Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

- Giữa kỳ: 40% (gồm quá trình và giữa kỳ)


- Cuối kỳ: 60% (tự luận)
1. Chương 1: Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản LHN&GĐ
2. Chương 2: Kết hôn và kết hôn trái pháp luật
3. Chương 3: Quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản
4. Chương 4: Xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con
5. Chương 5: Chấm dứt quan hệ hôn nhân
6. Chương 6: Nghĩa vụ cấp dưỡng

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA


LHN&GĐ
1. Khái niệm chung:
- “Hôn nhân”: là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn (đăng kí kết hôn) (Điều 3.1
LHN&GĐ 2014) (hình thức kết hôn duy nhất là kết hôn dân sự đc tiến hành tại CQNN có
thẩm quyền).
- Đặc điểm hôn nhân:
+ Là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ. (ngoại lệ đối với cán bộ, bộ đội tập
kết).
+ Là sự liên kế tự nguyện. (được minh chứng rõ trong LHN&GĐ 2014) (chính các bên tự
đăng kí kết hôn và không được uỷ quyền, không có đăng kí kết hôn lưu động (ngoại trừ cặp
vợ chồng đó bị tàn tật))
+ Là sự liên kế bình đẳng.
+ Là sự liên kết nhằm chung sống suốt đời.
+ Là sự liên kết theo quy định của pháp luật.
- “Gia đình”: là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, do quan hệ huyết thống
hoặc do quan hệ nuôi dưỡng (đặc thù trong nuôi con nuôi), làm phát sinh các nghĩa vụ và
quyền giữa họ với nhau theo quy định của LHN&GĐ 2014 (Điều 3.2 LHN&GĐ 2014). (cha
mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể có được gọi là gia đình không? (tiêu chí sống
chung trong LHN&GĐ)).
+ sống cùng: cha mẹ ck, con dâu; ...
- Các chức năng cơ bản:
+ Duy trì nòi giống. (giúp tái sản xuất trong lực lượng lao động).
+ Giáo dục.
+ Kinh tế.
- “Luật hôn nhân và gia đình”:
+ Là môn học: là hệ thống các khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính chất lý
luận về pháp luật hôn nhân và gia đình, thực tiễn thi hành, áp dụng LHN&GĐ.
+ Là một vbqppl: là kết quả của công tác hệ thống hoá pháp luật, xây dựng pháp luật, trong đó
chứa đựng những qppl hôn nhân và gia đình.
+ Dưới góc độ ngành luật, LHN&GĐ là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN,
là tổng hợp các qppl luật hôn nhân và gia đình do NN ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều
chỉnh các qhxh phát sinh giữa các thành viên trong gia đình, về những lợi ích nhân thân và
những lợi ích về tài sản.

2. Nhiệm vụ và những nguyên tắc cơ bản:


3. Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình:
4. Lịch sử phát triển qua các thời kỳ:
- Đối tượng điều chỉnh:
=> Quan hệ tài sản
=> Quan hệ nhân thân
+Phương pháp: bình đẳng, tự nguyện và mệnh lệnh quyền uy
VD A và B đk kết hôn, trong TH có sự tham gia của chủ thể đại diện cơ quan nhà nước: cán
bộ hộ tịch => chủ thể có quyền cho kết hôn hay không => mệnh lệnh quyền uy
2. Nhiệm vụ và những nguyên tắc cơ bản của luật HNGĐ
- Nhiệm vụ của LHNGĐ: Điều 1,2,4,5 Luật HNGĐ 2014
Các nguyên tắc cơ bản của LHNGĐ
> Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ 1 vợ 1 chồng, vợ chồng bình đẳng
> Nguyên tắc không ohaan biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân
> Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của cha mẹ, con và các thành viên khác trong gia đình, nhằm
xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
> Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi trẻ em, ngươi cao tuổi, người khuyết tật, quyền lợi của ba mẹ
và trẻ em
> Nguyên tắc thực hiện kế hoạch hoá gia đình
> Nguyên tắc kế thừa, phát huy truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc VN về hn

3. Qh pl HNGĐ
- Khái niệm: qhpl hngđ là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình;
được các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh
- Các yếu tố cấu thành qhpl
> Chủ thể: là các bên tham gia quan hệ pl hngđ trên cơ sở các quyền và nv do pl hngđ quy
định
=> năng lực pl hngđ: thuộc tính pháp lý có giới hạn
và năng lực hành vi hngđ
> Khách thể: là những lợi ích mà khi tham gia vào quan hệ pháp luật hngđ, các chủ thể hướng
tới và mong muốn đạt được
=> Lợi ích nhân thân
VD: A kh B, A ở HCM, B kiếm công việc phải có hộ khẩu ở HCM, B nhập khẩu vào nhà A,
mang hộ khẩu HCM
=> Lợi ích tài sản
VD: Cùng nhau gây dựng sản nghiệp KT, phát triển KT gia đình.
=> Lợi ích từ hành vi (đặc thù)
VD: Gắn với yếu tố tình cảm, khi kết hôn được hưởng quyền chăm sóc quan tâm từ chủ thể
khác
> Nội dung: là toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia qh pl hngđ, được quy định
trong các quy phạm pháp luật hn gđ
=> Quyền và nv về nhân thân
=> Quyền và nv về tài sản
- Căn cứ làm phát sinh thay đổi chấm dứt qh pl hngđ: các sự kiện pháp lý, bao gồm:
> sự biến pháp lý: 1 trong 2 người chết
> hành vi pháp lý: 2 ng dẫn nhau tới cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn
4. Lịch sử phát triển của LHNGĐ qua các thời kỳ
 T8/1945 đến trước 13/1/1960: chưa có đạo luật HNGĐ riêng mà chỉ dùng chung quy
định luật dân sự, vì quan hệ hngđ là quan hệ nhân thân và qh tài sản
 13/1/1960 đến trước 3/1/1987: dấu mốc quan trọng xuất hiện đạo luật đầu tiên 1959,
có sự tách biệt giữa qhpl dân sự và qhpl HNGĐ, tuy còn có sự quy định về việc đkkh
ghi nhận chế độ đồng tài sản toàn phần.
 3/1/1987 đến trước 1/1/2001: Luật 1986, yêu cầu về việc phải đkkh mới được thừa
nhận. Chưa có thói quen về việc đăng ký kết hôn, khuyết khích đăng ký kh
 1/1/2001 đến trước 1/1/2015: Luật 2000, bắt buộc đkkh, có sự tách biệt ts giữa vợ và
chồng
 1/1/2015 đến nay Luật 2014, nhiều sự thay đổi lớn, tăng độ tuổi kết hôn, cách mạng
quy định chế độ ts vợ chồng => thừa nhận chế độ tài sản theo thoả thuận giữa vợ và
chồng

CHƯƠNG 2: KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT


1. Kết hôn
1.1 Khái niệm kết hôn
Kết hôn: Khoản 5 Đ3 Luật HNGĐ 2014: Nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của
luật HNGĐ về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
1.2 Các điều kiện kết hôn
Điều kiện về độ tuổi: điểm a, k1, đ8: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên , nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
=> quy định độ tuổi phù hợp với sự phát triển thể chất
=> quy định độ tuổi phù hợp với khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể, phù hộ
với các luật khác
=> quy định độ tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế xh của đất nước
=> cácch tính tuổi kết hôn: là tuổi tròn tính theo ngày tháng năm sinh
=> cách tính tuổi kh có ngày tháng sinh: sinh vào ngày 1/1 của năm sinh
Điều kiện về ý chí chủ thể trong kết hôn: điểm b, k1, đ8: việc kết hôn do nam nữ tự nguyện
quyết định
=> đạt được mục đích của kết hôn
=> thể hiện việc xoá bỏ tàn tích của hôn nhân phong kiến
Điều kiện về nhận thức: điểm c, k1, đ8: nam nữ phải là người không mất năng lực hành vi dân
sự
=> đảm bảo sự tự nguyện, việc thực hiện được quyền và nv giữa vợ và chồng
=> đảm bảo sự phát triển của thế hệ con cái
Thuộc diện bị cấm kết hôn:
> kết hôn giả tạo: việc kh không có thật. VD A muốn có quốc tịch út, thuê việt kiều kết hôn,
việt kiều bảo lãnh sang út sinh sống, vài năm A có quốc tịch út => ít bị kiểm tra, rất khó để
xem xét có phải hôn nhân giả tạo.
> tảo hôn
> cưỡng ép kết hôn
> lừa dối kết hôn
> cản trở kết hôn
> người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc chưa có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có
chồng, có vợ.
Người đang có vk, có ck
Người đã kết hôn với ng khác và chưa chấm dứt hôn nhân
Người sống chung với người khác như vk ck trước 3/1/1987 và vẫn chung sống chung như vợ
chồng ( sau 3/1/1987 phải đkkh, khuyến khích đkkh và đến hạn là ngày 1/1/2003)
1 số TH kết hôn trái pháp luật nhưng toà án không huỷ khi có đơn yêu cầu
TH1: 1985, A chung sống như vk ck với B
2002 chưa đkkh, A chết. B nằm trong hàng thừa kế thứ nhất của A
2016 vẫn chưa đkkh, A chết. B vẫn nằm trong hàng thừa kế thứ nhất của A
TH2: 1990 A chung sống như vk ck với B
2001 Đkkh, 2015 ly hôn. Thời kỳ hôn nhân là 1990 đến 2015
2005 đkkh, 2015 ly hôn. Thời kỳ hn là 2005 đến 2015\

Người không ở trong tình trạng đang có vk ck


Người chưa kết hôn và không thuộc th công nhận hôn nhân thực tế.
Người đã kết hôn nhưng đã ly hôn hoặc vợ hoặc chồng của họ đã chết.

You might also like