Tọa đàm học viện ngoại giao 05.09.2021

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

DAV – HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH CÔNG DÂN TOÀN CẦU

TỌA ĐÀM DÀNH RIÊNG CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

Sáng 05/09/2021, buổi tọa đàm trực tuyến: “DAV – Vươn tầm quốc tế”
được tổ chức để chào đón tân sinh viên K48 Khoa Tiếng Anh. Buổi tọa
đàm có sự góp mặt của Đại sứ Phạm Quang Vinh đến từ Bộ Ngoại Giao,
Tiến sĩ Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Ngoại giao
thuộc Học viện Ngoại giao, Bà Lê Lan Anh, Giám đốc Tổ chức Giáo dục
Quốc tế (IDP) tại Hà Nội, đại diện cho các đơn vị tuyển dụng, và Cô Lê
Hồng Ngọc, cựu sinh viên K39 thuộc khoa Ngôn ngữ Anh, hiện là Giám
đốc điều hành Học viện Kỹ năng tiếp viên Hàng không Skydream.

Đại diện Học viện Ngoại giao có sự tham gia của Tiến sĩ Tiến sĩ Nguyễn
Thị Cát Ngọc, trưởng Khoa Tiếng Anh, Tiến sĩ Trần Thị Thanh Liên, phó
trưởng Khoa Tiếng Anh, HVNG, Thầy Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Thầy
Đại sứ Nguyễn Thạc Dĩnh, Thầy Lê Văn Khánh, Giảng viên Khoa Tiếng
Anh, và các thầy cô Khoa Tiếng Anh.

Chương trình nhằm giới thiệu cho tân sinh viên Khoa Tiếng Anh về đặc thù
của Khoa Tiếng Anh và ngành Ngoại Giao. Đặc biệt hơn nữa, buổi tọa đàm
cũng giúp định hướng sinh viên về cơ hội nghề nghiệp thông qua những
chia sẻ của thầy cô và các vị khách mời.
Phát biểu mở đầu buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Cát Ngọc, trưởng khoa
Tiếng Anh có đôi lời để chào đón tân sinh viên K48. Trong bài phát biểu
của mình, Cô Cát Ngọc đã điểm lại những thành tích đáng tự hào của thầy
và trò học viện, gửi gắm niềm tin cũng như sự mong mỏi vào khoá mới sẽ
nối tiếp.

Tiếp theo, các bạn sinh viên có cơ hội lắng nghe những chia sẻ và lời
khuyên quý báu của Đại sứ Phạm Quang Vinh về những kinh nghiệm trong
học tập và trải nghiệm trong thực tiễn công việc. Đại sứ có khẳng định rằng
trau dồi kiến thức là một sự nỗ lực không ngừng nghỉ bởi vì công việc và
cuộc sống thay đổi và vận động liên tục. “Nếu như ta còn nhận ra mình còn
nhiều thiếu sót thì đó sẽ là động lực giúp ta hoàn thiện bản thân”, Đại sứ
nói.
Ngoài ra Đại sứ cũng có những chia sẻ vô cùng thú vị về việc là cũng như
lần trình quốc thư lên Tổng Thống Hoa kỳ Barack Obama. “Đây là một buổi
tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng trang trọng. Với khoảng thời gian như vậy thì
tôi chỉ có mong mỏi duy nhất là làm sao để quan hệ hai nước đang đẹp sẽ
tốt hơn nữa”, Đại sứ nói.
Đại sứ Phạm Quang Vinh cũng điểm lại những yếu tố cơ bản và cần thiết
nhất của một nhà ngoại giao: “Đầu tiên đó là ta phải trau dồi cả tiếng mẹ đẻ
và cả ngoại ngữ. Quan trọng hơn là ta phải thay đổi tư duy Ngoại giao. Ta
phải nắm được lợi ích của Việt Nam nhưng đồng thời hiểu được sự song
trùng giữa lợi ích của Việt Nam với thế giới. Cuối cùng ta đừng tự ti về
những thiếu sót về kiến thức, mà ta coi đó là động lực để ta đầu tư và trau
dồi thêm”.
Nối tiếp những chia sẻ về chuyện nghề chuyện nghiệp Ngoại giao, TS. Lê
Đình Tĩnh có chia sẻ “Học không bao giờ là đủ. Ta cần phải cố gắng không
ngừng”.
“Mỗi một em sinh viên là một cá thể đặc biệt. Tuy nhiên bản sắc có tính
tương đối. Nên ta không chỉ thể thuần hiện bản sắc cá nhân mà ta còn
phải đặt chúng trong mối tương quan với người mình giao tiếp. Ngoài ra để
phát triển bản sắc thì ta cần bắt buộc phải đi ra thế giới để thử sức mình
trên trường quốc tế. Thay vì trở thành nhạt nhòa như nhiều người vẫn
nghĩ, bản sắc của ta sẽ được tôi luyện và trở nên nổi bật hơn bao giờ hết”,
TS Lê Đình Tĩnh chia sẻ thêm. Những kinh nghiệm quý báu này một lần
nữa đã truyền thêm lửa cho các bạn trẻ để có thể vừa gìn giữ bản sắc
riêng vừa vươn lên trở thành một công dân toàn cầu.
Bà Lê Lan Anh, đại diện của IDP cũng nói về những kinh nghiệm về tuyển
dụng cho các bạn trẻ và làm thế nào để trở thành một công dân toàn cầu:
“Đứng từ góc độ nhà tuyển dụng, sinh viên Ngoại giao có hai lợi thế. Đầu
tiên các em có rất nhiều kiến thức về thế giới. Thứ hai, các bạn sinh viên
có lợi thế rất lớn về Tiếng Anh. Nhưng để trở thành công dân toàn cầu thì
ta cần có trách nhiệm với với quốc gia và cộng đồng của mình nhưng đồng
thời ta cũng cần có những kỹ năng và kiến thức để thích ứng với môi
trường đa văn hóa. Nói cách khác bản thân ta phải chủ động và sáng tạo
trong một thế giới phẳng. Hơn nữa ta cần có khả năng ra giải quyết vấn đề
và đưa ra quyết định. Để đạt được điều này ta cần trau dồi tư duy phản
biện tư duy đa chiều”.
Chị Lê Hồng Ngọc, cựu sinh viên K39 ngành Ngôn ngữ Anh, cũng đồng
tình rằng “Đúng DAV là Đi Muôn Nơi. Nếu như không phải là sinh viên
Ngoại giao, thì em đã không trở thành tiếp viên trưởng trẻ nhất ở Hà Nội
của Vietnam Airline. Ngành ngôn ngữ Anh không chỉ trau dồi cho em kiến
thức chuyên ngành mà còn cho em rất nhiều thông tin về thê giới. Nhờ đó
em được đánh giá rất cao trong quá trình tuyển dụng”.
Trong phần giao lưu với các bạn học sinh, Thầy Đại sứ Nguyễn Trung
Thành có lời nhắn nhủ với các bạn tân sinh viên rằng chúng ta trước tiên
cần xác định rõ mục tiêu học của mình và ta cần chuẩn bị một tâm thế chủ
động đưa bản thân ra thế giới và để thế giới tới với mình. Thầy cũng nhấn
mạnh thách thức và cơ hội của những người đang làm Ngoại Giao và sắp
làm Ngoại Giao đó là chúng ta phải hiểu rõ bản thân mình đứng ở đâu và
mong muốn của mình là gì cũng như nó đan xen với lợi ích của cộng đồng
như nào.
Kết thúc chương trình thầy cô Cát Ngọc gửi lời cám ơn tới các vị khách
mời và tới các thầy cô trong khoa đã tới buổi tham dự ngày hôm nay. Buổi
gặp mặt ngày hôm nay là một trong những ưu tiên chưa từng có tiền lệ đối
với các tân sinh viên của Học viện Ngoại giao. Dù phải tổ chức online trong
hoàn cảnh giãn cách xã hội, nhưng sự kiện là lời chào mừng ý nghĩa nhất
đến các bạn tân sinh viên.

Buổi lễ khép lại trong không khí hân hoan, vui mừng để cả thầy và trò của
Học viện cùng hướng về một năm học mới thành công, hứa hẹn.

You might also like