phân lập” khác với “tam quyền phân lập” ở phương Tây:
lập pháp, hành pháp, tư pháp, kiểm sát và thẩm tra.2

1
Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hà Nội: Viện thông tin khoa học
xã hội, 1995, tr 162 – 163.
2
Minh Nhật, ““Độc lập, tự do, hạnh phúc” – Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên”, 2021. [Trực tuyến]. Địa chỉ
https://trithucvn.org/van-hoa/doc-lap-tu-do-hanh-phuc-va-nguon-goc-chu-nghia-tam-dan-cua-ton-dat-tien.html
[Truy cập 1/6/2022]

9
Dùng bốn chính quyền của nhân dân để để quản lý năm trị quyền của chính phủ, như vậy
mới được xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo. 3 Như vậy, ta thấy nội dung
cốt lõi của chủ nghĩa Dân quyền là nhằm đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập
thể chế dân chủ cộng hoà tư sản. Cuộc cách mạng chính trị này không chỉ đơn thuần là
đánh đuổi ách thống trị của dân tộc Mãn Thanh mà còn nhằm lật đổ một thể chế đã lỗi
thời phản động, cản trở sự phát triển của Trung Quốc. Ngoài ra, thực hiện chủ nghĩa Dân
quyền còn nhằm tránh cho Trung Quốc cái hoạ quân phiệt hỗn chiến chia cắt đất nước
xảy ra thường xuyên thời phong kiến.

Ưu điểm của chủ nghĩa Dân quyền tự do thể hiện ở chỗ nó là một hệ tư tưởng tương đối
tiến bộ, phù hợp với tình hình xã hội Trung Quốc cận đại khi đã kết hợp được ý tưởng xây
dựng một chính thể cộng hoà theo chế độ nghị viện của tư sản phương Tây với những tư
tưởng dân chủ truyền thống như lấy dân làm gốc (“Dân vi bang bản”), thiên hạ là của
chung (“Thiên hạ vi công”). Tôn Trung Sơn cho rằng một chính thể nhà nước như vậy có
thể mang lại một nền chính trị toàn dân bình đẳng, đồng thời ông trao quyền quản lý hành
chính vào tay nhân dân, để nhân dân trở thành những “chủ nhân” thật sự của đất nước.
Ông đã đặt lợi ích của quần chúng nhân dân lên vị trí cao nhất, chủ trương thực hiện dân
quyền trực tiếp và dân chủ hoá đời sống chính trị.

Hạn chế của chủ nghĩa Dân quyền thể hiện chủ yếu ở hai điểm: Thứ nhất là Tôn Trung
Sơn  không đề cao tự do cá nhân như cách mạng tư sản ở các nước phương Tây, ông phản
đối vô điều kiện chủ nghĩa cá nhân coi thường sự tự do và giá trị của cá nhân, nhấn mạnh
chủ nghĩa quốc tộc, không có cá nhân, chỉ có nhà nước. Nhưng chẳng phải để sự độc lập,
giải phóng của một quốc gia phải xuất phát từ sự giải phóng mỗi cá nhân, con người khỏi
sự thống trị của thần quyền, xác định giá trị, vai trò bản thân mỗi người trong xã hội, giải
phóng cá tính, thì mới là tự do chân chính hay sao? Hơn nữa, trong quá trình giải phóng
tư tưởng của con người, một người chưa ý thức được đầy đủ giá trị của bản thân thì sẽ
không thể coi trọng và yêu mến dân quyền được. Như vậy chủ nghĩa Dân tộc của Tôn
Trung Sơn đã xuất hiện mâu thuẫn với chủ nghĩa Dân quyền. Bằng việc cô lập, nhấn
mạnh đề cao chủ nghĩa Dân quyền, vô hình chung học thuyết của Tôn Trung Sơn đã bóp
3
Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hà Nội: Viện thông tin khoa học
xã hội, 1995, tr 309.

10
chết chủ nghĩa cá nhân. Kết quả của nó chính là chủ nghĩa Dân quyền không thể mở rộng,
khiến cho cái vỏ phong kiến vẫn có thể tồn tại dưới sự che đậy của chủ nghĩa Dân tộc.
Thứ hai là Tôn Trung Sơn đã chưa thấy được sức mạng to lớn của quần chúng nhân dân.
Trước việc không thừa nhận giá trị của quần chúng nhân dân cũng như chưa phát huy đầy
đủ vai trò của quần chúng, chủ nghĩa tập thể rất dễ có thể bị dẫn dắt thành chủ nghĩa
chuyên chế. Do đó, ông đã không tận dụng nguồn sức mạnh này mà phát động người dân
đấu tranh làm chỗ dựa vững chắc chống phong kiến và bọn quân phiệt. Ông đã sử dụng
sai nguồn lực là tàn quân của nhà Thanh đã được tuyên truyền cách mạng để chống lại tàn
dư phong kiến. Kết cục là thất bại, thành quả cách mạng bị thủ tiêu khi nền Cộng hòa sau
Cách mạng Tân Hợi chỉ tồn tại rất ngắn ngủi. Tôn trung Sơn đã lầm tưởng rằng chỉ cần
đánh đổ được Hoàng đế nhà Thanh, thiết lập chính phủ Dân Quốc là đã xóa bỏ được tận
gốc chế độ phong kiến mà nhường chức Tổng thống cho tên quân phiệt Viên Thế Khải để
đổi lấy sự thoái vị của Hoàng đế nhà Thanh, tạo cơ hội cho mầm mống tàn dư phong kiến
tiếp tục phát triển.

3.3. Chủ nghĩa Dân sinh

Bàn về chủ nghĩa Dân sinh, ông đưa ra định nghĩa; Có thể nói chủ nghĩa Dân sinh là đời
sống của nhân dân , sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần
chúng1. Ý tưởng này của Tôn Trung Sơn được ảnh hưởng bởi nhà tư tưởng Henry George,
chủ yếu tập trung vào phương pháp cải cách thuế. Tôn Trung Sơn cũng phân chia dân
sinh hạnh phúc thành bốn lĩnh vực: quần áo, thức ăn, nhà cửa và y tế.2 Để thực hiện chủ
nghĩa Dân sinh, ông chủ trương  thực hiện hai biện pháp là bình quân địa quyền và tiết
chế tư bản3.  Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa Dân sinh là
ăn và mặc. Ông mưu cầu cho 400 triệu người đều hạnh phúc - tức là phải chú trọng nâng
cao đời sống nhân dân, phải làm cho 400 triệu người dân Trung Quốc có cơm ăn với giá
rẻ.  Tôn Trung Sơn còn khẳng định rằng: “Sự tình cách mạng là vạn bất đắc dĩ mới dùng

1
Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hà Nội: Viện thông tin khoa học
xã hội, 1995, tr 317.
2
Minh Nhật, ““Độc lập, tự do, hạnh phúc” – Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên”, 2021. [Trực tuyến]. Địa chỉ
https://trithucvn.org/van-hoa/doc-lap-tu-do-hanh-phuc-va-nguon-goc-chu-nghia-tam-dan-cua-ton-dat-tien.html
[Truy cập 1/6/2022]
3
Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hà Nội: Viện thông tin khoa học
xã hội, 1995, tr 345.

11
không thể liên tiếp làm tổn hại đến nguyên khí của quốc dân. Khi chúng ta thực hiện cách
mạng dân tộc, cách mạng chính trị cần phải đồng thời nghĩ cách đổi mới tổ chức kinh tế,
xã hội đề phòng cách mạng xã hội sau này... Tóm lại mục đích cuộc cách mạng của chúng
ta là đem lại lợi ích cho nhân dân Trung Quốc.”1 Như vậy, Tôn Trung Sơn đề ra chủ nghĩa
Dân sinh là nhằm đem lại hạnh phúc cho nhân dân, Mặt khác, ông còn thể hiện quan điểm
dứt khoát về việc tránh phải tiến hành thêm một cuộc cách mạng xã hội để giải quyết hậu
quả xấu của sự phát triển tư bản chủ nghĩa vì sẽ làm tổn hại đến nguyên khí, bất ổn đời
sống nhân dân.

Tuy nhiên, hạn chế của Tôn Trung Sơn thể hiện ở chỗ ông cho rằng chủ nghĩa Dân sinh là
chủ nghĩa xã hội, còn gọi là chủ nghĩa cộng sản, tức là chủ nghĩa đại đồng2. Ông đặt vấn
đề: chủ nghĩa Dân sinh suy cho cùng có gì khác biệt với chủ nghĩa xã hội? Vấn đề lớn
nhất của chủ nghĩa Dân sinh là vẫn đề kinh tế- xã hội. Vấn đề này là vấn đề đời sống dân
thường . . . Có thể nói chủ nghĩa Dân sinh là vấn đề bản chất của chủ nghĩa xã hội 3 . Điều
này chứng tỏ hiểu biết của ông về chủ nghĩa xã hội còn mang tính chủ quan khi đã nhanh
chóng đánh đồng bản chất chủ nghĩa Dân sinh với chủ nghĩa xã hội. Thực ra, dân chủ mới
là bản chất của chủ nghĩa xã hội.4

3.4. Hạn chế của chủ nghĩa Tam dân

Tuy là một hệ tư tưởng tiến bộ mang tính cách mạng nhưng bên cạnh những giá trị tích
cực, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế. Cho dù
là trước khi Tôn Trung Sơn ra đời hay sau khi ông mất thì xã hội mà chủ nghĩa Tam dân
muốn xây dựng cũng chỉ giống như một ước mơ tươi đẹp mà thôi. Trên con đường hướng
tới Trung Hoa dân quốc luôn có một sự ngăn trở khó có thể vượt qua được. Đó chính là
chính quyền quân phiệt quan liêu. Chủ nghĩa Tam dân chưa đủ khả năng lật đổ nó, ngược
lại còn bị nó lợi dụng sau khi Tôn Trung Sơn từ chức Tổng thống và qua đời. Tìm hiểu

1
Lê Trọng Đại, “Chủ nghĩa Tam dân và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam” Luận văn, Trường ĐH Quảng Bình, Quảng
Bình, 2015.
2
Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hà Nội: Viện thông tin khoa học
xã hội, 1995, tr 313.
3
Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Hà Nội: Viện thông tin khoa học
xã hội, 1995, tr 320.
4
“Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa”, 2022. [Trực tuyến]. Địa chỉ
https://hvannd.edu.vn/bv/ct/6198/dan-chu-la-ban-chat-cua-che-do-xa-hoi-chu-nghia [Truy cập 1/6/2022]

12
nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, chúng tôi cho rằng, đó là vì chủ nghĩa Tam dân chưa
giải quyết triệt để được bất cứ một vấn đề nào.

Lấy tiến hoá luận làm thế giới quan khiến cho người ta dễ tiếp thu tư tưởng mới, tư tưởng
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã dựa vào lý luận này, từng bước hướng tới việc
tiếp cận hoàn toàn với hiện thực của Trung Quốc. Tuy nhiên, nó cũng đem tới những vấn
đề trên phương diện khác. Đó chính là “tính bao dung” của hệ thống lý luận chủ nghĩa
Tam dân. Quan sát theo chiều ngang, nguồn gốc của chủ nghĩa Tam dân tương đối phức
tạp, vừa có tư tưởng của giai cấp tư sản phương Tây, còn dung hợp cả văn hoá truyền
thống của Trung Quốc, lại thấm sâu tinh thần của chủ nghĩa xã hội Liên Xô. Chính những
nguyên nhân nói trên khiến cho lý luận của Tôn Trung Sơn không tránh khỏi việc xuất
hiện một số điểm mâu thuẫn, logic không chặt chẽ. Ngoài ra, tính thực dụng vội vã càng
làm nó trở nên mờ mịt. Tóm lại, dù vào thời điểm đó hay cho đến tận bây giờ vẫn còn tồn
tại một số ý kiến cho rằng, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn còn chưa triệt để,
mang nặng tư tưởng đại Hán tộc và có màu sắc không tưởng, và còn nhiều hạn chế như:
tính không kiên quyết, quy động lực phát triển của xã hội là vấn đề sinh tồn, tính chất sai
lầm trong một số quan điểm do Tôn Trung Sơn không có chỗ dựa trong giai cấp vô sản và
cơ bản thì tư tưởng của ông vẫn mang màu sắc dân chủ tư sản, nằm trong hệ tư tưởng tư
sản, chưa hoàn toàn có thể lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân Trung Quốc
tham gia cách mạng,...), nhưng cần phải khẳng định rõ ràng một điều là, xét cho đến cùng,
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã chỉ ra được một cách tương đối rõ ràng mâu
thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc trước khi chủ nghĩa Mác truyền bá vào Trung
Quốc. Đồng thời trên cơ sở lý luận đó, kết hợp với thực tiễn đất nước, Tôn Trung Sơn đã
chỉ đạo thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc đầu thế kỷ XX.

4. Ý nghĩa của chủ nghĩa Tam dân


4.1 Ý nghĩa đối với Việt Nam đầu thế kỷ XX (cụ thể là hoạt động cứu nước của Phan Bội
Châu)

Việt Nam đầu tế kỷ XX là quốc gia thuộc địa của thực dân Pháp, chính quyền phong kiến
chỉ còn là hình thức. Quốc gia mất độc lập, tự do, nhân dân chịu áp bức, bóc lột, bất công,

13
vô cùng cực khổ. Trong bối cảnh đó, lớp lớp người Việt Nam yêu nước đã đứng lên đấu
tranh đòi độc lập, tự do, dân chủ, chống lại phong kiến và chủ nghĩa đế quốc.

Sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX là cơ sở cho
luồng tư tưởng mới của thế giới truyền vào, trước hết là từ Nhật Bản và Trung Hoa. Sự
phân hoá xã hội diễn ra không đồng đều nên mặc dù có chung tư tưởng gốc rễ là yêu nước
chống ngoại xâm, nhưng mức độ tiếp thu ảnh hưởng tư tưởng tư sản từ ngoài vào đậm
nhạt khác nhau. vì vậy nên trong cùng một thời kỳ có hai xu hướng bạo động và cải lương
đã song song tồn tại. Có thể nói rằng, trong 20 năm đầu thế kỷ XX, hoạt động cứu nước
của Phan Bội Châu và phong trào dân tộc do ông sáng lập và lãnh đạo là nổi bật nhất.

Khi thành lập Duy Tân hội (04/1904) Cụ Phan đã chủ trương giải phóng dân tộc, thiết lập
nền quân chủ lập hiến. Nhưng rồi sự thất bại của phong trào Đông du đã cho thấy nước ta
không thể nhờ cậy vào một nước đế quốc là Nhật Bản để tiến hành giành lại độc lập bằng
con đường bạo động vũ trang. Nhờ có cơ hội tiếp xúc với Tôn Trung Sơn và các lưu học
sinh Trung Quốc thuộc chi bộ Vân Nam của Trung Quốc Đồng Minh hội và làm biên tập
cho tờ Vân Nam tạp chí, Phan Bội Châu đã tiếp thu tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Tam
dân. Tháng 06/1912, Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang phục hội để thay thế cho Duy
Tân hội đã ngừng hoạt động. Việt Nam Quang phục hội đã xác định rõ tôn chỉ duy nhất
của hội là "đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc
Việt Nam”. Như vậy, về tôn chỉ và tổ chức Việt Nam Quang phục hội hoàn toàn mô
phỏng Trung Quốc Đồng Minh hội, song đi sâu vào nội dung thì Việt Nam Quang Phục
hội chưa đạt tới trình độ của Trung Quốc Đồng Minh hội mà mới chỉ bằng cương lĩnh của
Hưng Trung hội là thời kỳ cách mạng mới có tính chất tư sản chứ chưa có khẩu hiệu
“Bình quân địa quyền” của Đồng Minh hội Trung Quốc. Tuy nhiên lập trường của cụ
Phan và các đồng chí của cụ trước đây vốn theo quân chủ thì bây giờ đã chuyển hẳn sang
dân chủ. Do đó, với sự ra đời của Việt Nam Quang Phục hội, Phan Bội Châu và phong
trào dân tộc do ông lãnh đạo đã hoàn toàn chuyển hẳn sang lập trường dân chủ cộng hoà -
tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Dân quyền trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.1

1
Lê Trọng Đại, “Chủ nghĩa Tam dân và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam” Luận văn, Trường ĐH Quảng Bình, Quảng
Bình, 2015.

14
4.2. Ý nghĩa đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Tư tưởng của Tôn Trung Sơn, cho đến hôm nay, vẫn có giá trị đối với công cuộc đổi mới
ở nước ta. Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh cũng chính là thực hiện mong ước của những nhà cách mạng tiền bối của chủ nghĩa
xã hội. Dân tộc, dân quyền, dân sinh vẫn là những vấn đề không bao giờ cũ.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đối với lịch sử Việt Nam vẫn còn thể hiện rõ nét qua
vĩ nhân Hồ Chí Minh. Sau Cách mạng tháng Tám, trên tiêu ngữ của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã trang trọng đặt ở hàng thứ hai dòng chữ "Độc lập - Tự do
- Hạnh phúc" làm khẩu hiệu mục tiêu phấn đấu cho 56 dân tộc. "Khẩu hiệu này được Hồ
Chí Minh rút ra từ chủ nghĩa Tam dân và tư tưởng "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" của Cách
mạng Tư sản Pháp. Người đã phát triển khái niệm "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc", nâng
lên một trình độ mới mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính cách mạng
triệt để của cách mạng dân tộc dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân
lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin làm nền tảng tư tưởng.

Hiện nay, kế thừa ý nghĩa, giá trị tinh thần, khích lệ lòng dân của chủ nghĩa Dân tộc của
Tôn Trung Sơn, Việt Nam tập trung phát huy chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân, củng cố
vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của
chủ nghĩa Dân tộc tránh sa vào chủ nghĩa Dân tộc cực đoan, có biện pháp hiệu quả để
ngăn ngừa chủ nghĩa Dân tộc cực đoan và chủ nghĩa Dân tộc ly khai.

Còn về chủ nghĩa Dân quyền, có thể thấy rõ đặc trưng của quyền lực nhà nước Việt Nam
hiện nay là phát huy tính dân chủ, được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ,
xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đại hội XIII (2021) của Đảng đã khẳng định:
“Công tác dân vận được chú trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm “dân là gốc”, là chủ thể
của công cuộc đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn; mối
quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng cường. Nhận thức, trách
nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị được nâng cao; coi trọng việc
lắng nghe, nắm tình hình và giải quyết những nguyện vọng, kiến nghị hợp pháp, chính

15
đáng, những vấn đề bức xúc của nhân dân; góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng” 1

Kế thừa và phát huy ý nghĩa của chủ nghĩa Dân sinh, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ
trương ko ngừng sửa đổi, phát triển, rút kinh nghiệm và thực hiện nghiên cứu sâu rộng để
hoàn thiện các kế hoạch, đề án để phát triển đất nước, trong mọi lĩnh vực đảm bảo ngày
càng nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Cụ thể như chính sách: phát triển nông thôn
mới, xóa đói giảm nghèo, giảm tỉ lệ mù chữ, hỗ trợ dân dân tộc thiểu số...

III. KẾT LUẬN

Như vậy, sau hơn một thế kỷ kể từ khi ra đời, qua việc cùng tìm hiểu, nhìn lại chủ nghĩa
Tam dân của Tôn Trung Sơn, chúng ta đã có quá đủ thời gian để khẳng định những giá trị
tích cực lẫn nhìn nhận rõ được những hạn chế của nó. Cũng như các học thuyết chính trị
khác, chủ nghĩa Tam dân khó có thể tránh khỏi hạn chế quy định bởi thời đại và bản thân
tác giả của nó. Nhưng, chúng ta đều đồng ý và công nhận tính vĩ đại, tính vĩnh cửu và tính
thời sự của nó. Tôn Trung Sơn đã đi trước thời đại với sự tân tiến, linh hoạt trong việc
tiếp thu, kết hợp những giá trị cả phương Đông và phương Tây để tìm ra con đường cải
cách, dẫn dắt đất nước Trung Hoa tiến hành cách mạng thành công (dù cho thành công có
kéo dài ngắn ngủi), đó là phẩm chất đáng khâm phục và noi theo đối với những người trẻ
bắt đầu nghiên cứu lịch sử hay là những chính trị gia đứng đầu một đất nước. Việc nghiên
cứu chủ nghĩa Tam dân chúng ta được gợi mở, phát hiện ra những vấn đề, thiếu sót của
nó để áp dụng giải quyết các vấn đề của nước ta và tránh mắc sai lầm tương tự, chẳng hạn
như vấn đề phối hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Dân tộc và Dân quyền mà không vô
tình bóp chết chủ nghĩa cá nhân hay làm sao để theo đuổi, tiến lên mô hình nhà nước chủ
nghĩa xã hội mà tránh sa vào sự mơ hồ, không tưởng và phi thực tế... Xem xét ảnh hưởng
của nó tại Việt Nam còn gợi mở cho chúng ta những góc nhìn mới, những giá trị tích cực
trong việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của cách mạng nước ta hiện nay.
Ngoài ra, quan điểm của Tôn Trung Sơn về tự do và bình đẳng còn gợi ra cho chúng ta

1
Nguyễn Thị Ngọc Cảnh, “TIN MỚI NHẤT
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII”, 2022. [Trực tuyến]. Địa chỉ
https://hcma3.hcma.vn/tintuc/Pages/dua-nghi-quyet-dh13-vao-cuoc-song.aspx?ItemID=50195&CateID=0 [Truy cập
1/6/2022]

16
phải suy ngẫm về vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính, tự do và
kỷ luật, giữa sự kiểm soát về chính trị và sự tự do về kinh tế thị trường.

Như vậy, từ những bài học lịch sử, vấn đề thời sự được để lại, gợi mở ra thêm bởi chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, chúng ta sẽ có cơ hội để nhìn nhận lại thể chế chính
trị, những vấn đề tồn đọng của nước mình và có những cải tạo, sửa đổi kịp thời để ngày
càng hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị, tư tưởng chính trị nhằm xây dựng
một nhà nước Việt Nam “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.”

IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Chương Thâu, “Từ ba chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn đến ba tiêu ngữ của Hồ Chí
Minh”, 2006.[Trực tuyến]. Địa chỉ https://xuanay.vn/tu-ba-chu-nghia-cua-ton-trung-son-
den-ba-tieu-ngu-cua-ho-chi-minh/ [Truy cập 1/6/2022]
[2] Trần Thị Hạnh, “Ảnh hưởng của chủ nghĩa Dân quyền của Tôn Trung Sơn đến quá
trình chuyển biến tư tưởng của một số nho sĩ Duy Tân đầu thế kỷ XX ở Việt Nam”, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 8(198), trang 62 – 63, 8/2017.
[3] “V.I.Lênin với “chủ nghĩa tam dân” của Tôn Trung Sơn”, Tạp chí Triết học, số 4
(215), 4/2009. Địa chỉ http://philosophy.vass.gov.vn/Triet-Hoc-Mac-Lenin/VILenin-voi-
chu-nghia-tam-dan-cua-Ton-Trung-Son-107.0#_ftnref1 [Truy cập 1/6/2022]
[4] V.I.Lênin.Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 tr.176.
[5] Chu Thùy Liên, “Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa lịch sử” Luận án
thạc sĩ , Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN, Hà Nội, 2005.
[6] Hoàng Thị Nguyên, “Hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn ở Nhật Bản” Luận án
thạc sĩ, Trường ĐH Vinh, Nghệ An, 2014.
[7] Minh Nhật, ““Độc lập, tự do, hạnh phúc” – Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên”,
2021. [Trực tuyến]. Địa chỉ https://trithucvn.org/van-hoa/doc-lap-tu-do-hanh-phuc-va-
nguon-goc-chu-nghia-tam-dan-cua-ton-dat-tien.html [Truy cập 1/6/2022]
[8] Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Tu Tri (dịch), Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Hà Nội: Viện thông tin khoa học xã hội, 1995.
[9] Nguyễn Thị Lan, “Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn - Một trong những nguồn
gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh” 2012. [Trực tuyến]. Địa chỉ

17
http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/tu-tuong-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh/
chu-nghia-tam-dan-cua-ton-trung-son-mot-trong-nhung-nguon-goc-hinh-thanh-tu-tuong-
ho-chi-minh.html [Truy cập 1/6/2022]
[10] Lê Trọng Đại, “Chủ nghĩa Tam dân và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam” Luận văn,
Trường ĐH Quảng Bình, Quảng Bình, 2015.
[11] Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa”, 2022. [Trực tuyến]. Địa chỉ
https://hvannd.edu.vn/bv/ct/6198/dan-chu-la-ban-chat-cua-che-do-xa-hoi-chu-nghia [Truy
cập 1/6/2022]
[12] Nguyễn Thị Ngọc Cảnh, “TIN MỚI NHẤT
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI
XIII”, 2022. [Trực tuyến]. Địa chỉ https://hcma3.hcma.vn/tintuc/Pages/dua-nghi-quyet-
dh13-vao-cuoc-song.aspx?ItemID=50195&CateID=0 [Truy cập 1/6/2022]

18

You might also like