Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Phần 1: Chọn phương án đúng sai và giải thích ngắn gọn.

Câu 1: Người nghe hoàn toàn không chú ý và suy nghĩ dến thông tin của người nói
là thể hiện cấp độ nghe giả vờ: Sai
- Vì: Người nghe hoàn toàn không chú ý và suy nghĩ dến thông tin của người nói là
thể hiện cấp độ nghe lờ đi. Ở cấp độ này, không có sự hợp tác giữa chủ thể giao tiếp –
nói và nghe không tương thích với nhau.
Câu 2: Giao tiếp tạo điều kiện cho con người hình thành, hoàn thiện và phát triển
nhân cách là Đúng
- Vì: Thông qua các cuộc giao tiếp, từ sự đáp ứng và phản hồi của mọi người, con
người tiếp nhận kiến thức về thế giới, về bản thân để hình thành nên nhân cách. Con
người tự thể hiện, tiếp tục hoàn thiện nhân cách thông qua các cuộc giao tiếp. Quá
trình này diễn ra suốt cuộc đời mỗi người.
Câu 3: Phong cách tự do sẽ làm tăng khả năng sáng tạo của các đối tượng giao
tiếp Sai
- Vì: Phong cách dân chủ mới làm tăng khả năng sáng tạo của các đối tượng giao tiếp.
Qua phong cách này Con người tăng khả năng sáng tạo, gần gũi thân thiện với nhau
hơn, quan tâm tôn trọng ý kiến của nhau.
Câu 4: Giao tiếp thông qua chữ viết đòi hỏi sự chính xác cao hơn thông qua lời
nói Đúng
- Vì: các chủ thể tham gia giao tiếp có nhiều thời gian suy nghĩ hơn, điều kiện để
nghiền ngẫm, chọn lọc nội dung, cách diễn đạt cho phù hợp, chính xác, hiệu quả.
Câu 5: Phong cách giao tiếp dân chủ thường hay bị phụ thuộc, không làm chủ
được cảm xúc bản thân là Sai
- Vì Phong cách giao tiếp Tự do mới là phong cách thường hay bị phụ thuộc, không
làm chủ được cẩm xúc bản thân, bắt trước dễ phát sinh tự do quá chơn.
Câu 6: Phong cách giao tiếp mang tính ổn định cá nhân nên không cần sự linh
hoạt trong các tình huống cụ thể là Sai
- Vì: Trong phong cách giao tiếp không chỉ mang tính ổn định còn có sự linh hoạt
trong tình huống giao tiếp. Sự linh hoạt xuất hiện do cách ứng xử linh hoạt, khéo léo,
hợp lí, tế nhị của mỗi cá nhân để thích ứng từng giao tiếp. Tạo ra sự thích ứng hòa hợp
của con người trong các điều kiện.
Câu 7: Câu hỏi gián tiếp thu được thông tin nhanh chóng và tạo ra sự bất ngờ
của đối tượng, làm cho họ phải trả lời trung thực. Sai
- Vì: Câu hỏi trực tiếp là hỏi thẳng vấn đề mà mình cần tìm hiểu nên thu được thông
tin nhanh chóng và tạo ra sự bất ngờ của đối tượng, làm cho họ phải trả lời trung thực.
Câu 8: Câu hỏi trực tiếp là hỏi về vấn đề này suy ra vấn đề kia Sai
- Vì: Câu hỏi trực tiếp là hỏi thẳng vấn đề mà mình cần tìm hiểu nên thu được thông
tin nhanh chóng và tạo ra sự bất ngờ của đối tượng, làm cho họ phải trả lời trung thực.
Câu 9: Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất khi thể hiện tình cảm.
Đúng
- Vì: Giao tiếp bằng lời nói là phổ biến và thông dụng nhất. Nội dung thông tin truyền
đi tác động trực tiếp nhanh đến cá nhân đối tác. Lời nói bộc lộ tính cách , tình cảm nên
nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng, sự nhận xét, đánh giá giữa những
chủ thể với nhau trong giao
tiếp.
Câu 10: Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ
vào thể thức, chủ yếu hiểu trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể. Sai
- Vì: Giao tiếp không chính thức là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ vào
thể thức, chủ yếu hiểu trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể. Giúp gợi không khí
thân tình, cởi mở.
Câu 11: Phương pháp hợp tác là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất
cả mọi người có liên quan đưa ra giải pháp hai bên cùng có lợi. Đúng
- Vì: Phương pháp hợp tác là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi
người có liên quan, các bên có thể cùng nhau làm việc để đưa ra giải pháp hai bên
cùng có lợi, chủ yếu hướng đến yếu tố tích cực.
Câu 12: Ngôn ngữ biểu cảm là ngôn ngữ được sử dụng nhiểu nhất trong giao tiếp
khi thể hiện tình cảm Sai
- Vì: Giao tiếp bằng lời nói là phổ biến và thông dụng nhất. Nội dung thông tin truyền
đi tác động trực tiếp nhanh đến cá nhân đối tác. Lời nói bộc lộ tính cách , tình cảm nên
nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng, sự nhận xét, đánh giá giữa những
chủ thể với nhau trong giao tiếp.
Câu 13: Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ
vào thể thức, chủ yếu hiểu trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể. Sai
- Vì: Giao tiếp không chính thức là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ vào
thể thức, chủ yếu hiểu trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể. Giúp gợi không khí
thân tình, cởi mở.
Câu 14: Phương pháp hợp tác là giải quyết xung đột bằng cách các bên đều giữ
vững lập trường của mình. Sai
- Vì: Phương pháp hợp tác là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi
người có liên quan, các bên có thể cùng nhau làm việc để đưa ra giải pháp hai bên
cùng có lợi, chủ yếu hướng đến yếu tố tích cực.
Câu 15: Phong cách giao tiếp mang tính ổn định cá nhân nhưng đồng thời cần
thể hiện sự năng động, linh hoạt trong những trường hợp cụ thể. Đúng
- Vì: Trong phong cách giao tiếp không chỉ mang tính ổn định còn có sự linh hoạt
trong tình huống giao tiếp. Sự linh hoạt xuất hiện do cách ứng xử linh hoạt, khéo léo,
hợp lí, tế nhị của mỗi cá nhân để thích ứng từng giao tiếp. Tạo ra sự thích ứng hòa hợp
của con người trong các điều kiện.
Câu 16: Giao tiếp không chính thức là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo
chức trách, quy định, thể chế. Sai
- Vì: Giao tiếp chính thức là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách,
quy định, thể chế. Ví dụ: hội họp, mít tinh, giờ giảng bài…
Trong giao tiếp chính thức, vấn đề cần trao đổi, bàn bạc thường được xác
định trước, vì vậy thông tin thường có tính chính xác cao.
Câu 17: Sự phức tạp vấn đề là một trong những cản trở đến quá trình nghe
trong giao tiếp. Đúng
- Vì: Sự phức tạp của vấn đề, đứng trước vấn đề có độ trừu tượng cao,
không hấp dẫn cũng sẽ làm cho người nghe khó theo dõi, khó hiểu, gặp khó
khăn trong khi nghe.
Câu 18: Người nghe thiếu sự chú ý đến thông điệp của người nói nhưng có sự che
đậy, thi thoảng ậm ừ các từ như “đúng, ùm…” là biểu hiện của cấp độ nghe lờ đi
Sai
- Vì: Nghe giả vờ, ở cấp độ này về mặt nội dung người nghe cũng thiếu sự chú ý, suy
nghĩ đến thông điệp của người nói; nhưng về mặt hình thức thì có “sự che đậy” không
bộc lộ trực diện, có sự che đậy. Biểu hiện của cấp độ nghe này là lặp đi, lặp lại máy
móc và đôi khi không đúng chỗ những từ: “Ừ, đúng, đúng…”.
Câu 19: Ngôn ngữ không lời chịu sự chi phối bởi đặc trưng của nền văn hóa.
Đúng
- Vì: Ngôn ngữ không lời chịu sự chi phối chặt chẽ bởi đặc trưng của nền
văn hóa. Đối với văn hóa phương Đông, người ta coi trọng sự tế nhị, kín
đáo, nhẹ nhàng trong khi văn hóa phương Tây, với nhịp sống gấp gáp của
phong cách công nghiệp, người ta mong muốn một kết quả nhanh chóng nên
ngôn ngữ không lời của họ thường rõ ràng, cụ thể, mạnh mẽ hơn người
phương Đông.
Câu 20: “Bây giờ tôi nghĩ là chúng ta đã bàn xong công việc rồi, có phải không?”
đây là câu hỏi tiếp xúc. Sai
- Vì: “Bây giờ tôi nghĩ là chúng ta đã bàn xong công việc rồi, có phải không?”
đây là câu hỏi kết thúc. Khi cần kết thúc vấn đề mà không muốn cắt đứt với
người đối thoại, bạn có thể đưa ra câu hỏi này.
Câu 21: Thông qua giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý thức
và tự đánh giá. Đúng
- Vì: Trong giao tiếp, cong người lĩnh hội được nền văn hóa, gia nhập mối quan
hệ xã hội, nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu với chuẩn mực xã
hội, tự đánh giá bản thân để hình thành thái độ giá trị cảm xúc.
Câu 22: Nghe bằng cả trái tìm là biểu hiện nghe chăm chú. Sai
- Vì: Nghe bằng cả trái tim là nghe thấu cảm. Người nghe vừa chăm chú nghe
mà còn đặt mình vào vị trí người nói để hiểu những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm
… Khi nghe thấu cảm ta không chỉ hiểu thấu thông tin qua những lời nói biểu
hiện mà còn hiểu thấu những điều bên trong ẩn ý trong đó.
Câu 23: Cần tôn trọng đối tượng giao tiếp vì họ là một con người, một chủ
thể, một nhân cách. Đúng
- Vì: Việc tôn trọng phải được thể hiện thông qua mọi hành vi, cử chỉ, lời nói trong
quá trình giao tiếp. Như vậy đối tượng giao tiếp cũng sẽ tôn trọng lại mình. Hãy luôn
luôn phải giữ thể diện cho người giao tiếp. Không phân biệt đối xử với người khác.
Câu 24: Giao tiếp bằng lời nói có khả năng gửi những thông điệp tế nhị Sai
- Vì: Giao tiếp không lời có khả năng gửi những thông điệp tế nhị. Giúp mọi người
nói những điều khó nói. Giống như “mật mã” mang tính riêng tư, bí mật giữa nơi đông
người.
Câu 25: Nghe phân tích đánh giá là kiểu nghe tiếp thu, học hỏi người khác. Sai
- Vì Nghe lĩnh hội là kiểu nghe tiếp thu, học hỏi từ những người khác. Ví dụ: học sinh
nghe cô giáo giảng bài.
Câu 26: Trong phần nội dung báo cáo cần trình bày mục tiêu, nhiệm vụ và
những biện pháp thực hiện, những kiến nghị của cấp trên hay cơ quan
chức năng. Sai
- Vì: Trong phần kết thúc báo cáo cần trình bày mục tiêu, nhiệm vụ và những
biện pháp thực hiện, những kiến nghị của cấp trên hay cơ quan chức năng
- Hay Vì: Trong phần nội dung nói về: tổng kết, đánh giá kết quả đạt được so
với yêu cầu đề ra, kiểm điểm việc đã làm đc, chưa làm đc, những nguyên nhân
đem đến kết quả đó. Đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Câu 27: Phương pháp nhượng bộ là mỗi bên nhường một bước để đi đến
giải pháp mà trong đó các bên đều cảm thấy thoải mái nhất. Sai
- Cách 1 Vì: Phương pháp thỏa hiệp là phương pháp mỗi bên chịu nhường một
bước, đi đến giải pháp mà trong đó các bên đều cảm thấy thoải mái nhất. Các
bên sẽ từ bỏ một số quyền lợi.
- Cách 2 Vì: Phương pháp nhượng bộ là phương pháp bị động nhất. Một bên sẽ
từ bỏ hết quyền lợi của mình thuộc về các đối phương khác. Cho đối phương
khác được hưởng toàn bọ quyền lợi mà mình k có một đòi hỏi về quyền lợi nào
cả.
Câu 28: Sử dụng phương pháp cạnh tranh trong tình huống vô cùng khẩn
cấp Sai
- Vì: Trong tình phương pháp cạnh trạnh là các bên đều giữ nguyên lập trường,
ý kiến của mình, không bên nào chịu nhường nhau gây ra tranh cãi thêm lâu dài
thời gian hơn. Nên trong tinh huống khẩn cấp chúng ta k nên dừng phương pháp
cạnh trạnh. Ta nên sử dụng phương pháp thỏa hiệp.
Câu 29: Câu hỏi đào sâu giúp khai thác thông tin mở rộng vấn đề, giúp tìm
hiểu bản chất vấn đề. Đúng
- Vì: Câu hỏi đào sâu giúp khai thác thông tin mở rộng vấn đề, giúp tìm hiểu
bản chất vấn đề, tìm hiểu kĩ về vấn đề đó. VD: Tại sao vấn đề này lại quan trọng
như vậy?, Tại sao bạn nghĩ vậy?...
Câu 30: Thiếu sự kiên trì trong khi lắng nghe là nguyên nhân xảy ra phổ biến
trong khi lắng nghe. Đúng
- Vì: Khi lắng nghe nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá trình lắng nghe phổ biến
nhất là sự thiếu kiên trì. Do sự quá nóng vội, hấp tấp, không kiên nhẫn trong chờ đợi
các ý tưởng, suy nghĩ của người khác cũng làm trở ngại đến việc tiếp nhận thông tin,
quá trình giao tiếp.
Câu 31: Trên cơ sở đề cương báo cáo đã được lãnh đạo phê duyệt và dựa vào các
thông tin, tư liệu đã sưu tầm được để tiến hành viết báo cáo. Đúng
- Vì: Trước khi viết báo cáo, ta cần xây dựng đề cương từ những nguồn thông tin thu
thập được chính xác so với đề tài báo cáo. Những nội dung nên ngắn gọn, cô đọng
không trích nguyên văn.
Câu 32: Mô hình truyền thông là mô hình khép kín

Câu 33: Câu hỏi trực tiếp thường dùng để hỏi những vấn đề tế nhị. Sai
- Vì: Câu hỏi trực tiếp là câu gỏi thẳng vào vấn đề mình mong muốn, tiếp nhận được
thông tin nhanh nhất, có yếu tố bất ngờ đối với người nhận, khiến người nhận phải trả
lời trung thực nhất.

Câu 34: Các thành viên có sự nhiệt tình, thiện ý, biết lắng nghe và tôn trọng nhân
cách lẫn nhau là biểu hiện phong cách giao tiếp độc đoán. Sai
- Vì: Phong cách giao tiếp độc đoán là phong cách các thành viên tham gia
giao tiếp không quan tâm đến điểm riêng của mỗi cá nhân, gây nên thiếu thiện chí, dễ
gây va chạm, căng thẳng. Người giao tiếp khó tạo nên các mối quan hệ mới.

Phần 2: Bài tập tình huống.


Tình huống 1:Hôm nay, Trang đi thi về và nói với Mai việc bạn ấy không nộp được
bài thi do mạng nhà bạn ấy bị lỗi. Trang rất buồn vì bài thi hôm nay bạn ấy làm rất tốt,
bạn ấy sẽ phải thi bố sung vào đợt sau. Trong khi Trang nói, Mai lắng nghe tập trung,
chăm chủ và sau đó động viên Trang cổ gắng ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong
lần thi tới.
Câu hỏi:
a. Mai đã thực hiện những cấp độ nghe nào trong các cấp độ của kỹ năng lăng nghe
b. Trình bày nội dung của những cấp độ nghe đó.
Bài làm:
a. Mai đã thực hiện cấp độ nghe: Chăm chú, thấu cảm.
b. - Nghe chăm chú: Người nghe tập trung, chăm chú vào những thông tin, vẫn đề
người nói muốn truyền tải, từ đó tiếp nhận được thông tin chính xác nhất. Ở
cấp độ nghe này người nói được kích thích để chia sẻ các câu chuyện tâm tư,
tình cảm. Đồng thời ở cấp độ này, mức độ tiếp nhận thông tin của người nghe
trở nên uy tín và có độ tin cao.
- Nghe thấu cảm: Là cấp độ nghe mà người nghe không chỉ chăm chú, tập
trung lắng nghe những thông tin của người nói mà còn thấu hiểu, đặt mình vào
vị trí người nói. Trong cấp độ nghe này ta vừa có thể thấy những mặt mà người
nói nói ra và cũng thấu hiểu được những điều ẩn ý bên trong người nói muốn
truyền đạt. Có thể nói nghe tháu cảm còn gọi là “Nghe bằng cả trái tim”.
Tình huống 2: Hôm nay An đi thi về và nói với Chi về vệc bạn ấy không nộp
được bài thi do mạng nhà bạn ấy bị lỗi. An rất buồn vì bài thi hôm nay bạn ấy
làm rất tốt, bạn ấy sẽ phải thi bổ sung vào đợt sau. Trong khi An nói, Chi không
nghe, mát tập trung lướt facebook, thi thoảng ậm ừ vài tiếng.
a. Chi đã thực hiện các cấp độ nghe là:
- Cấp độ nghe giả vờ.
- Cấp độ nghe lờ đi.
b. – Cấp độ nghe giả vờ: Người nghe thiếu sự tập trung, chú ý đến những thông tin,
câu chuyện mà người nói muốn truyền đạt. Về mặt hình thức thì có sự che đậy, không
bộc lộ trực tiếp, tỉnh lthoangr lại lặp đi lặp lại vài tiếng “ậm ừm, ừ…”. Những thông
tin tiếp nhận ở cấp độ này thiếu sự tin cậy, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình giao tiếp.
- Nghe lờ đi: Trong cấp độ này, người nghe hoàn toàn không chú ý, để tâm, không có
sự tương tác đến thông tin, câu chuyện người nói muốn truyền đạt, chia sẻ. Khi nghe
lờ đi, người nói có cảm giác khó chịu, thiếu sự tôn trọng của người nghe, gây ảnh
hưởng xấu tới các cuộc giao tiếp. Thông tin không được tiếp nhận.
Tình huống 3: Hôm nay, Hùng đi dự một buổi thuyết trình về một nội dung có độ
trừu tượng cao và rất hàn lâm khiến cho Hùng khó hiểu và khó theo dõi.
a. - Nguyên nhân gây ra cản trở Hùng trong quá trình lắng nghe: Sự phức tạp vấn
đề.
- Nội dung của Hùng lắng nghe thuyết trình có độ trừu tưởng cao, rất hàn lâm gây
phức tạp vấn đề dẫn đến khả năng tiếp thu, theo dõi của Hùng trở nên khó khăn.
b. Các nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng quá trình lắng nghe:
- Thái độ lắng nghe: Thái độ người nghe không tốt, thái độ không tập trung nghe gây
thiếu sự tôn trọng của người nói.
- Thiếu sự quan sát bằng mắt: trong giao tiếp còn sử dụng ngôn ngữ không lời nói như
dùng các cử chỉ, kí hiệu đối với những thông tin bí mật, tế nhị ta cần quan sát chăm
chú để hiểu trọn vẹn thông tin giaoa tiếp.
- Tư duy: tốc độ tư duy luôn nhanh hơn tốc độ lắng nghe, chính điều đó ta thường
dành thời gian cho những điều khác thú vị hơn, cần thiết hơn mà không chú ý đến vấn
đề đề cập trong cuộc giao tiếp.
- Thiếu sự kiên trì: sự nóng vội, hấp tấp là ảnh hưởng phổ biến, người nghe thiếu sự
kiên nhẫn, không tiếp nhận hết những thông tin chỉ tiếp nhận một phần dẫn đến không
hiểu hết nhưng điều người nói muốn nói.
- Không được rèn luyện: Lắng nghe là kĩ năng rất ít được rèn luyện, từ bé ta chỉ được
rèn luyện “nói, đọc, viết”. Chính vì không đc rèn luyện, khả năng lắng nghe kém,
không tiếp thu hết thông tin người nói.

Tình huống 4: Hôm nay dũng đi dự một buổi thuyết trình về “Kỹ năng lắng
nghe” trong giao tiếp. Lúc đầu Dũng không chú ý nghe và xem điện thoại liên
tục. Khi diễn giả trình bày vè các kỹ thuật để thực hiện tốt kỹ năng lắng nghe thì
dũng lại tập trung chú ý vì đây là nội dung Dũng quan tâm.
a. Dũng đã thực hiện các cấp độ nghe.
- Nghe lờ đi
-Nghe và chọn lọc

b. - Nghe lờ đi: Trong cấp độ này, người nghe hoàn toàn không chú ý, để tâm, không
có sự tương tác đến thông tin, câu chuyện người nói muốn truyền đạt, chia sẻ. Khi
nghe lờ đi, người nói có cảm giác khó chịu, thiếu sự tôn trọng của người nghe, gây
ảnh hưởng xấu tới các cuộc giao tiếp. Thông tin không được tiếp nhận.
- nghe và chọn lọc :ở cấp độ này người nghe chỉ chú ý và suy nghĩ
đến những thông tin, vấn đề mà mình quan tâm; những nội dung khác không
liên quan hoặc thiếu lôi cuốn, người nghe đôi khi dễ bỏ qua. Nghe với cấp
độ này cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp. Bởi vì, người
nghe không theo giõi liên tục nên không thể tiếp nhận đầy đủ, chính xác
những thông điệp của người đối thoại đưa ra.
Phần 3: Câu hỏi tự luận.
Câu 1: Trong quy trình thực hiện bài diễn thuyết, tại sao cần hiểu về bản thân
mình và tìm hiểu về đối tượng trong bước chuẩn bị? Lấy ví dụ minh họa?
Bài làm
- Trong bước chuẩn bị ta cần tìm hiểu về bản thân, tìm hiểu về đối tượng vì:
+ Tìm hiểu về bản thân: Cần xác nhận lại xem bản thân mình đã nắm rõ kiễn thức, đã
thu thập đủ tài liệu cho việc thuyết trình hay chưa? Vị trí xã hội của bản thân có được
người nghe dễ dàng công nhận hay không? Chủ đề diễn thuyết có phù hợp với bản
thân hay không?
+ Tìm hiểu về đối tượng: Chúng ta cần tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn của đối
tượng nghe về điều gì? Cần chú ý đến: sở thích, giới tính, tuổi tác, vị trí trong xã hội
để lựa chọn cách diễn thuyết phù hợp, thu hút người nghe.
- Ví dụ: Em có một buổi thuyết trình về chủ đề: “Thực trạng dùng facebook của giới
trẻ hiện nay” trước cô giáo và các bạn sinh viên trong lớp.
+ Tìm hiểu bản thân: Em cần nắm chắc các số liệu người dùng sử dụng facebook của
giới trẻ hiện nay. Năm rõ tình hình hiện nay giới trẻ sử dụng facebook vào mục đích
gì, giới trẻ có dành nhiều thời gian không? Những lợi ích, nhược điểm của facebook
đem lại cho giới trẻ. Những biện pháp khác phục những nhươc điểm của facebook
đem lại. Với em là sinh viên, thuộc giới trẻ nên chủ đề này rất phù hợp với khả năng
của em.
+ Tìm hiểu đối tượng: Đối tượng nghe ở đây là cô giáo và các bạn sinh viên trong lớp.
Mọi người có nhu cầu mong muốn được nghe về “Thực trạng dùng facebook của giới
trẻ hiện nay”. Sử dụng facebook đa phần là sở thích của mọi người đặc biệt là giới trẻ
các bạn sinh viên. Khi diễn thuyết trước cô giáo và các bạn cần diễn đạt theo cách văn
mình, tế nhị và lịch sử để phù hợp với vị trí của bản thân với mọi vị trí mọi người.

Câu 2: Phân tích những yêu cầu cần chuẩn bị trong phần mở đầu của bài diễn
thuyết. Em hãy viết phần mở đầu theo lối kể chuyện cho bài diễn thuyết với nội
dung: “Thực trạng sử dụng Zalo của giới trẻ hiện nay”
Bài làm.
- Những yêu cầu cần chuẩn bị trong phần mở đầu của bài diễn thuyết.
+ Người diễn thuyết cần tạo dựng, thiết lập các mối quan hệ với người nghe vì khi tạo
dựng được các mối quan hệ, người diễn thuyết trở nên tự tin hơn cho phần diễn
thuyết, giúp mọi người gần gũi, không khí thoải mái với nhau, dễ dàng lắng nghe nhau
trong quá trình diễn thuyết.
+ Phác qua một vài nét lớn nội dung sẽ trình bày để người nghe sẵn sàng theo dõi vì:
người diễn thuyết nên nói qua nét lớn về nội dung, người nghe dễ dàng hình dung,
nhận biết được mình sẽ được nghe về thông tin gì, có đúng thông tin của mình mong
muốn hay không. Qua đó họ sẵn sàng lắng nghe cho buổi diễn thuyết.
+ Những lời nói đầu tiên cần phải thu hút sự chú ý của người nghe, làm cho họ quan
tâm va thích thú. Những lời nói đầu tiên không chỉ đơn thuần là nhập đề mà cần
chiếm được sự cảm tình của người nghe. Những lời nói mở đầu giúp người diễn
thuyết dẫn giắt đến nội dung chính, cần có những lời mở đầu hay, hợp lí (chơi trò
chơi, kể chuyện, …) giúp người nghe cảm thấy thích thú với buổi thuyết trình.
- Mở đầu theo lối kể chuyện cho vấn đề: “Thực trạng sử dụng Zalo của giới trẻ hiện
nay”
Trong thế giới chúng ta, mỗi nơi trên thế giới đều không ngững phát triển về mọi mặt
(kinh tế, xã hội..) và đặc biệt là Công nghệ. Thế giới chúng ta đã trải qua 3 cuộc cách
mạng công nghiệp bây giờ chúng ta đang phát triển cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4. Mỗi cuộc cách mạng đều có những thành tựu riêng. CMCN thứ 1: phát minh ra
động cơ hơi nước. CMCN thứ 2: phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến, động cơ điện…
CMCN lần thứ 3: với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và
công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ chúng ta đang ở CMCN lần thứ
4 với xu hướng phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, vạn vật
kết nối… Chính vì thế, chúng ta đã phát minh ra rất nhiều các trang mạng xã hội như:
Facebook (mark zukerbug), Zalo, instagram…. Ngày nay con người sử dụng rất nhiều
các mạng xã hội để giao tiếp kết nối mọi người từ khắp nói với nhau. Hôm nay chúng
ta cùng tìm hiểu “thực trạng sử dụng zalo của giới trẻ hiện nay.”
Câu 3: Khi xảy ra xung đột, trong tình huống nào thì chúng ta nên sử dụng phương
pháp hợp tác và phương pháp lẩn tránh. Ví dụ minh họa.
- Phương pháp hợp tác sử dụng khi:
+ Vấn đề rất quan trọng, có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông tin từ nhiều phía
để có pháp xử lý tốt nhất.
+ Áp dụng cho những tình huống không khẩn cấp.
+ Xung đột liên quan đến nhiều người hay nhiều thành viên của các nhóm khác nhau,
cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa xcacs bên.
+ Những nỗ lực giải quyết xung đột trước đó bị thất bại

- Phương pháp lẩn tránh:


+ Vấn đề không quan trọng.
+ Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của chính mình.
+ Hậu quả giaỉ quyết vấn đề lớn hơn đem lại lợi ích.
+ Xung đột sẽ sớm tự động giải quyết.
+ Không áp dụng những tình huống quan troọng với bạn, người thân của bạn. Xung
đột sẽ tiếp tục diễn ra tồi tệ hơn nếu bạn không quan tâm tơí nó.
- Ví dụ: Xung đột giữa hai người đi đường nhặt được tờ tiền rơi ở đường. bản thân
mình chỉ là người quan sát họ tranh giành nhau tờ tiền đó, mình không phải là người
thấy tờ tiền đó nên không mang lại quyền lợi gì cho mình cả, mình nên lẩn tránh.

Câu 4: Trong trường hợp nào thì sử dụng phương pháp cạnh tranh và phương
pháp thỏa hiệp? Ví dụ.
- Phương pháp cạnh tranh:
+ Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng hoặc không quan trọng.
+ Người quyết định biết chắc mình đúng.
+ Vấn đề xảy ra xung đột không phải lâu dài và định kỳ.
+ Không giải quyết bằng phương pháp này khi: mọi người cảm thấy nhạy cảm với
xung đột; Tình huống không khẩn cấp.
- Ví dụ: Hai anh em trong một gia đình, tranh nhau cùng một gói kẹo, không ai chụ
nhường ai cả, dẫn đến cãi nhau. Người mẹ thấy thế, người mẹ có ra bảo với người

- Phương pháp thỏa hiệp:


+ Vấn đề tương đối quan trọng, cần ra quyết định càng sớm càng tốt, trong khi hai bên
đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình và thời gian đang cạn dần.
+ Giải quyết xung đột quan trọng hơn thắng lợi.
+ Quyền hạn giữa mọi người là ngang nhau.
- Ví dụ Một nhóm bạn gồm A và B, đang làm bài tập nhóm chỉ còn 2 ngày nữa là kết
thúc. Trong quá trình làm bài, bạn A bận chơi game thí có nói: “Mình sẽ tìm kiếm
thông tin, và tài liệu cho bài tập, còn việc thiết kế và thuyết trình là của B”. Trong lúc
đó, B đang có việc bận cần phải đi sớm, sau khi nghe bạn A nói vậy, B không đồng ý
với ý kiến của A. Hai bạn đã cãi nhau, mâu thuẫn nhau một lúc, rồi cả hai ngồi thỏa
thuận lại với nhau: “Bạn A tìm tài liệu, bạn B thuyết trình, cả hai đều cùng thiết kế và
bạn B và A sẽ dành chút thời gian để hoàn thành hết bài”.

Câu 5: Phân tích những yêu cầu cần chuẩn bị trong phần mở đầu của bài diễn
thuyết. Mở bài tương phản đối với vấn đề “Thực trạng đi làm thêm của sinh vên
hiện nay”
- Những yêu cầu cần chuẩn bị trong phần mở đầu của bài diễn thuyết.
+ Người diễn thuyết cần tạo dựng, thiết lập các mối quan hệ với người nghe vì khi tạo
dựng được các mối quan hệ, người diễn thuyết trở nên tự tin hơn cho phần diễn
thuyết, giúp mọi người gần gũi, không khí thoải mái với nhau, dễ dàng lắng nghe nhau
trong quá trình diễn thuyết.
+ Phác qua một vài nét lớn nội dung sẽ trình bày để người nghe sẵn sàng theo dõi vì:
người diễn thuyết nên nói qua nét lớn về nội dung, người nghe dễ dàng hình dung,
nhận biết được mình sẽ được nghe về thông tin gì, có đúng thông tin của mình mong
muốn hay không. Qua đó họ sẵn sàng lắng nghe cho buổi diễn thuyết.
+ Những lời nói đầu tiên cần phải thu hút sự chú ý của người nghe, làm cho họ quan
tâm va thích thú. Những lời nói đầu tiên không chỉ đơn thuần là nhập đề mà cần
chiếm được sự cảm tình của người nghe. Những lời nói mở đầu giúp người diễn
thuyết dẫn giắt đến nội dung chính, cần có những lời mở đầu hay, hợp lí (chơi trò
chơi, kể chuyện, …) giúp người nghe cảm thấy thích thú với buổi thuyết trình.
- Mở bài tương phản đối với vấn đề “Thực trạng đi làm thêm của sinh vên hiện nay”
Ngày xưa, kinh tế nước ta còn kém phát triển, các ngành nghề còn chưa đa dạng, sinh
viên đi học đại học cũng chưa nhiều. Họ cũng chưa biết được nhiều thông tin về việc
làm thêm, họ gần như không có nhu cầu đi làm thêm, chủ yếu về phụ giúp công việc
chính trong gia đình. Nhưng xã hội đã thay đổi ngày càng phát triển, các ngành nghề,
việc làm rất nhiều. Sinh viên hiện nay cũng có như câu được tự chủ tài chính, giảm
bớt gánh nặng gia đình, họ đã bắt đầu sẵn sàng đi tìm một công việc làm thêm cho
mình. Và hiện này việc làm thêm của sinh viên đang trở thành một chủ đề nóng của xã
hội hiện tại. Chúng ta cùng nhau đến với chủ đề: “Thực trạng đi làm thêm của sinh
viên hiện nay” trong buổi diễn thuyết hôm nay.

You might also like