8060401 - 2218108022 - Lý thuyết phá hủy đá

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

LÝ THUYẾT PHÁ HỦY ĐÁ

CẤU TẠO, PHÂN LOẠI, NGUYÊN TẮC PHÁ HỦY,


PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA CHOÒNG PDC

- Học viên thực hiện: Lương Đức Đàm, Kỹ thuật Dầu Khí K44
- Mã số học viên: 2218108022

Mỏ Đại Hùng, Ngày 18 tháng 9 năm 2022


1. Giới thiệu.
Choòng khoan là công cụ chính yếu trong công tác khoan, là công cụ cơ bản nhất mà
Kỹ sư khoan sử dụng. Lựa chọn choòng tốt nhất và điều kiện làm việc của choòng là
vấn đề cơ bản nhất cần phải nắm rõ. Choòng khoan được thiết kế với thời gian làm
việc chỉ kéo dài hàng chục hoặc hàng trăm giờ. Choòng khoan thường làm việc ở dưới
sâu trong lòng đất, qua những địa tầng không biết trước. Các phép tính trên lý thuyết
để thiết kế và đánh giá choòng là rất khó khăn. Choòng PDC là tròn khoan được sử
dụng rộng rãi trong công nghiệp khoan dàu khí từ năm 1976 tới nay.
2. Cấu tạo, đặc tính của choòng khoan PDC.
Choòng kim cương đa tinh thể (PDC – polycrystalline diamond bits) là loại choòng có
lưỡi cắt cố định gắn răng kim cương.
Những thuận lợi của choòng lưỡi cắt cố định so với choòng chóp xoay như sau:
+ Không có bộ phận quay, điều này rất quan trọng trong những giếng khoan có
đường kính nhỏ, nơi mà khoảng trống đủ để quay lưỡi cắt và chóp xoay là không có.
+ Chúng được làm liền khối chắc chắn nên ít có cơ hội bị hư hỏng và để lại
mảnh vỡ (junk) trong giếng
.

- Khoan tốt ở địa tầng mềm, chắc, nửa cứng và không ăn mòn, không dính.
- Lấp nhét (bit balling) là vấn đề nghiêm trọng khi khoan trong địa tầng mềm, dính.
Sự mòn lưỡi cắt nhanh và nứt vỡ là vấn đề nghiêm trọng khi khoan trong địa tầng
cứng, mài mòn.
- Thuỷ lực là một nhân tố rất quan trọng trong việc giảm lấp nhét.
- Hình dạng đầu choòng (crown profile)
+ Đỉnh chóp kép (double cone profile)
* Kéo dài tuổi thọ vì có nhiều
lưỡi cắt
* Khoan giếng thẳng
* Mòn từng phần xảy ra tại đỉnh
+ Đỉnh chóp nông (shallow cone profile)
* Dễ dàng loại bỏ mùn khoan
* Tốc độ khoan cao vì ít lưỡi cắt
* Khoan định hướng dễ nếu calip ngắn
+ Đỉnh hình parabol
* Thích hợp với tốc độ cao (RPM) vì nhiều lưỡi cắt trên bề mặt vành
choòng (tapered surface)
* Khoan giếng thẳng đứng vì calip dài
- Số lượng lưỡi cắt
Khi số lượng lưỡi cắt được tăng lên, tuổi thọ choòng tăng vì tải trọng giảm trên
từng lưỡi cắt. Nhưng tốc độ khoan không tăng.
- Hướng của lưỡi cắt
Góc back rake và góc side rake nhỏ gây ra ROP cao và độ ăn mòn lưỡi cắt
nhanh.
+ Góc back rack
Góc lớn dùng cho địa tầng cứng
Góc nhỏ dùng cho địa tầng mềm
+ Góc side rake
Góc side rake hỗ trợ làm sạch giếng khoan.
- Hướng dòng chảy
+ Dòng chảy mở (open flow).
+ Vòi phun thông thường (Conventional nozzles).
+ Vòi phun chuyên dụng (Dedicated jet).
+ Bulk transport
- Vật liệu thân choòng (Body material)
+ Thân thép.
+ Thân khuôn cối (Matrix body).
- Bố trí kim cương:

a) hướng tâm; b) xoắn; c) hướng tâm cùng cánh cắt; d) đồng tâm.
Với mũi khoan thấm nhiễm (còn gọi thẩm thấu hay tản đều) sử dụng kim cương có độ
hạt bé (tới 1000 hạt/cara) phân bố đều trong khuôn đấu với chiều sâu 5-6mm. Mũi
khoan thấm nhiễm chịu va đập nên sử dụng tốt để khoan đá cứng nứt nẻ, sạn kết, cuội
kết.
Về kim cương nhân tạo nhờ tính ưu việt vượt trội về độ bền và chịu mài mòn nên rất
phù hợp với nhóm mũi khoan cắt - vỡ - mài, tạo được năng suất khoan cao. Viện vật
liệu siêu cứng của Nga đã vận dụng để chế tạo ra loại mũi khoan ISM có cơ chế phá
hủy đá cứng bằng kim cương nhân tạo theo nguyên tắc mài, vi cắt, còn đất đá mềm
phá hủy bằng cắt - vỡ bởi các răng hợp kim cứng dạng hình trụ.
Răng Strataparce đặc trưng cho kết cấu một răng kim cương nhân tạo, gồm khuôn đấu
là bản mỏng tròn đường kính 13mm, dày 3mm, trên bề mặt là một lớp kim cương
nhân tạo đa tinh thể dày 0,5-0,7mm, còn lại là hợp kim cứng với độ bền uốn cao hơn
kim cương 70%. Bản mỏng được hàn khuếch tán vào mặt trước của thân răng là hợp
kim cứng với góc nghiêng 200

- Ưu nhược điểm của choòng khoan PDC:


Ưu điểm:
+ Thời gian khoan dài.
+ Không hư hỏng (trừ khi PDC bị vỡ do quá nhiệt hoặc có mảnh vỡ trong
giếng).
+ Tốc độ khoan cao, nếu choòng phù hợp với địa tầng.
Nhược điểm:
+ Giá ban đầu cao.
+ Dễ bị hư hỏng do mảnh vỡ hoặc lấp nhét, trừ khi choòng phù hợp với địa
tầng hoặc chế độ thuỷ lực đầy đủ.
3. Phân loại một số choòng PDC:
Choòng Kymera: Choòng Kymera là kiểu choòng lai tạo, lưỡng tính bằng cách kết
hợp giữa choòng PDC có lưỡi cắt (răng) cố định và choòng chóp xoay có răng ấn đập.
Do đó, choòng Kymera thừa hưởng và kết hợp được ưu điểm của hai loại choòng là
khả năng khoan mạnh mẽ, tốc độ cao của choòng PDC và sự đập phá đá cứng, khoan
trơn mượt, ít chịu momen xoắn của choòng chóp xoay. Các răng đính trên chóp xoay
đập phá đất đá, đồng thời làm rạn nứt khối đá tạo điều kiện cho các răng cắt cố định
của choòng PDC phá hủy đất đá được dễ dàng hơn. Ngược lại, các răng cố định ở
choòng PDC có khả năng chống đỡ được tải trọng lên choòng tốt nên giảm nguy cơ
gây hỏng hóc các chóp xoay.

Tuy nhiên, choòng Kymera ngoài ưu điểm


cũng tồn tại yếu điểm là do lắp thêm chóp
xoay nên các cánh choòng PDC mỏng, yếu đi, hơn nữa có bộ phận xoay sẽ dẫn đến
tuổi thọ của choòng không cao.

Choòng Sting Blade: Để có răng phá hủy đá cứng bằng cơ chế ấn dập nhưng không
có chóp xoay và không gây mỏng, yếu cánh choòng như choòng Kymera các nhà công
nghệ của hãng Smith đã sáng tạo ra loại choòng Sting Blade.
Thực chất đây là choòng PDC được gắn thêm răng ấn
đập (người ta gọi là răng đục) bên cạnh răng cắt. Tải
trọng chiều trục truyền cho răng đục phá hủy đá cứng,
momen quay tạo tác dụng cắt phá cho răng cắt. Răng
đục phá vỡ đá cứng đồng thời cũng gây rạn nứt khối
đá tạo tiền đề phá hủy dễ dàng cho răng cắt. Ngoài ra,
răng đục có độ kháng nén cao đặt cạnh răng cắt trên
cùng một cánh choòng sẽ giảm được sự mài mòn và
các ảnh hưởng khác đối với răng cắt. Do cánh choòng
dạng PDC cứng vững và không có bộ phận xoay nên
rất chắc chắn. Choòng Sting Blade sử dụng rất có hiệu quả khi khoan vào địa tầng
cứng mềm xen kẹp.

Như vậy, từ một kiểu choòng PDC người ta đã cải tiến, hoán cải, sáng tạo
thành hàng loạt các loại choòng lai tạo khác nhau, tất cả đều với mục đích tăng năng
suất khoan và tuổi thọ choòng khoan. Song trạng thái tồn tại của đất đá rất đa dạng
nên chưa một loại choòng nào thỏa mãn toàn diện được. Với sự tiến bộ không ngừng
của công nghệ khoan cùng với sự phát triển kim cương đa tinh, nhất là trong lĩnh vực
dầu khí, chắc chắn sẽ còn liên tục xuất hiện các dòng choòng khoan kim cương đời
mới có thêm đặc tính kỹ thuật khác nữa.
Choòng FuseTek: Choòng này để khoan đá móng. Phần lớn đá móng là đá magma
toàn tính với đai mạch diabaz và porfia basan, andehit, đặc trưng bởi mức độ không
đồng nhất cao về thành phần và hàm lượng thạch học.
Đa phần các đá thuộc nhóm granitoit nguyên khối hoặc
bị phong hóa, nứt nẻ mức độ khác nhau. Đặc trưng là
các đá granit, granodiorit hàm chứa các khoáng vật
thạch anh, plagiocla, fenspat kali, biotit, muscovit và
amphibon. Trong khe nứt lấp đầy canxit và zeolite. Với
trạng thái và thành phần đá móng như vậy nên biểu
hiện rất đa dạng các tính chất cơ học. Choòng FuseTek
là loại choòng kết hợp giữa choòng PDC và choòng
kim cương thấm nhiễm bằng cách gia cố thêm phần
kim cương thấm nhiễm lên các cánh PDC. Trên
choòng FuseTek một số răng cắt PDC được bố trí lùi thấp hơn để lộ ra phần kim
cương thấm nhiễm. Phân bố răng trên choòng như vậy nhằm mục đích phá hủy được
nhiều loại đất đá ở tầng móng, đồng thời tăng tuổi thọ của choòng theo cơ chế phá hủy
đất đá với hai hình thức:
Với đất đá mà răng cắt PDC phá hủy tốt thì nó phát huy cho tốc độ khoan
nhanh. Đồng thời phần kim cương thấm nhiễm lộ ra cùng tham gia phá hủy đất đá
thêm;
Khi các răng chính của choòng PDC bị mòn từ 1/3 đến một nửa thì đất đá chủ
yếu được phá hủy bởi kim cương thấm nhiễm theo cơ chế mài, vi cắt, đồng thời các
răng PDC được bố trí lùi thấp lúc này nhô lên cùng tham gia phá hủy nhờ đó nên tốc
độ cơ học khoan vẫn được duy trì

4. Cơ chế phá hủy đất đá và phạm vi ứng dụng.


- Choòng PDC phá huỷ đất đá bởi cơ chế nêm & cắt.
Cơ chế cắt: Quỹ đạo do răng cắt phá là một rãnh khá phẳng phiu, tiết diện ít thay đổi.
Độ dẻo của đất đá càng cao thì tiết diện rãnh cắt càng ổn định. Choòng PDC dùng
khoan phá toàn đáy, sử dụng khoan các giếng khai thác, giếng bơm ép, giếng quan
trắc trong kỹ thuật dầu khí; khoan các giếng thăm dò khảo sát địa chất. Các loại
choòng PDC (Polycrystalline Diamond Compact) đang được dùng rất phổ biến để
khoan các giếng dầu khí tầng Miocen và Oligocen và cho năng suất khoan cao.
Khi khoan, răng chuyển động theo hướng v0, lớp kim cương 1 phá hủy đất đá 5 phía
trước thì kim cương được ép chặt vào khuôn đấu 2 và thân răng 3. Thân răng là hợp
kim chịu uốn, chịu xoắn tốt, được cắm chặt vào choòng 4 nên tạo cho răng chịu được
mọi phản lực phát sinh khi khoan. Nhờ vậy, răng kim cương nhân tạo này tập hợp
được các tính ưu việt là cứng, bền uốn, bền mòn. Dạng răng kim cương nhân tạo này
hiện đang được ứng dụng nhiều để chế tạo các loại mũi khoan kim cương khác nhau.
Nói chung, các loại mũi khoan được chế tạo bằng loại răng kim cương nhân tạo này
chủ yếu để khoan đất đá cứng trung bình, không dùng cho đất đá nứt nẻ.

- Khoan tốt ở địa tầng mềm, chắc, nửa cứng và không ăn mòn, không dính. Tuy độ
cứng của đất đá chỉ từ trung bình trở xuống, song trạng thái cơ lý rất khác nhau, rất đa
dạng, do đó choòng PDC đã được chế tạo thành nhiều chủng loại khác nhau tương
thích với đất đá, trong đó kích thước các răng kim cương nhân tạo được thiết kế các
cỡ 3/8, 1/2, 1 và 1¼ inch, mang các nhãn mác như ATJ22, BB457, PDS1, RSX616-
A20, RSX616-B23, TD13MDBS, TP2050,….
Các loại choòng PDC nhờ gắn dạng răng kim cương nhân tạo Strataparce có ưu điểm
cắt phá cho năng suất khoan cao trong đất đá cứng trung bình trở xuống

Cơ chế phá hủy cho từng địa tầng:


Địa tầng
Không chắc chắn Mềm Cứng
Thủy lực Cắt, Khoét, Nạo Đục, Nêm, Xới, Mài Nghiến

Đánh giá độ mài mòn của choòng:


Đánh giá độ mòn choòng sau khi đã sử dụng rất có ích vì những lý do sau:
- Cải thiện sự lựa chọn loại choòng
- Chỉ ra ảnh hưởng của thông số khoan
- Thu được kinh nghiệm về tuổi thọ choòng
- Đánh giá được hiệu suất của choòng …
Rock bits Diamond and PDC bits
Nominal bit size Tolerance Nominal bit size Tolerance

(in) (in) (in) (in)


3 3/8 - 13 3/4 -0, + 1/32 up to 6 1/4 +0, -0.015

14 - 17 1/2 -0, + 1/16 6 25/32 -9 +0, -0.020


17 5/8 and larger -0, + 3/32 9 1/32 - 13 3/4 +0, -0.030

13 25/32 and larger +0, -0.045

Mô phỏng mức độ mài mòn của choòng PDC.


.

Bảng thống kê tốc độ khoan khi áp dụng choòng khoang PDC mới tại mỏ Hải Thạch.

Tài liệu tham khảo:


1. Tài liệu thảo luận lựa chọn choong khoan PIDC 2005.
2. Petroleum Engineering Handbook Vol. 2. Drilling Engineering -Robert
F. Mitchell_ 2007
3. Nguyên lý phá hủy đá. Nhà xuất bản KHKT. TS Nguyễn Thế Hùng
4. Bài giảng lý thuyết các phương pháp khoan. ĐH Mỏ Địa Chất HN.
5. Tạp chí dầu khí số 2-2019 trang 25-34.

You might also like