Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

 Ngữ điệu của giọng nói

Trong quá trình học tập và làm việc, chúng ta thường xuyên phải làm thuyết
trình trước đám đông (câu này chèn ảnh ng thuyết trình vào minh họa cho caua này
nhé không cần viết chữ). Để lôi kéo được người nghe tập trung vào bài thuyết trình
của mình thì ngữ điệu khi nói là một yếu tố hết sức quan trọng.
Không phải mọi kích thích đều có thể gây ra được cảm giác. Một đốm sáng
nhỏ ở quá xa thì không thể trông thấy được cũng như một âm thanh nhỏ phát ra từ
quá xa thì không thể nghe thấy. Một kích thích chỉ có thể gây ra được cảm giác khi
cường độ của nó đạt tới một giới hạn nhất định. Nếu nói nhỏ quá thì có thể không
chạm được tới ngưỡng cảm giác người nghe không nghe được, nói to quá thì gây
nhức đầu, choáng tai. Do đó ta cần luyện tập thì giọng nói sẽ có sức lôi cuốn,
truyền cảm hơn và gây ấn tượng được với người nghe.
a. Ứng dụng quy luật thích ứng của cảm giác
 Đèn tắt chậm
+ Mắt người có khả năng thích ứng với ánh sáng tốt, nhưng nó vẫn cần thời
gian.Ánh sáng đột ngột gây khó chịu. Vì mắt có đặc điểm lưu giữ ảnh của vật cũ
trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đèn tắt đột ngột, mắt sẽ xuất hiện những
ảo ảnh đốm sáng trong bóng tối rất gây cản trở tầm nhìn.
 Bởi vậy nên những người sản xuất bóng đèn đã điều chỉnh để bóng
thay vì tối ngay khi chuyển công tắc thì nó sẽ chuyển dần từ sáng sang tối để mắt
thích nghi dần và tránh xuất hiện những đốm sáng khó chịu.

+ (Đối với ánh sáng thay đổi quá đột ngột, mắt có thể vẫn thấy khó chịu và khó
rèn luyện để bỏ qua sự khó chịu này vì nó gần như là một phần của đặc điểm sinh
học.
+ Vì mắt có đặc điểm lưu giữ ảnh của vật cũ trong một khoảng thời gian nhất
định. Nếu đèn tắt đột ngột, mắt sẽ xuất hiện những ảo ảnh đốm sáng trong bóng tối
rất gây cản trở tầm nhìn.
 Bởi vậy nên những người sản xuất bóng đèn đã điều chỉnh để bóng
thay vì tối ngay khi chuyển công tắc thì nó sẽ chuyển dần từ sáng sang tối để mắt
thích nghi dần và tránh xuất hiện những đốm sáng khó chịu.)
 Vòi nước tắm cạnh hồ bơi
Vòi nước này đặt cạnh hồ bơi và thường có cả nước nóng và nước lạnh.
Chức năng: Dùng để mọi người tắm trước và sau khi xuống hồ bơi.
Tác dụng: Thay vì để cơ thể làm quen với nước theo từng phần bằng cách từ
từ nhúng chân tay và thân mình xuống nước, thì cách đứng dưới vòi nước ấm
chuyển dần sang lạnh trước khi bơi và làm ngược lại sau khi bơi xong sẽ giúp toàn
bộ cơ thể thích nghi dễ dàng và an toàn hơn.
b. Ứng dụng quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác
Nhắm mắt sẽ giúp ghi nhớ tốt hơn và tập trung hơn trong học tập
Theo tạp chí Health, não bộ của chúng ta dễ trở nên nhàm chán đối với
những thứ quen thuộc, lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó trí não sẽ rơi vào trạng thái
“lười lập trình” ra cái mới. Vậy nên, các nhà khoa học khuyên mọi người hãy thử
nhắm mắt khi làm những công việc quen thuộc để rèn luyện thêm khả năng ghi nhớ
của mình.
Các nhà khoa học khẳng định não sẽ hoạt động tốt hơn khi bị giới hạn về
giác quan. Ví dụ, hạn chế những hình ảnh từ mắt giúp chúng ta tập trung tốt hơn.
 Do đó ta có thể ứng dụng quy luật tác động lẫn nhau vào học tập cụ
thể là trong môn Tiếng anh khi luyện kỹ năng nghe. Ta có thể nhắm mắt lại, khi đó
toàn bộ sự tập trung sẽ chú ý vào các âm thanh ta nghe được trong cuộc hội thoại.
Ngoài ra khi ôn thi cần học thuộc bài, nếu ta nhắm mắt lại và đọc sẽ dễ ghi nhớ
những dữ kiện hơn so vơi khi mở mắt.
 Muối có thể giảm vị đắng và vị chua trong thực phẩm, tăng thêm
vị ngọt
Thông tin về lưỡi:
+ Một chất phải hoà tan trong nước, lưỡi ta mới biết nó có vị gì. Lưỡi người
nhạy cảm nhất với vị đắng. Khi nếm thuốc ký ninh loãng 1/1.000.000, lưỡi bắt đầu
thấy vị đắng. Nhưng với vị chua, nồng độ phải tới 1/800.000 lưỡi mới nhận ra. Với
vị mặn, ngưỡng nếm là 1/900. Lưỡi kém nhận biết nhất với vị ngọt, phải pha nước
đường đặc 1/100 lưỡi mới cảm nhận được.
+ Tất cả các vị khác là sự kết hợp của các vị được kể ở trên. Bốn vị chính này
được cảm nhận theo tất cả các phần của lưỡi. Các vị khác nhau được cảm nhận ở
các vùng khác nhau đã được chứng minh là sai. Đó chính là một trong 15 điều sai
lầm lớn nhất của con người thời hiện đại.
 Ứng dụng:
Do những tác động tinh vi nào đó về mặt hóa học và sinh học mà vị mặn tác
động lên các nụ lưỡi khiến chúng bỏ qua bớt bị chua và vị đắng. Đó là lý do mà
nhiều trái cây quá chua lại bớt chua và ngon hơn khi chấm cùng với một loạt muối
nào đó, thay vì chấm với đường, vì đường không giúp giảm bớt vị chua.
Còn khi ăn trái cây chưa thực sự chín và không ngọt nhiều, kết hợp một chút
muối sẽ cho ta cảm giác vị ngọt rõ ràng hơn. Đấy là lý do các hãng đồ ngọt đều
thêm muối vào sản phẩm của họ để món đồ ngọt ấy ngon hơn, thu hút khách hàng
mua lại.
 Sử dụng màu sắc để tạo cảm giác ấm hay mát
Mùa đông thời tiết lạnh do không khí lạnh tác động vào các cơ quan thụ cảm
về nhiệt độ trên da. Nếu ta tác động vào thị giác bằng những màu sắc thuộc tông
nóng, như đỏ, cam, vàng, hồng, ... ta sẽ có cảm giác ấm áp hơn. Ngược lại những
màu sắc này vào mùa hè lại khiến ta có cảm giác bức bối và nóng nực hơn. Thay
vào đó, mùa hè mặc các màu trắng, xanh dương, xanh lá, sẽ mang lại cảm giác tươi
mới, mát mẻ hơn.
 Ứng dụng sự tác động của màu sắc đối với cảm giác về nhiệt độ sẽ
giúp chúng ta biết lựa chọn những màu sắc phù hợp cho trang phục, nội thất, …
trong từng mùa để mang lại sự dễ chịu, tươi mát hay ấm cúng.

You might also like