Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

3.1. Diễn biến nguồn thu thuế TTĐB Việt Nam giai đoạn 2016-2021.

Thuế TTĐB Việt Nam 2016-2021


180,000 25.0%
160,000 20.0%
Đơn vị: tỷ đồng

140,000 20.0%
120,000 13.4%
100,000 12.5% 15.0%
80,000 12.3% 11.4% 10.0%
60,000
40,000 8.0%
5.0%
20,000
0 0.0%
2016 2017 2018 2019 2020 2021

Thuế TTĐB
Tỷ trọng trong tổng thu NSNN
Nguồn: Bộ tài chính
- Tỷ trọng thu ngân sách từ thuế TTĐB trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ
phí luôn duy trì ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nội địa.
- Cụ thể, từ số liệu thu thập từ các báo cáo quyết toán ngân sách của Nhà nước ta
có thể thấy tỷ trọng của thuế TTĐB biến động nhưng luôn duy trì ở mức trên
quanh 12% giai đoạn 2016-2020 thể hiện mức độ quan trọng của sắc thuế này
trong nguồn thu ngân sách. Cụ thể ghi nhận được vào năm 2017 và 2018 là
12.3% và 11.37% sau đó 2 năm ghi nhận là 13.37% và 12.54% vào năm 2020 và
8% trong vào năm 2021 là năm xảy ra đại dịch covid nên nguồn thu thuế TTĐB
có sự sụt giảm nhất định.
- Trong những năm từ 2016 đến 2021 thuế tiêu thụ đặc biệt luôn đứng thứ ba về
tổng số thu trong các sắc thuế hiện hành. Đứng đầu là thuế giá trị gia tăng tiếp
theo là thuế thu nhập doanh nghiệp và thứ ba là thuế TTĐB. Có thể thấy sắc thuế
này đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Tổng thu thuế từ
thuế TTĐB trong nước tăng dần đều qua các năm tuy nhiên có sự giảm nhẹ vào
năm 2020 và 2021 do tác động của đại dịch.
- Đối với số tiền thu từ thuế TTĐB vẫn có xu hướng tăng dần qua các năm thể
hiện nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng ngày càng gia tăng dù tình hình kinh tế đất
nước có xu hướng lạm phát. Cũng như nguồn thu từ thuế TTĐB có sự đồng pha
nhất định với tăng trưởng kinh tế, cụ thể năm 2020 và 2021, khi nền kinh tế
chung trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch covid đang diễn
ra căng thẳng, thì nguồn thu từ thuế TTĐB có sự sụt giảm theo đáng kể.

3.2. Những mặt đạt được


3.2.1. Giúp ổn định và điều tiết thu nhập của nền kinh tế.

- Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, để thị
trường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung
rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh
chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế,
sự phát triển của một đất nước là kết quả nỗ lực của cả một công đồng, sẽ không
công bằng nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người. Bởi vậy
cần có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình phân phối thu nhập, sự can thiệp
này đặc biệt hiệu quả bằng cách sử dụng công cụ thuế.
- Thuế TTĐB với đối tượng chịu thuế hẹp, nhưng với mức thuế suất cao đánh vào
các nhóm hàng hóa, dịch vụ cao cấp mà Nhà nước cần phải điều tiết thu nhập của
người tiêu dùng (ví dụ như ô tô dưới 9 chỗ ngồi chịu mức thuế suất cao theo dung
tích xi lanh từ 35-150%; du thuyền, tàu bay với mức thuế 30%; dịch vụ vũ trường
40% ...); nhóm hàng hóa có hại cho sức khỏe (thuốc lá điếu, xì gà với mức thuế
suất 65%; rượu, bia các loại với mức thuế suất từ 25 – 50%; nhóm hàng hóa dịch
vụ mà việc tiêu dùng được tập trung vào những bộ phận có thu nhập cao mà Nhà
nước cần phải điều tiết thu nhập như dịch vụ mát-xa, karaoke, casino, trò chơi
điện tử có thưởng với mức thuế suất 30%... Đối với mặt hàng ô tô, ngoài việc
điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao thì thuế TTĐB cũng có tác
dụng trong việc góp phần hạn chế sử dụng xe du lịch, cá nhân trong điều kiện cơ
sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống giao thông vận tải nước ta vẫn còn nhiều hạn
chế chưa đáp ứng kịp với tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thông. Các
hàng hóa chịu thuế suất cao như các sản phẩm đề cập trên như đối với thuốc lá,
rượu bia cao là nhằm mục đích hạn chế việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng,
bởi lẽ những hàng hóa này không tốt cho sức khỏe và môi trường. Ngoài ra,
thông qua quy định thuế suất thuế TTĐB cao đối với hàng hóa, dịch vụ cao cấp,
xa xỉ đã góp phần tăng điều tiết vào thu nhập của những người có thu nhập cao,
qua đó góp phần giải quyết vấn đề tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã
hội.

- Do đó ta có thể thấy rằng, một trong những kết quả quan trọng mà thuế TTĐB đã
đạt được đó là góp phần tích cực và hiệu quả trong việc hình thành một xu thế
tiêu dùng lành mạnh, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn.

3.2.2. Tăng nguồn thu cho ngân sách:

- Ngân sách nhà nước Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng ổn định từ nguồn
thu TTĐB trong suốt giai đoạn 2016-2021. Nguồn thu từ TTĐB chiếm khoảng
quanh mức 12% tổng nguồn thu thuế của Việt Nam qua các năm từ 2016-2021.

3.2.3. Thuế TTĐB đã có điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô gặp khó
khăn do Covid -19:

- Tại tờ trình Nghị định gửi Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, dịch COVID-19 lần
thứ 2 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trong năm 2020 đã kìm hãm đà hồi phục
của thị trường ô tô. Thực hiện chỉ thị chống dịch của chính quyền các địa
phương, các hãng xe Toyota, Ford, Mitsubishi... tại Hà Nội, TP.HCM - những thị
trường ô tô lớn nhất cả nước phải tạm dừng hoạt động và gần như rơi vào cảnh
“đóng băng”
- Theo quy định tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải
pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn
đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid -19,
trong đó có quy định gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất hoặc
lắp ráp trong nước “gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ôtô sản xuất hoặc
lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3/2020. Thời
gian gia hạn không muộn hơn thời điểm 31/12/2020”. Việc gia hạn nộp thuế
TTĐB nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước tháo gỡ
khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19

3.2.4. Thuế TTĐB có vai trò lớn trong việc góp phần bảo vệ môi trường.
- Hiện thuế suất thuế TTĐB đối với xăng là 10%, đối với xăng E5 là 8%, đối với
xăng E10 thuế suất thuế TTĐB là 7%. Việc quy định thuế suất thuế TTĐB đối
với các loại xăng theo hướng thấp đối với các loại xăng thân thiện với môi
trường, qua đó tạo điều kiện để giảm giá bán của các loại xăng này, thể hiện quan
điểm của Nhà nước là khuyến khích tiêu dùng các loại xăng E5, E10.
- Đối với ô tô thuế suất thuế TTĐB phân biệt theo nhiên liệu sử dụng, hiện hành
thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện,
năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng
lượng sử dụng, thì thuế suất thuế TTĐB bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe
cùng loại; đối với xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học, thì thuế suất thuế
TTĐB chỉ bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại; đối với ô tô chạy
bằng điện loại chở người từ 9 chỗ trở xuống, thì thuế suất thuế TTĐB là 15%; đối
với ô tô chạy bằng điện loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, thì thuế suất TTĐB
là 10%; đối với ô tô loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, thì thuế suất là 5%.
- Việc phân biệt thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô tùy theo nhiên liệu sử dụng theo
hướng ô tô sử dụng nhiên liệu càng thân thiện với môi trường, thì thuế suất thuế
TTĐB ngày càng thấp, đã thể hiện quan điểm của Nhà nước là khuyến khích sử
dụng ô tô thân thiện với môi trường…

3.2.5. Tăng cường quản lý và kiểm soát:

- Quản lý và kiểm soát thuế TTĐB đã được cải thiện, với sự nghiêm ngặt hơn
trong việc giám sát sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng. Điều
này đã giúp ngăn chặn và giảm thiểu các hoạt động trốn thuế, giảm thiểu nạn
buôn lậu, cải thiện môi trường kinh doanh và tăng nguồn thu ngân sách

3.2.6. Gia tăng nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội:

- Nguồn thu từ TTĐB đã được sử dụng để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đời sống của người
dân.

You might also like