Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Ngành Ngân hàng Quý 1/2022

Ngô Hoàng Long Các ngân hàng có khởi đầu mạnh mẽ trong năm 2022
Phó Giám đốc
Trong khi diễn biến của các cổ phiếu ngân hàng bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo mạnh trên thị
Ngô Thị Thanh Trúc
Chuyên viên phân tích trường vào đầu tháng 4/2022, thì hoạt động cốt lõi của của các ngân hàng trong danh mục theo
dõi của chúng tôi lại khá ấn tượng. Do đó, chúng tôi không có thay đổi đáng kể cho mức định giá
Huỳnh Thị Hồng Ngọc đối với các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi.
Chuyên viên phân tích
Tăng trưởng tín dụng 5 tháng 2022 đạt mức cao nhất trong nhiều năm
Tăng trưởng tín dụng cho 5 tháng đầu năm 2022 là 8% - cao hơn đáng kể so với mức tăng trưởng
tín dụng 5 tháng đầu năm 2019 (5,78%). Tuy nhiên, với các động thái giám sát việc phát hành trái
phiếu doanh nghiệp của cơ quan thẩm quyền kể từ đầu tháng 4/2022, sự chú ý hướng đến động
lực tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn tháng 4 - tháng 5/2022; giai đoạn này ghi nhận mức tăng
trưởng lần lượt là 1,6 điểm % và 1,4 điểm %, sau mức tăng 5% trong quý 1/2022.

NIM quý 1/2022 phần lớn theo xu hướng tăng, nhưng con số tổng bị ảnh
hưởng bởi CTG và VPB
Mức NIM nhìn chung của các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi giảm 9 điểm cơ
bản YoY trong quý 1/20222; tuy nhiên, nếu không tính đến CTG và VPB trong mẫu so sánh sẽ
dẫn đến mức tăng 12 điểm cơ bản YoY. Chúng tôi cho rằng có những lý do phù hợp để không
tính VPB trong mẫu so sánh vì ngân hàng này có nguồn tiền dồi dào sau khi nhận được 26 nghìn
tỷ đồng từ bán cổ phần tại FE Credit trong quý 4/2021 và nhận 5,5 nghìn tỷ đồng từ AIA trong quý
1/2022, và phần lớn lượng tiền này chảy vào các khoản tiền gửi và các khoản vay liên ngân hàng
có lợi suất thấp hơn. Mặt khác, CTG vẫn nằm trong nhóm mẫu so sánh khi mức NIM thấp trong
quý 1/2022 là kết quả của việc tiếp tục cho vay ưu đãi trong quý 1/2022. Tuy nhiên, chúng tôi cũng
đưa ra 1 mẫu so sánh không có CTG để cho thấy rằng toàn ngành ngân hàng vẫn có xu hướng
tăng ngay cả khi không tính 1 ngân hàng quy mô lớn như CTG.

Các chỉ số nợ xấu chính thức và các khoản vay được tái cơ cấu có khả
năng đạt mức đáy mới trong quý 2/2022
Cả 2 chỉ số được chúng tôi ưu tiên sử dụng là chỉ số nợ xấu chính thức và các khoản vay tái cơ
cấu trong thời gian dịch COVID-19 của các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi tiếp
tục có xu hướng giảm trong quý 1/2022. Theo quỹ đạo hiện tại, các tỷ lệ này nhiều khả năng thiết
lập mức đáy mới trong quý 2/2022 từ mức đáy trước đó đã thiết lập trong quý 1 – quý 2/2021.

Các giải pháp mới để cải thiện các ngân hàng yếu kém là quan trọng để cải
thiện nhận thức về hệ thống ngân hàng của Việt Nam bởi các cơ quan đánh
giá tín nhiệm
Việc S&P nâng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên BB+ vào tháng 5/2022 cũng bao gồm hệ
thống ngân hàng của Việt Nam này và xếp hạng hệ thống này ở nhóm 9 - chỉ cao hơn một bậc so
với mức xếp hạng thấp nhất là 10. S&P cụ thể đề cập đến “các vấn đề tồn đọng đối với người vay
vẫn bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái bất động sản giai đoạn 2009-2021”, mà chúng tôi cho rằng
có liên quan đến các các ngân hàng yếu kém (DCI) ở Việt Nam. Động lực để giải quyết các DCI
đã tăng lên đáng kể vào năm 2022 khi MBB, VCB, VPB và HDB bắt đầu đưa việc tham gia vào
chương trình giải cứu trong tài liệu ĐHCĐ của các ngân hàng này và xin ý kiến cổ đông thông
qua. Các cơ quan quản lý một lần nữa đang chuyển sang các giải pháp không yêu cầu hệ thống
ngân hàng giải cứu bằng tiền mặt và dựa vào các ngân hàng khỏe mạnh như MBB và VCB để hỗ
trợ đưa các DCI trở lại trạng thái không còn lỗ lũy kế. Chúng tôi ước tính các DCI chiếm 0,9% tổng
cho vay toàn hệ thống vào cuối năm 2021 (tương đương 4,1 tỷ USD). Thời gian cho giai đoạn “hỗ
trợ” này nằm trong khoảng 7 năm đối với mối quan hệ hợp tác giữa MBB và Ocean Bank có thể
là 10 năm đối quan hệ hợp tác giữa VCB và DCI khác. Về mặt hiệu quả, mốc thời gian này tương
ứng với giả định về một chu kỳ tín dụng thuận lợi trong giai đoạn “hỗ trợ”.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 1
Hình 1: Ngành Ngân hàng: Dữ liệu chính
Sở
Room
còn ADTV
Giá HOLD
Lợi
suất
Khuyến GTVH tr hữu FOL Giá CP mục Ngày cập TL TSR
Mã cổ phiếu lại 30N cổ
nghị USD NN % VND/CP tiêu nhật tăng % %
tr trUSD tức
% VND/CP
USD %
CTG MUA 5.740 64,5% 30,0% 218 5 27.700 41.600 5/31/22 50,2% 1,8% 52,0%
VCB MUA 16.162 74,8% 30,0% 438 4 79.200 111.500 5/20/22 40,8% 1,5% 42,3%
BID MUA 7.482 81,0% 30,0% 160 2 34.300 44.200 5/31/22 28,9% 2,3% 31,2%
TCB MUA 5.639 0,0% 22,5% 0 11 37.250 69.800 5/13/22 87,4% 0,0% 87,4%
STB MUA 1.756 0,0% 30,0% 154 17 21.600 38.400 5/23/22 77,8% 0,0% 77,8%
ACB* MUA 3.743 0,0% 30,0% 0 4 25.700 42.100 5/26/22 63,8% 3,9% 67,7%
LPB MUA 982 0,0% 5,0% 7 3 15.150 24.000 5/17/22 58,4% 0,0% 58,4%
MBB MUA 4.554 0,0% 23,2% 0 10 27.950 43.700 6/1/22 56,4% 0,0% 56,4%
VPB MUA 6.096 0,0% 17,4% 0 17 31.800 49.100 6/2/22 54,4% 0,0% 54,4%
HDB MUA 2.252 0,0% 18,0% 109 3 25.950 35.700 5/16/22 37,6% 0,0% 37,6%
TPB MUA 2.063 0,0% 30,0% 1 4 30.250 39.200 6/7/22 29,6% 0,0% 29,6%
VIB MUA 2.422 0,0% 20,5% 0 1 26.650 31.700 5/23/22 18,9% 0,0% 18,9%

Hình 2: Ngành Ngân hàng: Tổng hợp định giá


Đòn
EPS g EPS g EPS g P/B P/B P/B P/E P/E P/E ROE ROE bẩy
Mã cổ phiếu 2022F 2023F 2024F 2022F 2023F 2024F TTM 2022F 2023F 2022F 2023F quý
% % % x x x x x x % % gần
nhất x
CTG 39,3% 25,7% 17,9% 1,26 1,08 0,92 12,6 7,9 6,3 20,8% 21,8% 16,9
VCB 36,6% 26,9% 21,0% 2,44 2,06 1,72 18,5 13,9 11,0 22,4% 23,0% 12,5
BID 55,4% 23,1% 24,2% 1,89 1,70 1,50 19,7 13,9 11,3 18,7% 20,7% 20,6
TCB 23,3% 15,4% 16,1% 1,14 0,93 0,77 6,7 5,9 5,1 21,6% 20,2% 6,1
STB 35,7% 108,3% 23,6% 1,06 0,87 0,71 13,1 9,9 4,7 13,2% 23,4% 15,6
ACB 48,2% 15,2% 16,1% 1,48 1,20 0,98 8,3 6,2 5,3 27,4% 24,9% 11,0
LPB 31,4% 6,4% 7,0% 0,84 0,71 0,62 7,3 5,4 5,1 22,3% 19,6% 17,2
MBB 37,8% 17,5% 13,0% 1,31 1,06 0,86 7,4 6,0 5,1 25,2% 23,0% 9,7
VPB 61,2% -5,9% 16,2% 1,13 1,07 0,94 8,2 7,5 7,9 17,9% 13,6% 5,9
HDB 22,9% 18,3% 14,3% 1,36 1,11 0,91 8,1 6,9 5,9 22,1% 20,6% 11,6
TPB 30,5% 10,0% 12,4% 1,46 1,19 0,98 9,6 9,5 8,6 23,2% 20,5% 11,1
VIB 31,1% 20,0% 10,8% 1,72 1,31 1,04 8,2 6,7 5,6 29,6% 26,9% 12,8

Nguồn: VCSC (giá cổ phiếu tính đến 08/06/2022); (*) điều chỉnh cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 100:25 trong tháng
06/2022.

Hình 1: Diễn biến giá cổ phiếu, trượt Hình 2: Diễn biến giá cổ phiếu theo mảng

20% 30%
15% 20%
10% 10%
5%
0%
0%
-10%
-5%
-20%
-10%
-30%
-15%
-20% -40%

Overall banking VNI SOE banks Private banks VNI

Nguồn: VCSC, Bloomberg từ 04/06/2022. * Toàn ngành ngân hàng thể hiện các cổ phiếu của tất cả các ngân hàng trong danh mục theo
dõi của VCSC và được tính bằng giá trị vốn hóa thị trường.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 2
Hình 3: Ước tính P/B 12 tháng của các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi
kể từ cuối 2016 HOLD
2.1

1.9

1.7

1.5
Stdev +1 = 1.34x
1.3 Average= 1.22x
Stdev -1 = 1.10x
1.1

0.9

0.7

0.5

Nguồn: Bloomberg, VCSC ước tính

Các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi vẫn đang giao dịch trên mức P/B dự phóng
trung bình 5 năm là 1,22 lần, nhưng chúng tôi cho rằng sẽ không hợp lý nếu sử dụng con số 5
năm vì các ngân hàng TMCP quốc doanh (SOCB) nằm trong danh mục theo dõi của chúng tôi
vẫn đang xử lý việc trích lập dự phòng của VAMC cho đến năm 2020 và tỷ lệ bao phủ nợ (LLR)
trung bình tăng từ 84,8% trong năm 2017 lên 166,1% trong quý 1/2022. ROE cũng được cải thiện
đáng kể trong khoản thời gian này, với ROE trung bình là 15,9% trong năm 2017 và dự báo của
chúng tôi là 22,0% trong năm 2022.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 3
Nhìn lại KQKD quý 1/2022 và tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm 2022:
Mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cao bất thường HOLD
so với
cùng kỳ quý trước (QoQ); tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt mức cao
nhất trong nhiều năm trong 5 tháng đầu năm 2022
Tăng trưởng tín dụng mạnh đầu năm 2022 đạt 8% trong 5 tháng đầu năm, so với 5,0% YoY.
Con số tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm 2022 là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm
được thể hiện trong Hình 6 – với các chỉ số trong biểu đồ từ 2018 đến 2021, trung bình 31,3% -
cho thấy tăng trưởng 5 tháng đầu năm 2022 cao hơn đáng kể so với dự báo hiện tại của chúng
tôi cho năm 2022 đối với tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống.
Vào đầu năm 2022, chúng tôi kỳ vọng tiền gửi sẽ tăng trưởng với tốc độ tương đương với
tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2022, nhưng tốc độ trong 3 tháng đầu năm 2022 cho
thấy tăng trưởng tín dụng cao hơn. Tăng trưởng tiền gửi 3 tháng đầu năm 2022 là 3,6% so với
tăng trưởng tín dụng 5,0% trong cùng kỳ.

Hình 4: Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống — các cột thể Hình 5: Tăng trưởng huy động toàn hệ thống
hiện tăng trưởng tín dụng từ tháng 1 đến tháng 5 theo
phần trăm của dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm.

16% 16%
14% 14%
12% 12%
10% 51.9% 10%
8% 8%
42.4%
6% 36.4% 6%
4% 30.2% 16.4%
4%
2% 2%
0% 0%

Nguồn: NHNNVN, VCSC. *2022F thể hiện dự báo tăng trưởng tín Nguồn: NHNNVN, VCSC. * 2022F thể hiện dự báo tăng trưởng tiền
dụng toàn hệ thống, được tính toán dự trên dự báo của chúng tôi về gửi toàn hệ thống, được tính toán dự trên dự báo của chúng tôi về
tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong danh mục theo dõi của tăng trưởng tiền gửi của các ngân hàng trong hạng mục theo dõi.
chúng tôi trừ 1,4 điểm % (chênh lệch trung bình trong năm 2020 và
2021).

Nhìn chung, cho vay bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã thúc đẩy tăng trưởng tín
dụng cho các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi trong 5 tháng đầu năm
2022, chỉ có NH TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) có tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm hơn
YoY trong quý 1/2022. Thông tin từ 9 ngân hàng cung cấp cho chúng tôi những nhận định về cơ
cấu tăng trưởng cho vay trong quý 1/2022 và cả 9 ngân hàng cho rằng cho vay bán lẻ là động lực
dẫn dắt hàng đầu. Ngoài ra, trong số 9 ngân hàng này, có 5/9 ngân hàng đề cập cho vay SME và
2 ngân hàng đề cập cho vay doanh nghiệp. Nhu cầu tín dụng phục hồi từ mảng SME làm nổi bật
nhu cầu tín dụng từ các nhóm ngành có beta cao và tương đồng với tốc độ tăng trưởng GDP quý
1/2022, đạt mức cao nhất trong 3 năm là 5,03%.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 4
Hình 6: Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong Hình 7: Tăng trưởng tín dụng theo mảng –
danh mục theo dõi của chúng tôi tăng trưởng QoQ trong quý 1/2022 HOLD
16% 30%
14%
12% 25%
10% 20%
8%
6% 15%
4%
2% 10%
0%
5%
-2%
0%
Loans Corporate Loans Corporate Total
bonds bonds credit
Q1 2021 Q1 2022 growth
SOCBs JSCBs

Nguồn: Các ngân hàng, VCSC (c: ngân hàng hợp nhất) Nguồn: VCSC tổng hợp

Trái với kỳ vọng, tăng trưởng TPDN tiếp tục vượt tăng trưởng cho vay trong quý 1/2022,
với đà tăng trưởng cao tại các ngân hàng tư nhân. Trong báo cáo chiến lược đầu năm 2022,
Báo cáo Chiến lược 2022 - Từ đại dịch đến bình thường mới, chúng tôi cho rằng “tăng trưởng
TPDN dự kiến sẽ chậm lại do Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định các hoạt động được phép đối
với danh mục TPDN của các ngân hàng và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2022, có khả năng sẽ
khiến các ngân hàng giảm các hoạt động giao dịch TPDN trong tương lai”. Tuy nhiên, trong quý
1/2022 TPDN tại các ngân hàng TMCP đã tăng 27% QoQ (Hình 9) và duy trì xu hướng tương tự
trong năm 2020 và 2021 khi tăng trưởng TPDN cao hơn đáng kể tăng trưởng cho vay. Một lý do
có thể giải thích cho sự tăng trưởng cao liên tục của TPDN có thể là trong 14 ngày đầu năm 2022,
các ngân hàng đẩy mạnh mua TPDN, điều này cho thấy khả năng tăng trưởng TPDN sẽ chững
lại có thể xảy ra trong quý 2/2022. Ngoài ra, các cuộc điều tra hiện tại về quy trình phát hành TPDN
tại các công ty BĐS bắt đầu từ tháng 04/2022 đã hạn chế lượng phát hành sơ cấp từ lĩnh vực
BĐS.
Các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi có tổng NIM giảm trong quý 1/2022
YoY; tuy nhiên, NIM sẽ tăng YoY khi loại trừ CTG và VPB khỏi mẫu. Hình 10 cho thấy mức
NIM chững lại ở cả POCB và SOCB, dẫn đến tăng trưởng trong quý 1/2022 chậm hơn so với dự
báo cả năm 2022 của chúng tôi. Tuy nhiên, NIM giảm YoY ở CTG và VPB là mức giảm lớn nhất
trong quý 1/2022; bởi vì cả 2 ngân hàng đều có quy mô lớn nên ảnh hưởng đến nhóm mẫu ngân
hàng POCB/SOCB/ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi. Hình 11 loại trừ CTG và
VPB khỏi mẫu, sự khác biệt đáng kể đối với danh mục theo dõi của chúng tôi và cả 2 mẫu POCB
và SOCB cho thấy sự cải thiện NIM quý 1/2022 so với quý 1/2021.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 5
Hình 8: Tổng NIM theo từng mảng Hình 9: Tổng NIM theo từng mảng – ngoại trừ CTG và VPB
HOLD
5.5% 5.03% 4.94% 5.5%
4.95% 4.53%
5.0% 5.0%
4.43% 4.49%
4.5% 4.5% 3.83%
3.93% 3.94%
3.84% 4.0% 3.85%
4.0% 3.71%
3.10%
3.5% 3.09% 3.5%
3.10% 3.16%
2.94% 3.00%
3.0% 3.0%

2.5% 2.5%
VCSC coverage JSCBs SOCBs VCSC coverage JSCBs SOCBs

Q1 2021 Q1 2022 2022F Q1 2021 Q1 2022 2022F

Nguồn: Các ngân hàng, VCSC Nguồn: Các ngân hàng, VCSC

Chỉ số NIM tại VPB giảm có thể là do dòng tiền mới từ việc bán 49% cổ phần của FE Credit cho
Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) trong năm 2021 và việc đàm phán lại thành công phí
ứng trước với AIA trong quý 1/2022. Những dòng tiền này được sử dụng cho cả tiền gửi và cho
vay liên ngân hàng, từ đó làm giảm NIM. NIM quý 1/2022 của CTG giảm do ngân hàng tiếp tục
cho vay ưu đãi trong quý, theo thông tin từ ngân hàng. Lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) của BID và
VCB tăng QoQ trong quý 1/2022, trong khi CTG giảm 26 điểm cơ bản QoQ.
VCB đã vượt lên dẫn trước BID về tỷ lệ NOII tuyệt đối trong quý 1/2022, trong khi TCB giảm
NOII YoY chủ yếu do trích lập dự phòng cho danh mục trái phiếu. Lợi suất trái phiếu tăng
trong quý 1/2022 đã ảnh hưởng đến TCB với các khoản dự phòng đánh giá lại liên quan đến danh
mục trái phiếu đạt âm 484 tỷ đồng, mà ngân hàng cho biết chủ yếu là do dự phòng đánh giá lại
cho TPCP và dẫn đến con số âm 314 tỷ đồng cho chứng khoán đầu tư và kinh doanh trong bảng
báo cáo kết quả kinh doanh. Các ngân hàng khác có tỷ lệ sở hữu TPDN tương đối cao như MBB
và VPB có kết quả tốt hơn TCB và ghi nhận đóng góp tích cực từ mảng kchứng khoán kinh doanh
và đầu tư trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh lần lượt là 1.124 tỷ đồng và 105 tỷ đồng. NHNN
đã can thiệp vào việc giảm trích lập dự phòng TPCP với việc ban hành Thông tư 24/2022 có hiệu
lực từ tháng 05/2022, cho phép các ngân hàng không phải trích lập dự phòng đánh giá lại đối với
TPCP, điều này có nghĩa là TCB có thể hoàn nhập một phần các khoản dự phòng nêu trên trong
quý 2/2022.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 6
Hình 10: NOII (tỷ đồng) và NOII/TOI – được chuẩn hóa loại trừ phí ứng trước từ
bancassurance HOLD
5,000 50%
4,500 45%
4,000 40%
3,500 35%
3,000 30%
2,500 25%
2,000 20%
1,500 15%
1,000 10%
500 5%
0 0%
VCB CTG BID MBB VPB c STB TCB ACB HDB TPB VIB LPB
c

Q1 2021 (adj) Q1 2022 (adj) NOII/TOI (RHS)

Nguồn: Các ngân hàng, VCSC (c: ngân hàng hợp nhất). Các điều chỉnh được thực hiện trong quý 1/2021 đối
với VCB vì chúng tôi khấu trừ 1.800 tỷ đồng phí ứng trước bancassurance; trong quý 1/2022, chúng tôi khấu
trừ 450 tỷ đồng cho phí ứng trước của bancassurance. Đối với VPB, chúng tôi khấu trừ 5.500 tỷ đồng trong
Q1 2022. ACB cũng được cho là đã ghi nhận phí bancassurance ứng trước trong Q1 2021, nhưng chúng tôi
không có ước tính cho con số này.

VCB nói riêng - và các ngân hàng SOCB khác nói chung - được hưởng lợi từ hoạt động giao dịch
ngoại hối mạnh trong quý 1/2022, củng cố NOII của các ngân hàng này. VCB có lãi từ mảng ngoại
hối tăng 46% YoY trong quý 1/2022.
Việc VPB ghi nhận khoản phí ứng trước bancassurance bất thường trong quý 1/2022 khiến
các POCB vượt dự báo cả năm của chúng tôi, trong khi tỷ lệ NIM thấp của CTG và trích lập
dự phòng cao trong quý 1/2022 khiến các SOCB thấp hơn đáng kể so với dự báo cả năm
của chúng tôi. Dự báo năm 2022 của chúng tôi được xây dựng dựa trên tăng trưởng tín dụng
cao hơn so với năm 2021 (tương ứng 15,4% so với 13,6%), NIM trong danh mục theo dõi của
chúng tôi tăng 16 điểm cơ bản YoY trong năm 2022 và chúng tôi dự phóng rằng các khoản vay
tái cơ cấu sẽ tiếp tục có xu hướng giảm trong những quý tới và có thể cắt giảm hoặc thậm chí
hoàn nhập các khoản dự phòng so với năm 2021 (chúng tôi dự báo tổng dự phòng trên các khoản
vay là 1,36% trong năm 2022 so với 1,74% trong năm 2021).

Hình 11: Tăng trưởng LNST theo ngân hàng Hình 12: Tăng trưởng LNST của các ngân hàng trong
danh mục theo dõi

Q1 2022 YoY 2022F 120%


BID 33,7% 54,8% 100.5%
VCB 15,3% 40,6% 100%
CTG -27,4% 46,1% 78.3%
80%
63.6%
60% 51.9%
VPB c 178,5% 90,0% 44.1% 43.2% 45.5%
LPB 62,0% 66,4% 40% 29.2%
STB 59,0% 40,8%
20%
ACB 32,4% 47,7% 1.3%
MBB 28,9% 39,1% 0%
VIB 26,1% 31,1% Aggregate of Aggregate of Aggregate of
TCB 25,4% 23,2% VCSC coverage JSCBs SOCBs
TPB 14,2% 41,5% Q1 2021 Q1 2022 2022F
HDB c 20,3% 23,6%

Nguồn: Các ngân hàng, VCSC (c: ngân hàng hợp nhất) Nguồn: Các ngân hàng, VCSC

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 7
Các chỉ số nợ xấu từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 và các khoản cho vay tái cơ cấu do dịch COVID-
HOLD
19 bắt đầu từ quý 4/2021 tiếp tục có xu hướng giảm trong quý 1/2022. Các tỷ lệ nợ xấu chạm
mức thấp nhất 2,28% trong quý 1/2021, tăng mạnh trong 2 quý tiếp theo và sau đó có xu hướng
giảm dần. Con số 2,35% của quý 1/2022 vẫn chưa phải là mức thấp nhất so với những năm trước.
Các khoản cho vay tái cơ cấu cho thấy một xu hướng tương tự và chưa vượt qua mức đáy được
thiết lập vào quý 2/2021.

Hình 13: Các khoản cho vay nhóm 2 trên các khoản vay Hình 14: Tổng các khoản vay tái cơ cấu trên các khoản
gộp (tỷ lệ SML) và tỷ lệ NPL gộp đối với tỷ lệ xóa nợ cho cho vay gộp của các ngân hàng trong danh mục theo dõi
các ngân hàng trong danh mục theo dõi của chúng tôi của chúng tôi

4.5% 3.0%
4.0% 2.7%
3.5%
3.0% 2.0% 1.9% 1.8%
1.8% 1.7%
2.5%
2.0% 1.3% 1.2%
1.5% 1.0% 1.0%
1.0%
Q2-17

Q4-21
Q1-17

Q3-17
Q4-17
Q1-18
Q2-18
Q3-18
Q4-18
Q1-19
Q2-19
Q3-19
Q4-19
Q1-20
Q2-20
Q3-20
Q4-20
Q1-21
Q2-21
Q3-21

Q1-22

0.0%
Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
2020 2020 2020 2021 2021 2021 2021 2022
Adjusted SML+NPL grossed up for write-offs

Nguồn: Các ngân hàng, VCSC Nguồn: Các ngân hàng, VCSC. Các khoản cho vay tái cơ cấu của
MBB là con số ước tính.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 8
Tập trung giải cứu các ngân hàng yếu kém (DCI) trong năm 2022
HOLD
Chúng tôi định nghĩa các ngân hàng yếu kém ở Việt Nam là 3 ngân hàng 0 đồng thuộc sở hữu
của NHNN vào năm 2015 và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank). Việc công bố thông tin của
4 ngân hàng này không đồng đều, vì vậy chúng tôi đã phải đưa ra giả định về tăng trưởng cho vay
hàng năm trong vài năm qua để ước tính tổng quy mô cho vay của 4 ngân hàng này và ước tính
đạt 4,1 tỷ USD vào cuối năm 2021 - tương đương 0,9% dư nợ tín dụng toàn hệ thống.
Việc đưa ra các giải pháp để xử lý các ngân hàng yếu kém trong hệ thống xảy ra cùng thời điểm
các cơ quan quản lý đang soạn thảo lại các quy định về phát hành TPDN để giảm các yếu tố đầu
cơ của các công cụ thị trường tiền tệ này.
Thông tin chi tiết về việc VPB và HDB tham gia vào kế hoạch giải cứu này vẫn chưa đầy đủ,
nhưng cả MBB và VCB đều đã công bố thông tin sơ bộ về cơ chế mà các ngân hàng này
sẽ áp dụng; tuy nhiên, một số chi tiết quan trọng vẫn chưa được công bố. Báo cáo chi tiết
về các công bố cho đến nay của MBB và VCB được trình bày trong Báo cáo cập nhật quý 1/2022
tương ứng của chúng tôi, VCB [MUA + 49,7%] - Tăng trưởng tăng tốc, dù vẫn còn nhiều thách
thức và MBB [MUA + 58,3% - Việc hỗ trợ 1 ngân hàng yếu kém không được đưa vào mô hình dự
báo do thiếu thông tin chi tiết. Nhìn chung, VCB công bố thông tin chi tiết hơn MBB. Chúng tôi
cũng nhận thấy cơ chế của VCB có nhiều lợi thế hơn, nhưng hiện tại vẫn chưa rõ liệu một số lợi
thế mà VCB được hưởng có được áp dụng cho MBB hay không. Lợi thế mà chúng tôi đang đề
cập là khả năng VCB phát hành trái phiếu cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, nhờ đó, VCB có khả
năng tạo nguồn vốn chi phí thấp. Câu hỏi quan trọng đặt ra là liệu VCB có được hưởng biên lợi
nhuận trên các khoản cho vay mà ngân hàng này tạo ra và chuyển cho DCI hay không. Theo quan
điểm của chúng tôi, việc cho phép VCB có khả năng làm như vậy sẽ làm giảm xung đột lợi ích
giữa việc tự gia tăng dư nợ vay của chính VCB và hỗ trợ cho DCI. Do các chi tiết quan trọng vẫn
cần được xác nhận, chúng tôi chưa đưa việc MBB và VCB hỗ trợ các DCI vào mô hình dự báo.
Trong bối cảnh cần từ 7 đến 10 năm để phục hồi các ngân hàng yếu kém, sự thành công
của kế hoạch này sẽ phụ thuộc vào mức độ ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn này. Khả năng nền kinh tế Việt Nam tránh được bong bóng tài sản đầu cơ và/hoặc quản lý
tốt các tài khoản đối ngoại trong khoảng thời gian này nằm ngoài phạm vi của bài nghiên cứu này,
nhưng chắc chắn hoạt động kinh doanh của MBB và VCB hiện nay gắn liền với điều hành kinh tế
vĩ mô.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 9
Xác nhận của chuyên viên phân tích
HOLD
Chúng tôi, các tác giả, xác nhận rằng những quan điểm được trình bày trong báo cáo này phản ánh đúng quan điểm cá
nhân của chúng tôi về công ty này. Chúng tôi cũng xác nhận rằng không có phần thù lao nào của chúng tôi đã, đang, hoặc
sẽ trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến các khuyến nghị hay quan điểm thể hiện trong báo cáo này. Các chuyên viên
phân tích nghiên cứu phụ trách các báo cáo này nhận được thù lao dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chất lượng,
tính chính xác của nghiên cứu, và doanh thu của công ty, trong đó bao gồm doanh thu từ các đơn vị kinh doanh khác như
bộ phận Môi giới tổ chức, hoặc Tư vấn doanh nghiệp.

Phương pháp định giá và Hệ thống khuyến nghị của VCSC

Nội dung chính trong hệ thống khuyến nghị: Khuyến nghị được đưa ra dựa trên mức tăng/giảm tuyệt đối của giá cổ
phiếu để đạt đến giá mục tiêu, được xác định bằng công thức (giá mục tiêu - giá hiện tại)/giá hiện tại và không liên quan
đến hoạt động thị trường. Công thức này được áp dụng từ ngày 1/1/2014.

Các khuyến nghị Định nghĩa

MUA Tổng lợi nhuận cổ đông (bao gồm cổ tức) trong 12 tháng tới dự báo sẽ trên 20%

Tổng lợi nhuận cổ đông (bao gồm cổ tức) trong 12 tháng tới dự báo sẽ dương từ
KHẢ QUAN
10%-20%

Tổng lợi nhuận cổ đông (bao gồm cổ tức) trong 12 tháng tới dự báo sẽ dao động
PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG
giữa âm 10% và dương 10%

Tổng lợi nhuận cổ đông (bao gồm cổ tức) trong 12 tháng tới dự báo sẽ âm từ 10-
KÉM KHẢ QUAN
20%

BÁN Tổng lợi nhuận cổ đông (bao gồm cổ tức) trong 12 tháng tới dự báo sẽ âm trên 20%

Bộ phận nghiên cứu đang hoặc có thể sẽ nghiên cứu cổ phiếu này nhưng không
đưa ra khuyến nghị hay giá mục tiêu vì lý do tự nguyện hoặc chỉ để tuân thủ các quy
KHÔNG ĐÁNH GIÁ định của luật và/hoặc chính sách công ty trong trường hợp nhất định, bao gồm khi
VCSC đang thực hiện dịch vụ tư vấn trong giao dịch sáp nhập hoặc chiến lược có
liên quan đến công ty đó.

Hình thức đánh giá này xảy ra khi chưa có đầy đủ thông tin cơ sở để xác định khuyến
KHUYẾN NGHỊ TẠM
nghị đầu tư hoặc giá mục tiêu. Khuyến nghị đầu tư hoặc giá mục tiêu trước đó, nếu
HOÃN
có, không còn hiệu lực đối với cổ phiếu này.

Trừ khi có khuyến cáo khác, những khuyến nghị đầu tư chỉ có giá trị trong vòng 12 tháng. Những biến động giá trong
tương lai có thể làm cho các khuyến nghị tạm thời không khớp với mức chênh lệch giữa giá thị trường của cổ phiếu và giá
mục tiêu nên việc việc diễn giải các khuyến nghị đầu tư cần được thực hiện một cách linh hoạt.

Rủi ro: Tình hình hoạt động trong quá khứ không nhất thiết sẽ diễn ra tương tự cho các kết quả trong tương lai. Tỷ giá
ngoại tệ có thể ảnh hưởng bất lợi đến giá trị, giá hoặc lợi nhuận của bất kỳ chứng khoán hay công cụ tài chính nào có liên
quan được nói đến trong báo cáo này. Để được tư vấn đầu tư, thực hiện giao dịch hoặc các yêu cầu khác, khách hàng
nên liên hệ với đơn vị đại diện kinh doanh của khu vực để được giải đáp.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 10
Liên hệ
HOLD
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC)
www.vcsc.com.vn
Trụ sở chính Chi nhánh Hà Nội
Tháp tài chính Bitexco, Lầu 15, 109 Trần Hưng Đạo
Số 2 Hải Triều, Quận 1, Tp. HCM Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
+84 28 3914 3588 +84 24 6262 6999

Trụ sở chính Phòng giao dịch Hàm Nghi


Tòa nhà Vinatex, lầu 1&3, Tầng 16, Tòa nhà Doji, số 81-83-83B-85 Hàm Nghi,
Số 10 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM Quận 1, Tp. HCM
+84 28 3914 3588 (417) +84 28 3914 3588 (400)

Phòng giao dịch Đống Đa Phòng giao dịch ABS


9 Nguyễn Ngọc Doãn, Tòa nhà Sailing, lầu 8, 111A Pasteur,
Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, HN Quận 1, Tp. HCM
+84 24 6262 6999 +84 28 3914 3588 (403)

Phòng Nghiên cứu và Phân tích


Nghiên cứu & Phân tích: +84 28 3914 3588 Alastair Macdonald, Giám đốc điều hành, ext 105
research@vcsc.com.vn alastair.macdonald@vcsc.com.vn

Ngân hàng, Chứng khoán và Bảo hiểm Vĩ mô


Ngô Hoàng Long, Phó Giám đốc, ext 123 Hoàng Thúy Lương, Trưởng phòng, ext 364
- Ngô Thị Thanh Trúc, Chuyên viên, ext 116 - Trương Thanh Nguyên, Chuyên viên cao cấp, ext 132
- Huỳnh Thị Hồng Ngọc, Chuyên viên, ext 138

Hàng tiêu dùng Dầu khí và Điện


Hoàng Nam, Trưởng phòng, ext 124 Đinh Thị Thùy Dương, Trưởng phòng cao cấp, ext 140
- Đào Danh Long Hà, Chuyên viên cao cấp, ext 194 - Ngô Thùy Trâm, Trưởng phòng, ext 135
- Huỳnh Thu Hà, Chuyên viên, ext 185 - Hoàng Minh Thắng, Chuyên viên, ext 196
- Phan Hà Gia Huy, Chuyên viên, ext 173
- Nguyễn Trọng Nhân, Chuyên viên, ext 139

Bất động sản và Cơ sở hạ tầng Vật liệu và Công nghiệp


Lưu Bích Hồng, Trưởng phòng cao cấp, ext 120 Nguyễn Thảo Vy, Trưởng phòng, ext147
- Thái Nhựt Đăng, Chuyên viên cao cấp, ext 149 - Bùi Xuân Vĩnh, Chuyên viên, ext 191
- Thân Như Đoan Thục, Chuyên viên, ext 174

Khách hàng cá nhân


Vũ Minh Đức, Trưởng phòng cao cấp, ext 363
- Nguyễn Quốc Nhật Trung, Chuyên viên cao cấp, ext 129
- Tống Hoàng Trâm Anh, Chuyên viên, ext 363
- Bùi Thu Hà, Chuyên viên, ext 364

Khối môi giới và Giao dịch Chứng khoán – Khách hàng tổ chức
Tuan Nhan Châu Thiên Trúc Quỳnh Nguyễn Quốc Dũng
Giám đốc điều hành Giám đốc điều hành Giám đốc
Khối môi giới và Giao dịch Chứng Khối Môi giới trong nước Giao dịch Chứng khoán -
khoán – Khách hàng tổ chức Khách hàng tổ chức
+84 28 3914 3588, ext 107 +84 28 3914 3588, ext 222 +84 28 3914 3588, ext 136
tuan.nhan@vcsc.com.vn quynh.chau@vcsc.com.vn dung.nguyen@vcsc.com.vn

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 11
Khuyến cáo
HOLD
Báo cáo này được viết và phát hành bởi Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt. Báo cáo này được viết dựa trên nguồn thông tin
đáng tin cậy vào thời điểm công bố. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt không chịu trách nhiệm về độ chính xác của những
thông tin này. Quan điểm, dự báo và những ước lượng trong báo cáo này chỉ thể hiện ý kiến của tác giả tại thời điểm phát hành.
Những quan điểm này không thể hiện quan điểm chung của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt và có thể thay đổi mà không
cần thông báo trước. Báo cáo này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các tổ chức đầu tư cũng như các nhà đầu tư cá nhân
của Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt và không mang tính chất mời chào mua hay bán bất kỳ chứng khoán nào được thảo
luận trong báo cáo này. Quyết định của nhà đầu tư nên dựa vào những sự tư vấn độc lập và thích hợp với tình hình tài chính cũng
như mục tiêu đầu tư riêng biệt. Báo cáo này không được phép sao chép, tái tạo, phát hành và phân phối với bất kỳ mục đích nào
nếu không được sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt. Xin vui lòng ghi rõ nguồn trích dẫn nếu
sử dụng các thông tin trong báo cáo này.

See important disclosure at the end of this document www.vcsc.com.vn | VCSC<GO> 10/06/2022 | 12

You might also like