Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 71

Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự

động
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án này lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn tới
các thầy - cô trong khoa Công Nghệ Cơ Khí đã nhắc nhở, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho nhóm em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đồ án.
Đặc biệt, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
thầy TS. Trần Đức Toàn đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, không quản ngại khó
khăn và thời gian để cùng nhóm chúng em hoàn thiện đề tài tâm huyết và ấp ủ.
Kiến thức được tiếp thu trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu không chỉ là nền
tảng giúp hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu để
chúng em bước vào đời một cách vững chắc và tựtin.
Xin ghi nhận công sức, sự nhiệt tình của các bạn sinh viên lớp Đ6 –
CKCĐT đã đóng ghóp ý kiến và giúp đỡ. Có thể nói sự thành công của đồ án
này trước hết thuộc về công lao của tập thể, của nhà trường và là sự cố gắng
của từng thành viên trong nhóm.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất
song do là bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận
thực tế khoa học kỹ thuật cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định mà bản thân chúng em còn chưa
thấy được. Vì vậy, chúng em mong nhận được ghóp ý, chỉ bảo và châm trước
của các thầy cô và các bạn.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng Bảo
vệ Đồ Án đã bỏ thời gian quý báu của mình để đọc, nhận xét và duyệt đồ án
của chúng em. Cuối cùng em kính chúc các thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp caoquý.
Xin chân thành cảmơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 1 năm2015.
Sinh viên thựchiện

Nguyễn Quang Sơn

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
NHẬNXÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015


Giảng viên hướng dẫn

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
NHẬNXÉT
(Của giảng viên phản biện)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015


Giảng viên phản biện

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
MỤC LỤC

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
DANH MỤC CÁC BẢNG,SƠ ĐỒ,HÌNH

Hình 1.1 Người dân tham gia giao thông trong biển bụi...................................1
Hình 1.2 Những chiếc xe bụi bám bụi khi để ngoài trời....................................1
Hình 1.3 Xe để trong tầng hầm trung cư bị bám bụi.........................................2
Hình 1.4 Xe bị bám bùn đất sau những cơn mưa..............................................2
Hình 1.5 Người rửa xe khó khăn để rửa những chiếc xe...................................3
Hình 1.6 Các xe xếp hàng rửa xe lấn chiếm lòng lề đường..............................3
Hình 1.7 Nước rửa xe chảy lênh láng xung quanh............................................4
Hình 1.8 Rửa xe tự phát chưa đồng bộ, lộm nhộm............................................4
Hình 1.9 Hệ thống rửa xe tự động CT-919D.....................................................5
Hình 1.10 Máy rửa xe tự động CT-919D..........................................................6
Hình 1.11 Hệ thống rửa xe tự động CT-818 ( Nhà sản xuất Autowash- Trung
Quốc)..................................................................................................................7
Hình 1.12 Hệ thống rửa xe tự động CB 1/28 Karcher dùng ngoài trời.........8
Hình 1.13 Hệ thống rửa xe Du Lịch tự động Zonda........................................8
Hình 1.14 Hệ thống rửa xe du lịch tự động ZD – W900..................................9
Hình 1.15 Hệ thống rửa xe tải – bus tự động.................................................10
Hình 1.16 Hệ thống rửa xe thân thiện môi trường ở các cảng......................11
Hình 1.17 Máy rửa xe công trình............................................................................12
Hình 1.18 Sơ đồ khối mô hình.................................................................................14
Hình 2.1: Giao diện của Step 7 micro Win..............................................................15
Hình 2.2: Cách tạo chương trình con hay chương trình ngắt................................17
Hình 2.3. Toàn bộ mô hình hệ thống rửa xe tự động qua phần mêm Autodesk
Inventor..................................................................................................................30
Hình 2.5:Vòi phun chất tẩy rửa....................................................31
Hình 2.4. Hệ thống vòi phun........................................................31
Hình 2.6 : Chổi lau......................................................................32
Hình 2.7. Máy sấy................................................................32
Hình 3.1 Sơ đồ nối dây PLC.......................................................33

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
Hình 3.2 Hình ảnh bộ nguồn 24v DC........................................................................34
Hình 3.3 Hình ảnh máy biến áp 220VAC-(6v-9v-12v-15v-18v-24v)DC..................35
Hình 3.4 Hình ảnh và cấu tạo của nút ấn có đèn......................................................36
Hình 3.5: Cấu tạo nút ấn
kép............................................................................................................................36
Hình 3.6: Dạng xung của nút ấn................................................................................37
Hình 3.7 Hình ảnh và cấu tạo của công tắc hành trình...........................................37
Hình 3.8 Cấu tạo của công tắc hành trình.................................................................38
Hình 3.9 Hình ảnh và cấu tạo của rơle trung gian...................................................39
Hình 3.10 Cấu trúc rơ le.............................................................................................39
Hình 3.11 Hình ảnh của động cơ giảm tốc..............................................................40
Hình 3.12 Hình ảnh của động cơ làm sạch................................................................41
Hình 3.13 Hình ảnh của máy bơm...............................................................................41
Hình 3.14 Máy sấy khô................................................................................................42
Hình 3.15 Cấu hình chính bộ PLC s7-200.................................................................43
Hình 3.16 Truyền thông CPU 224..............................................................................46
Hình 3.17 Nối nguồn cấp điện cho CPU....................................................................48
Hình 3.18 Kết nối đầu vào với thiết bị ngoại vi.........................................................49
Hình 3.19 Kết nối các đầu ra số thiết bị ngoại vi.......................................................50
Hình 3.20 Sơ đồ kết nối CPU 224 DC/DC/DC với thiết bị ngoại vi..........................50
Hình 4.1 Mạch động lực..............................................................................51
Hình 4.2 Sơ đồ động lực và điều khiển Mạch đảo chiều động cơ sử dụng role
thời gian.......................................................................................................52
Hình 4.3 Sơ đồ động lực và điều khiển Mạch khống chế dùng role thời
gian.................................................................................................................53
Hình 4.4 Sơ đồ động lực và điều khiển Mạch điều khiển 2 động cơ dùng cảm
biến và role thời...............................................................................................53
Hình 4.5 Sơ đồ động lực và điều khiển Mạch điều khiển dùng công tắc hành
trình..................................................................................................................54

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc sống gắn liền với sự tiện lợi, được sử dung các dịch vụ tốt nhất,
nhanh nhất. Đối với các nước phát triển công nghệ tự động hóa được áp dụng
vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thể kể đến những ứng dụng thực tế
trong cuộc sống hằng ngày là: “ Rửa xe tự động” không thể thiếu ở các nước
phát triển với mật độ ô tô lớn. Mô hình Rửa Xe ra đời góp phần mang lại sự
chuyên nghiệp hơn trong dịch vụ rửa xe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
cuộc sống công nghiệp là sự tiện lợi và nhanh chóng, nhưng cũng không kém
phần hiệu quả so với các dịch vụ cổ điển.
Đối với nước ta thì dịch vụ này còn khá mới. Chưa được áp dụng rộng rãi,
nhưng trong tương lai, cùng với xu thế phát triển chung trên thế giới. Nước ta sẽ
ngày càng phát triển. Đất nước phát triển gắn liền với giao thông vận tải phát
triển, đời sống vật chất nâng cao. Dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều xe ô tô,
thay thế dần xe gắn máy, trả lại bộ mặt đường phố hiện đại và sạch đẹp. Bên
cạnh đó các thiết bị sửdụng trong dịch vụ rửa xe chuyên nghiệp hơn. Cuộc sống
mọi người trở nên năng động thì nhu cầu rửa xe nhanh là tất yếu, bởi họ xem
thời gian là “vàng” mà chỉ có nhà Rửa Xe Tự Động mới đáp ứng được vì cùng
một thời điểm nó có thể rửa được nhiều xe. Tiết kiệm rất nhiều thời gian cho
những người năng động. Khi được giao làm đề tài này em mong muốn với
những kiến thức mà bản thân tiếp thu được sẽ được áp dụng vào thực tế.

Mô hình của em được xây dựng từ các mô hình tham khảo trên mạng. Vì
kiến thức còn hạn chế và thời gian tìm hiểu cũng không nhiều nên đồ án
của em chưa thể phát huy hết ý tưởng của em vào trong mô hình rất hay
này. Mô hình “Rửa xe tự động” rất phức tạp về cơ khí và và rất khó để
thể hiện. Ở đây em xin đưa ra một mô hình thu nhỏ của hệ thống và vì vậ
y mà hiệu quả sẽ không cao. Chúng em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo trong khoa.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Xây dựng ý tưởng đề tài


Đất nước ta đang trên con đường phát triển, thời đại công nghiệp hoá - hiện
đại hoá, nhà nước khuyến khích đầu tư và xây đựng nhiều công trình, nhiều dự
án lớn với mục đích thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế sang đất nước
phát triển, mở rộng các thành phố, xây dựng thành phố xanh-sạch-đẹp. Nhưng
khi đã phát triển thì lượng phương tiện xe ô tô cũng nhiều, hệ thống giao thông
chưa đồng bộ do đó cát bụi do xe ô tô mang từ ngoại thành và các công trình
đang xây dựng vào thành phố nhiều, làm ô nhiễm môi trường.

`
Hình 1.1: Người dân tham gia giao thông trong biển bụi.
Những chiếc xe bịbám bụi kể cả khi không hoạt động và nằm trong garage
do môi trường bị ô nhiễm bụi.

Hình 1.2: Những chiếc xe bụi bám bụi khi để ngoài trời.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 9


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 1.3: Xe để trong tầng hầm trung cư bị bám bụi.


Chưa kể sau đất nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ ẩm
tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, nước ta đón rất nhiều cơn
mưa, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, làm các con đường trở nên ngập úng,
lầy lội, mà cơ sở hạ tầng giao thông nước ta vẫn còn nghèo nàn, cứ sau mỗi cơn
mưa thì bùn đất từ các con đường bám vào xe là điều không tránh khỏi.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 10


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 1.4: Xe bị bám bùn đất sau những cơn mưa.


Do đó, nhu cầu rửa xe của người dân ngày một cao, trong khi đó việc rửa
xe thủ công tốn rất nhiều công lao động, tốn thời gian để rửa một chiếc xe nên
vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu đó.

Hình 1.5: Người rửa xe khó khăn để rửa những chiếc xe.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 11


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 1.6: Các xe xếp hàng rửa xe lấn chiếm lòng lề đường.
Chưa kể việc rửa xe tự phát của người dân vừa lộm nhộm, không đồng bộ,
gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, nước thải từ việc rửa xe không được
thu gom xử lý gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Hình 1.7: Nước rửa xe chảy lênh láng xung quanh.

Hình 1.8: Rửa xe tự phát chưa đồng bộ, lộm nhộm.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 12


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
Do đó, để giải quyết tất cả các vấn đề trên, nhóm chúng em đã quyết định
chọn để tài “ Hệ thống rửa xe tự động” làm đề tài tốt nghiệp và mong rằng nó có
thể ứng dụng thực tế trong tương lai gần.
1.2. Tổng quan về hệ thống rửa xe tự động
1. Một số hệ thống rửa xe tự động trên thế giới
1.2.1. Hệ thống rửa xe tự động CT-919D.
1.2.1.1.Hình ảnh hệ thốngrửa xe tự động CT-919D.

Hình 1.9:Hệ thống rửa xe tự động CT-919D


1.2.1.2. Thông số hệ thống.
- Nguyên lý rửa: Chổi quay
- Gồm 2 chổi rửa bên hông, 1 chổi rửa nóc xe, 2 chổi rửa bánh xe
- Đảo chiều di chuyển chổi rửa trên ray
- Phun tự động
- Rửa gầm
- Phun xoay để tăng hiệu quả rửa
- Phun áp lực cao điều khiển từ bằng chương trình máy tính
- Truyền chuyển động bằng Thủy lực/ Điện/ Khí hoặc bằng xích.
- Hệ thống sấy khô bằng khí nén
- Công suất 8Kw
- Điều khiển từ xa, điện 12V, tủ điều khiển 36V
- Lưu lương nước 120L/ph
- Thờ gian rửa trung bình 3 ph/xe
- Tiêu hao tính cho 1 xe: 0,2Kw điện, 100L nước

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 13


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
( Nguồn [11])
1.2.2. Máy rửa xe tự động điều khiển DXC ( B)-740
1.2.2.1.Hình ảnh hệ thốngrửa xe tự động CT-919D

Hình 1.10:Máy rửa xe tự động CT-919D.


1.2.2.2.Thông số hệ thống
- Kích thước rửa xe lớn nhất ( dài x rộng x cao)mm: 5500 x 1950 x 2000
- Diện tích mặt bằng ( dài x rộng)mm: 25000 x 4500
- Loại xe: xe du lịch 4- 5 chỗ, xe du lịch 15 chỗ
- Tốc độ rửa: 60 chiếc/ giờ
- Lượng nước tiêu thụ: 120 lít/ chiếc
- Phương thức chuyền động: Chuyển động liên tục
- Đường dẫn xe: 10m
- Công suất thiết bị 28 Kw
- Áp suất khí nén: 0.8 Mpa
- Bàn xoa: bàn xoa to ( 4 chiếc), bàn xoa nhỏ ( 2 chiếc), bàn xoa ngang
( 1 chiếc).
- Quạt gió: 4 chiếc.
(Nguồn [12])
1.2.3 Hệ thống rửa xe tự động CT-818 ( Nhà sản xuất Autowash- Trung Quốc)
1.2.3.1.Mô hình hệ thốngrửa xe tự động CT-818

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 14


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 1.11:Hệ thống rửa xe tự động CT-818 ( Nhà sản xuất Autowash- Trung Quốc).
1.2.3.2.Thông số hệ thống
- Model: CT- 818
- Rửa xe trong thành phố, bụi bám ít ngày, dễ rửa, tốc độ nhanh cho các
loại xe du lịch
- Nguyên lý rủa: Phun áp lực lớn
- Đảo chiều di chuyển
- Rửa gầm
- Phun xoay
- Phun áp lực cao điều khiển từ xa bằng Chip vi xử lý
- Truyền đông bằng Thủy lực/ Điện/ Khớ hoặc bằng xích.
- Phun búng Wax
- Cơ cấu nòng hạ tự điều khiển bằng PLC
- Bơm kép
( Nguồn [13])

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 15


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
1.2.4.Hệ thống rửa xe tự động CB 1/28 Karcher dùng ngoài trời.
1.2.4.1 Hình ảnh hệ thốngrửa xe tự động CB 1/28 Karcher dùng ngoài trời

Hình 1.12:Hệ thống rửa xe tự động CB 1/28 Karcher dùng ngoài trời.
1.2.4.2.Thông số hệ thống
- Chiều cao làm sạch: 2800 mm
- Chiều cao của hệ thống: 3700 mm
- Chiều ngang của hệ thống bao gồm 2 bàn chải bên: 4035 mm
- Lưu lương nước cấp: 50 lit/ phút/ 4- 6 bar
- Công suất: 16 kW
- Nguồn điện: 3P, 400V, 50 Hz
- Tốc độ di chuyển của băng chuyền làm sạch: 0- 20 m/phút với 2 motor
truyền lực 0,25 kW, IP 66
- Công suất rửa xe tối đa 4 phút/xe
(Nguồn [14])
1.2.5. Hệ thống rửa xe Du Lịch tự động Zonda – Trung Quốc
1.2.5.1. Hình ảnh hệ thốngrửa xe Du Lịch tự động Zonda

Hình 1.13:Hệ thống rửa xe Du Lịch tự động Zonda


1.2.5.2. Thông số hệ thống
- Model: ZD-W200

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 16


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
- Thông số kĩ thuật:
- Kích thước: 6500 x 2200 x 2200 ( Lx Wx H )
- Trọng lượng thiết bị: 1.6 tấn
- Kích thước hệ thống rửa xe: 6500 x 1950 x 2200 ( Lx Wx H )
- Chiều rộng của hai day: 3340 mm
- Thời gian rửa xe : 90 giây / Xe ô tô
- Tiêu thụ nước 120 lít/ xe
- Điện áp hoạt động : 380v, 50hz, 3 pha, 8 Kw
- Sử dụng khí nén: 5-8 bar
( Nguồn [10])
1.2.6: Hệ thống rửa xe du lịch tự động ZD – W900
1.2.6.1. Hình ảnh hệ thống rửa xe du lịch tự động ZD – W900

Hình 1.14: Hệ thống rửa xe du lịch tự động ZD – W900


1.2.6.2. Thông số hệ thống
- Model: ZD-W900
- Kích thước: 16000 x 3760 x 3100 ( Lx Wx H )
- Kích thước hệ thống rửa xe: 1950 x 2200 ( Lx Wx H )
- Tốc độ băng truyền 5-6 m/ phút
- Lượng xe rửa tối đa 60-80 xe / giờ
- Tiêu thụ nước 100-120 lít/ xe
- Điện áp hoạt động : 380v, 50hz, 3 pha, 45 Kw
- Sử dụng khí nén: 5-8 bar
(Nguồn [10])
1.2.7. Hệ thống rửa xe tải – bus tự động
1.2.7.1. Hình ảnh hệ thống rửa xe tải – bus tự động

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 17


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 1.15: Hệ thống rửa xe tải – bus tự động.


1.2.7.2. Thông số hệ thống
- Model: ZD- W600
- Thông số kĩ thuật:
- Kích thước: 2150 x 5780 x 5800 ( Lx Wx H )
- Kích thước hệ thống rửa xe: 1950 x 2200 ( Lx Wx H )
- Tổng trọng lượng: 3,5 Tấn
- Chiều dài đường day: 20000 mm
- Chiều rộng của hai day: 4250 mm
- Thời gian rửa xe : 3-6 phút / Xe bus
- Lượng xe rửa tối đa 150 xe / giờ
- Tiêu thụ nước 100-120 lít/ xe
- Điện áp hoạt động : 380v, 50hz, 3 pha
- Tổng công suất: 8 kw + 5,5 kw
- Sử dụng khí nén: 5-8 bar
(Nguồn [10])
2.Một số hệ thống rửa xe được sử dụng trong nước
2.1 Hệ thống rửa xe tự động ở cảng Long Bình

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 18


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 1.16. Hệ thống rửa xe thân thiện môi trường ở các cảng.

Long Bình là cảng thủy nội địa nhưng có thể tiếp nhận phương tiện thủy nước
ngoài chở hàng hóa có trọng tải đến 5.000 DWT vào, ra tại cảng. Hàng ngày có
một lượng lớn phương tiện ra vào cảng bốc xếp hàng hóa.

Theo lãnh đạo cảng Long Bình, do trước khi vào cảng bánh xe dính đầy bùn đất
đã vô tình làm cho hệ thống kho bãi bị vướng bẩn. Khắc phục tình trạng này,
trước đây cảng đã bố trí người cầm vòi để xịt bánh mỗi khi xe ra vào. Cách làm
này vừa mang tính thủ công, vừa tốn nhân lực nhưng hiệu quả đem lại chưa cao.

Mới đây cảng đã phối hợp với Công ty Cổ phần Yamaguchi Việt Nam lắp đặt hệ
thống trạm rửa xe tự động. Với 11 chi tiết máy móc, hệ thống này có thể tiếp
nhận rửa khoảng 300 xe/ngày. Để lắp đặt hệ thống rửa xe tự động này chỉ cần
diện tích mặt bằng khoảng 10m2. Khi cần di chuyển tới địa điểm khác cũng có
thể thực hiện rất dễ dàng trong vòng 20 phút.

(Nguồn [9])
2.2 Hệ thống rửa xe công trình ở Quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 19


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 1.17. Máy rửa xe công trình


Model: DW-SG01
Hãng sản xuất: DONGWOO – Hàn Quốc
Thiết kế lặp đặt âm, tiết kiệm không gian.
Bùn đất sẽ được sàn lọc kĩ càng
Hệ thống vòi phun nước áp lực cao.
Dễ dàng bảo dưỡng.
Thông số kỹ thuật
Hoạt động tự động hoàn toàn
Rửa được tất cả các loại xe tải, xe công trình
Bùn đất sau khi rửa sẽ được đưa ra ngoài tự động bằng hệ thống sàn
Thời gian rửa: 15 – 20 s/xe
Kích thước: 2240 (W) x 5600 (L) x 1000 (H) mm
Trọng lượng: 4550 kg
Lượng tiêu hao nước: khoảng 3 lít/xe
Công suất: 7.5 kW
Nguồn điện: 380 V/ 3 phase
( Nguồn [8])
3.Ưu nhược điểm của hệ thống rửa xe tự động
 Ưu điểm:
- Thời gian làm sạch nhanh. 5- 6 phút 1 xe. Trong khi rửa thủ công phải
mất ít nhất là 20 phút.
- Năng suất lớn.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 20


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
- Chất lượng làm sạch không thua kém với làm sạch thủ công.
- Giá cả 1 lượt rửa cũng không quá mắc.
- Tiết kiệm nguồn nhân lực.
- Tiết kiệm nước và chất tẩy rửa.
- Giảm bớt ô nhiễm môi trường.
 Nhược điểm:
- Giá thành của 1 hệ thống rửa xe lớn.
- Một số vị trí trên xe khó có thể làm sạch được triệt để ( Gầm xe …)
4.Dự kiến đề tài
- Mô hình dễ sử dụng.

- Mô hình có sự kết hợp hài hoà về hình dáng và màu sắc, độ thẩm mỹ

cao.
- Kết cấu khung đỡ của mô hình được làm từ nhôm ống vuông có khả

năng chống đỡ và nhẹ, kiểu dáng cơ khí.


- Khung chính mô hình được làm bằng vật liệu nhôm, nhẹ, chắc chắn.

- Đề tài được kết hợp nhiều môn học như PLC, Truyền động điện, trang

bị điện, máy điện ...


- Mô hình là một garage có các chi tiết được gắn bên trong và phía dưới,

nó có thể đặt ở đầu những con đường tỉnh vào thành phố hoặc tại các
cơ quan chính trị, bệnh viện, trường học..vv.. Trạm rửa xe chỉ rửa
phần ngoài của xe, không rửa phần trong xe.
5. Ý tưởng xây dựng mô hình của đề tài.
5.1 Đặc điểm của mô hình.
- Nội dung đề tài phong phú, đa dạng, sinh động.
- Cho phép thực hiện nhiều bài tập tích hợp.
- Đề tài có các thiết bị đưa sẵn đầu ra và sơ đồ nguyên lý cho học sinh
như bộ PLC, relay trung gian tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu
nối và đảm bảo tuổi thọ các thiết bị, tiết kiệm dây khi đấu nối.
- Toàn bộ thiết bị được gắn trên bảng gỗ, dây nối dài và được đai bó
cẩn thận, thuận tiện cho việc lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng.
- Có sử dụng một số thiết bị như công tắc hành trình, bộ PLC ….giúp
học sinh tiếp cận được với những thiết bị thực tế hơn và làm chủ
được các thiết bị này.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 21


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
- Bộ phận truyền động bằng xích, động cơ giảm tốc một chiều với tốc
độ thấp không gây nguy hiểm cho người học và được che chắn cẩn
thận.
- Cơ cấu sử dụng băng tải xích, động cơ giảm tốc nên độ chính xác
cao.

6. Tổng quan mô hình “ Hệ thống rửa xe tự động”.


6.1 Sơ đồ khối mô hình.

Hình 1.18: Sơ đồ khối mô hình.


2.5.1.1 Các thành phần vào ra
Hệ thống gồm:
- Đầu vào:Các cảm biến, công tắc hành trình.
- Đầu ra: Các động cơ chổi, máy bơm, hệ thống sấy.
- Nguồn:Điện lưới 220V, điện 24V.
- Mạch điều khiển: Bộ PLC s7-200, cpu 224.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 22


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

ChươngII. GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ PHẦN MỀM ĐÃ SỬ


DỤNG
1. Phần mềm Step 7 Micro Win
1.1 Thiết kế điều khiển bằng Step 7 micro Win.
Phần mềm STEP 7 micro Win được dùng để lập trình cho họ PLC s7-200 của
Siemes và thiết lập điều khiển giữa họ PLC này và module khác như: module truyền
thông EM241, module điều khiển vị trí EM253, màn hình TD 200, ... Phần mềm
cho phép thiết lập truyền thông giữa máy tính với PLC, lập trình cho PLC, thực hiện
chức năng gán ngõ vào/ra, giảm sát bộ nhớ của PLC,...
Sau khi mở chương trình Step7-Micro/Win để tạo dự án mới thì giao diện của
chương trình như sau:

Hình 2.1: Giao diện của Step 7 micro Win.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 23


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

- NavigationBar:Thểhiệncáckhốivàcáclệnhlàmviệcđượctạosẵntrongphầnmề
m.Đểsửdụng các khối này ta chỉ cần kích vào nút biểu tượng tương ứng
với khối cầndùng.
- Instruction Tree: Thể hiện tất cả các khối và lệnh sử dụng trong chương
trình dưới dạng cây thư mục. Muốn làm việc với lệnh nào chỉ việc Click
đúp chuột vào vị trí đó để chọn thiết bị làmviệc.
- Các khối Cross Reference, Data Block, Status Chart, Symbol Table sẽ
được trình bày chi tiếtởphần sau.
- Program Editor: Đây là vùng chính để thực hiện chương trình bằng cách
đưa các lệnh vào trong vùng và sắp xếp chúng theo cách thức của người
dùng để tạo ra một chươngtrình.
- MenubarvàToolbar:Làcácthanhcôngcụgiúpthựchiệnnhanhcáclệnhvàchứcnă
ngsửdụng trong chươngtrình.
 Các khối sử dụng trong giao diện lập trình:
1.1.1.Khối Programe Block:
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 24
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Gồm 3 khối chính:


- Khối OB1: Là khối chứa chương trình chính, luôn được quét trong
mỗi vòng quét. Đây là khối chính trong việc thiết kế chương trình và
bắt buộc phải có.
- Khối SUBROUTIN: Là khối chứa chương trình con. Chương trình
chứa trong khối này sẽ được thực hiện mỗi khi có lệnh gọi thực hiện
từ chương trình chính.
- Khối INTERRUPT: Là khối chứa chương trình ngắt. Khối này sẽ
thực hiện mỗi khi có sự kiện ngắt xảy ra.

Hình 2.2: Cách tạo chương trình con hay chương trình ngắt.
Có thể tạo nhiều chương trình con hay chương trình ngắt tuy nhiên không
thể tạo nhiều chương trình chính do chương trình chính chỉ có một. Có thể xóa
hay đổi tên chương trình con hay chương trình ngắt bằng cách click chuột phải
vào biểu tượng chương trình và chọn “Delete” hay“Rename”.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 25


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

1. Khối Data Block

Đây là khối chứa dữ liệu của một chương trình. Ta có thể định dạng dữ liệu
trước trong khối này và sử dụng chúng trong chương trình. Khi tải chương trình
vào PLC thì toàn bộ nội dung của khối sẽ được lưu vào bộ nhớ của PLC. Khối chỉ
làm việc với dữ liệu của vùng nhớV.
Để tạo dữ liệu trong khối này ta có click vào biểu tượng trên màn hình hoặc
trên cây thư mục chọn khối và click vào biểu tượng “USER”, khi đó màn hình
chương trình sẽ chuyển sang làm việc với khối. Cách tạo dữ liệu được thể hiện
bêndưới.
Ví dụ về cách tạo một Data Block:

1.1.2.Khối System Block:

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 26


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Đây là khối định dạng các chức năng làm việc của hệ thống. Khối này gồm có 10
khốichính:
- Communication Ports: Định dạng cho cổng giao tiếp của PLC. Địa chỉ mặc
định của PLC là 2, có thể thay đổi địa chỉnày.Tốc độ truyền mặc định
là9600kbps.
- Retentive Ranges: Khối này cho phép chọn 5 vùng nhớ có thể lưu dữ liệu khi
PLC bị mấtđiện,nếu vùng nào được chọn thì dữ liệu vùng đó được giữ,
ngược lại sẽ bị reset về0.
- Password: S7-200 có 3 mức chọn mật mã,thông thường chọn mức cao nhất
để bảo mật bản quyền, số ký tự tối đa là 8. Trường hợp PLC đã có password
thì người không có password không thể upload từ PLC về máy tính nhưng có
thể DownLoad chương trình vào PLC bằng các chọn “clear PLC”, khi đó
toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa.
- Outputtable: Khối này cho phép chọn trạng thái ngõ ra của PLC là ON hay
OFF khi PLC chuyển từ trạng thái từ RUN sang STOP. Chế độ mặc định của
phần mềm là OFF.
- InputFilter:Cho phép chọn thời gian lọc tín hiệu ngõ vào của PLC. Thời gian lọc
tín hiệu ngõ vào là thời gianmà ngõ vào không đổi trạng thái thì PLC mới cho
phép nhận trạng thái đó. Nếu sự thay đổi trạng tháidiễnra trong thời gian ngắn hơn
thời gian lọc thì PLC sẽ không nhận tín hiệu đó và coi như trạng thái của ngõ vào
là không thayđổi. Thời gian lọc mặc định của đầu vào là 6.4 ms.
- Pulse Catch Bits:
PLCchophépchọnngõvàocóthểbắtnhữngtínhiệunhanhkhichukỳquétchưakịpqu
ét,tínhiệu đó sẽ được giữ cho đến khi chu kỳ quét được thựchiện.
- Background Time: Background time còn gọi là thời gian nền, được chuyên
dùng cho việc xử lý các yêu cầu truyền thông trong chế độ chạy ở trạng thái
biên dịch hoặc đáp ứng. Background time được cho dưới dạng phần trăm và
tác động đến thời gian quét. Khi tỷ lệ chọn càng tăng thì thời gian quét càng
chậm. Tỷ lệ hợp lý được chọn là10%.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 27


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

- EM Configuration: Khối này cho phép người sử dụng xem được cấu hình vị
trí của module được sử dụng. Địa chỉ này được lưu trong vùng nhớV.
- Configure LED: Khối này cho phép người dùng đặt cấu hình cho đèn
SF/DIAG. Có hai chế độ có thể được sử dụng để thôngbáo.
- Increase Memory: Khối cho phép người dùng tăng hoặc không tăng bộ nhớ
trong chế độ chạy của PLC bằng cách đánh dấu vào vị trí “Disable Edit in
Run to increasmemory”.
1.1.3.Khối Symbol Table
Khối này cho phép người dùng đặt biểu tượng và chú thích các địa chỉ sử
dụng trong chương trình. Khi ta đặt biểu tượng ( symbol) và chú thích
( comment) thì trong chương trình sẽ thể hiện các biểu tượng này thay cho địa
chỉ. Công việc này sẽ giúp cho người dùng dễ dàng giám sát các địa chỉ được
sử dụng trong chương trình.
Ví dụ về cách lập một Symbol table:

1.1.4.Khối Status Chart


Khối này giúp người dùng có thể giám sát và hiệu chỉnh các dữ liệu trong
chương trình bằng cách đưa các dữ liệu cần giám sát vào trong khối. Quá trình
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 28
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

quan sát dữ liệu chỉ được thực hiện khi PLC đang ở chế độ RUN. Người dùng
có thể giám sát dữ liệu bằng hai cách: Dùng Chart Status hoặc Trend View trên
thanh công cụ. Chart Status thể hiện giá trị dữ liệu ở dạng bảng và Trend View
thể hiện dữ liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian. Có thể quan sát dữ liệu thông
qua các công cụ là Chart Status hoặc Single read tuy trong đó chức năng Chart
Status có thể cập nhật giá trị của dữ liệu khi PLC chuyển sang chế độ STOP
còn chức năng Single Read thì không. Ta có thể thay đổi và cập nhật giá trị của
dữ liệu thông qua các chức năng Write và Force trên thanh côngcụ.
Ví du về hoạt động của một bảng dữ liệu trong chương trình:

1.1.5.Khối Cross Reference


Khối Cross Reference được thể hiện dưới dạng bảng giúp người dùng có
thể giám sát được vị trí và loại của dữ liệu dùng trong chương trình. Bảng chỉ
được thể hiện khi chương trình được Download xuống PLC và quan sát ở chế
độonline.

Ví dụ về một Cross Reference:

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 29


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

1.1.6.Khối Communication:
Khối này giúp người dùng kết nối với thiết bị lập trình bằng cách định
dạng cho cổng giao tiếp.
Các bước thực hiện như sau:
Click chuột vào biểu tượng của khối trên màn hình giao diện chương
trình dùng, khi đó sẽ hiện ra một bảng thông báo như sau:

Trong bảng này ta chọn địa chỉ của PLC, thường mặc định là 2, sau đó
chọn ô “ Search all baud rates” để tìm tất cả các tốc độ truyền thông yêu cầu,
tiếp theo Click chuột vào biểu tượng “ Set PG/PC interface” để cài đặt giao
diện truyền thông, một cửa sổ sẽ hiện ra như sau:

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 30


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Trong cửa sổ này ta chọn Properties để định dạng cổng truyền thông. Nếu
ta dùng cổng truyền thông loại nào thì ta chọn loại đó, sau đó chọn các thông số
cho chuẩn truyền thông như thể hiện bên dưới. Sau khi chọn xong các thông số
ta nhấn “OK”để thoát khỏi cửa sổ này và quay lại cửa sổ trước đó, tại đây ta
chọn chuẩn là PC/PPI cable (PPI) nếu cáp sử dụng là PPI, sau đó nhấn “OK”để
thoát về cử sổ ban đầu. Tại đây ta click đúp chuột vào biểu tượng “Double -
Click to refresh ”. Nếu quá trình giao tiếp thành công tại đó sẽ hiển thị loại PLC
đang kết nối có nghĩa là chương trình đã nhận dạng được loại PLC, nếu không
sẽ hiển thị cảnh báo lỗi. Nếu có lỗi xảy ra ta phải kiểm tra thông báo lỗi để tìm
cách khắc phục lỗi sau đó thực hiện lại các bước như trên.
Sau khi kết nối thành công ta tiến hành viết hoặc đọc chương trình, nếu
muốn viết chương trình vào PLC thì ta chọn “Download” còn ngược lại thì chọn
“Upload”. Để Upload hay Download thì người dùng phải kết nối cáp với PLC
và chuyển PLC sang chế độ STOP. Việc này được thực hiện nhưsau:
- Từ thanh menu ta chọn ‘File” và kéo thả xuống, tại đây ta chọn Upload
hoặcDownLoad.
- Trên thanh Toolbar ta chọn mũi tên xuống cho việc DownLoad và mũi
tên lên cho việc Upload.
- Nhấn phím Ctrl + U cho việc Upload và Ctrl + D cho việcDownLoad

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 31


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

1.2. Mô phỏng trên phần mềm mô phỏng s7-200


Phần mềm s7-200_Simulatie thực hiện mô phỏng thay thế cho một PLC s7-
200 và một số module mở rộng đi kèm với những khả năng sau:
- Cho phép chọn lựa các loại PLC trong họ S7-200
- Cho phép lựa chọn, mở rộng các module ngõ vào/ra mở rộng số, tương tự.
- Cho phép giám sát các bit nhớ trong PLC khi PLC đang hoạt động.
- Thực hiện mô phỏng với màn hình TD-200.
 Để thực hiện mô phỏng thực hiện theo các bước sau:

1. Viết chương trình trên phần mềm Step 7 MicroWin (file có đuôi mở
rộng *.mwp ), vào PLC/Compilel All để kiểm tra lỗi chương trình có
lỗi không.
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 32
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

2. Tạo file *.awl bằng cách chon File/Export..., chọn địa chỉ để lưu lại. File sẽ

được lưu lại dưới đuôi mở rộng là: *.awl


3. Mô phỏng trên phần mềm mô phỏng S7-200 bằng cách chọn phần mềm s7-

200. Nhấp đôi vào biểu tượng để chạy phần mềm.

4. Bấm chọn vào giữa màn hình, gõ password: 6596 (nếu hỏi)

5. Kích đôi vào PLC, một cửa sổ menu hiện ra như sau cho phép chọn
lựa PLC chạy mô phỏng

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 33


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

6. Bấm chọn hoặc Program/Load Program...(Ctrl-A ) để mở file


*.awl mà bạn đã soạn thảo.

7. Nhấn nút hoặc chọn PLC/RUN để chạy chương trình.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 34


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

8. Nhấn để xem diễn biến trạng thái của chương trình khi chạy.

9. Nhấn để xem trạng thái tại vị trí từng địa chỉ trên PLC. Ngoài ra,
chúng ta có thể xem trạng thái hoạt động của chương trình thoại

KOP. Bằng cách chọn biểu tượng State Programa.

Để xem giá trị ngõ vào ngõ ra, ta bấm vào biểu tượng State table , nhập
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 35
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Address và chon Format. Sau đó nhấn Start.

Ngoài ra phần mềm còn cho phép thực hiện mô phỏng với một số module mở
rộng, cụ thể là các module dưới đây.
7 Phần mềm Autodesk Inventor
2.1. Khái niệm về Autodesk Inventor

Autodesk Inventor, được phát triển bởi công ty phần mềm Autodesk _USA, là phần
mềm thiết kế 3D cơ khí dạng mô hình khối rắn, phần mềm này dùng để tạo ra nguyên
mẫu kỹ thuật số 3D giúp hình dung, thiết kế và mô phỏng các sản phẩm trên môi
trường 3D.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 36


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Phần mềm INVENTOR Thiết kế trực tiêp trong môi trường 3D, xuất ra bản vẽ
2D, 3D tự động

Tạo chuyển động , trình diễn tháo lắp các cơ cấu , cụm máy …

Autodesk Inventor cạnh tranh trực tiếp với SolidWorks và SolidEdge. Cạnh
tranh gián tiếp với Pro / ENGINEER, CATIA,và NX (Unigraphics).
Autodesk Inventor sử dụng ShapeManager, lõi xây dựng mô hình hình học của
Autodesk.

Phần mô hình hóa (modeling): kết hợp giữa mô hình khối đặc và bề mặt để tạo
ra một loạt các dạng hình học phức tạp. Công cụ tạo vân sọc và các công cụ phân tích
quang phổ có thể được sử dụng để kiểm tra độ tiếp tuyên, liên tục, và độ cong. Người
dùng có thể tạo ra các chi tiết tái sử dụng lại trong các dự án khác nhau.
Phần lắp ráp (assembly): thiết kế kết hợp giữa chi tiết và cụm chi tiết. Người dùng có
thể kiểm tra xung đột giữa các chi tiết.
Phần kim loại tấm (Sheet Metal) : tự động hóa thiết kế nhiều mặt khi làm việc
với các bộ phận kim loại tấm. Người dùng có thể tạo ra các mô hình tấm phẳng, điều
khiển kim loại tấm gấp, xác lập các thư viện đột dập và tùy chỉnh kim loại, và tạo ra
các bản vẽ sản xuất để hỗ trợ hoạt động sản xuất tấm kim loại.
Phần thiết kế khung (Frame Generator): giúp người dùng thiết kế và phát triển khung
hàn cho các ứng dụng máy móc công nghiệp. Nó xây dựng kết cấu khung bằng cách
thả chi tiết vào khung dây đã được xác định trước. Công cụ sinh khung đơn giản hoá
khung về dạng khung dây và sau khi thiết kế xong khung dây chỉ việc xác lập lại các
thành phần theo thư viện thép hình sẵn có.
Phần thiết kế đường ống (Pipe & Tube) : giúp người dùng thiết kế ống chạy phức tạp
trong không gian chật hẹp. Nó bao gồm một thư viện với các phụ kiện đường ống
theo tiêu chuẩn công nghiệp, và các đường ống. Người thiết kế chỉ việc chạy đường
dẫn sau đó chỉ định thuộc tính của các đường dẫn bằng thư viện các đường ống và phụ
kiện đường ống.
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 37
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Phần Cable (Cable &Wiring) : Cho phép sử dụng một thư viện các loại dây điện
và cáp điện để chạy dây với bán kính uốn phù hợp trong các thiết kế điện. Cho ta mô
hình của thiết kế sát thực nhất.

Phần mô phỏng chuyển động tích hợp mô phỏng và phân tích ứng suất
(Dynamic and Stress Analysis). Được dùng để mô phỏng và dự đoán trước các phản
ứng của thiết kế đối với các tác động vật lý trong môi trường thực. Nhờ đó tối ưu hóa
thiết kế.

Khả năng kết hợp và trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác

Inventor sử dụng các định dạng tập tin cụ thể cho các chi tiết (IPT), cụm (IAM),
và bản vẽ (IDW hoặc DWG). Tập tin có thể được nhập hoặc xuất trong định dạng
DWG. Định dạng bản vẽ trên Web (DWF) được ưa thích của Autodesk 2D/3D có thể
dùng để trao đổi dữ liệu dễ dàng.
Inventor có thể trao đổi dữ liệu với hầu hết các phần mềm được phát triển bở
Autodesk.
Ngoài ra Inventor có thể trao đổi dữ liệu với các ứng dụng như CATIA V5,
UGS, SolidWorks, và ENGINEER / Pro. Inventor hỗ trợ nhập trực tiếp và xuất của
CATIA V5, JT 6, JT 7, Parasolid, Granite, UG-NX, SolidWorks, Pro / E, với các tập
tin SAT.
Inventor cũng có thể nhập/xuất các định dạng dữ liệu có thể tổn thất STEP và
IGES . Người dùng có thể xuất bản các bản vẽ cũng như các tập tin PDF, xuất bản các
mô hình 3D chi tiết, cụm lắp ráp trong định dạng SAT hoặc JT , hoặc tạo các file STL
đưa ra cho các máy in mẫu 2 chiều và 3 chiều.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 38


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 2.3. Toàn bộ mô hình hệ thống rửa xe tự động qua phần mêm Autodesk
Inventor

Hình 2.4. Hệ thống vòi phun

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 39


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 2.5:Vòi phun chất tẩy rửa

Hình 2.6 : Chổi lau

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 40


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 2.7. Máy sấy

Chương III: CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN,ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG TRONG


ĐỒ ÁN
1.Sơ đồ nối dây PLC trong mô hình
1.1 Sơ đồ nối dây PLC s7-200
Dựa vào sơ đồ
mạch PLC ta
có thể liệt kê
được những
thiết bị dùng
trong mô hình.
+ Bộ nguồn.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 41


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

- Điện lưới 220v AC


- Nguồn 24v DC
- Bộ giảm áp
+ Thiết bị đầu vào:
- Nút ấn
- Công tắc hành trình
+ Thiết bị relay và công tắc tơ
- Rơ le trung gian
+ Thiết bị ra.
- Động cơ giảm tốc
- Động cơ làm sạch
- Máy bơm
- Máy sấy
+ Thiết bị điều khiển.
- PLC
Do mô hình hệ thống rửa xe ô tô tự động hoàn toàn sử dụng bộ nguồn 24v DC.
Nên chúng em sử dụng các linh kiện và thiết bị có điện áp đa số là 24v. Và các
linh kiện được sử dụng cho mô hình mô phỏng. Nên chúng em sử dụng các mô
tơ và linh kiện loại nhỏ, có công suất nhỏ, bán sẵn trên thị trường.
2.Phần chi tiết.
2.1 Thiết bị cung cấp nguồn
-Bộ nguồn 24vDC
- Bộ nguồn 24vDC với đầu vào 220V AC, đầu ra 24v DC, 1 chân tiếp đất

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 42


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 3.2 Hình ảnh bộ nguồn 24v DC

Thông số kỹ thuật
Điện áp ra 24v DC
Dòng định mức 6.5A
Công suất 156w
Điện áp vào 220v AC
Kích thước Dài = 25cm
Rộng=15cm

- Máy biến áp
Nguồn vào 220v AC, 6 đầu ra thứ tự (6v-9v-12v-15v-18v-24v)

Hình 3.3: Hình ảnh máy biến áp 220VAC-(6v-9v-12v-15v-18v-24v)DC


Thông số kỹ thuật
Điện áp ra (24-18-15-12-9-
6)VDC

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 43


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Dòng định mức 3A


Công suất 72w
Điện áp vào 220vAC
Kíc thước Dài =5cm
Rộng =3cm
2.2 Lựa chọn thiết bị đầu vào
2.2.1 Nút ấn
Nút ấn là nút không giữ và có bóng đèn nằm bên trong.
Nút ấn sử dụng điện áp một chiều 24vDC cho cả bóng nằm phía trong nút, tất cả
có 3 màu.
- Màu xanh ( start) nút khởi động
- Màu đỏ (stop) nút dừng
- Màu vàng ( reset) nút trở lại
START STOP RESET

Hình 3.4: Hình ảnh và cấu tạo của nút ấn có đèn


+. Cấu tạo nút ấn kép

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 44


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 3.5: Cấu tạo nút ấn kép.


1. Nút ấn (dùng tay ấn )
2. Lò xo của nút ấn
3. Thanh mang tiếp điểm thường đóng và thường mở
4. Tiếp điểm thường mở
5. Tiếp điểm thưởng đóng

+. Nguyên lý hoạt động nút ấn kép


- Nút ấn có rất nhiều chủng loại khác nhau và rất đa dạng nhưng mục đích
sử dụng hòa toàn giống nhau. Ở đây chỉ giới thiệu một loại nút ấn kép
thôi xem hình trên, còn các loại khác hoàn toàn tương tự.
- Nút ấn kép gọi là nút điều khiển, đây là thiết bị khí cụ điển dùng để đóng
ngắt điện từ xa, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng ngắt mạch
cuộng hút của công tắc tơ (khởi động từ ) hoặc các relay trung gian. Khi
ta dùng tay ấn nút số ( 1) đi xuống thì tiếp điểm thường đóng mở ra, tiếp
điểm thường hở đóng lại, khi thả tay ra do lực lò xo số ( 2) nó phục hồ
các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu, nhưng mạch điện vẫn hoạt động
bình thường nhờ các tiếp điểm duy trì của công tắc tơ hay role trung
gian. Hiện nay các mạch điện điều khiển, mạch điện động lực có tiếp
điểm sử dụng nút ấn này rất phổ biến.
- Tín hiệu do nút ấn tự phục hồi tạo ra có dạng xung như hình sau:

Hình 3.6: Dạng xung của nút ấn.

2.2.2.Công tắc hành trình

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 45


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

COM

NC NO
Hình 3.7 Hình ảnh và cấu tạo của công tắc hành trình

Thông số kỹ thuật
Điện áp định mức 250v
Dòng định mức 5A
Khối lượng 190 Gram
Số lượng 5 cái
a. Cấu tạo công tắc hành trình

Hình 3.8: Cấu tạo của công tắc hành trình


b. Nguyên lý hoạt động

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 46


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Công tắc hành trình trước tiên là cái công tắc tức là làm chức năng
đóng mở mạch điện, và nó được đặt trên đường hoạt động của cơ cấu nào
đó sao cho khi cơ cấu đến 1 vị trí nào đó sẽ tác động lên công tắc. Hành
trình có thể là tịnh tiến hoặc quay.
Khi công tắc hành trình được tác động thì nó sẽ làm đóng hoặc ngắt
một mạch điện do đó có thể ngắt hoặc khởi động cho một thiết bị khác.

2.3 Lựa chọn thiết bị relay và contactor modunl


2.3.1 Relay modunl (khối rơle trung gian)
Rơ le trung gian làm chức năng thực hiện các thao tác trung gian, hoặc đi đóng
cắt cuộn dây khống chế của công tắc tơ, aptomat hoặc máy cắt điện. Vì thế rơ le
trung gian thường có nhiều tiếp điểm, kể cả tiếp điểm thường mở và thường
đóng.
Relay trung gian với điện áp cuộn dây là 24vDc, 4 cặp tiếp điểm 14 chân

4 8 4 8

9 10

1 5 3 7

11 12

220VAC

13 14

Hình 3.9 Hình ảnh và cấu tạo của rơle trung gian
a. Cấu trúc Rơle
Dạng phổ biến nhất của rơle cơ điện gồm một cuộn dây điện được cuốn trên một
lõi sắt từ. Bộ phận này có cả một phần tĩnh được gọi là Ách từ (Yoke)và một
phần động được gọi là Phần ứng (Armature).Phần ứng được liên kết cơ học với
một tiếp điểm động.
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 47
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Khi cuộn dây được cấp điện, từ trường được tạo ra xung quanh cuộn và được lõi
tập trung lại Nam châm điện này hút phần ứng động để mở hoặc đóng trực tiếp
các tiếp điểm điện.
Khi rơle bị ngắt điện (TẮT) từ trường biến mất và phần ứng, được lò xo phản
hồi hỗ trợ, đưa tiếp điểm trở lại vị trí “bình thường” của nó.

Hình 3.10 : Cấu trúc rơ le


b. Vận hành Cơ bản
Khi vận hành, có 5 bước cơ bản xảy ra khi rơle cơ điện được cấp điện và bị ngắt
điện:
1. Điện được cung cấp cho cuộn dây tạo ra
từ trường.
2. Từ trường được chuyển thành lực cơ học bằng cách hút phần ứng.
3. Phần ứng động đóng/mở một hoặc nhiều tiếp điểm điện .
4. Các tiếp điểm cho phép chuyển mạch điện sang tải như động cơ, bóng
đèn, v.v
5. Sau khi điện áp cuộn bị loại bỏ, từ trường biến mất, các tiếp điểm tách ra
và trở về vị trí “bình thường” của chúng.
Các tiếp điểm có thể thường đóng hoặc thường mở.
2.4 Lựa chọn thiết bị đầu ra
2.4.1 Động cơ giảm tốc

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 48


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 3.11 Hình ảnh của động cơ giảm tốc


Thông số kỹ thuật
Điện áp vào 24vDC
Dòng định mức 0.5 A
Công suất 12w
Hệ số giảm tốc 65:5
Kích thước L= 9.5
Số lượng 1

2.4.2 Động cơ làm sạch

3.12 Hình ảnh của động cơ làm sạch


Thông số kỹ thuật
Điện áp vào 24vDC
Dòng định mức 0.2 A

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 49


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Công suất 4.8w


Hệ số giảm tốc 0
Số lượng 4

2.4.3: Máy bơm nước

Hình 3.13: Hình ảnh của máy bơm


Thông số kỹ thuật
Điện áp vào 24
Dòng định mức 5A
Số lượng 3
2.4.4: Máy sấy
Trong mô hình này chúng em sử dụng động cơ làm mát của đế tản nhiệt
laptop đóng vai trò là máy sấy khô.

Hình 3.14: Máy sấy khô


GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 50
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

2.5 . Các linh kiện trong mạch


2.5.1 . Bộ PLC s7-200, CPU 224
2.5.1.1. Giới thiệu chung về PLC
PLC, viết tắt của Programable Logic Controler là thiết bị điều khiển
logic lập trình được, hay thiết bị logic khả trình cho phép thực hiện linh hoạt
các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Như vậy với
chương trình điều khiển trong PLC trở thành bộ điều khiển số nhỏ gọn có thể
dễ dàng thay đổi thuật toán điều khiển và trao đổi thông tin với môi trường
bên ngoài
(PLC khác hoặc máy tính).
S7-200 là thiết bị điều khiển logic khả trình của hãng Siemens
(CHLB Đức), có cấu trúc kiểu module và có các module mở rộng. Các module
này được sử dụng với những mục đích khác nhau.
Toàn bộ nội dung chương trình được lưu trong bộ nhớ của PLC, trong
trường hợp dung lượng bộ nhớ không đủ ta có thể sử dụng bộ nhớ ngoài để lưu
chương trình và dữ liệu (Catridge ).
2.5.1.2. Hình dáng và cấu tạo bên ngoài của s7-200

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 51


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 3.15: Cấu hình chính bộ PLC s7-200.


 Các đầu vào/ra số:
- Đầu vào (Ix.x): kết nối với nút bấm, công tắc, sensor...

với điện áp tiêu chuẩn 24VDC.


- Đầu ra (Qx.x): kết nối với thiết bị điều khiển với các
điện áp 24 VDC/220 (tùy theo loại CPU).
- Đầu vào nguồn: 24VDC/220VAC (tùy theo loại CPU ).
 Đèn trạng thái:
- Đèn RUN (màu xanh ): Chỉ báo PLC đang ở chế độ làm
việc và thực hiện chương trình đã được nạp vào bộ nhớ
chương trình.
- Đèn STOP (màu vàng ): Chỉ báo PLC đang ở chế độ
dừng và không thực hiện chương trình, các đầu ra đều ở
trạng thái “OFF”.
- Đèn SF/DIAG: Chỉ báo hệ thống bị hỏng tức do lỗi
phần cứng hoặc hệ điều hành.
- Đèn Ix.x (màu xanh ): Chỉ báo trạng thái của đầu vào
số (ON/OFF ).
 Port truyền thông:
- Port truyền thông nối tiếp RS485: Giao tiếp với PC, PG, TD200,

OP, mạng biến tần...


- Port cho module mở rộng: Kết nối với module mở rộng.
 Công tắc chuyển chế độ:
- RUN: Cho phép PLC thực hiện chương trình, khi chương trình lỗi

hoặc gặp lệnh STOP thì PLC tự động chuyển sang chế độ STOP
mặc dù công tắc ở vị trí RUN (quan sát đèn trạng thái ).
- STOP: Dừng cưỡng bức chương trình đang chạy, các đầu ra
chuyển về OFF.
- TERM: Cho phép người dùng chọn một trong hai chế độ
RUN/STOP từ xa, ngoài ra còn được dùng để download chương
trình người dùng.
 Vít chỉnh tương tự
Mỗi PLC đều có từ một đến hai vít chỉnh tương tự có thể xoay được
270 độ để thay đổi giá tri của vùng nhớ biến trong chương trình.
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 52
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

2.5.1.3. Đặc tính của CPU 224


- Bộ nhớ chương trình (chứa trong EEPROM): 4096 Byte (4 kByte
)
- Bộ nhớ dữ liệu: 4096 Byte (trong đó 512 Byte chứa trong
EEPROM )
- Số lượng đầu vào: 14 đầu vào tích hợp tron CPU
- Số lượng đầu ra: 10 đầu ra digital tích hợp trong CPU
- Số module mở rộng: tối đa 7 module gồm cả module analog
- Số lượng cổng vào/ra số cực đại: 64
- Số lượng Timer: 128 Timer chia làm 3 loại theo độ phân giải
khác nhau: 4 Timer 1ms, 16 Timer 10ms và 108 Timer có độ
phân giải 100ms.
- Số lượng Counter: 128 bộ đếm chia làm hai loai: 96 Counter Up
và 32 Counter Up/Down.
- Bit memory (Vùng nhớ M ): 256 bit
- Special memory (SM ): 688 bit dùng để thông báo trạng thái và
đặt chế độ làm việc.
- Có phép tính số học
- Bộ đếm tốc độ cao: 2 counter 2KHz và 1 counter 7KHz
- Đầu vào analog tích hợp sẵn: 2
- Các chế độ ngắt và xử lý ngắt gồm: ngắt truyền thông, ngắt theo
sườn lên hoặc xuống, ngắt thời gian, ngắt của bộ đếm tốc độ cao
và ngắt truyền xung.
Toàn bộ vùng nhớ không bị mất dữ liệu trong khoảng thời gian
190 giờ khi PLC bị mất nguồn nuôi.
2.5.1.4. Truyền thông CPU 224
- S7-200, CPU 224 sử dụng truyền thông nối tiếp RS485 với phích
nối 9 chân để phục vụ cho việc ghép nối với thiết bị lập trình
hoặc với các trạm PLC khác.
- Tốc độ truyền cho máy lập trình kiểu PPI là 9600 baud.
- Ghép nối s7-200 với máy tính PC qua đầu RS-232 cần có cáp nối
PC/PPI với bộ chuyển đổi RS232/RS485 và qua đầu USB ta có
cáp USB/PPI.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 53


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 3.16:Truyền thông CPU 224.


2.5.1.5. Module mở rộng
Các module mở rộng được chia thành 4 loại chính:
- Module nguồn nuôi (PS: Power Supply ): Được sử dụng để biến
đổi điện áp 220V thành 24V để cung cấp cho các module khác.
- Module ghép nối (IM: Interface Module): Đây là loại module
chuyên dụng có nhiệm vụ nối từng nhóm module mở rộng lại với
nhau thành một khối và được quản lý chung bởi một CPU.
- Module chứng năng (FM: Function Module ): là loại module
chức năng điều khiển riêng như: Module điều khiển động cơ,
module PID, module điều khiển vòng kín,...
- Module truyền thông (CP: Communition Module ): Phục vụ
truyền thông trong mạng giữa các PLC với nhau hoặc giữa PLC
với máy tính.
2.5.1.6. Module mở rộng vào/ra tín hiệu số
- Module mở rộng các đầu vào số (DI: Digital Input ): Số các đầu
vào số có thể là 8, 16 hoặc 32 tùy loại module.
- Module mở rộng các đầu ra số (DO: Digital Output ): Số các đầu
ra số có thể là 8, 16 hoặc 32 tùy loại module.
- Module mở rộng các đầu vào/ra sô (DI/DO: Digital Input/Digital
Output): Số các đầu vào/ra số có thể 8 vào/8 ra hoặc 16 vào/16 ra
tùy loại module.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 54


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
2.5.1.7.. Module mở rộng analog
Module A/D:
- Module mở rộng các đầu vào tương tự: Chúng chính là những bộ
chuyển đổi tương tự số 12 bit (AD ). Số các đầu vào tương tự có
thể là 2, 4 hoặc 8 tùy loại module.
- Khối đầu vào tương tự AI (Analog Input ): Tín hiệu analog đầu
vào có thể là tín hiệu điện áp hoặc dòng điện. Tùy thuộc vào tín
hiệu analog cần đọc là loại nào mà người sử dụng có thể cài đặt
cho phù hợp bằng các công tắc được gắn trên module. Hiện có
các khối đầu vào: 4AI, 8AI. Đối với tín hiệu analog được tạo ra
bởi thermocoupe (cặp nhiệt ) và RTD thì sử dụng các module đo
nhiệt tương ứng.
2.5.1.8. Nối nguồn cung cấp điện cho CPU
- Xoay chiều: 85...264 VAC, f= 47...63 Hz
- Một chiều: 20,4...28,8VDC
- Để có thể nhận biết việc cấp nguồn cho CPU, khối vào, khối ra số
ta căn cứ vào các chữ số đi kèm theo CPU như sau:

Hình 3.17: Nối nguồn cấp điện cho CPU.


o CPU 2xx DC/DC/DC: Nguồn cấp cho CPU là DC, nguồn
cho cổng vào là DC, nguồn cấp cho cổng ra là DC.
o CPU 2xx AC/DC/Relay: Nguồn cấp cho CPU là nguồn
AC, nguồn cho cổng vào là DC, cổng ra là Relay có thể cấp
nguồn là DC hoặc AC.
2.5.1.9. Kết nối các đầu vào số với thiết bị ngoại vi
- Nút ấn và cảm biến có cổng ra là relay nối với cổng vào loại
sinking.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 55


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
- Nút ấn và cảm biến loại PNP nối với cổng vào loại sinking.
- Nút ấn và cảm biến loại NPN nối với cổng vào loại sourcing.

Hình 3.18: Kết nối đầu vào với thiết bị ngoại vi.
2.5.1.10. Kết nối các đầu ra số thiết bị ngoại vi
- Nguồn cung cấp cho các khối ra của họ s7-200 có thể là
o Xoay chiều: 20...264VAC, f= 47...63 Hz.
o Một chiều: 5...30VDC đối với cổng ra role;

20,4...28,8VDC đối với cổng ra transistor


- Các khối ra tiêu chuẩn của PLC thường có 8 đến 32 cổng ra theo
cùng loại và có dòng định mức khác nhau, cổng ra có thể là role,
transistor hoặc triac.
o Rơ le là cổng ra linh hoạt nhất. Chúng có thể là cổng ra AC

và DC. Tuy nhiên đáp ứng của cổng ra rơ le chậm, giá


thành cao và bị hư hỏng sau vài triệu lần đóng cắt.
o Đầu ra transistor thì chỉ sử dụng với nguồn cung cấp là DC
và cổng ra triac thì chỉ sử dụng được với nguồn AC. Tuy
nhiên đáp ứng của các cổng ra này nhanh hơn.

Hình 3.19:Kết nối các đầu ra số thiết bị ngoại vi.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 56


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
o Hình a là một ví dụ cho các khối ra sử dụng 24VDC với
mass chung. Tiêu biểu cho loại này là cổng ra transistor.
Trong ví dụ này các cổng ra được kết nối với tải công suất
nhỏ là đèn báo và cuộn dây relay. Quan sát mạch kết nối
này, đèn báo sử dụng nguồn cung cấp là 24VDC. Nếu cổng
ra 6 ở mức logic “1” (24VDC ) thì dòng sẽ chảy từ cổng ra
6 qua đèn H1 và xuống Mass (M), đèn sáng. Nếu cổng ra ở
mức logic “0” (0V ), thì đèn H1 tắt. Nếu cổng ra 4 ở mức
logic “1” thì cuộn dây rơ le có điện, làm tiếp điểm của nó
đóng lại cung cấp điện 220VAC cho động cơ.
o Hình b là ví dụ cổng ra relay sử dụng nguồn cấp 24VDC.
o Hình c là ví dụ cổng ra triac sử dụng nguồn xoay chiều
24VAC.
2.5.1.11. Sơ đồ kết nối CPU 224 DC/DC/DC với thiết bị ngoại vi

Hình 3.20: Sơ đồ kết nối CPU 224 DC/DC/DC với thiết bị ngoại vi.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 57


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
CHƯƠNG IV
BÀI TẬP ỨNG DỤNG VÀ SỬA CHỮA TRÊN MÔ HÌNH
4.1: Mạch động lực

Hình 4.1: Mạch động lực

Giải thích nguyên lý của sơ đồ.


Khi nhấn START, cuộn hút ( K ) có điện,tiếp điểm thường mở K sẽ đóng lại
đồng thời( K1) có điện,cung cấp điện cho động cơ băng tải hoạt động. Sau thời
gian ( Rth1) tiếp điểm thường mở ( Rth1) sẽ đóng lại cung cấp điện cho (k2)
máy bơm bắt đầu hoạt động sau thời gian ( Rth2) tiếp điểm thường đóng Rth2 sẽ
mở ra (k2) ngắt máy bơm ngừng hoạt động đồng thời tiếp điểm thường mở Rth2
sẽ đóng lại cấp đoeẹn cho (K3) ,động cơ bơm chất tẩy rửa hoạt động. Sau thời
gian (Rth7) tiếp điểm thường đóng Rth7 sẽ mở ra ngắt điện (k3) ,ngưng bơm
bọt. Khi động cơ bơm chất tẩy rửa hoạt động được khoảng thời gian ( Rth3) thù
tiếp điểm thường mở Rth3 đóng lại (k4),có điện đồng thời động cơ chổi lau hoạt
động sau thời gian ( Rth4) tiếp điểm thường đóng Rth4 sẽ mở ra và ngắt điện k4
chổi lau ngưng hoạt động,cùng lúc đó tiếp điểm thường mở Rth4 sẽ đóng lại cấp
điện cho (k2) máy bơm sẽ hoạt động lại sau khoảng thời gian (Rth5) tiếp điểm
Rth5 sẽ đóng lại cấp điện cho (k5), máy sấy sẽ hoạt động sau thời gian (Rth6)
tiếp điểm Rth6 mở và ngắt điện (k5), máy sấy ngừng hoạt động.
4.1. Bài tập ứng dụng
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 58
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
4.1.1. Mạch đảo chiều động cơ sử dụng role thời gian
Quy trình : ấn on  động cơ quay thuận , sau thời gian cài đặt của T(time)
động cơ quay nghịch. ấn off  động cơ dừng.
24VDC ON
OFF
R2
24 V T
R1 0V
ATM

R0
R1
T
R2
R1 R2

ÐC 24V
DC
R0

Hình 4.2: Sơ đồ động lực và điều khiển Mạch đảo chiều động cơ sử dụng
role thời gian
- Nguyên lý hoạt động
Cấp điện cho mạch . Ấn On rơ le trung gian R0 có điện. Đóng tiếp điểm
thường mở R0 để duy trì, R1, Tcó điện , đóng các tiếp điển thường mở của R1
bên mạch động lực ,động cơ quay thuận, sau thời gia cài đặt T, thì tiếp điểm
thường mở đóng chậm đóng lại, tiếp điểm thường đóng mở chậm mở ra,R1 mất
điện, R2 có điện , đóng các tiếp điểm thường mở R2 bên động lực, mở các tiếp
điểm thường mở R1, động cơ quay nghịch. Để ngắt điện vào mạch ta ấn OFF.
4.1.2. Mạch khống chế động cơ dùng role thời gian
- Quy trình: Ấn on  M1 làm việc, sau một thời gian làm việc nhất định thì
được cắt bởi rơ le thời gian.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 59


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

OFF ON
24VDC

24 V T
R1 0V
ATM

R2

R1
R2

ÐC 24V
DC
T

Hình 4.3: Sơ đồ động lực và điều khiển Mạch khống chế dùng role
thời gian
Cấp điện cho mạch, ấn on rơ le trung gian R1 có điện đóng tiếp điểm
thường mở để duy trì. Đồng thời R2 và T có điện, R2 cấp nguồn cho M1
động cơ làm việc, khi đó thời gian bắt đầu đếm thời gian khi thời gian hết
tiếp điểm thường đóng của rơ le thời gian mở ra cắt rơ le R1 tiếp điểm duy
trì của R1 mạch điều khiển mất điện.
4.1.3. Mạch điều khiển 2 động cơ dùng cảm biến và role thời gian
24VDC
OFF ON
R2
R0
24 V
R1 0V
ATM

R0
R1
T
R2
R1 R2

CB
T

ÐC 24V ÐC 24V
DC DC
R0

Hình 4.4: Sơ đồ động lực và điều khiển Mạch điều khiển 2 động cơ dùng cảm
biến và role thời.
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 60
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
- Nguyên lý hoạt động :
Cấp điện cho mạch, ấn On R0 có điện đóng tiếp điểm thường mở của R0
để duy trì, R1 có điện đóng tiếp điểm thường mở R1 bên động lực thì M1
hoạt động. Khi ô tô tới gặp cảm biến (CB) đóng tiếp điểm thường mở của
CB R2 có điện đóng các tiếp điểm thường mở của R2 bên động lực M2 hoạt
động đồng thời M1 ngừng hoạt động. S1 có điện cấp điện cho T1 có điện.
Sau thời gian cài đặt T tiếp điểm thường đóng mở chậm của T mở ra làm M2
mất điện và ngừng hoạt động và M1 quay lại hoạt động, chu trình cứ thế tiếp
tục, muốn dừng ấn OFF.
4.1.4. Mạch điều khiển động cơ dùng công tắc hành trình
- Quy trình công nghệ: ấn ON  M1 làm việc tác động lên LS1 M1
ngừng M2 làm việc sau thời gian cài đặt T thì M2,T mất điện.
24VDC OFF ON

LS1
24 V
R1 0V
ATM
R0

LS1
T
R2
R1 R2

ÐC 24V ÐC 24V
DC DC
R0

Hình 4.1.4: Sơ đồ động lực và điều khiển Mạch điều khiển dùng công tắc
hành trình.
- Nguyên lý hoạt động:
Cấp điện cho mạch, ấn ON, R0 có điện, đóng tiếp điểm thường mở của
R0 để duy trì, R1 có điện đóng các tiếp điểm thường mở của R1 bên động
lực làm M1 hoạt động đưa sản phẩm tới tác động Ls1 đóng lại đồng thời tiếp
điểm thường đóng của Ls1 mở ra tắt điện R1 làm M1 ngừng hoạt động R2
GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 61
Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
có điện đóng các tiếp điểm thường mở của R2 bên động lực, M2 hoạt động,
sau thời gian cài đặt T, tiếp điểm thường đón mở chậm của T được mở ra R2
mất điện M2 ngừng hoạt động, muốn dừng ta ấn OFF.
4.2. Hướng dẫn khắc phục một sự cố
4.2.1. Sự cố 1
- Hiện tượng: Đèn báo thết bị sáng mà thiết bị không hoạt động, thiết bị
hoạt động mà đèn báo thiết bị không sáng, thiết bị chạy không ổn định ( lúc
chạy lúc không).
- Nguyên nhân:
+ Chưa đấu dây cho bóng và thiết bị.
+ Bóng cháy.
+ Thiết bị hỏng.
+ Đấu dây chưa chắc chắn.
- Khắc phục:
+ Kiểm tra bóng đèn báo, đã đấu dây bóng chưa trong khi thiết bị hoạt
động bình thường.
+ Kiểm tra thiết bị đã đấu dây chưa, đã hỏng chưa trong khi đèn báo vẫn
sáng bình thường.
+ Thiết bị chạy không ổn định là do ta đấu dây chưa chặt tiếp xúc kém
gây nên hiện tượng chạy chập chờn.
4.2.2. Sự cố 2
- Hiện tượng: Băng tải hoạt động bình thường mà nước không bơm.
- Nguyên nhân: Công tắc hành trình không hoạt động, hỏng hoặc nối dây
bị tuột.
- Khắc phục: Kiểm tra công tắc hành trình đã có điện chưa, còn hoạt động
được nữa không nếu hỏng thì phải thay mới, chưa có điện thì cấp điện cho
nó.
4.2.3. Sự cố 3
- Hiện tượng: Mất điện giữa chừng, hệ thống dừng hoạt động.
- Nguyên nhân: Không có nguồn cung cấp cho hệ thống.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 62


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
- Khắc phục: Cung cấp nguồn cho hệ thống bằng máy phát hoặc nguồn
dự phòng.

CHƯƠNG V. TỔNG KẾT

Đồ án tính toán và lựa chọn linh kiện điện tử cho mô hình hệ thống rửa xe tự
động của em sẽ kết hợp với đồ án lựa chọn phương án thiết kế và tính toán
cơ khí trong mô hình của bạn Phan Văn Tạo, và đồ án nghiên cứu tìm hiểu
và lập trình PLC cho mô hình rửa xe tự động của bạn Đinh Văn Thành để
tạo lên một đồ án hoàn chỉnh.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA NHÓM ĐỀ TÀI

Hình 1: Cắt thanh nhôm là khung.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 63


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 2: Mài nhẵn cạnh các thanh nhôm.

Hình 3: Bắn đinh rút gắn các thanh khung.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 64


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 4: Tạo máng hứng nước thải.

Hình 5: Bắn vít thanh đỡ khung.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 65


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 6: Gắn cố định động cơ băng tải và xích.

Hình 7: Làm chổi lau và lắp động cơ chổi.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 66


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 8: Đấu cốt PLC s7-200.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 67


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

Hình 9. Đấu nối và đi dây bảng điện.

Hình 10. Hệ thống sau khi hoàn thành.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 68


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động
KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trong nền kinh tế phát triển thì việc ứng dụng những
máy móc, tiến bộ của khoa học công nghệ vào việc sản xuất sẽ dần dần giúp
nước ta thành nước công nghiêp, với hệ thống này sẽ giúp ích rất nhiều trong
cuộc sống của người dân. Nó giúp giảm bớt sức lao động, quy mô hóa các
ngành dich vụ, tiết kiệm nước cũng như việc bảo vệ môi trường. Qua đó cho
chúng ta thấy khoa học công nghệ có sức mạnh hết sức to lớn, nó giữ một
vai trò quan trọng hết sức quan trọng trong việc xây dựng đất nước ta đến
năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Điều này được Đảng và
Nhà Nước ta đã đề ra trong việc xây dựng đất nước. Một đất nước muốn
phát triển hay không thì khoa học kĩ thuật, ứng dụng máy móc vào sản xuất
phải làm nòng cốt. Khi ta áp dụng những thành tựu của khoa học, kĩ thuật
máy móc vào trong việc sản xuất thì năng xuất tăng lên rất nhiều, từ đó làm
cho đất nước phát triển, góp phần xây dựng đất nước ta vào thời kì hội nhập.
Thông qua tìm hiểu và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trong
Khoa Công Nghệ Cơ Khí – Trường ĐH Điện Lực đã giúp chúng em hiểu ra
được rất nhiều điều trong việc thiết kế chế tạo máy, giúp ích cho chúng em
rất nhiều trong công việc sau này.
Và cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
trường ĐH Điện Lực nói chung, các thầy cô trong khoa Công Nghệ Cơ Khí
nói riêng đã dạy dỗ cho chúng em kiến thức về các môn đại cương cũng như
các môn chuyên ngành, giúp chúng em có kiến thức, tự tin trong cuộc sống
sau này.

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 69


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:
1 Siemen S7-200, Phan Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước, NXB Nông
nghiệp
2 Điều khiển logic và PLC, TS. Nguyễn Như Hiền và Nguyễn Mạnh Tùng,
NXB Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ Hà Nội.
3 Truyền động điện, Bùi Quốc Khánh, NXB KHKT
4 Tính Toán Thiết Kế Hệ Dẫn Động Cơ Khí Tập Một, NXB Giáo Dục, Hà
Nội 2010 - Trịnh Chất và Lê Văn Uyển.
5 Trang wed http://thietbidienphongvu.com/home/
6 Trang wed http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tai-lieu-thuc-hanh-dien-cong-
nghiep.730942.html
7 Trang wed http://www.autonics.com.vn/support/support_1.php
8 Trang web http://tanminhgiangjsc.vn/product/may-rua-xe-cong-trinh-rua-xe-
ben-tu-dong/
9 Trang web http://www.baogiaothong.vn/rua-xe-tu-dong-va-phun-suong-dap-
bui-o-cac-cang-d92397.html
10 Trang web http://www.tanminhgiang.net/2015/04/he-thong-rua-xe-o-to-tu-
dong.html
11 Trang web http://www.mayruaxe.vn/he-thong-rua-xe-tu-dong-ct919d-
p1488.html
12 Trang web : http://thietbigarage.vn/chi-tiet-san-pham/1042-he-thong-rua-xe-
tu-dong-ct-818.html
13 Trang webhttp://www.vinacomm.vn/May-rua-xe-tu-dong-dieu-khien-
DXCB740-p33559.vnc
14 Trang web http://www.karchervietnam.vn/may-rua-xe-tu-dong-cb-1-28-
eco-gantry-wash-system-p106.html

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 70


Trường Đại học Điện Lực Đồ án Thiết kế Mô hình hệ thống rửa xe tự
động

GVHD. TS. TRẦN ĐỨC TOÀN 71

You might also like