Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Lí do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển kéo theo rất nhiều sự thay đổi trong đời sống con người,
cùng với nó là phát sinh ra nhiều mối nguy hiểm tiềm năng cho sức khỏe tâm trí. Đó là một loạt các trạng
thái khác nhau, từ những rối nhiễu tâm trí như lo âu, trầm cảm, ám ảnh hay các chứng hoang tưởng, tâm
thần phân liệt, động kinh… Trong đó, trầm cảm là một hiện tượng bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều
trong cuộc sống hiện nay. Trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người:
từ nam giới đến phụ nữ, từ trẻ em đến người trưởng thành, người cao tuổi và đặc biệt là sinh viên thì
khả năng xuất hiện trầm cảm là tương đối cao vì đây là giai đoạn sinh viên phải thích nghi với môi trường
mới, bắt đầu cuộc sống tự lập với nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Theo tác giả Brice Pith, từ lứa tuổi thanh
thiếu niên trầm cảm là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo nhiều tác giả, trầm cảm chiếm tỉ lệ 3 –
5% dân số [20]. Theo Trần Kim Trang (2012) khi nghiên cứu đề tài “Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y
khoa”, thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt Đại
học y dược Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 6/2011. Sử dụng thang đánh giá DASS -21 đã cho thấy
kết quả rằng: tỉ lệ sinh viên bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 71,4%; 28,8%; 22,4%, đa số ở mức độ
nhẹ và vừa. 52,8% sinh viên có cùng 3 dạng rối loạn trên. Không có sự khác biệt giữa các mức độ stress,
lo âu, trầm cảm theo nguồn cư trú và giới tính, ngoại trừ trầm cảm - nhất là ở mức độ nặng và rất nặng
thì nam nhiều hơn nữ [21]. Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của tất cả
mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Sự hiểu biết không
đầy đủ hoặc nhận thức sai lầm về vấn đề này có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện những dấu hiệu trầm
cảm hoặc nguy cơ tăng nặng đối với những cá nhân đã có dấu hiệu hoặc nguy cơ trầm cảm từ trước. Việc
sinh viên có dấu hiệu trầm cảm nhưng không có hiểu biết về các biện pháp can thiệp mà e ngại, tự mình
giải quyết hay cố tình lảng tránh đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì những lí do
trên đã thôi thúc tôi tìm hiểu đề tài “Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm”. Tôi hi vọng rằng, qua
nghiên cứu này có thể phát hiện được thực trạng mức độ nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm,
đồng thời, có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm.
2. Đối tƣợng nghiên cứu Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên
cứu nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao
nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm, từ đó góp phần phòng ngừa trầm cảm ở sinh viên nói riêng
và cộng đồng nói chung. 9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu lý luận nhận thức của sinh viên về rối
loạn trầm cảm  Nghiên cứu thực tiễn - Điều tra nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm. - So sánh
nhận thức về rối loạn trầm cảm của sinh viên các khoa.  Đề xuất những kiến nghị về các biện pháp
nhằm nâng cao nhận thức và phòng ngừa trầm cảm cho sinh viên 5. Khách thể nghiên cứu 600 sinh viên
năm thứ 4 đang học tại các trường đại học trên địa bàn thủ đô Hà Nội 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới
hạn khách thể nghiên cứu  100 sinh viên khoa Kế toán – Đại học Kinh tế Quốc Dân  100 sinh viên khoa
Cơ khí – Đại học Bách Khoa Hà Nội  100 sinh viên khoa Y Đa khoa – Đại học Y Hà Nội  100 sinh viên
khoa Tâm lý – giáo dục học – Học viện Quản lý giáo dục  100 sinh viên khoa Tâm lý học và 100 sinh viên
khoa Lịch sử – Đại học KHXH & NV – Đại học QGHN 6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Hà Nội 6.3. Giới hạn
nội dung nghiên cứu  Nhận thức về biểu hiện của rối loạn trầm cảm  Nhận thức về hậu quả của rối
loạn trầm cảm  Nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm  Nhận thức về điều trị bệnh
trầm cảm  Nhận thức của sinh viên về cách phòng ngừa trầm cảm 7. Giả thuyết nghiên cứu Nhận thức
của của sinh viên về rối loạn trầm cảm còn hạn chế, cụ thể: sinh viên chưa có hiểu biết đầy đủ về các
nguy cơ, biểu hiện, hậu quả, các yếu tố ảnh hưởng, cách điều trị và cách thức phòng ngừa rối loạn trầm
cảm. Sinh viên các khoa như tâm lý học, tâm lý giáo dục học có nhận thức đầy đủ hơn về rối loạn trầm
cảm so với những sinh viên các ngành khác. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu
tài liệu 8.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 8.4. Phương pháp xử
lý số liệu bằng thống kê toán học 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan
các nghiên cứu về trầm cảm và nhận thức về trầm cảm 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Các lý
thuyết về trầm cảm  Thuyết phân tâm học về trầm cảm S.Freud cho rằng trầm cảm là một quá trình
tương tự như đau buồn. Khi quá đau buồn, cá nhân có thể thoái lui về giai đoạn môi miệng của sự phát
triển, như là một cơ chế phòng vệ chống lại những nỗi buồn quá lớn. Điều này dẫn cá nhân đến chỗ phụ
thuộc hoàn toàn vào người mà họ yêu quý; hậu quả là, họ đồng nhất mình với những người đó và qua
đó, một cách tượng trưng, họ giành lại được mối quan hệ đã mất. Tiếp theo, qua một quá trình gọi là
tiếp nhận (introjectinon), cá nhân hướng những cảm nhận về người họ yêu quý đến chính bản thân.
Những cảm xúc này có thể bao gồm cả sự giận dữ, kết quả của các xung đột không giải quyết được. Phản
ứng như thế, nhìn chung, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng có thể trở thành bệnh lí nếu cá nhân
tiếp tục trong một thời gian dài, dẫn đến tự căm ghét bản thân và trầm cảm. Freud cho rằng trầm cảm
“bình thường” là kết quả của những mất mát có tính tượng trưng hay tưởng tượng. Theo cách nào đó,
sự việc nghiêm trọng khi nó lấy mất của cá nhân tình yêu hoặc sự đánh giá của những người quan trọng,
và lẽ ra phải hướng cảm xúc tiêu cực về người từ chối mình thì cá nhân lại hướng những cảm xúc đó về
mình và tiếp nhận chúng. Những người dễ bị trầm cảm nhất, là những người không thể thỏa mãn quá
nhiều, mà cũng không thể thỏa mãn ít được. Những người như thế trong suốt cuộc đời mình, sẽ còn phụ
thuộc vào tình yêu thương và sự chấp nhận của người khác, họ còn rất nhạy cảm với những sự kiện gây
ra lo lắng hoặc những trải nghiệm mất mát [10, tr.245-246].  Thuyết hành vi về trầm cảm Các lí thuyết
hành vi về trầm cảm tập trung chủ yếu vào các quá trình điều kiện hóa quan sát được. Ví dụ như
Lewinsohn và cộng sự (1979), đã chỉ ra rằng trầm cảm là kết quả của tỉ lệ thấp các củng cố xã hội tích
cực. Điều này dẫn đến khí sắc chán nản và thu hẹp những hành vi mang xu hướng được xã hội tán
thưởng. Cá nhân tự tách mình ra khỏi các liên hệ xã hội, một hành động mà trên thực tế, có thể làm tăng
tạm thời các liên hệ xã hội bởi họ có thể có được sự cảm tình chú ý nhờ hành vi của mình. Điều này có
thể tạo ra củng cố khác, được biết đến như là lợi ích thứ cấp, mà trong đó cá nhân được tán hưởng nhờ
những hành vi có trầm cảm của mình. Tuy nhiên, giai đoạn này lại thường đi cùng với sự thu hẹp về chú ý
(tần suất tán thưởng có giá trị từ phía môi trường giảm đi) và khí sắc [10, tr.246].

You might also like