Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU

BÀI THU HOẠCH

HỌ VÀ TÊN: LÊ PHƯƠNG KHÁNH LINH (8/2)


ĐỀ TÀI: TÁC PHẨM TẮT ĐÈN – NGÔ TẤT TỐ

NĂM HỌC 2022- 2023

1. Tác giả:
Ngô Tất Tố xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một “tay ngôn luận
xuất sắc trong đám nhà Nho” (Vũ Trọng Phụng), và là nhà văn hiện thực xuất
sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn trước cách mạng tháng Tám.
Suốt cuộc đời cầm bút, Ngô Tất Tố luôn đứng về phía nhân dân, bênh vực
những người nghèo khổ, vạch mặt bọn địa chủ, cường hào và quan lại tham
lam, độc ác, thối nát, đã áp bức bóc lột nhân dân một cách vô cùng dã man. Ngô
Tất Tố sinh năm 1893, mất 1954, quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh
(nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Tác phẩm của ông còn khám phá
và phát hiện ở nhân dân lao động, nhất là người nông dân những đức tính tốt
đẹp: thật thà, lương thiện, tiềm tàng sức mạnh phản kháng.

2. Tác phẩm:

Tiểu thuyết “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và cũng là
một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam
giai đoạn 1930-1945. Vũ Trọng Phụng gọi là “ hoàn toàn phụng sự dân quê, một
áng văn có thể gọi là kiệt tác”.

3. Cảm nhận tác phẩm :

Mở đầu tác phẩm là một không khí ảm đạm bao trùm, đó là cái không khí
của đói nghèo, túng thiếu. người nông dân không được phép ra đồng cày cấy
bởi họ chưa đóng thuế, “Nay chẳng xong thì mai! Ông lý đã bảo thuế còn thiếu
nhiều, không cho một con trâu, bò nào ra đồng hết thảy…” Mặc kệ lời van xin
của những người nông dân khốn khổ, bọn tuần canh vẫn vui vẻ nói chuyện, cười
đùa. Bỏ qua những ánh mắt van nài, những khuôn mặt ủ rũ, chúng vẫn cứ một
mực làm theo lệnh trên, bắt hết trâu bò của những ai không nộp thuế. Đó là hình
ảnh của những người nông dân khốn khổ vì sưu thuế được Ngô Tất Tố miêu tả
ở chương đầu tiên của tác phẩm.

Trước Cách Mạng tháng Tám, thuế má là tai họa khủng khiếp nhất đối với
người nông dân. Xoáy sâu vào thuế thân – một thứ thuế vô nhân đạo trong
chính sách thuế khóa dã man của chế độ thuộc địa, tắt đèn đã phơi bày đến tận
cùng bản chất bóc lột xấu xa, bẩn thỉu của thực dân Pháp. Trong cái xã hội ấy,
không một người nông dân nào không phải đóng thuế thân. Không đóng thuế
thân, thì không được phép làm gì cả. Tác giả tuy không miêu tả quá chi tiết
nhưng ta vẫn nhận thấy được, chế độ sưu thuế làm người nông dân đã nghèo
nay lại càng nghèo thêm. “Tắt đèn” từ từ mở ra tấn bi kịch căng thẳng, ngột
ngạt ngay từ phút đầu: nông thôn trong những ngày đóng thuế. Làng Đông Xá
dường như bị phong tỏa, bị đặt trong tình trạng “báo động”. Từ mờ sáng, cổng
làng đã bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập và suốt trong năm ngày liền
“mõ thét đánh” rùng rợn.

“Tắt đèn”: là một câu chuyện buồn của người nông dân lao động diễn ra
ở nông thôn. Tội ác của phong kiến với đế quốc Tây có nhiều mặt nhiều nét.
Cướp nước, cướp núi, cướp sông, cướp biển, cướp rừng, cướp phố, cướp đồng
ruộng và đoạt hồn người đã sống đời trên những mảnh đất ấy. Nó bốc lột người
bằng thuế đánh vào cái này cái kia, nó còn lột truồng người ta ra và dán lên sự
lõa lồ thân thể ấy một cái thẻ sưu hai đồng bảy hào Đông Dương. Mà “thẻ vô
sản” thì cũng phải đóng một đồng. “Tắt đèn” không nói ruộng đất, tô tức, “Tắt
đèn” xoáy vào cái thuế đinh bất nhân đánh vào đầu người làm ruộng nghèo khổ
phải bán con, lìa nhà, đi ở vú (nếu chưa là đi ở thổ, đi ăn mày, đi chết đường
chết chợ) để chạy cho xong một cái thẻ sưu. Tắt đèn còn truyền lại xúc cảm
chân thật phát ra từ những con người sống ở một thời đại đánh thuế vào mạng
người, đánh thuế vào hồn người sống và cả xác người chết.

Qua tác phẩm “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố - còn cho chúng ta thấy được vẻ
đẹp của người nông dân giữa cuộc sống tăm tối điển hình là nhân vật “Chị
Dậu”. Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi
tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác
phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm tiêu biểu
của văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của
tầng lớp nông dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Ông đã kể về
cuộc đời của chị Dậu - một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con,
nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy
tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên
tinh thần phản kháng mãnh liệt. “Tắt đèn” mô tả khá đủ bộ mặt của lực lượng
thống trị ở nông thôn trước Cách mạng. Đây là bọn cường hào tàn nhẫn đè nén
ức hiếp nông dân, chỉ chờ có dịp “đục nước” để được “béo cò”. Chúng nịnh bợ
quan trên bòn hút của người nghèo. Đây là bọn địa chủ “đầu trâu mặt ngựa ăn
thịt người không biết tanh”, vừa dốt nát, vừa keo kiệt ti tiện, mà điển hình là
Nghị Quế. Hắn làm giàu một cách rất “cổ điển” là cho vay nặng lãi và chiếm
đoạt ruộng đất của nông dân. Luôn luôn tỏ ra “am hiểu thời thế”, “cái gì cũng
nhắc đến Tây”. Là nghị viện hẳn hoi, nhưng hắn có đức “không thèm biết chữ”.
Đó là bọn quan lại bỉ ổi dùng vợ làm một phương tiện thăng quan tiến chức như
tri phủ Tư Ân. Đằng sau chúng, Ngô Tất Tô bằng ngòi bút thâm thúy của mình
vẫn cho người đọc hình dung ra ít nhiều hình ảnh đen tối của bọn thực dân —
tác giả của những tấm thẻ sưu. Thật đau đớn thay, các loại sưu, thuế đã vắt cạn
sức lực của những người nông dân đến mức phải bán đi đứa con mình đứt ruột
sinh ra. Bằng ngòi bút hiện thực sắc sảo, chỉ cần một vài nét, nhà văn đã vạch
trần bản chất xấu xa của chúng, mặc dù mỗi đứa lại có một dáng vẻ riêng.

“Tắt đèn” làm nổi bật mâu thuẫn giai cấp gay gắt trong lòng nông
thôn Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm tố cáo, lên án gay gắt bản chất tàn
ác, xấu xa của bọn thống trị: bọn địa chủ độc ác (vợ chồng Nghị Quế) keo kiệt;
bọn cường hào gian tham, thô lỗ; bọn quan lại dâm ô (quan phủ Tư Ân), bỉ ổi;
bọn lính tráng, tay sai đầu trâu mặt ngựa tàn ác. Tất cả hùa nhau lại cấu kết với
thực dân, thi nhau hà hiếp, đè đầu, bóp cổ, đẩy người nông dân khốn khổ đến
bước đường cùng. Mặt khác “Tắt đèn” còn phơi bày thực trạng cùng quẫn, thê
thảm của người nông dân lao động. Đồng thời khẳng định phẩm giá tốt đẹp, tình
cảm nhân hậu, đùm bọc của họ. Bao trùm toàn bộ tác phẩm là lời tố cáo xã hội
một cách sâu sắc. Tất cả cũng chỉ bởi cái nạn sưu cao thuế nặng. Bởi nó mà
những người nông dân Việt Nam nói chung, cũng như gia đình chị Dậu nói
riêng lâm vào cảnh bước đường cùng. Đồng thời cũng cái nạn ấy chính là đối
tượng mà tác giả hướng đến, là công cụ đắc lực cho bọn cường hào trực tiếp và
gián tiếp lộng hành. Mỗi lần sưu thuế là mỗi lần bọn quan lại, cường hào sâu
mọt tìm cách đục khoét, hà hiếp, đánh đập. Những cảnh ấy diễn ra hàng ngày và
ở mọi nơi. “ Không còn gì hết, đứa nào mà trái ý, đánh luôn”. Thứ thuế vô nhân
đạo, đó là nguyên nhân trực tiếp đẩy người nông dân vào bước đường cùng.
Người nông dân bị đánh đập tàn bạo, bóp chẹt từng xu, từng hào. Đây lại chính
là cơ hội cho bọn tay sai, tha hồ đánh đập, cường hào tha hồ đục khoét. Càng
đục khoét, càng đào sâu thì càng mở đường thuận lợi cho bọn địa chủ (Nghị
Quế), “Lên mặt” tha hồ giở các trò, các thủ đoạn cho vay nặng lãi. Qua đó, mà
làm nổi lên bộ mặt của bọn địa chủ gian ác, góp phần cho lời lên án tố cáo cả
một bộ máy thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ: quan lại, nghị viên, địa chủ,
cường hào gian ác dâm dục.

Nghị Quế - nhân vật điển hình cho địa chủ của nông thôn Việt Nam trước
Cách mạng. Là tên địa chủ dốt nát, bủn xỉn, luôn chờ cơ hội đục nước thả câu.
Lời lẽ thì đay nghiến, độc ác, xem mạng người dân không bằng con chó: “Tôi
mướn nó để nó coi nhà. Nuôi chó còn hơn là nuôi đứa ở”. Ngoài giai cấp địa
chủ, tay sai đắc lực, bức tranh xã hội Việt Nam trước Cách mạng sẽ thiếu hoàn
thiện nếu không nhắc đến những quan phụ mẫu có bộ râu “đen như hắc ín, cong
như lưỡi liềm, dưới thì vành khăn xếp nhiễu tay, mặt thì phèn phẹt, luôn hầm
hầm như sắp đánh rơi xuống sông cái huỵch”. Với không biết bao nhiêu thủ
đoạn ti tiện, hách dịch, cái triết lý sống “quan chỉ vớ thằng có tóc, ai vớ chi
thằng trọc đầu”. Nhưng cái lối vừa đánh vừa xoa ấy của các quan lại ai còn lạ
gì. Bộ mặt quan lại thực dân cùng những cái râu ria, tổng lý, cai lệ của nó,
chúng đều là thứ rắn hổ mang, rắn cạp nong có hai đầu và đầu nào cũng đốt chết
người cả. Tội ác của chúng bành ra khắp nơi từ làng – xã, khắp thôn thậm chí
trong từng căn buồng của từng ngôi nhà tranh lụp xụp.

Nghị Quế là nhân vật điển hình phản diện mang ý nghĩa khái quát cao,
được nhà văn ít miêu tả ngoại hình mà tập trung miêu tả hành động, tính cách,
lời nói của nhân vật. Nhân vật Nghị Quế được đặt vào nhiều tình huống khác
nhau để bộc lộ bản chất là một địa chủ giàu sang, khét tiếng, là kẻ dốt nát, lố
lăng, thô lỗ, vô học nhưng lại thăng tiến nhanh như diều gặp gió. Nghị Quế còn
là  kẻ đạo đức giả, thủ đoạn. Hắn bắt chẹt người nông dân bằng thủ đoạn vừa
đấm vừa xoa, bài trí nhà kiểu chẳng ra Ta cũng chẳng ra Tây, sính đồng hồ Tây,
sùng bái Tây một cách mù quáng: “Đồng hồ tây có bao giờ sai?”…. háo danh và
học đua đòi, gọi con gái là mợ. Nghị Quế là kẻ địa chủ độc ác: Nhân mùa sưu
thuế đã đi xiết đồ của các dòng họ với giá rẻ. Vợ chồng lão tuy giàu nhưng lại
kẹt sỉ, ngu dốt và keo kiệt: “Bếp! Dọn mâm! Bà đã đếm rồi! Đúng đủ 14 miếng
giò! Thiếu miếng nào là mày chết với bà”… Khi trả tiền bán con, bán chó cho
chị Dậu, bà Nghị còn đưa thiếu mấy hào làm chị Dậu cũng phải thốt lên: “Vợ
chồng Nghị Quế giàu thế mà còn điêu. Nhân vật Nghị  Quế keo kiệt, tàn ác, đã
lợi dụng tình cảnh khốn cùng của chị Dậu mua cái Tí và cả một ổ chó mà chỉ trả
hai đồng bạc. Qua đó ta thấy Nghị Quế hiện lên trong “Tắt đèn” như một công
cụ bóc lột của xã hội với những mâu thuẫn nông thôn.

Tuy nhiên, giá trị to lớn độc đáo của tác phẩm Tắt đèn không phải ở
chỗ phê phán xã hội đương thời, mà ở chỗ nhà văn đã xây dựng được một
hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân. Xây dựng thành
công nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã góp vào văn học Việt Nam một nhân vật
hấp dẫn. Nói như Nguyễn Tuân, chị Dậu xứng đáng là “tất cả của Tắt đèn”. Chị
Dậu – một người phụ nữ khốn khổ đã phải chịu tất cả những nỗi đau trong cuộc
đời nhưng không vì thế mà gục ngã, chị luôn kiên cường đứng lên trước bão táp
cuộc đời và luôn giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, một
tâm hồn thanh cao. “Chị Dậu lành mạnh cơ thể và hồn nhiên trong cách nghĩ
trong việc làm, hồn nhiên hiểu theo cái nghĩa của sự thẳng thắn tự nhiên ở một
tâm tính người” (Lời giới thiệu truyện Tắt đèn – Nguyễn Tuân).
Ngô Tất Tố đã khắc họa hình ảnh những người nông dân cuộc sống dù
nghèo khó nhưng vẫn đầy tình yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, và họ
vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Đó là hình ảnh những người hàng xóm
tất bật cùng chị Dậu lo cho anh Dậu: Bà này bắt thằng Dần cố sức ‘rặn đái” vào
chậu sành. Ông kia lấy chiếc lược thưa ghè hai hàm răng anh Dậu. Bác nọ múc
ít nước đái đổ vào trong miệng anh ấy. Bà kia bưng chậu nước đái xoa mãi vào
mặt, vào mũi, vào cổ, vào gáy, vào hai thái dương anh ta. Cô nọ chạy về nhà
mình lấy ít bồ kết đốt than để vào cửa mũi người ốm. Chị kia sang nhà bên cạnh
xin cái chổi sể châm lửa cho cháy đùng đùng ở giữa nhà. Và phẩm chất thật thà,
chịu thương chịu khó, đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau tốt đẹp ấy cũng là
thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến cho người đọc khi nói về hình tượng
những người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.

Chị Dậu là minh chứng tiêu biểu cho hàng triệu phụ nữ Việt Nam trước
Cách mạng. Giống như nhiều nhân vật phụ nữ trong văn chương truyền thống,
chị Dậu vốn là một phụ nữ xinh đẹp nết na… Gặp hoàn cảnh khắc khổ, khó
khăn, nhân vật này trở thành “đốm sáng đặc biệt” (Nguyễn Tuân) khiến người
đọc cảm thương và trân trọng. Chị Dậu một phụ nữ có tinh thần vị tha yêu
chồng, thương con tha thiết. Việc chị tìm mọi cách để cứu chồng ra khỏi cảnh
cùm kẹp, chị ân cần săn sóc anh Dậu, đặc biệt hành động dũng cảm lấy thân
mình che chở cho người chồng đau ốm trước thái độ hung hãn của hai lên tay
sai… cũng làm cho người đọc yêu mến và khâm phục. Chính tình yêu thương
chồng đã tạo nên ở chị một sức mạnh quyết liệt bất ngờ. Cũng như nhiều bà mẹ
Việt Nam khác, chị Dậu rất mực thương con, chiều con. Cùng quẫn, buộc phải
bán đứa con đầu, chị như đứt từng khúc ruột, lúc nào cũng nghĩ “còn có ngày
nào đem được nó về nữa không”. Ngay đến khi bị giải lên huyện, nhịn đói với
“sợi dây thừng gò ở hai cánh tay”, chị vẫn nghĩ đến cái Tĩu, thằng Dần, cái Tý.

Ở chị Dậu ngoài sự thông minh sắc sảo, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu
sắc về nhân phẩm… mà còn toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông
thôn. Chị sống ở nơi tăm tối bị ức hiếp đè nén, nhưng tâm hồn vẫn sáng trong
như đóa hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Tóm lại, bằng thái độ
trân trọng và sự hiểu biết sâu sắc về nông thôn và nông dân, Ngô Tất Tô” đã xây
dựng thành công nhân vật chị Dậu, với tất cả những nỗi khổ sở đau xót, và đặc
biệt với những phẩm cách trong sạch. Chính những yếu tố tích cực này khiến
cho chị Dậu trở thành một “chân dung lạc quan”, luôn muốn “tung ra, khỏi bóng
tối” (Nguyễn Tuân), vượt qua cái nhìn bi quan bế tắc của tác giả về tiền đồ của
người nông dân.
Hình tượng người nông dân trong tác phẩm không được miêu tả rõ nét
từng người, từng nhân vật, nhưng qua những lời đối thoại, những hành động
đơn sơ, chất phác chúng ta cũng phần nào hiểu rõ hình tượng nhân vật đó. Một
nhân vật chính trong tác phẩm, được nhà văn ưu ái miêu tả từ đầu đến cuối câu
chuyện, đó là chị Dậu. Chị cũng là một người nông dân, nói đúng hơn là một
người nông dân bần cùng, tuy nghèo khó nhưng chị vẫn luôn yêu thương chồng
con, ngoan hiền, tốt bụng với mọi người. “Chị Dậu là một cái tâm tính mộc
mạc, mộc mạc ngay cả trong sự thù ghét. Cái mộc mạch ngay thẳng đó cắt
nghĩa nhiều cho mọi cái bộc phát và tự phát ở người nữ quần chúng đó” (Lời
giới thiệu truyện Tắt đèn – Nguyễn Tuân)

“TẮT ĐÈN” – ĐỌC MÀ THẤM ĐẾN TỪNG CÂU, TỪNG CHỮ

Tác phẩm là bước tiến lớn của văn học hiện đại: hòa quyện hoàn hảo giữa
cảm hứng hiện đại và cảm hứng nhân đạo. Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm
được đề cao khi nó đã không ngần ngại vạch trần bộ mặt hợm hĩnh, tàn ác của
thứ chính quyền thối nát không thể đem lại cuộc sống đúng nghĩa cho nhân dân,
khi nó không ngần ngại bóc tách từng tầng áp bức đặt lên đôi vai hao gầy của
người nông dân nghèo để cuuối cùng dồn họ vào bước đường cùng, trong một
cuộc sống tối tăm không ánh đèn. Hơn hết, chủ nghĩa nhân đạo cũng thể hiện rõ
ràng trong tác phẩm.

“Theo tôi tiên tri, thì cuốn Tắt đèn còn phải sống lâu thọ hơn cả một số văn
gia đương kim hôm nay. Chị Dậu, đích là tác giả Ngô Tất Tố hóa thân ra mà
thôi. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn
là một khóm cây thì chị Dậu là cả gốc cả ngọn cả cành, và chính chị Dậu đã nổi
gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn đó lên.” (Nguyễn Tuân)

“Chị Dậu là nhân vật điển hình được người đọc yêu mến. Và người yêu mến
chị hơn cả là Ngô Tất Tố. Giữa biết bao tệ nạn và cảnh đời bất công ngang trái ở
nông thôn Việt Nam cũ, Ngô Tất Tố đã hết lòng bảo vệ một người phụ nữ là chị
Dậu. Nhiều lần chị Dậu bị đẩy vào tình thế hiểm nghèo, rất có thể bị làm nhục
nhưng Ngô Tất Tố đã bảo đảm cho chị Dậu được bảo đảm an toàn phẩm toàn
vẹn, giữ trọn phẩm giá, không phải đau đớn. dằn vặt.” (Hà Minh Đức)

You might also like