Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

---------***--------

TIỂU LUẬN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

MÔ HÌNH CHỮ U LỘN NGƯỢC CỦA KUZNETS: BẰNG


CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC GIA KHỐI
ASEAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Nhóm : 12

Lớp : KTE410(GD1-HK1-2223).3

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Xuân Trường

Hà Nội, tháng 9 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ tên Mã sinh viên


1 Nguyễn Hà Chi 2114410027
2 Lê Việt Hà 2114410053
3 Hoàng Thu Hương 2114410081
4 Cao Minh 2111410087
5 Nguyễn Thị Thu Phương 2111410105
6 Vũ Thanh Thảo 2114410177
7 Nguyễn Thị Thùy Vân 2114410203
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....4

1.1. Giới thiệu về đường cong chữ U lộn ngược của Kuznets.......................4

1.1.1. Miêu tả Đường cong Kuznets............................................................4

1.1.2. Tính ứng dụng và hạn chế của mô hình............................................6

1.1.2.1. Tính ứng dụng của mô hình..........................................................6

1.1.2.2. Hạn chế của mô hình....................................................................7

1.1.3. Giải thích Đường cong Kuznets.......................................................10

1.2. Kiểm định giả thuyết Kuznets về môi trường trên thực tế..................11

1.2.1. Nghiên cứu trong nước....................................................................11

1.2.1.1. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tăng trưởng
kinh tế và ô nhiễm môi trường:...............................................................11

1.2.1.2. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa tăng trưởng
kinh tế và ô nhiễm môi trường:...............................................................12

1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài....................................................................12

1.2.2.1. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa tăng trưởng
kinh tế và ô nhiễm môi trường:...............................................................12

1.2.2.2. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tăng trưởng
kinh tế và ô nhiễm môi trường.................................................................14

1.2.2.3. Nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tăng
trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường.....................................................15

CHƯƠNG 2: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH TẠI CÁC


QUỐC GIA TRONG KHỐI ASEAN...........................................................16
2.1. Thực trạng tăng trưởng và ô nhiễm môi trường tại các nước ASEAN
ở giai đoạn 2000-2020....................................................................................16

2.1.1. Thực trạng tăng trưởng tại các nước ASEAN ở giai đoạn 2000-
2020............................................................................................................. 16

2.1.1.1. Bối cảnh.....................................................................................16

2.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các nước ASEAN ở giai đoạn
2000-2020...................................................................................................23

2.1.2.1. Bối cảnh chung...........................................................................23

2.1.2.2. Các nguồn ô nhiễm môi trường chính........................................23

2.2. Chính sách hiện tại về môi trường và tăng trưởng của các nước khối
ASEAN và giả thuyết Kuznets......................................................................30

2.3. Kiểm định giả thuyết Kuznets về môi trường tại các nước ASEAN...36

2.3.1. Mô hình nghiên cứu.........................................................................36

2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu...........................................................................38

2.3.3. Kết quả nghiên cứu:.........................................................................41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO KHỐI ASEAN VÀ


NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM.............................................47

3.1. Một số hàm ý chính sách cho khối ASEAN..........................................47

3.2. Những khuyến nghị cho Việt Nam........................................................54

3.2.1. Về dân số...........................................................................................54

3.2.2. Về thương mại của Việt Nam...........................................................56

3.2.3. Về kinh tế xanh, bền vững...............................................................58

KẾT LUẬN............................................................................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................65


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt
ASEAN Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông
Asian Nations Nam Á
ARDL Autoregressive Distributed Lag Phân phối trễ tự hồi quy
ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á
BVMT Bảo vệ môi trường
CPTPP Comprehensive and Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Progressive Agreement for Tiến bộ xuyên Thái Bình
Trans-Pacific Partnership Dương
COMECON Council for Mutual Economic Hội đồng Tương trợ Kinh tế
Assistance
EAM East Asia Miracle Kỳ tích Đông Á
EKC Environmental Kuznets Curve Đuòng cong môi trường
Kuznets
EVFTA European Union–Vietnam Free Hiệp định thương mại tự do
Trade Agreement Liên minh châu Âu-Việt Nam
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FE Fixed Effect Tác động cố định
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
OECD The Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Development Kinh tế
RCEP Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
Economic Partnership diện Khu vực
RE Random Effect Tác động ngẫu nhiên
USD United States dollar Đô la Mỹ
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1 Bảng định nghĩa và giải thích các biến..........................................39


Bảng 2-2 Bảng thống kê mô tả các biến........................................................40
Bảng 2-3 Bảng kết quả mô hình hồi quy.......................................................43

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Đường cong Kuznets.............................................................................4


Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP các nước ASEAN 2020...............................22
Hình 2.2 Diện tích rừng các quốc gia ASEAN..................................................24
Hình 2.3 Chất lượng không khí ở một số quốc gia ASEAN (số ngày trong năm)
........................................................................................................................... 27
Hình 2.4 Lượng rác thải nhựa nhập khẩu các quốc gia ASEAN giai đoạn........29
Hình 2.5 Đồ thị minh họa mô tả kết quả............................................................44
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Những tác động tiêu cực ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi
trường đã và đang hướng sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và các nhà
nghiên cứu vào mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự suy thoái của môi trường
(Tetsman, Bazienė, Viselga, 2017; Haseeb, Kot, Hussain,Jermsittiparsert, 2019;
Sriyana, 2019). Một trong số những mô hình phổ biến nghiên cứu về mối quan hệ
trên là mô hình chữ U lộn ngược của Kuznets, hay còn được gọi là đường cong môi
trường Kuznets, , được phát triển dựa trên mô hình của Kuznets về bất bình đẳng bởi
Grossman và Krueger vào năm 1991, cho rằng sau khi thu nhập vượt qua một
ngưỡng nhất định thì sự tăng lên của nó không làm tăng ô nhiễm môi trường như ở
giai đoạn đầu mà giúp cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, có nhiều quan
điểm lý thuyết khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trưởng và ô nhiễm môi trường
có tuân theo mô hình trên hay không ( Farhani et al. 2014; Churchill et al. 2018;
Nasr et al. 2015).
Nền kinh tế các nước Đông Nam Á với sự tăng trưởng trung bình khoảng
4.38% một năm trong hai thập kỉ qua đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà đầu tư, với lượng FDI đạt tới 182 tỷ USD vào năm 2019, lớn nhất trong số các
khu vực đang phát triển. Khu vực này đồng thời cũng chịu tác động rất lớn từ biến
đổi khí hậu: bão, nước biển dâng,... khiến biến đổi khí hậu, một hệ quả của hiệu ứng
nhà kính bị gây nên bởi sự ô nhiễm không khí, trở thành mối đe dọa thực sự đối với
khu vực này, đòi hỏi các chương trình hành động từ chính phủ các nước. Trong tình
hình đó, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sự suy thoái môi
trường ở khu vực này để có những hoạch định chính sách phù hợp và hiệu quả để có
sự phát triển bền vững. Thế nhưng có rất ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và sự suy thoái môi trường cho khu vực ASEAN (Chontanawat,
2020; Muhammad et al. 2020). Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung cho các quốc
gia riêng lẻ như Thái Lan (Paweenawat et al.2017; Chontanawat, 2019); Singapore

1
(Manuel et al. 2016) hoặc chỉ tập trung vào một số ít nước (Chontanawat, 2020). Từ
đó, nhóm chọn đề tài “Mô hình chữ U lộn ngược của Kuznets: Bằng chứng thực
nghiệm tại các quốc gia khối ASEAN và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của nhóm khi thực hiện đề tài này là kiểm định mô hình chữ U llọn
nguọc của Kuznets ở 8 quốc gia đang phát triển khu vực ASEAN từ đó đưa ra
những khuyến nghị cho Việt Nam.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: mức phát thải khí CO2 trên đầu người ở 8 quốc gia
ASEAN

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: 8 quốc gia Indonesia, Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia,


Phillipines, Thái Lan, Việt Nam

Thời gian: 2000-2020

4. Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp định lượng: Dựa trên những số liệu thu thập được, nhóm đã
tiến hành xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm lượng hóa tác động của các yếu tố
vĩ mô đến mức phát thải CO2, từ đó đưa ra những nhận xét và kết luận về vấn đề
này.
5. Kết cấu bài nghiên cứu:

Bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Bằng chứng thực nghiệm mô hình tại các quốc gia trong khối
ASEAN

2
Chương 3: Một số hàm ý chính sách cho khối ASEAN và những khuyến nghị
cho Việt Nam

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu về đường cong chữ U lộn ngược của Kuznets.
1.1.1. Miêu tả Đường cong Kuznets

Đường cong Kuznets là giả thuyết


được đề ra bởi nhà kinh tế học Simon
Kuznets trong những năm 1950 và 1960
cho rằng khi một nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển, các lực thị trường khiến bất bình
đẳng kinh tế gia tăng sau đó lại giảm xuống
theo một đường cong chữ U ngược. Đường
cong Kuznets ở trục tung và trục hoành
thường có nhiều biến như bất bình đẳng thu Hình 1.1 Đường cong
Kuznets
nhập hay hệ số Gini ở trục Y và tăng
trưởng kinh tế, thời gian hay thu nhập trên đầu người ở trục X. Ngoài ra, ta có tỷ số
Kuznets, tỷ số này là tỷ lệ giữa tỷ trọng thu nhập của x% số dân có mức thu nhập
cao nhất và tỷ trọng thu nhập y% số dân có mức thu nhập thấp nhất ( x có thể khác
so với y và nhận các giá trị 5%, 10%, 20% ...).

Vào đầu thập niên 90, hai nhà kinh tế


người Mỹ là Gene Grossman và Alan
Krueger khi đang tìm hiểu số liệu về mối
tương quan giữa GDP với chất lượng không
khí và nguồn nước trên khoảng 40 quốc gia,
họ thấy rằng cùng với sự gia tăng GDP, vấn
đề ô nhiễm đầu tiên là tăng cao rồi sau đó lại
giảm dần, tạo ra biểu đồ hình chữ U ngược

4
khi phác họa trên giấy. Vì trông rất giống với đường cong Kuznets, đường cong hình
chữ U ngược này cũng sớm được biết đến với cái tên là đường cong Môi trường
Kuznets (Environmental Kuznets Curve). Ở đường cong Môi trường Kuznets, trục
tung sẽ là các biến như mức tàn phá môi trường, mức ô nhiễm nói chung, mức ô
nhiễm của một hoặc nhiều chất,… còn các biến tương tự với đường cong Kuznets
như GDP, tăng trưởng kinh tế, thời gian,… sẽ ở trục tung.

Tổng quan về mối quan hệ giữa Tăng trưởng kinh tế và Chất lượng môi trường

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường là tâm điểm
của nhiều tranh cãi. Một bên cực cho rằng kinh tế phát triển mạnh thì sẽ chắc chắn
dẫn đến sự tàn phá môi trường hay kể cả sự sụp đổ của nền kinh tế và thiên nhiên.
Còn một bên cực kia nói những vấn đề môi trường đáng kể sẽ ắt hẳn tự giải quyết
khi kinh tế phát triển đến một mức nào đó. Một nguyên nhân cho cuộc tranh luận dai
dẳng này là do chúng ta không có đủ bằng chứng và số liệu cho thấy mối quan hệ
giữa chất lượng môi trường ở các mức thu nhập khác nhau, kèm với việc ta không
có dữ liệu của một số lượng lớn nước trên thế giới.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa thu nhập và chất lượng môi trường thường rất
phức tạp vì chúng thường liên quan đến nhiều nhân tố như mức độ phát triển công
nghệ, cơ cấu thị trường kinh tế… Ví dụ, ở một số nước phát triển với khu vực công
nghiệp chiếm phần lớn thường gây nhiều ô nhiễm hơn so với các nước phát triển
chú trọng khu vực dịch vụ.

Theo giả thuyết của Grossman và Krueger, phát triển kinh tế và chất lượng
môi trường là hai vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ và mật thiết theo cả hai xu hướng
thuận chiều và nghịch chiều. Khi nền kinh tế mới bắt đầu bước vào quá trình phát
triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, tăng trưởng kém, sự tịnh tiến đi lên về thu
nhập hay nền kinh tế nói chung kéo theo mức độ ô nhiễm môi trường tăng cao tới
một mức độ nhất định mà tại đó số đo về ô nhiễm môi trường đại ngưỡng cao nhất.

5
Qua điểm nút đó, ta thấy rằng càng về sau, thu nhập bình quân tăng hay sự tích cực
trong phát triển kinh tế sẽ càng làm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường.

1.1.2. Tính ứng dụng và hạn chế của mô hình

1.1.2.1. Tính ứng dụng của mô hình

Tính ứng dụng vào thực tế của cả hai mô hình Đường cong Kuznets và
Đường cong Môi trường Kuznets vẫn đang là tâm điểm của nhiều tranh cãi, và nhiều
bằng chứng cho rằng việc ứng dụng những mô hình này vào nhiều trường hợp khác
nhau thường đi theo hai hướng.

Đối với Đường cong Kuznets, trong tiểu sử về phương pháp khoa học của
Simon Kuznets, nhà kinh tế học Robert Fogel lưu ý việc chính Kuznets đã có nghi
ngờ về tính tin cậy của dữ liệu mà ông đã dùng để tạo nên giả thuyết Đường cong
Kuznets. Fogel nhấn mạnh ý kiến của Kuznets:

“...even if the data turned out to be valid, they pertained to an


extremely limited period of time and to exceptional historical experiences…”

“...kể cả khi dữ liệu đấy có đúng đi chăng nữa, chúng chỉ liên quan
đến một khoảng thời gian cực kỳ hẹp và những kỳ tích lịch sử hiếm có…”

Fogel cho rằng, mặc kệ những cảnh báo này, những hạn chế này của Kuznets
dường như đã bị lờ đi và Đường cong Kuznets đã được đưa lên “tầm của các định
luật” bởi các nhà kinh tế học khác.

Tương tự đối với đường cong Môi trường Kuznets, Grossman và Krueger
cũng cẩn thận đưa ra cảnh báo về phát hiện của mình. Họ thừa nhận dữ liệu chỉ có
các số liệu về ô nhiễm nước và không khí diện hẹp, chứ không có số liệu về lượng
thải khí nhà kính, sự mất đa dạng sinh học, thoái hóa đất, phá rừng… trên phạm vi
toàn cầu. Họ cũng ghi nhận rằng thu nhập quốc dân phụ thuộc vào tình hình chính
trị, công nghệ, và kinh tế lúc đó. Và họ chỉ ra rằng sự trùng hợp giữa tăng trưởng

6
kinh tế và giảm ô nhiễm mà họ tìm ra không chứng minh được là sự phát triển tự nó
dẫn đến việc cải thiện môi trường.

1.1.2.2. Hạn chế của mô hình

Đối với đường cong Kuznets, những số liệu lấy từ World Bank, chỉ số Gini ở
những quốc gia Châu Âu như Liên Bang Nga, Anh, Pháp, Đức… đều đi theo một
quỹ đạo chữ U ngược theo như giả thuyết của Kuznets. Nhưng Na Uy và Hà Lan
trong quá trình công nghiệp hóa đã chứng kiến bất bình đẳng thu nhập ở nước họ
giảm dần khi phát triển từ một nền kinh tế nông nghiệp qua nền kinh tế công nghiệp.

East Asia Miracle - Kỳ tích Đông Á cũng đi ngược lại với giả thuyết của
Kuznets và thường được dùng để đánh giá tính tin cậy của Đường cong Kuznets. Ở
những đất nước Đông Á này (Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Bốn con
Rồng Châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong) sản xuất và xuất khẩu
tăng nhanh chóng và mạnh mẽ, nhưng tuổi thọ trung bình ở EAM tiếp tục tăng và tỷ
lệ nghèo tiếp tục giảm bất chấp giả thuyết bước đầu tăng trưởng phải đi cùng với bất
bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng thu nhập là cái cần thiết để có được một sự phát
triển toàn diện của nền kinh tế của Kuznets.

Khi phân tích tại sao lại có sự khác biệt giữa những nước Anh, Pháp, Đức,
Liên Bang Nga so với Na Uy, Hà Lan và những nước Kỳ tích Đông Á, nhiều giả
thuyết đã được đề ra nhằm giải đáp điểm bất thường này, một số nhà kinh tế cho
rằng đây là sự ảnh hưởng của sự khác biệt về văn hóa ở những châu lục khác nhau,
nhưng giả thuyết này chưa tính đến sự khác biệt của Na Uy và Hà Lan so với những
nước còn lại ở châu Âu. Một số giả thuyết khác lại tập trung vào việc chính trị mới
là tác nhân chính cho việc phân bổ đồng đều của thu nhập.

Daron Acemoglu và James Robinson cho rằng bất bình đẳng thu nhập do
công nghiệp hóa tư bản chứa đựng những “mầm mống hủy diệt chính nó” và mở
đường cho cải tổ chính trị và lao động ở Anh và Pháp, cho phép thu nhập được phân
chia một cách đồng đều. Ở các nền kinh tế Đông Á, mặc dù chưa có cải cách chính

7
trị về thu nhập nào lúc các nước này phát triển mạnh mẽ nhưng những chính sách
cải cách đất ở những năm 1940 và 1950 đã giúp cải thiện sự bất bình đẳng thu nhập.
Các quan sát của Acemoglu và Robinson cho rằng, ở những góc độ nhất định thì
chính trị mới là yếu tố quyết định mức bất bình đẳng chứ không nhất thiết phải là
các yếu tố kinh tế.

Tương tự, đối với đường cong Môi trường Kuznets, ta cũng có nhiều bằng
chứng phủ định giả thuyết của Grossman và Krueger.

Roger Person viết ở trong cuốn sách “Natural Resource and Environmental
Economics” (2003) rằng việc sử dụng năng lượng, đất và tài nguyên có khả năng sẽ
không giảm với việc tăng thu nhập. Cho dù tỉ lệ tiêu dùng năng lượng trên GDP r đã
giảm, tổng sử dụng năng lượng cũng như tổng xả thải các khí nhà kính ở các nước
đang phát triển vẫn đang tăng. Ngoài ra, trạng thái của nhiều “dịch vụ hệ sinh thái”
quan trọng như sự cung cấp nước ngọt, độ màu mỡ của đất và thủy hải sản vẫn đang
trên đà đi xuống ở nhiều nước đang phát triển.

Thomas Piketty, trong sách “Capital in the Twenty-First Century” (2013),


phủ nhận tính hiệu quả của Đường cong Kuznets, ông cho rằng ở một số nước giàu,
mức bất bình đẳng thu nhập ở thế kỷ 21 đã vượt mức của những năm 1920. Ông đưa
ra lời giải thích răng khi tỷ lệ hoàn vốn của tư bản vượt tỷ lệ của tăng trưởng kinh tế
trong một khoảng thời gian dài thì sẽ dẫn đến “tụ tập của cải”.

Bruce Yandle viết trong “The Environmental Kuznets Curve: A Primer”


(2014) rằng Mỹ đang gặp khó khăn trong việc đạt được mức thu nhập tối thiểu để
đối phó với một số tác nhân ô nhiễm như khí thải Cacbon. Ông nói khí thải Cacbon
không đi theo đường cong của Kuznets bởi vì hầu hết các tác nhân ô nhiễm khác
như chì và lưu huỳnh tạo ra một vấn đề trực tiếp và trước mắt, nên đòi hỏi cần được
đối phó khẩn cấp hơn. Khi một nước phát triển, việc xử lý các vấn đề ảnh hưởng liên
tục và trực tiếp đến đời sống người dân được đưa lên hàng đầu, dẫn đến việc xử lý
các vấn đề dài hạn như ảnh hưởng của khí nhà kính bị cho ra lề. Vì thế, cho dù với

8
một nước có thu nhập cao như Mỹ, xả thải khí Cacbon vẫn không đi theo mô hình
EKC. Điều này cho thấy rằng đường cong Môi trường Kuznets chỉ áp dụng được
cho một số nhân tố trong một thời điểm nhất định.

Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu vẫn bất đồng về hình dạng của mô hình khi
được đặt vào một thước đo thời gian lớn. Milimet và Stengos cho rằng hình chữ U
ngược có thể là hình chữ N ở trong bối cảnh thời gian dài hơn: ô nhiễm tăng khi một
nước phát triển rồi giảm một khi qua ngưỡng GDP và sẽ bắt đầu tăng lại khi GDP
tiếp tục tăng.

Tương tự, Arrow và cộng sự cho rằng việc tăng lên và giảm xuống của ô
nhiễm do sự phát triển từ các cộng đồng nông dân nhỏ (không ô nhiễm) đến nền
kinh tế công nghiệp (nhiều ô nhiễm) đến nền kinh tế dịch vụ (ô nhiễm ít) của đường
cong Môi trường Kuznets có thể bị bác bỏ khi ô nhiễm lại tăng trở lại do mức sống
cộng với mức thu nhập cao hơn dẫn đến việc tiêu dùng nhiều hơn bao giờ hết.

Những hạn chế trên lại chứng minh một lần nữa đường cong Kuznets và
đường cong Môi trường Kuznets không phải là một định luật kinh tế và không áp
dụng được cho mọi tình huống mà nó chỉ đúng với ở trong những điều kiện và tình
huống cụ thể.

Những bằng chứng về các mối quan hệ của Đường cong Kuznets và EKC cho
thấy rằng chúng chỉ biểu hiện cho một số quốc gia và một số trường hợp nhất định,
Đường cong Kuznets và EKC không thể khái quát hoá cho tất cả các mức độ thu
nhập  cũng như những loại thiệt hại môi trường trên tất cả các quốc gia. Ngoài ra,
một khó khăn lớn với việc sử dụng mô hình này là ta khó có thể đoán trước được
tương lai vì tính chất khó lường của nền kinh tế và cách nó sẽ phát triển như thế nào
trong những giai đoạn tiếp theo - không ai có thể đoán trước được chiến tranh, thiên
tai, nạn dịch, và vô số những thứ bất định khác. Cho dù vậy, ta cũng không thể phủ
nhận rằng trong nhiều bối cảnh nhất định, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát
triển, nhiều chỉ số môi trường và bất bình đẳng thường thể hiện một đường cong

9
hình chữ U ngược. Và với phạm vi của bài tiểu luận này, Mô hình chữ U lộn ngược
của Kuznets: Bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia khối ASEAN và bài học cho
Việt Nam, việc sử dụng mô hình này là hoàn toàn hợp lý để đưa chúng ta đến một
bức tranh toàn thể và là một cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm quý giá từ các
quốc gia đã vượt điểm ngoặt để áp dụng vào tình hình của Việt Nam.

1.1.3. Giải thích Đường cong Kuznets

Đường cong Kuznets giả thuyết rằng khi một nước trải qua giai đoạn công
nghiệp hóa, đặc biệt là sự tự động hóa ở ngành nông nghiệp, thì trung tâm kinh tế
của nước đó sẽ dịch chuyển về các khu vực thành phố. Việc nông dân ở vùng nông
thôn nghèo hơn di chuyển đến các thành phố này tìm kiếm việc làm sẽ tạo ra một
khoảng cách bất bình đẳng lớn giữa thu nhập của vùng nông thôn so với vùng đô thị.
Sau đó, bất bình đẳng thu nhập sẽ giảm dần sau khi nền kinh tế đặt được một mức
thu nhập trung bình nhất định (điểm đỉnh của Đường cong Kuznets) và những sản
phẩm của công nghiệp hóa như sự dân chủ hóa và sự phát triển của nhà nước phúc
lợi.

Grossman và Krueger đã sử dụng mô hình thống kê để tính toán xem ở mức


thu nhập nào thì đường cong sẽ bắt đầu đi xuống. Họ quan sát thấy rằng đối với
lượng chì tại các sông ngòi, mức độ ô nhiễm lên đến đỉnh điểm rồi bắt đầu giảm khi
GDP mức 1,887 USD trên đầu người (tính bằng USD năm 1985). Những quan sát
tượng tự có thể lấy được từ lượng lưu huỳnh đioxit và lượng khói đen, hai nhà kinh
tế học thấy rằng lượng ô nhiễm của hai tác nhân sẽ giảm sau khi mức GDP đạt
ngưỡng lần lượt là 4,053 USD và 6,151 USD. Họ cho rằng nhìn chung, phát triển sẽ
bắt đầu làm sạch ô nhiễm không khí và nguồn nước trước khi các nước đạt được
mức thu nhập 8.000 USD trên đầu người (khoảng 22,000 USD ở 2022). Từ đó, hai
nhà kinh tế này cho rằng các chỉ số suy thoái môi trường có xu hướng trở nên tồi tệ
hơn khi tăng trưởng kinh tế cho đến khi thu nhập trung bình đạt đến một điểm nhất
định trong quá trình phát triển. Nhiều nhà kinh tế bảo vệ quan điểm của mô hình này
thường cho rằng "giải pháp cho ô nhiễm là tăng trưởng kinh tế."

10
1.2. Kiểm định giả thuyết Kuznets về môi trường trên thực tế.

Các nghiên cứu có các cách tiếp cận khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy
tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm môi trường có mối quan hệ đánh đổi: chấp  nhận hi
sinh môi trường để nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn; một số khác lại cho thấy có
thể sử dụng, áp dụng nhiều yếu tố khác ít làm tổn hại đến môi trường hơn để tăng
trưởng kinh tế. Hơn nữa đường cong Kuznets cũng cung cấp cho các bài nghiên cứu
lý thuyết về “điểm ngoặt”, các bài nghiên cứu cũng quan tâm nhiều đến vấn đề này
và tiến hành khảo sát tại nhiều quốc gia với các biến  số kinh tế chủ yếu là thu nhập
(GDP), dân số, tiến bộ khoa học - công nghệ, tốc độ và quy mô công nghiệp hóa,
hiện đại hóa,…Tương quan với các biến số kinh tế là các biến số về môi trường như
tốc độ phát thải khí ô nhiễm (CO2,  NxOy,…), tỷ lệ khai thác rừng, mức sử dụng
năng lượng hóa thạch, năng lượng  tái tạo,…Các bài nghiên cứu cũng sử dụng nhiều
phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu sơ cấp và thứ cấp và quan trọng nhất là
phương pháp hồi quy điển hình là mô hình ARDL  so sánh sự tương quan của các
biến dữ liệu nhằm  thu được các kết quả và thông tin cơ sở cả trong ngắn hạn và dài
hạn dựa trên lý  thuyết Kuznets cũng như tìm ra “điểm ngoặt” tại nhiều nước phát
triển và đang  phát triển trong các giai đoạn phát triển khác nhau.

1.2.1. Nghiên cứu trong nước

1.2.1.1. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tăng trưởng kinh tế
và ô nhiễm môi trường:

 Usama Al-Mulali và các cộng sự, (2015) đã đưa ra kết luận rằng Việt Nam
không tồn tại đường cong Kuznets về môi trường bởi vì mối quan hệ giữa GDP và ô
nhiễm là mối quan hệ tỷ lệ thuận trong cả dài hạn và ngắn hạn. Bài báo cáo đã có sự
phân chia rõ ràng trong việc sử dụng năng lượng gồm năng lượng hóa thạch và năng
lượng tái tạo, tuy nhiên thì nhóm tác giả chưa đánh giá được sự ảnh hưởng của các
yếu tố tự nhiên như tỷ lệ rừng đến tổng lượng phát thải CO2.

11
1.2.1.2. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa tăng trưởng
kinh tế và ô nhiễm môi trường:

 Dinh và  Lin (2014) nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam, họ tìm được ngưỡng thu nhập bình quân đầu người tại mức 2.226 đô la Mỹ thì
tình trạng ô nhiễm môi trường có dấu hiệu đảo chiều. Một nghiên cứu khác cũng
trong trường hợp Việt Nam là  nghiên cứu của Tang và Tan (2015), nghiên cứu sử
dụng mô hình Vecto sai số hiệu chỉnh để điều tra tác động của tiêu thụ năng lượng,
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, và tăng trưởng kinh tế đến ô nhiễm môi trường
(đo lường bằng lượng khí thải CO2)  ở Việt Nam giai đoạn 1976−2009. Kết quả
thực nghiệm của nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tồn tại hiệu ứng chữ U ngược. Chi tiết
hơn, nghĩa là tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa FDI và lượng khí thải CO2.

1.2.2. Nghiên cứu nước ngoài

1.2.2.1. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa tăng trưởng
kinh tế và ô nhiễm môi trường:

Andrés Robalino-Lópeza và các cộng sự, (2014) đã có sự tổng hợp khá kỹ về


các số liệu trong bài thu thập ở cả quá khứ và tương lai, các chính sách hay  thể chế
khác nhau cũng được đề cập nhằm kiểm định cũng như dự đoán một  cách chính xác
nhất sự tồn tại của giả thuyết EKC từ năm 1980 đến năm 2025  tại Ecuador. Kết quả
GDP thu thập được cũng bao gồm cả mức sử dụng năng  lượng tái tạo, số liệu quan
trọng để nhóm tác giả kết luận được Ecuador có thể đạt được sự ổn định về phát
triển kinh tế và ô nhiễm môi trường trong tương lai với những chính sách, thể chế
phù hợp mà bài viết đề ra. Song bài báo cáo cũng có một số hạn chế về việc sử dụng
phương pháp và  mô hình dự đoán sẵn có của những bài báo cáo trước kia vậy nên
cũng chưa thể hiện sự khách quan của bài viết. Số liệu và các biến giải thích vẫn còn
ít nên  không nói đến nhiều vấn đề như dân số, khoa học công nghệ, … 

Gülden Bölüka, Mehmet Mer (2015) nghiên cứu về việc sử dụng những
nguồn nhiên liệu thay thế nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi

12
trường trong quá trình phát triển kinh tế tại Thổ Nhĩ Kì từ năm 1961 đến năm 2010.
Bằng các kết quả được chứng minh nhóm tác giả cũng đưa ra kết luận nếu sử dụng
năng lượng tái tạo thì phải hơn một năm mới bắt đầu giảm ô nhiễm, giảm thải khí
CO2. Mặt khác, họ cũng dự báo được điểm ngoặt của EKC với mức thu nhập bình
quân đầu người là 9920 USD. Hạn chế của bài viết là đặt ra giả thiết khó đưa vào
thực tiễn, số liệu còn khá ít.

Chuanguo Zhang, Wei Zhao (2014) nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của 
thu nhập cũng như sự ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới lượng phát thải 
CO2 tại các khu vực ở Trung Quốc với số liệu từ năm 1995 đến 2010. Bài báo cáo
nghiên cứu và chứng minh được rằng nếu có thể phân phối lại thu nhập làm hạn chế
sự bất bình đẳng tại các khu vực khác nhau thì sẽ có ảnh hưởng tích cực làm giảm
thiểu lượng phát thải CO2. Nhóm tác giả cũng cho rằng đây là dữ liệu cần thiết để
nghiên cứu nhằm xây dựng và phát triển chính sách, cải cách tại Trung Quốc. Hạn
chế của bài viết là phạm vi nghiên cứu nhỏ, số liệu chưa cập nhật và chưa xem xét
đến ảnh hưởng của thể chế kinh tế đến lượng phát thải CO2.

Mohammed Bouznit, María del P. Pablo-Romero (2016) đã kiểm tra và 


chứng minh được giả thuyết EKC có tồn tại tại Algeria bằng cách sử dụng các mô
hình hồi quy và số liệu thống kê về mức sử dụng năng lượng, điện năng tiêu  thụ,
xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn 1970-2010. Nhóm tác giả cũng đã  dự đoán
được điểm ngoặt của đường cong Kuznets cũng như xác định được vị trí hiện tại của
Algeria trên đường cong, họ cũng chỉ ra rằng sự tăng trưởng kinh  tế ở Algeria sẽ
tiếp tục kèm theo sự tăng lượng phát thải CO2 vào những năm tiếp theo cho đến khi
đạt mức GDP rất cao tại điểm ngoặt của EKC. Kết quả cho thấy GDP bình quân đầu
người tăng trong những năm gần đây đang góp phần làm giảm tỷ lệ sử dụng điện
dân dụng, điều này có thể liên quan đến thực tế là dân số đang dần thay thế thiết bị
cũ bằng những thiết bị hiện đại hơn.

Muhammad Shahbaz và các cộng sự (2013) đã chứng minh được rằng sự phát
triển tài chính có ảnh hưởng tích cực đến việc giảm lượng phát thải khí CO2 tại

13
Malaysia trong dài hạn. Bằng việc sử dụng các mô hình hồi quy ARDL và VECM
với các biến như mức tiêu thụ năng lượng, phát triển tài chính (qua các loại vốn đầu
tư trong nước và ngoài nước), và tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người)
tuy không chỉ ra được tác động trong ngắn hạn nhưng nhóm tác giả đã chỉ ra sự tác
động tích cực của những yếu tố trên tới môi trường, qua đó làm cơ sở cho các chính
sách tài chính, đầu tư trong và ngoài nước.

Salih Turan Katircioğlu, Nigar Taşpinar(2017) nghiên cứu về sự ảnh hưởng


cũng như vai trò của phát triển tài chính tới đường cong Kuznets môi trường (EKC)
tại Turkey. Với 2 mô hình nghiên cứu nhóm tác giả đã chứng minh được sự tác động
tích cực của phát triển tài chính tới môi trường tại Turkey về dài hạn, cùng với đó là
chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Mặc dù trong ngắn
hạn, bài viết cũng đề cập đến sự gia tăng phát thải CO2 khi có các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài, nhưng nếu xét trong dài hạn thì sự phát triển tài chính lại đẩy mạnh tăng
trưởng đến mức cao hơn nhiều, và đó là điều rất cần thiết nhằm cải thiên môi trường
tại Turkey. Hạn chế phổ biến của đa số các bài nghiên cứu đó là khó có thể định
lượng được tính chất, đặc điểm của nhiều dữ liệu quan trọng như: thể chế kinh tế,
văn hóa, thương mại, năng lượng tái tạo,...Do đó một số kết quả, đánh giá của các tài
liệu tham khảo, các bài báo, bài nghiên cứu chưa thật sự chính xác và chi tiết.

1.2.2.2. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tăng trưởng kinh tế
và ô nhiễm môi trường

Bên cạnh những nghiên cứu ủng hộ, có nhiều nghiên cứu không đồng tình
với lý thuyết EKC. Hettige và các cộng sự (2000) mô phỏng xu hướng của ô nhiễm
nguồn nước ở nhiều nền kinh tế công nghiệp trong suốt thập niên 1980. Kết quả
nghiên cứu cho thấy lượng chất thải không thay đổi đáng kể ở khối OECD và Hội
đồng Tương trợ Kinh tế (COMECON), tăng trung bình ở các nước công nghiệp mới
và tăng  mạnh ở các nước kém phát triển nhất ở châu Á. Tính ổn định và không có
dấu hiệu suy  giảm của các xu hướng trên đã bác bỏ giả thuyết về EKC trên diện
rộng. Dựa trên các ước lượng thu được từ dữ liệu bảng, Holtz-Eakin và Selden

14
(1995) còn dự đoán mức thải CO2 toàn cầu trong tương lai vẫn tiếp tục tăng với tốc
độ bình quân 1,8%/năm. Các phân tích độ nhạy cho thấy phát triển kinh tế không
thực sự làm thay đổi chất lượng môi trường và điều này đặt ra sức ép đối với nhiều
nền kinh tế khi phải đánh đổi giữa tăng thu nhập quốc dân nhanh chóng và bảo vệ
môi trường sống bền vững. De Bruyn và các cộng sự (1998) cũng lập luận rằng mối
quan hệ U ngược giữa thu nhập và chất thải không đúng với nhiều nước. Dữ liệu từ
các nước phát triển, điển hình như Hà Lan, Anh, Mỹ hay Đức đều cho thấy mức thải
CO2, NOx và SO2 tương quan dương với phát triển kinh tế. Tương tự, Richmond và
Kaufmann (2006) cũng khẳng định không tồn tại điểm uốn trong mối quan hệ kinh
tế và môi trường đối với các nước phát triển cũng như đang phát triển . Agras và
Chapman (1999), Perman và Stern (2003), Luzzati và Orsini (2009) với dữ liệu từ
nhiều quốc gia đều thừa nhận lý thuyết EKC có nhiều vấn đề và nhược điểm. Ở cấp
độ chung toàn thế giới hay riêng lẻ từng quốc gia, đường EKC đều không rõ ràng và
ít tương đồng.

1.2.2.3. Nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ tuyến tính giữa tăng trưởng
kinh tế và ô nhiễm môi trường

Nghiên cứu của Papiez (2013) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số cho nhóm
các  nước Visegrad giai đoạn 1992-2010 không tìm thấy tác động nào của phát triển
kinh tế đến ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu tổng hợp của Doytch và Uctum (2016)
ở nhóm các quốc gia phát triển thì kết quả nghiên cứu của không tìm thấy mối quan
hệ giữa ô nhiễm môi trường và FDI.

15
CHƯƠNG 2: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH
TẠI CÁC QUỐC GIA TRONG KHỐI ASEAN

2.1. Thực trạng tăng trưởng và ô nhiễm môi trường tại các nước ASEAN ở
giai đoạn 2000-2020.

2.1.1. Thực trạng tăng trưởng tại các nước ASEAN ở giai đoạn 2000-2020

2.1.1.1. Bối cảnh

Sau khi vượt qua thành công những cơn gió ngược kinh tế như cuộc khủng
hoảng tài chính châu á 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đã tăng hơn bốn lần kể từ năm 1999, từ 577
tỷ USD năm 1999 lên 2,5 nghìn tỷ USD năm 2016, khiến khối này trở thành nền
kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong tương lai, khu vực này sẵn sàng duy trì tiến bộ kinh tế mạnh mẽ và ổn
định với tốc độ tăng trưởng năm 2018 đạt trung bình 5,3% theo dự báo của Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB). Những con số đáng gờm này phụ thuộc vào một số
yếu tố chính: 

Lực lượng lao động đang phát triển

Từ quan điểm từ phía cung, sự mở rộng đáng kể lực lượng lao động của
ASEAN đã đóng góp một phần không thể thiếu vào tăng trưởng chung của khu vực.
Người ta ước tính rằng hơn 100 triệu người đã tham gia vào lực lượng lao động của
khu vực trong 20 năm qua và xu hướng này chỉ được dự đoán là sẽ theo một quỹ đạo
đi lên.

Một điểm đến đầu tư hấp dẫn

Lực lượng lao động đang phát triển có trình độ tiên tiến và chuyên nghiệp
cũng sẽ là yếu tố kéo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực. Bất chấp sự

16
biến động dòng vốn gia tăng với các đợt tăng lãi suất gần đây ở Hoa Kỳ (Mỹ), triển
vọng dài hạn đối với các thị trường ASEAN vẫn tương đối tích cực.

ASEAN đã vượt qua các dòng chảy toàn cầu tương tự trước đây và vẫn cố
gắng ghi nhận mức tăng trưởng FDI đáng kể từ năm 1990 đến năm 2016; trở thành
điểm đến FDI phổ biến thứ tư trên toàn cầu và là điểm đến lớn thứ hai ở châu Á.

Sức mạnh tài khóa

Mức độ nợ thấp và thu hồi dự trữ ngoại hối của ASEAN cũng khiến ASEAN
trở thành một khu vực tăng trưởng mạnh mẽ và giúp loại bỏ những tác động tiêu cực
của sự biến động thị trường toàn cầu. Các thị trường mới nổi ASEAN có mức nợ
chính phủ thấp, khoảng 39% GDP vào năm 2016. Đây là mức thấp hơn mức trung
bình của các thị trường mới nổi trên toàn thế giới là 47% và thấp hơn đáng kể so với
các nền kinh tế phát triển thuộc Nhóm Bảy (G7) là 120%.

Mức nợ chính phủ thấp như vậy giúp các nền kinh tế ASEAN mới nổi áp
dụng các chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ để thúc
đẩy hơn nữa mở rộng kinh tế. Hơn nữa, nợ bằng đồng nội tệ sẽ là một lựa chọn ưu
tiên hơn vì lãi suất tăng ở Mỹ sẽ làm tăng chi phí trả nợ do nợ của nước này được
tính bằng đô la Mỹ.

a) Tăng trưởng kinh tế trong những năm đầu (2000-2013)

Trong những năm 2000, tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam đạt 7%
hàng năm, trong khi tỷ lệ người sống trong cảnh nghèo đói giảm xuống 11% vào
năm 2009 từ 58% vào năm 1993. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm vào năm
2009 là khoảng 1.000 USD, tăng từ 400 USD vào năm 2000.

Ở Singapore, chiến lược kinh tế đã tạo ra sự tăng trưởng thực tế trung bình là
8,0% trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1999.  Nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại khi
đạt mức 5,4% vào năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực dưới thời thủ
tướng Ngô Tác Đống, tiếp đó là 9,9% vào năm 2000. Tuy nhiên, sự suy thoái kinh tế

17
ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu, cũng như sự tụt dốc của ngành sản xuất
đồ điện tử trên toàn thế giới đã làm giảm mức tăng trưởng kinh tế được ước tính
trong năm 2001 xuống tận âm 2,0%.

Ở Thái Lan, Đảng Thai Rak Thai của Thaksin Shinawatra đã giành chiến
thắng vang dội trước Đảng Dân chủ của Leekpai trong cuộc tổng tuyển cử năm 2001
và lên nắm quyền vào tháng 2 năm 2001. Mặc dù nhu cầu xuất khẩu yếu, thế nhưng
nền kinh tế đã giữ tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 2,2% trong năm đầu tiên.Trong
chính quyền của ông, chính phủ Thaksin Shinawatra đầu tiên hoạt động tốt từ năm
2002 đến năm 2004 với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 5,3, 7,1 và 6,3%.

ASEAN và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009

Việt Nam:

Việt Nam bị ảnh hưởng bởi một cuộc suy thoái kinh tế tương đối vào năm
2008 với thị trường chứng khoán sụp đổ, khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ, lạm
phát vượt quá 25% và các cuộc đình công nổ ra trên khắp đất nước. Tăng trưởng là
6,7% trong năm 2008. Vào tháng 10 năm 2008, ngân hàng trung ương của Việt Nam
đã hạ lãi suất từ 14% xuống 13% để giúp thúc đẩy nền kinh tế bằng cách tạo điều
kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp vay vốn. Vào tháng 11 năm 2008, Việt Nam
đã hạ lãi suất chuẩn một lần nữa từ 13% xuống 12%.

Bằng nhiều biện pháp, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng tốt hơn hầu hết
các nước châu Á trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Theo Ngân
hàng Thế giới, nhờ sự gia tăng thương mại hàng tiêu dùng, chi tiêu của chính phủ
cho cơ sở hạ tầng và nhiều nhà máy mở cửa trong quá khứ, tổng sản phẩm quốc nội
của nước này đạt trên 5% vào năm 2009, cao thứ hai ở Đông Á sau Trung Quốc.

 Việc phát triển kinh tế theo chiều rộng giúp nước ta đạt được tốc độ tăng
trưởng khá cao trong giai đoạn 2000 – 2007, thoát nghèo, vươn lên trở thành một
nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, từ sau năm 2008 đến nay, nền kinh tế bắt

18
đầu xuất hiện dấu hiệu bất ổn khi tốc độ tăng trưởng chững lại, tỷ lệ lạm phát tăng
cao.

Singapore: 

Kinh tế Singapore quý 4 năm 2007 tăng trưởng chậm lại bởi doanh số xuất
khẩu giảm, điều này khiến người ta lo ngại về việc các nền kinh tế phụ thuộc xuất
khẩu tại châu Á sẽ phải hứng chịu hậu quả tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn
cầu. 

Theo thông tin từ Bộ Thương Mại Singapore, GDP quý 4 giảm 3,2% sau khi
điều chỉnh lạm phát, đây là lần sụt giảm đầu tiên trong 15 quý vừa qua. Tốc độ tăng
trưởng quý 3 là 4,4%.

Singapore là nước đầu tiên trong khu vực công bố số liệu kinh tế quý 4, đây
là dấu hiệu quan trọng giúp các nhà kinh tế học hiểu được cuộc khủng hoảng cho
vay thế chấp dưới chuẩn và sự hỗn loạn của thị trường thế giới ảnh hưởng như thế
nào tới tăng trưởng kinh tế châu Á.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã mất 1,6 nghìn tỷ USD giá trị kể từ tháng
10 và sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn đã làm cho các ngân
hàng lớn nhất thế giới thua lỗ tất cả khoảng 80 tỷ USD.

Theo một chuyên gia tài chính tại Singapore, lĩnh vực tài chính của Singapore
không tránh khỏi chịu tác động của bóng ma cho vay thế chấp dưới chuẩn. Các nhà
đầu tư trở nên thận trọng hơn và vì thế hoạt động tài chính cũng chậm lại. Kinh tế
Singapore năm 2007 tăng trưởng 7,5% so với 7,9% năm 2006. Chính phủ Singapore
dự đoán năm 2008 mức tăng trưởng kinh tế nước này là khoảng từ 4,5% đến 6,5%.

Philippines: 

Tăng trưởng kinh tế chậm hơn. Về tăng trưởng kinh tế, Philippines đã công
bố tỷ lệ hàng năm là 3,8 phần trăm trong năm 2008, đó là giảm từ mức cao nhất

19
trong 31 năm của năm 2007 là 7,1%. Vào năm 2009, quốc gia này công bố mức tăng
trưởng GdP tương đối thấp hơn ở mức hàng năm tăng trưởng 0,9 phần trăm.

Tổng xuất khẩu giảm. Hoa Kỳ, nơi cuộc khủng hoảng bắt đầu, là một của
các đối tác thương mại lớn của Philippines ngay cả trước khi khủng hoảng. Trên
thực tế, khoảng 17,1% thu nhập xuất khẩu của Philippines năm 2007 được tính bởi
Hoa Kỳ. Tổng số của đất nước xuất khẩu sang Mỹ, tuy nhiên, bắt đầu giảm vào năm
2007 và chứng kiến một giảm đáng kể 17,4% trong năm 2009.

Như vậy tất cả mọi lĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng.
Trong khoảng thời gian tháng 10 năm 2008 đến ngày 30 tháng 11 năm 2009, tổng số
1.833 cơ sở bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008-
2009, các khu vực và mỗi quốc gia đều bị tác động trong đó có khu vực ASEAN
nhất là thương mại đầu tư và tài chính: Thị trường tiền tệ tài chính yếu đi nhanh,
chứng khoán giảm sút rộng, liên tục. Hệ thống ngân hàng cho vay hạn chế, thu nợ
khó, phá sản tăng, lạm phát tăng, lãi suất cao. Chi phí tăng, giá cả tăng, tồn hàng
càng nhiều, thợ mất việc làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Suy giảm kinh tế, đời sống nhân
dân không ổn định. Tuy nhiên kể từ khủng hoảng tài chính, các nước trong khối
ASEAN đều ra sức đề ra những chính sách nhằm đưa đất nước phục hồi kinh tế. Cụ
thể chứng kiến những con số tăng trưởng kinh tế vượt bậc như: 2010- Singapore:
15,2%, Thái Lan: 7,8%,...

b) Tăng trưởng kinh tế trong những năm 2014-2020

Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong
kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về
đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà

20
Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế
Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm
2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối
cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981
trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam.

Ở Singapore, năm 2015 và 2016 chứng kiến cuộc suy thoái của nền kinh tế
khi tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 2%. Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã chậm
lại, quốc gia này vẫn chưa từng công bố là gặp phải mức tăng trưởng âm vẫn là một
dấu hiệu tích cực. Trong thời kỳ mà tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại này, thất
nghiệp và lạm phát vẫn giảm.

Ở Indonesia, sau khi tổng thống Joko Widodo kế nhiệm Susilo Bambang
Yudhoyono, chính phủ đã thực hiện các biện pháp nới lỏng các quy định đối với đầu
tư trực tiếp nước ngoài để kích thích nền kinh tế. Indonesia đã cố gắng tăng nhẹ tăng
trưởng GDP của họ trên 5% trong giai đoạn 2016–2017. Tuy nhiên, chính phủ hiện
vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề như tiền tệ suy yếu, xuất khẩu giảm và chi tiêu
tiêu dùng bị đình trệ. Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại cho năm 2019 là 5,3%.

Năm 2020 được coi là năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế
thế giới nói chung, trong đó có các nước khối ASEAN. Kinh tế được dự báo sẽ trải
qua đợt suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế
lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số
nền kinh tế ở ASEAN vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng
GDP ước tính tăng 2,91%.

21
Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP các nước ASEAN 2020
Nguồn: Asian Development Bank

ASEAN và đại dịch covid 19

5 nền kinh tế lớn nhất ASEAN (gọi tắt là ASEAN-5 - bao gồm Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan) đã chứng kiến tăng trưởng GDP thấp kỷ
lục -5% trong năm 2020.

Vào năm 2019, trước khi tuyên bố vào ngày 23 tháng 3 rằng nền kinh tế toàn
cầu sẽ đối mặt với một cuộc suy thoái. Trong báo cáo đánh giá về tác động của đợt
bùng phát COVID-19 được công bố vào ngày 2 tháng 3, OECD đã công bố mức
giảm thực tế 0,5% so với ban đầu dự báo tăng trưởng toàn cầu 2,9% cho năm 2020,
xuống 2,4% hoặc giảm gần một nửa xuống 1,5% trong trường hợp một đợt bùng
phát toàn cầu kéo dài.

Trong ASEAN, ngay cả trước khi bùng phát, các khoản đầu tư nước ngoài đã
được kiểm duyệt, gây ra bởi rủi ro cao từ căng thẳng thương mại. Năm 2018, danh
mục đầu tư cổ phiếu nước ngoài tại ASEAN giảm 25,1% do các nhà đầu tư lớn Mỹ
và EU rút khỏi một phần.( Hoa Kỳ có tỷ lệ sở hữu danh mục đầu tư lớn nhất trong

22
ASEAN (38,4% tổng cộng), tiếp theo là EU (27,1%), và ASEAN đứng thứ ba với
11,4%.

Trong ASEAN, những bất ổn do đại dịch mang lại cũng khiến dòng vốn chảy
ra, gây ra sự sụt giảm trên thị trường và sự mất giá nhanh chóng của tỷ giá hối đoái
trên toàn khu vực. Khoảng một phần tư giá trị thị trường chứng khoán ở Indonesia,
Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã bị xóa sổ. 

2.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các nước ASEAN ở giai đoạn 2000-
2020

2.1.2.1. Bối cảnh chung 

Mặc dù trong khoảng thời gian 2000-2020 thế giới có nhiều biến đổi, kinh tế
có xu hướng tăng trưởng chậm lại song Đông Nam Á vẫn được đánh giá là khu vực
phát triển năng động, mức sống của người dân trong khu vực được cải thiện đáng
kể. Mức tăng bình quân của các nước trong Cộng đồng ASEAN đạt 4.6 (năm 2014),
4,7% (năm 2015) dự báo đạt 4,9% (năm 2016 ) và 5,3% (năm 2017). Tuy nhiên, quá
trình phát triển kinh tế và đô thị hóa của các nước ASEAN đồng thời đặt ra những
thách thức lớn đối với vấn đề môi trường của khu vực.

Quá trình phát triển tác động đến môi trường ở Đông Nam Á do yếu tố chính:
tăng dân số và phát triển kinh tế. Tăng dân số và phát triển kinh tế đã và đang tạo ra
sức ép đối với môi trường khu vực và tạo ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Các nước Đông Nam Á phải đối mặt với các vấn đề môi trường đa dạng và không
giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung những vấn đề chính của ô nhiễm môi trường là :
Mất rừng và suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi
khí hậu…

2.1.2.2. Các nguồn ô nhiễm môi trường chính.

a) Mất rừng và suy thoái đất

23
Khoảng 15% diện tích rừng nhiệt đới tập trung ở khu vực Đông Nam Á.
Rừng nhiệt đới Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trnờng
và đa dạng sinh thái, góp phần cân bằng Cacbon toàn cầu và sinh kế cho dân số
đông phụ thuộc vào rừng (Donato, 2011). Tổng diện tích rừng ở Đông Nam Á năm
2000 khoảng 208,9 triệu ha và giảm xuống còn 190,5 triệu ha vào năm 2009. Khu
vực Đông Nam Á là một trong những khu vực có tỷ lệ mất rừng cao nhất thế giới
với tỉ lệ hàng năm là 1,11% giai đoạn 2000-2009, và khoảng 1,32% giai đoạn 2010-
2020, cao hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình 0,16% của toàn cầu (FAO, 2010).

Hình 2.3 Diện tích rừng các quốc gia ASEAN


Nguồn: World Bank

Phá rừng và suy thoái đất ở Đông Nam Á do nhiều nguyên nhân gây ra như
nhu cầu khai thác gỗ , phá rừng lấy đất cho nông nghiệp hay mở rộng đô thị. Quản
lý yếu kém cũng là một yếu tố khiến cho vấn đề không được giải quyết và ngày càng
trở nên tồi tệ ở hầu hết các nước trong khu vực . Các quốc gia ở đây là những nước
đang phát triển với nền kinh tế mang nặng tính nông nghiệp nên trong nhiều trường

24
hợp họ đứng ở thế lưỡng nan giữa phát triển kinh tế và bảo vệ rừng và hệ sinh thái.
Tuy nhiên, thực tế phát triển trên thế giới nói chung và ở Đông Nam Á nói riêng cho
thấy phá rừng để phát triển kinh tế là cách phát triển không bền vững và đem lại
nhiều hậu quả nghiêm trọng. Phá rừng để sản xuất nông nghiệp hay trồng trọt một số
loại cây mang giá trị kinh tế cao có thể có những lợi ích kinh tế tức thì hay trong
ngắn hạn nhưng sẽ khiến hệ sinh thái rừng mất rất nhiều thời gian để phục hồi được.
Ở nhiều khu vực, phá rừng biến các vùng đất màu mỡ trở thành những vùng đất khô
cằn và dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa. Một khi đất bị suy thoái và sa mạc hóa thì sẽ
không thể cải tạo để trồng lại rừng được. Ngoài những tổn hại đối với đất và hệ sinh
thái, phá rừng còn gây ra những hệ quả đáng lo ngại khác như xói mòn đất hay lũ
lụt. Phá rừng bừa bãi, sử dụng các cách thức nhanh chóng, dễ làm như đốt rừng còn
gây ra hiện tượng ô nhiễm trên diện rộng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe con
người, thậm chí gây ra mâu thuẫn và xung đột trong quan hệ quốc tế như trường hợp
phá rừng cọ ở Indonesia.

Bên cạnh đó, một vấn đề mà nhiều nước Đông Nam Á đang phải đối mặt là
sự suy giảm về số lượng và chất lượng của đất than bùn đầm lầy, loại đất thường
được sử dụng trong mục đích nông nghiệp. Các hiện tượng chủ yếu là đất bị lún hay
nhiễm Acid nặng (ASEAN,2011). Ngoài ra còn có các hiện tượng như trồng trọt liên
tục khiến chất lượng đất nông nghiệp suy giảm như Việt Nam và Thái Lan. Theo Tổ
chức Nông lương Thế giới, ở ⅔ số nước ASEAN (trừ Singapore), 40% đất đang
chịu những vấn đề suy thoái nghiêm trọng gyâ ra do các hoạt động của con người
(FAO, 2011).

b) Ô nhiễm không khí 

Ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các thành phố lớn, mức ô nhiễm không
khí thường vượt mức an toàn. Ô nhiễm không khí tác động mạnh mẽ và trực tiếp
nhất đến con người do thở là nhu cầu tối thiểu của sự sống và con người không thể
lựa chọn không khí mình hít thở hàng ngày. Ô nhiễm không khí gây ra chủ yếu do
sử dụng các loại chất đốt, phương tiện giao thông, các nhà máy công nghiệp và đốt

25
rừng. Phát triển công nghiệp, tăng dân số và tốc độ đô thị hóa cao đã khiến cho ô
nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng ở các nước Đông Nam Á. Ô nhiễm không
khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra những thiệt hại về kinh tế và
xã hội. Ô nhiễm không khí có khả năng gây ra các bệnh hô hấp, tim mạch hay ung
thư và là một trong những nhân tố dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở khu vực.Theo một
nghiên cứu của trường Đại học Havard (Mỹ), mỗi năm ở Đông Nam Á có khoảng
20.000 người chết do khí thải phát ra từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá và
con số này có thể tăng lên đến 70.000 người vào năm 2030.

Đây cũng là một trong những vấn đề ô nhiễm dễ gây ra các tác động xuyên
biên giới nhất. Sở dĩ như vậy vì ô nhiễm không khí có thể lan truyền rất nhanh, các
dạng ô nhiễm như mưa acid có thể được truyền đi một quãng đường xa bởi gió trước
khi ngưng tụ vào sương mù, mưa hay tuyết. Một ví dụ điển hình ở Đông Nam Á là
hiện tượng ô nhiễm khói mù do đốt rừng ở Indonesia”. Do có những tác động
nghiêm trọng xuyên biên giới, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và
cuộc sống của con người mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định và quan hệ quốc tế ở
khu vực.

26
Hình 2.4 Chất lượng không khí ở một số quốc gia ASEAN (số ngày trong năm)
Nguồn: Asian secretariat,2009c

Đánh giá chất lượng không khí ở Indonesia cho thấy lượng khí N 2 SO2 NO
(loại khí độc gây mưa axit và hiệu ứng nhà kính) trong không khí ở các thành phố
lớn như Jakarta khá cao (khoảng 30/1000) và chủ yếu do khí thải từ các phương tiện
giao thông gây ra. Số lượng phương tiện cơ giới ở Indonesia đã tăng từ 10,2 triệu
năm 1992 lên 35 triệu năm 2005 và gần 400 triệu năm 2010 (ASEAN Secretariat,
2009c). Brunei có chất lượng không khí khá tốt, tuy nhiên thông số PM10 trong
không khí được đánh giá là đang tăng lên. Theo biểu đồ, Malaysia có 216 ngày chất
lượng không khí tốt, 146 ngày trung bình và 4 ngày chất lượng kém. Ở Malaysia,
các loại khí NO chủ yếu do phương tiện giao thông thải ra. Các ngành sản xuất điện
và công nghiệp phát thải phần lớn khí SO2 và các loại chất dạng hạt PM. Ở
Bangkok, Thái Lan, số lượng phương tiện giao thông đã tăng từ 600.000 năm 1980
lên hơn 5 triệu năm 2008. Các loại khí độc trong không khí ở Thái Lan bao gồm
CO, SO và NO, là những chất chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính. Philippines có tỷ lệ

27
PM10 và PM2,5 trong không khí khá cao. Khí thải từ phương tiện giao thông cũng
là nguồn chính gây ra ô nhiễm không khí Philippines. Ở Việt Nam, phương tiện giao
thông và các ngành công nghiệp là những nguồn chính gây ra ô nhiễm không khí.
Phương tiện giao thông phát thải 70% lượng khí gây ô nhiễm không khí đô thị.
Ngành giao thông phát thải 85% khí CO và 95% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
VOCs2. Ngành giao thông và công nghiệp có lượng phát thải các chất gây ô nhiễm
SO và NO, tương đương nhau. (ASEAN Secretariat, 2009c). Dân số tăng nhanh, đô
thị hóa và các hoạt động sản xuất công nghiệp đang làm gia tăng các nguồn gây ô
nhiễm không khí, từ đó đặt ra thách thức to lớn trong việc quản lý và kiểm soát chất
lượng không khí đối với các quốc gia ASEAN.

c) Môi trường biển 

Với đường bờ biển dài 173.000 km, đa số các nước Đông Nam Á hưởng lợi
nhiều từ các nguồn tài nguyên biển. Tuy nhiên, môi trường biển ở khu vực này cũng
đang chịu những tác động tiêu cực từ hoạt động của con người. Khai thác quá mức
hay xả thải thiếu kiểm soát ra biển khiến môi trường biển bị ô nhiễm là những vấn
đề mà các nước đang phải đối mặt.

Ô nhiễm môi trường biển đến từ cả đất liền và trực tiếp trên biển. Khoảng
70% cư dân Đông Nam Á sống ở khu vực ven biển với hoạt động nông nghiệp thâm
canh và nuôi trồng thủy sản. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, quá trình công nghiệp
hóa, hoạt động giao thông đường thủy và đánh bắt cá ở quy mô lớn cũng như việc
phá rừng ồ ạt và phát triển các khu vực ven biển đang khiến vấn đề ô nhiễm môi
trường biển ở khu vực trở nên nghiêm trọng.

Rác thải nhựa cũng là yếu tố gây nguy hiểm cho môi trường biển ở Đông
Nam Á khi vịnh Thái Lan hiện là khu vực có lượng rác thải nhựa trôi nổi lớn nhất
trên thế giới (Green Peace, 2013: 3). Bốn quốc gia Đông Nam Á là Indonesia,
Philippines, Thái Lan và Việt Nam cùng Trung Quốc xả hơn 50% tổng lượng rác
thải nhựa ra các đại dương trên toàn cầu.

28
Hình 2.5 Lượng rác thải nhựa nhập khẩu các quốc gia ASEAN giai đoạn
2016-2018
Nguồn: Trademap và Greenpeace

Theo thống kê của Tổ chức Hòa bình xanh về buôn bán chất thải nhựa ở
Đông Nam Á, gần như mọi quốc gia trong ASEAN - đặc biệt là Malaysia, Thái Lan,
Indonesia và Philippines - đã tăng đáng kể khối lượng chất thải nhựa nhập khẩu
trong ba năm (2016-2018). Một lượng lớn các chuyến hàng chuyển hướng chất thải,
một số là chất độc, đã đổ xuống khu vực từ các quốc gia phát triển sau khi Trung
Quốc cấm nhập khẩu của họ.

Từ năm 2016 đến 2018, các thành viên ASEAN đã chứng kiến nhập khẩu
chất thải nhựa tăng đáng kinh ngạc 171%, từ 836.529 tấn lên 2.265.962 tấn, tương
đương với khoảng 423.544 container vận chuyển 20 feet. Tổ chức Hòa bình xanh đã
kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN ngay lập tức cấm nhập khẩu rác thải nhựa trong
khu vực, chấm dứt việc sử dụng nhựa sử dụng một lần và điều chỉnh việc sử dụng và
sản xuất nhựa tại nguồn.

d) Biến đổi khí hậu 

29
Đông Nam Á luôn được đánh giá là những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên
thế giới do các tác động của biến đổi khí hậu.Sở dĩ như vậy bởi Đông Nam Á có tỷ
lệ dân số lớn và nhiều hoạt động kinh tế tập trung khu vực bờ biển, khu vực này
cũng phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp cũng như các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và rừng. Biến đổi khí hậu cũng là hiện tượng có tác động qua lại và bao trùm
với tất tất cả các vấn đề môi trường nêu trên. Phá rừng, ô nhiễm không khí là hai
trong những tác nhân hàn đầu dẫn đến biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu dẫn đến
nhiệt độ trái đất tăng lên, thay đổi cơ cấu mùa ở các khu vực, lượng mưa thay đổi
thất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp và an ninh lương thực. Theo
một nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, trong khoảng thời gian từ
năm 1951 đến năm 2000, mỗi thập kỷ nhiệt độ của khu vực tăng 0,1°C đến 0,3°C và
mực nước biển tăng từ 1 đến 3 mm mỗi năm. Nghiên cứu này cũng ước tính đến
năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng 4,8°C và mực nước biển sẽ tăng 70cm. Theo đó, sản
lượng lúa gạo sẽ giảm đến 50% và GDP sẽ giảm 6,7% (ADB, 2009). Nước biển tăng
còn tác động đến các thảm cỏ biển, hệ sinh thái và môi trường ven bờ biển. Những
tác động trực tiếp từ mực nước biển tăng đến môi trường bờ biển là tăng độ sâu của
nước, làm thay đổi thủy triều và các dòng nước, làm tăng hiện tượng xâm nhập mặn
vào các vùng cửa sông và các dòng sông. Khi những hiện tượng này xảy ra, toàn bộ
hệ sinh thái trên biển và ven bờ biển sẽ bị ảnh hưởng. Một số loài động vật và thực
vật sẽ giảm đi hoặc thậm chí có thể biến mất.

2.2. Chính sách hiện tại về môi trường và tăng trưởng của các nước khối
ASEAN và giả thuyết Kuznets

Biến đổi khí hậu là một hiện tượng tự nhiên mang tính toàn cầu, có tác động
đáng kể đến hệ sinh thái và thông qua sự phát triển của nó, nó dẫn đến nhiều tác
động tiêu cực do sự nóng lên toàn cầu và rò rỉ khí gas xảy ra. Có một mối quan hệ
chặt chẽ và chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và khí hậu thay đổi. Tuy nhiên, mối quan

30
hệ này sẽ thực sự sụp đổ do sự thay đổi khí hậu hiện nay gây ra tình trạng mất cân
bằng đe dọa tăng trưởng kinh tế, an ninh lương thực, nước và năng lượng. 

Khí hậu thay đổi là một hiện tượng có ảnh hưởng ngày càng rõ ràng trên toàn
thế giới. Trái đất càng nhiệt độ tiếp tục tăng, nó sẽ có tác động sâu hơn đến nguồn
cung cấp nước ngọt của chúng ta, với có khả năng tàn phá ảnh hưởng đến các nguồn
lực kinh tế.

Ngày nay, Đông Nam Á được coi là một trong những khu vực dễ bị tổn
thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Trong 30-50 năm tới, các nước ASEAN dự kiến sẽ
phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo thống kê gần đây, sự nóng lên toàn cầu gia tăng được cho là sẽ tác động đáng
kể đến khả năng lao động và năng suất ở các nước Đông Nam Á vào năm 2045, sẽ
tác động đáng kể đến những người lao động dễ bị tổn thương, và có tác động tiêu
cực đến các nền kinh tế trong khu vực.

Vì những thay đổi về cơ cấu kéo theo sự chuyển đổi xã hội từ xã hội truyền
thống sang xã hội công nghiệp, nên điều quan trọng là phải nhìn vào những thay đổi
về môi trường. Công nghệ hiện đại đổi mới xã hội và thay đổi xã hội rộng rãi. Do
đó, các nước ASEAN đã chứng kiến những thay đổi đáng kể về chất lượng môi
trường thông qua những thay đổi về mặt xã hội, công nghiệp và kinh tế. Các nhà
hoạch định đã đưa những chính sách quan trọng để thực hiện mọi nỗ lực nhằm nâng
cao chất lượng môi trường và giảm sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. 

 Trước hết, các nước ASEAN cần cố gắng tiếp cận những chính sách mới về
việc phát thải CO2 bằng năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch một cách
hiệu quả vì việc tăng cường sử dụng năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch
sẽ làm tăng mức độ phát thải CO2.

 Tiêu thụ năng lượng gây ra sự suy giảm chất lượng môi trường do năng
lượng lớn hơn được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch và hầu hết các hoạt động
của con người đều cần năng lượng trong cuộc sống hàng ngày và cũng cần

31
thiết cho lĩnh vực công nghiệp. Nó cho thấy rằng tiêu thụ năng lượng tăng lên
do sự gia tăng các hoạt động của con người và nguyên nhân của sự suy thoái
môi trường.Chính vì thế mà chính phủ cần tăng cường đầu tư để cải thiện cơ
sở hạ tầng bằng cách thay thế năng lượng nhiên liệu hóa thạch bằng năng
lượng tái tạo. 

 Cuối cùng, các chính sách kiểm soát phát thải carbon cần được xây dựng để
đảm bảo cải thiện chất lượng môi trường một cách đồng đều giữa các quốc
gia có mức độ phát thải carbon và dấu chân sinh thái khác nhau. 

Đặc biệt, các nước khối ASEAN đã phê chuẩn các điều ước quốc tế là Nghị
định thư Kyoto (2002) và Thỏa thuận Paris (2016) về thích ứng với biến đổi khí hậu
và giảm phát thải carbon. Luật này tập trung vào ba trụ cột, đó là giới hạn và thương
mại, các điều khoản báo cáo khí thải công nghiệp và cơ sở dữ liệu về tất cả các-bon
và các bước giảm thiểu. Ví dụ, giới hạn và thương mại tập trung vào việc tạo ra một
thị trường tín dụng carbon trong nước, nơi các công ty bị hạn chế về lượng khí thải
của họ, vì vậy nếu họ không đạt đến mức giới hạn, họ có thể trao đổi thặng dư với
các công ty khác để tối ưu hóa chi phí phát thải. Mặt khác, về năng lượng tái tạo,
mục tiêu chính là đẩy nhanh sản xuất theo hướng thay thế tối đa các nguồn năng
lượng hóa thạch.Như Singapore được biết đến là quốc đảo sạch và xanh nhất thế
giới, nơi mà Chính phủ và người dân luôn nỗ lực vì sự bền vững của môi trường
song song với phát triển kinh tế. Chính phủ Singapore đã xác định công nghệ môi
trường và năng lượng sạch là các lĩnh vực chiến lược mà Singapore có lợi thế cạnh
tranh. Chính phủ đã khởi xướng một số chương trình tài trợ liên quan đến hiệu suất
sử dụng năng lượng, năng lượng sạch, các công trình xanh, công nghệ môi trường,
vận tải xanh, giảm thiểu chất thải và các sáng kiến môi trường.

Các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách cơ bản được giải quyết, chất
lượng môi trường từng bước được cải thiện, phục hồi; tăng cường bảo vệ các di sản
thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái; ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh
học; góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm

32
nhẹ phát thải khí nhà kính. Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra một số
nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, Chiến lược thực hiện chủ động phòng ngừa, kiểm
soát, ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường, các sự cố môi trường như phát
triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và
tiêu dùng bền vững; thực hiện phân vùng môi trường, nâng cao hiệu quả đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, quản lý dựa trên giấy phép
môi trường; chủ động kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao;
ngăn chặn các tác động xấu; chủ động phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường,
kiểm soát các vấn đề môi trường xuyên biên giới. Đồng thời, Chiến lược tập trung
giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; khắc phục ô nhiễm, suy
thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng và vệ sinh môi trường; bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học, thúc đẩy bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài
nguyên; chủ động bảo vệ môi trường để góp phần nâng cao năng lực thích ứng với
biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính…

Về chính sách tăng trưởng kinh tế, chính phủ các nước đã áp dụng các chính
sách mở cửa đối với thương mại và đầu tư quốc tế, và hoạt động công nghiệp ở các
thành phố lớn ngày càng trở nên sôi động. Kết quả là như Việt Nam đã vươn lên từ
một nước có thu nhập thấp lên nước có thu nhập trung bình thấp hơn, với tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) bình quân là 2700 đô la Mỹ với hơn 45 triệu người thoát
nghèo kể từ năm 1986. Theo Báo cáo tóm tắt về hội nhập kinh tế ASEAN (AEIB)
công bố gần đây, nhận định các nền kinh tế ASEAN sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm
2022 và 5,2% năm 2023 trong bối cảnh tỷ lệ bao phủ vaccine gia tăng, việc triển
khai hiệu quả các chương trình tiêm chủng cho phép các quốc gia thành viên
ASEAN mở cửa trở lại, thúc đẩy các hoạt động kinh tế và hỗ trợ sự phục hồi của thị
trường việc làm.

Chủ đề thứ 11 của Báo cáo tóm tắt về hội nhập kinh tế ASEAN (AEIB) lưu ý
rằng các quốc gia thành viên ASEAN sẽ mở cửa hoàn toàn trở lại vào nửa cuối năm
2022. Tâm lý lạc quan sẽ tiếp diễn trong năm 2022, với chỉ số sản xuất tiếp tục tăng

33
trưởng bất chấp rủi ro từ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và giá hàng hóa
tăng đột biến trong nửa đầu năm. Các nền kinh tế của khu vực đã tăng trưởng 3%
năm 2021 so mức giảm 3,2% năm 2020 nhờ vào tiêu dùng và thương mại mạnh mẽ.
Tỷ lệ thất nghiệp, vốn tăng đột biến trong đại dịch, đã giảm xuống vào năm 2021,
trong khi thương mại tăng 25,1% lên 3.340 tỷ USD vào năm 2021, vượt qua mức
trước đại dịch. Các khoản đầu tư ghi nhận mức tăng trưởng 42,3% lên 174,1 tỷ USD
năm 2021, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ tài chính và bảo hiểm, thông tin
và truyền thông.

Tuy nhiên, xung đột ở Đông Âu đang trở ngại đà phục hồi kinh tế toàn cầu và
khu vực ASEAN do gián đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu đã dẫn đến biến động về
giá cả, đặc biệt là đối với các mặt hàng năng lượng và thực phẩm. Trên thực tế, hầu
hết các quốc gia thành viên ASEAN đều ghi nhận đồng nội tệ giảm giá so  đồng bạc
xanh, đặc biệt kể từ khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện nâng lãi suất từ
tháng 3 vừa qua. Trong khi hầu hết các điều kiện kinh tế và tài chính trong nửa đầu
năm 2022 vẫn trong tầm kiểm soát, một số thành viên ASEAN đã thắt chặt các
chính sách tiền tệ. Do đó, các ngân hàng trung ương cần phải cảnh giác và hợp tác
để tăng cường khả năng phục hồi trước các cú sốc trong tương lai, bao gồm cả tính
dễ bị tổn thương tài chính từ cả bên trong và bên ngoài khu vực.

Bên cạnh đó, nền kinh tế ASEAN sẽ được hỗ trợ từ việc thực thi Hiệp định
Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một trong những động lực chính của
thương mại khu vực. RCEP sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2022. Đã có 6 nước ASEAN,
bao gồm Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam ký kết phê
chuẩn hiệp định này.

 Kinh tế Indonesia đã tăng trưởng đáng kể vào năm 2022 sau sự phục hồi
không đồng đều trong năm nay, với mức tăng 5%. Đến năm 2023, mức tăng
GDP là 6,3%. Sự gia tăng của nhu cầu trong nước trong bối cảnh các biện
pháp phong tỏa được nới lỏng cùng chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ sẽ
thúc đẩy xu hướng đi lên. 

34
 Kinh tế Thái Lan có mức tăng trưởng GDP đạt 4,1% vào năm 2022, không
thay đổi so với dự báo trước đó và sẽ là 4,5% vào năm 2023. Mức tăng này
do có sự hỗ trợ từ chi tiêu tiêu dùng gia tăng nhờ nhu cầu và tăng trưởng xuất
khẩu vẫn mạnh mẽ. Tuy nhiên, những quan ngại về tốc độ phục hồi của
ngành du lịch then chốt có thể khiến tăng trưởng của Thái Lan tụt hậu so với
phần lớn các nền kinh tế lớn của khu vực vào năm tới. 

 Nhận định về kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Barclays cho rằng, sau khi kinh
tế sụt giảm trong quý 3-2021, kinh tế Việt Nam đã được cải thiện trong quý
4. GDP của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất khu vực vào năm
2022. Sự gia tăng tiêu dùng và chi tiêu vốn cùng với lĩnh vực xuất khẩu phát
triển mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2022.

 Nền kinh tế của Singapore đạt mức tăng trưởng GDP 4% vào năm 2022 và
dự báo tăng 3,3% vào năm 2023. Kinh tế Malaysia có mức tăng GDP từ
5,5%-6,5% trong năm 2022, 5% vào năm 2023. Tăng trưởng GDP của
Campuchia dự kiến đạt 5,9% vào năm 2022 và 6,3% vào năm 2023. Kinh tế
Lào sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2022, với tỷ lệ 5,5% vào năm 2022 và
5,6% vào năm 2023.

Như vậy, khi đại dịch bùng phát, ASEAN đã khẳng định cam kết hợp tác
cùng nhau để vượt qua khủng hoảng và đã đẩy mạnh các nỗ lực thúc đẩy bền vững
và số hóa. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, trung hòa carbon và nền
kinh tế kỹ thuật số sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng của khu vực trong những năm tới.
Các chính sách về môi trường và tăng trưởng kinh tế dần được ký kết nhằm đưa
khối ASEAN dần hồi phục sau đại dịch, đồng thời phát triển vững mạnh. 2022 cũng
sẽ là năm kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN. Với chủ đề: "ASEAN hành động cùng
ứng phó các thách thức", nước chủ tịch ASEAN năm nay là Campuchia đặt mục tiêu
tối đa hóa lợi ích của các hiệp định thương mại tự do để khôi phục tăng trưởng kinh
tế khi các nước sống chung với COVID-19, trong đó Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực trong năm 2022. “RCEP chính là một

35
trong những sáng kiến mà ASEAN coi là có thể giúp ASEAN thực hiện được mục
tiêu là thành 1 cái cơ sở sản xuất chung để từ đó tham gia vào cái chuỗi cung ứng
toàn cầu và chuỗi cung ứng này là không phải chỉ hướng lộ cho khối ASEAN mà
đến cả những thị trường lớn bên ngoài".

2.3. Kiểm định giả thuyết Kuznets về môi trường tại các nước ASEAN.

2.3.1. Mô hình nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa GDP bình
quân đầu người và suy thoái môi trường (Panayotou, 1993; Churchill và cộng sự,
2018; Hove và Tursoy, 2019). GDP bình quân đầu người (GDP) được cho là có mối
quan hệ theo mô hình chữ U lộn ngược với suy thoái môi trường trong nhiều nghiên
cứu từ những năm 90 (Grossman và Krueger, 1993, 1995; Panayotou, 1993). Nhiều
nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra mối quan hệ giữa chỉ số mở cửa (TRO) và suy
thoái môi trường, dù kết quả có sự khác nhau giữa các nghiên cứu (Frankel & Rose,
2005; Managi và cộng sự, 2009; Omri, 2013; Shahzad và cộng sự, 2017; Numan và
cộng sự, 2022 ). Trong đó, một mặt, thương mại có khả năng làm gia tăng ô nhiễm
và làm suy giảm chất lượng môi trường do nhiều chất thải hơn dẫn đến việc sản xuất
nhiều hơn do sự gia tăng các hoạt động thị trường và tiếp cận thông qua mở cửa
thương mại (Dinda, 2004). Mặt khác, thương mại cũng được cho rằng sẽ làm giảm ô
nhiễm và thúc đẩy chất lượng môi trường khi sự mở cửa thương mại cho phép dễ
dàng tiếp cận các công nghệ thúc đẩy sản xuất sạch hơn và cải thiện chất lượng môi
trường (Reppelin-Hill, 1999). Sự gia tăng nhanh chóng của phát thải CO2 và các
chất ô nhiễm khác nói chung có liên quan đến việc tiêu thụ nhiều năng lượng, mà
nguyên nhân chính đến từ việc gia tăng dân số (Cropper & Griffiths, 1994; Myers,
1997). Sự gia tăng dân số dẫn đến hệ quả là sự gia tăng tiêu thụ năng lượng trong
công nghiệp, giao thông,  do đó làm gia tăng ô nhiễm. Hơn nữa, Birdsall (1992) cho
rằng sự gia tăng dân số có thể dẫn đến suy thoái môi trường do tác động của nó là
phá rừng. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ tác

36
động tích cực của dân số đối với môi trường (Dietz & Rosa, 1997; Lantz & Feng,
2006; Martínez-Zarzoso và cộng sự, 2007; Ohlan, 2015).

Kế thừa những nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất công thức (1), rằng
mức phát thải CO2 bình quân đầu người (CO2) phụ thuộc vào các yếu tố là GDP
bình quân đầu người(GDP), bình phương GDP bình quân đầu người (GDP 2), mật độ
dân số(POP) và chỉ số mở cửa (TRO):

CO2 = f (GDP, GDP2, POP, TRO) (1)

Công thức (1) được chuyển đổi theo logarit tự nhiên để thu được kết quả nhất
quán so với dạng hàm tuyến tính đơn giản của mô hình (Cameron, 1994). Do đó,
mối quan hệ giữa các biến xác định được trình bày trong công thức (2):

lnCO2it= b0 + b1lnGDPit +b2 lnGDPit2 +b3 lnPOPit +b4 lnTROit + eit (2)

trong đó:

lnCO2it là logarit tự nhiên mức phát thải CO2 bình quân đầu người của nước i năm t

lnGDPit là logarit tự nhiên GDP bình quân đầu người của nước i năm t

lnGDPit2 là bình phương logarit tự nhiên GDP bình quân đầu người của nước i năm t

lnPOPit là logarit tự nhiên mật độ dân số của nước i năm t

lnTROit là logarit tự nhiên chỉ số mở cửa của nước i năm t

eit là sai số ngẫu nhiên

b0 là hệ số chặn

bi(i=1,5) là hệ số góc

Kiểm định về sự tồn tại của đường cong Kuznets môi trường dạng chữ U lộn
ngược tại 8 nước đang phát triển trong khối ASEAN , nhóm nghiên cứu kiểm định
các giả thuyết sau:

37
1. Sự tăng lên trong GDP bình quân đầu người đến một mức nhất định sẽ làm
giảm mức phát thải CO2 bình quân đầu người.

2.  Mật độ dân số càng cao thì mức phát thải CO2 bình quân đầu người càng lớn.

3.  Chỉ số mở cửa càng cao thì mức phát thải CO2 bình quân đầu người càng
lớn.

Như vậy, theo khung lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu, kỳ vọng dấu của các
hệ số góc lần lượt là b1>0, b2<0, b3 >0 và b4>0. Kết quả khi dấu các hệ số góc b 1 và
b2 như trên thì mô hình sẽ có dạng chữ U lộn ngược đúng theo khung lý thuyết.

Khi đó, ngưỡng chuyển đổi, tức là khi mức phát thải CO2 bình quân đầu
người giảm xuống dù cho GDP bình quân đầu người vẫn tăng lên, đạt tại:

lnGDP = - b2/2 b1

2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu thực nghiệm cho 8 quốc gia đang phát
triển tại ASEAN từ năm 2000 đến năm 2018 bao gồm: Indonesia, Campuchia,
Myanmar, Malaysia, Lào, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ
liệu bảng được lấy từ World Bank, bao gồm lượng phát thải khí CO 2 bình quân đầu
người (CO2) là biến phụ thuộc, chỉ số GDP bình quân đầu người (GDP), mật độ dân
số (POP), chỉ số mở cửa (TRO) là các biến độc lập. Mỗi biến trên được lấy cho từng
nước trong giai đoạn từ 2000 đến 2018 và do thiếu dữ liệu sẵn có cho một số biến,
bảng dữ liệu được sử dụng trong phân tích là không cân bằng.

38
Bảng 2-1 Bảng định nghĩa và giải thích các biến

Kí Mô tả Định nghĩa Biến Nguồn


hiệu số

CO2 Phát thải Là chỉ số về môi trường, được tính bằng Biến World
CO2 bình tổng mức phát thải CO2 của một quốc phụ Bank
quân đầu gia chia cho tổng số dân thuộc
người

GDP Tổng sản Là tổng sản phẩm quốc nội bình quân Biến World
phẩm trong đầu người, là một số liệu GDP của mỗi độc Bank
nước bình quốc gia trên cơ sở mỗi cá nhân. GDP lập
quân đầu bình quân đầu người sẽ được tính bằng
người cách chia GDP của một quốc gia cho số
lượng dân số.

POP Mật độ dân là số dân tính bình quân trên một kilômét Biến World
số vuông diện tích lãnh thổ. Mật độ dân số độc Bank
được tính bằng cách chia dân số (thời lập
điểm hoặc bình quân) của một quốc gia
cho diện tích lãnh thổ của nước đó

TRO Chỉ số mở Là một số liệu kinh tế được tính bằng tỷ Biến World
cửa lệ giữa tổng thương mại của một quốc độc Bank
gia, tổng xuất khẩu cộng với nhập khẩu, lập
trên tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia
đó

39
Bảng 2-2 Bảng thống kê mô tả các biến
Giá trị Độ lệch
Biến số Số quan sát Min Max
trung bình chuẩn
CO2 152 1.980821 2.131893 0.1490536 7.923565
GDP 152 2626.596 2655.618 128.0997 11380.08
GDP2 152 1.39e+07 2.73e+07 16409.53 1.30e+08
POP 152 139.4355 96.18821 23.0663 357.6865
TRO 121 99.72386 45.66163 11.8554 220.4068

Kết quả cho thấy dữ liệu không cân bằng: biến chỉ số mở cửa TRO chỉ có 121
quan sát trong khi các biến khác đều có 152 quan sát. Giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn và giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến được thể hiện kết quả như trên
bảng. Dữ liệu cho thấy, quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất (Malaysia)
cũng đồng thời có mức phát thải CO2 bình quân đầu người và chỉ số mở cửa TRO
cao nhất. Ngược lại, quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất (Myanmar)
đồng thời có mức phát thải CO2 bình quân đầu người và chỉ số mở cửa thấp nhất.

Bảng hệ số tương quan giữa các biến

lnCO2 lnGDP lnGDP2 lnPOP lnTRO


lnCO2 1.0000
lnGDP 0.0926 1.000
lnGDP2 0.8982 0.9963 1.000
lnPOP 0.3103 0.2353 0.2161 1.000
lnTRO 0.4506 0.3097 0.3325 -0.1111 1.000

Kết quả cho thấy có sự tương quan giữa biến phụ thuộc CO2 vào các biến
GDP, GDP2, mật độ dân số POP, chỉ số mở cửa TRO. Như vậy, ta có thể nghiên cứu
mối quan hệ giữa biến CO2 và các biến còn lại.

40
2.3.3. Kết quả nghiên cứu:

Nhóm sử dụng ba mô hình ước lượng: Pooled OLS, mô hình tác động cố định
FE và mô hình tác động ngẫu nhiên RE.

Đầu tiên, nhóm tiến hành sử dụng kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian để
lựa chọn giữa mô hình POLS và RE, với giả thuyết H0: Mô hình POLS phù hợp, và
giả thuyết H1: Mô hình RE phù hợp.

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

lnCo2[Obs,t] = Xb + u[Obs] + e[Obs,t]

Test:   Var(u) = 0

                          chibar2(01) =   171.81

                      Prob > chibar2 =   0.0000

Nhận thấy giá trị p-value=0.0000<0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận
H1 và lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên RE.

Tiếp theo, nhóm tiến hành ước lượng theo mô hình tác động cố định FE và
mô hình tác động ngẫu nhiên RE được. Sau đó tiến hành làm kiểm định Hausman để
lựa chọn giữa mô hình RE và FE, với giả thuyết H0: Mô hình RE phù hợp, và giả
thuyết H1: Mô hình FE phù hợp. Sau khi thực hiện kiểm định Hausman, ta thu được
kết quả:

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

 Test:  Ho:  difference in coefficients not systematic

chi2(4) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

             =  311.01

41
   Prob>chi2 =  0.0000

Nhận thấy giá trị p-value=0.0000<0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận
H1 và lựa chọn mô hình tác động cố định FE.

Vậy mô hình được lựa chọn là mô hình tác động cố định FE.

Để kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình tác động ngẫu nhiên,
nhóm tiến hành kiểm định Modified Wald với giả thuyết H0: phương sai sai số
không đổi; giả thuyết H1: phương sai sai số thay đổi.

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity

in fixed effect regression model

 H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

 chi2 (7)  =     4927.78

Prob>chi2 =  0.0000

Nhận thấy giá trị p-value=0.0000<0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận
H1 rằng mô hình mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi.

Ta khắc phục khuyết tật này bằng cách dùng mô hình sai số chuẩn mạnh (Robust
Standard errors), được kết quả trong bảng

42
Bảng 2-3 Bảng kết quả mô hình hồi quy

Biến phụ thuộc: lnCO2

Biến độc lập Hệ số p-value

lnGDP 2.020004 0.001*

lnGDP2 -0.1170394 0.001*

lnPOP 2.080152 0.066***

lnTRO 0.593894 0.000*

_cons -20.52993 0.002*

*,**, *** tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

Từ kết quả ước lượng ta có các kết luận: các biến lnGDP, lnGDP 2 , lnPOP,
lnTRO đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa GDP
bình quân đầu người và mức phát thải CO2 bình quân đầu người theo đúng mô hình
chữ U lộn ngược của Kuznets; còn lnPOP, lnTRO có tác động cùng chiều đến
lnCO2.

Thứ nhất, hệ số của lnGDP là 2.02>0 và của lnGDP 2 là -0.1179<0 thể hiện
mối quan hệ theo chữ U lộn ngược: ở giai đoạn đầu của sự phát triển, sự gia tăng
trong GDP bình quân đầu người sẽ làm tình hình ô nhiễm môi trường trở nên xấu đi;
nhưng khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định - tức điểm chuyển đổi- thì sự gia tăng
đó sẽ có ảnh hưởng làm giảm ô nhiễm môi trường. Kết quả này ủng hộ sự tồn tại của
đường cong môi trường Kuznets như trong các nghiên cứu của Grossman và
Krueger, 1995 và Panayotou, 1993.

43
Hình 2.6 Đồ thị minh họa mô tả kết quả

Thật vậy, ở giai đoạn đầu của phát triển, khi mới vượt qua vòng luẩn quẩn
của đói nghèo, môi trường được xem là một hàng hóa xa xỉ và mối quan tâm lớn
nhất đó là phát triển kinh tế, dồn nguồn lực cho tăng trưởng để thoát khỏi mức thu
nhập thấp. Vào đầu những năm 2000, thu nhập bình quân đầu người ở Campuchia,
Lào, Myanmar, Việt Nam đều ở mức thu nhập thấp, chỉ riêng Malaysia ở mức trung
bình cao, còn lại Indonesia, Philippines, Thái Lan đều ở mức trung bình thấp (World
Bank). Mức phát thải CO2 nhìn chung đều tăng nhanh khi các nước này mở cửa thị
trường, thu hút nguồn vốn FDI phát triển công nghiệp sản xuất và lắp ráp. Phần dốc
lên của đường cong chữ U với độ dốc rất lớn cũng phản ánh tình trạng ô nhiễm gia
tăng rất nhanh ở giai đoạn trên. Theo chiều tăng của GDP, độ dốc giảm dần thể hiện
xu hướng giảm trong gia tăng ô nhiễm. Kết quả đó là do sự tiến bộ trong khoa học

44
công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất, làm giảm ô nhiễm môi trường; đồng thời
chính phủ các nước cũng có những chính sách được đưa ra để bảo vệ môi trường.
Phần dốc xuống của đường cong khá thoải thể hiện mức độ ô nhiễm sẽ giảm dần
nhưng rất chậm. Với vai trò chủ yếu về sản xuất lắp ráp trong chuỗi cung ứng toàn
cầu, rất khó để các nước đang phát triển ASEAN thay đổi cơ cấu để leo lên những
ngưỡng cao hơn, ít gây ô nhiễm hơn. Hơn nữa, việc các nước này có thể đi theo con
đường giảm ô nhiễm như các nước phát triển hiện nay hay không cũng đặt ra nhiều
câu hỏi. Nói cách khác, các nước giàu hiện nay đã trở nên sạch sẽ ít nhất một phần
bằng cách xuất khẩu công đoạn gây ô nhiễm của quá trình sản xuất sang các quốc
gia nghèo hơn (Cole và Neumayer, 2005). Điều này ngụ ý rằng các nước nghèo hiện
tại sẽ không thể giảm ô nhiễm với kinh nghiệm trên của những nước phát triển.

Thứ hai, lnPOP có tác động cùng chiều đến sự tăng lên của lnCO2. Ở mức ý
nghĩa 1%,  khi mật độ dân số tăng 1% thì mức phát thải CO2 tăng lên 2.08%. Điều
này đúng với nghiên cứu của Cropper & Griffiths, 1994; Myers, 1997 cho rằng dân
số có tác động tiêu cực đến ô nhiễm môi trường. Việc bùng nổ gia tăng dân số trong
giai đoạn đầu khiến tình hình môi trường ngày càng tệ đi do không đủ cơ sở hạ tầng
và nguồn lực kinh tế không đủ để giải quyết các vấn đề như: ô nhiễm nguồn nước,
rác thải sinh hoạt, khói bụi từ giao thông hay xây dựng cơ sở vật chất,... Với thực
trạng là các nước đang phát triển hiện nay, dù có bàn tay của chính phủ hay không,
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng chắc chắn sẽ diễn ra, và dù được thúc
đẩy hay tự phát thì việc gia tăng quá nhanh mật độ dân số tại một khu vực cũng sẽ
dẫn đến những vấn đề về ô nhiễm môi trường khi cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng
cho quá nhiều người.

Thứ ba, lnTRO có tác động cùng chiều đến sự tăng lên của lnCO2. Ở mức ý
nghĩa 1%,  khi chỉ số mở cửa tăng 1% thì mức phát thải CO2 tăng lên 2.08%. Kết

45
quả này ủng hộ giả thuyết rằng chỉ số mở cửa càng cao, thương mại càng phát triển
thì càng làm gia tăng ô nhiễm như nghiên cứu của Dinda, 2004; Numan và cộng sự,
2022. Mở cửa thương mại cũng làm cho ô nhiễm gia tăng có thể được lý giải từ việc
đối với các nước đang phát triển, mở cửa chủ yếu sẽ thu hút FDI vào khu vực sản
xuất, và như đã đề cập ở trên, nguồn vốn này là do sự dịch chuyển của những công
đoạn gây ô nhiễm mà việc xử lý chúng sẽ rất khó khăn và tốn kém do các điều luật
ngặt nghèo về môi trường ở các nước phát triển (Cole và Neumayer, 2005). Thương
mại được mở rộng cũng tạo cơ hội cho việc xuất khẩu rác thải sang các nước kém
phát triển hơn dễ dàng hơn với những nước giàu. Việc xử lý số rác thải đó, với công
nghệ xử lý rác còn kém phát triển, quy định về môi trường còn lỏng lẻo và ý thức
người dân chưa cao, làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.

46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO
KHỐI ASEAN VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHO
VIỆT NAM

3.1. Một số hàm ý chính sách cho khối ASEAN


Tổng kết lại, với các chứng thực của đường cong Kuznets của các nước tại
Asean đều cho thấy tình hình tăng trưởng của hầu hết các quốc gia đang thuộc nửa
đường cong bên trái khi phát triển kinh tế tỷ lệ thuận với ô nhiễm môi trường sống.
Thu nhập bình quân đầu người đang trong quá trình vượt ngưỡng trung bình, nền
kinh tế tăng trưởng mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy nhiên tác
động của phát triển kinh tế tới môi trường, tài nguyên thiên nhiên là điều đáng báo
động đối với hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Các thách thức chính được nêu lên
bao gồm thay đổi hành vi của nhà sản xuất (xử lý rác thải, khí thải công nghiệp) và
người tiêu dùng theo hướng tuần hoàn, sự thiếu vắng thị trường cho hàng hóa thứ
cấp, các hành động manh mún trong khu vực và hạn chế về năng lực kỹ thuật.
Những vấn đề cấp bách về tăng trưởng kinh tế song hành với bền vững hệ sinh thái
tự nhiên, môi trường đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà điều hành, người
đứng đầu tổ chức đưa ra những khuyến nghị hay hàm ý chính sách giúp giải quyết
vấn đề trong ngắn hạn và hướng tới mục tiêu phát triển trong dài hạn 

Trước hết, ASEAN đã nhận ra sự cấp thiết của việc giải quyết tình trạng lãng
phí nhựa, dựa trên tình hình này một số quốc gia thành viên đã xây dựng các khung
chính sách quốc gia để loại bỏ hoặc cấm một số loại nhựa nhất định và cải thiện các
cơ sở tái chế như hệ thống phân loại, tái chế. Vào năm 2019, trong hội thảo khu vực
EU - ASEAN diễn ra trong vòng 2 ngày bàn luận về vấn đề kinh tế tuần hoàn, các
nước ASEAN, khu vực tư nhân và các nhóm xã hội dân sự đã khẳng định cũng như
cam kết áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn và tiến hành một nghiên cứu phân tích
mang tính khu vực tương tự với Viện Chiến lược môi trường toàn cầu. Những phát

47
hiện này được sử dụng để hỗ trợ các khuyến nghị chính sách kinh tế tuần hoàn trong
tương lai áp dụng cho các quốc gia trong khu vực

Tiếp theo đó là sự tăng trưởng nhu cầu về nguồn lực chưa từng có trong
những thập kỷ gần đây, cùng với sự gia tăng dân số trên toàn thế giới, đã dẫn đến
một sự quan tâm đến cách tiếp cận 'kinh tế tuần hoàn'. Cách tiếp cận này được đề
xuất xoay quanh nhu cầu nâng cao hiệu quả tài nguyên, cũng như để giải quyết các
tác động tới môi trường hiện tại. Bằng cách tận dụng những nguồn nguyên nhiên vật
liệu có sẵn kết hợp với tái chế, tái sử dụng hứa hẹn một nền kinh tế theo vòng tuần
hoàn bền vững và triển vọng trong xu thế kinh tế hội nhập ngày nay. Do đó, kinh tế
tuần hoàn là một cách tiếp cận có hệ thống đối với phát triển kinh tế được thiết kế để
mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, xã hội và môi trường. Một cách tiếp cận kinh
tế tuần hoàn giới thiệu các hệ thống và quy trình khôi phục và tái tạo vật liệu và dịch
vụ hệ sinh thái. Nó công nhận tầm quan trọng của việc để nền kinh tế làm việc có
hiệu quả ở mọi quy mô - cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ, cho các tổ chức và cá
nhân trên toàn cầu, khu vực và địa phương.

Kinh tế tuần hoàn có thể được coi là chìa khoá để hỗ trợ các nước ASEAN
thực hiện các mục tiêu của UNFCC và Hiệp định Paris. Kinh tế tuần hoàn  đã chỉ ra
và giải quyết các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế gây thiệt hại cho sức khỏe
con người và hệ thống tự nhiên. Điều này bao gồm việc giải phóng các khí nhà kính
và các chất độc hại, ô nhiễm không khí, đất và nước, cũng như chất thải cấu trúc hay
tắc nghẽn giao thông.

Đáng lưu ý là các nhà lãnh đạo ASEAN đang ý thực được trước những nguy
hiểm của biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế xã hội khác đặt ra những nguy hiểm
lâu dài cho người dân Đông Nam Á. Kết quả là, họ cam kết làm nhiều hơn nữa để
hỗ trợ các nỗ lực bền vững giữa các ngành. Những lời cam kết hành động được đưa
ra hết sức quyết liệt và đảm bảo trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Tuyên bố tầm
nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN đó chính là"tăng cường khả năng phục hồi của
các nền kinh tế ASEAN để làm cho chúng bền vững và ít bị tổn thương trước những

48
cú sốc trong tương lai bằng cách ổn định hóa sản xuất, thúc đẩy sự bổ sung trong
chuỗi cung ứng khu vực thông qua trao đổi công nghệ và đảm bảo an ninh lương
thực và an ninh năng lượng."

Chính sách về phát triển kinh tế bền vững theo hướng kinh tế xanh hay kinh
tế tuần hoàn mà các quốc gia Asean hướng tới cũng chính là khuyến nghị được Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra tại
Đối thoại khí hậu Petersburg lần thứ 11 được tổ chức bởi chính phủ Đức và Vương
quốc Anh vào ngày 27-28 tháng 4 năm 2020. Trong đó cụ thể Tổng Thư ký Liên
Hợp Quốc và Chủ tịch UNFCCC-COP nhấn mạnh tầm quan trọng của "phục hồi
xanh" - một tích hợp phục hồi kinh tế đặc biệt từ sau đại dịch toàn cầu COVID-19,
hành động vì phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Tương tự, IMF kêu gọi đầu tư
cho nền kinh tế xanh, một phương tiện phục hồi sau đại dịch và nâng 2,3 nghìn tỷ đô
la cần thiết để chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp. Có thể thấy răng, cụm từ
kinh tế tuần hoàn hay chính sách hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi
trường là cụm từ mang tính toàn cầu, tính hiệu quả và thiết thực của nó có thể được
nhìn thấy trong qui mô rộng lớn và xu hướng tương tự cũng đang diễn ra trong khối
ASEAN. Trong thời gian gần đây, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36, các
nhà lãnh đạo nhắc lại sự cấp thiết hướng tới một chính sách hay chiến lược tăng
trưởng mang tính  phục hồi mạnh mẽ, toàn diện, bao gồm, đáp ứng được nhu cầu
cuộc sống và đảm bảo tài nguyên, ổn định tự nhiên và dựa vào khoa học, hướng tới
lâu hơn khả năng phục hồi, chuẩn bị cho sự bứt phá và khả năng cạnh tranh. Mô
hình kinh tế tuần hoàn cung cấp một bước đi và giải quyết hữu ích cho các kế hoạch
phục hồi như vậy. Nếu được đảm bảo thực hiện tốt, liên tục, có sự kết hợp giữa các
quốc gia, trong tương lai các nước trong khu vực ASEAN không chỉ có thể giảm nhẹ
thiệt hại kinh tế-xã hội do các đại dịch hay các tác động ngoại sinh, khách quan mà
còn ngăn sự suy thoái và báo động tình trạng của môi trường trong tương lai xa. Vì
vậy khi đã có chính sách và chiến lược tiềm năng ,ASEAN bây giờ đã có thể vạch ra

49
một bảng con đường phát triển tránh phá hủy hệ sinh thái đặc trưng nhưng vẫn đáp
ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát trưởng về kinh tế.

Không chỉ trong quy mô khu vực, hiệp hội các nước Đông Nam Á cũng tìm
tới sự hộ trợ hay liên kết, hợp tác với các quốc gia khác trong việc thực hiện hóa
giấc mơ về nền kinh tế xanh. ASEAN và Hàn Quốc tích cực tăng cường hợp tác
trong lĩnh vực kinh tế xanh, xác định chuyển đổi năng lượng không phải là một
nhiệm vụ dễ dàng, mà đòi hỏi sự đầu tư lớn và chuyển giao công nghệ hiệu quả. Hàn
Quốc cam kết hỗ trợ Quỹ Tài chính xanh xúc tác ASEAN (ACGF), một sáng kiến
nhằm góp phần hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng bền vững tại
các quốc gia Ðông Nam Á. ASEAN và Hàn Quốc cũng đang lên kế hoạch tổ chức
Ðối thoại carbon ASEAN-Hàn Quốc nhằm tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm giữa
các bên liên quan về việc định giá carbon thời gian tới. Đặc biệt diễn đàn phục hồi
xanh ASEAN đã đạt được nhiều sự ủng hộ từ các nước trên thế giới được thể hiện
qua những con số hết sức ấn tượng và cụ thể.

Theo thông tin từ tờ báo Reuters ngày 3/11, Diễn đàn phục hồi xanh ASEAN
đã chính thức ra mắt trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công
ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow (Scotland).
Quản lý bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), diễn đàn đặt mục tiêu huy động 7
tỷ USD cho các dự án hạ tầng phát thải carbon thấp và chống chịu khí hậu ở Đông
Nam Á, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi của khu vực sau đại dịch COVID-
19. Dù mới được thành lậpvà đang thực hiện những bước đi đầu tiên nhưng diễn đàn
đã nhận được cam kết tài trợ lên tới 665 triệu USD từ bốn đối tác uy tín. Cụ thể,
Vương quốc Anh, Ngân hàng đầu tư nhà nước Italia Cassa Depositi e Prestiti (CDP)
và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tài trợ lần lượt 151 triệu USD, 155 triệu USD và 59
triệu USD. Đặc biệt, Quỹ Khí hậu xanh (GCF), quỹ lớn nhất thế giới dành riêng cho
tài chính khí hậu xác nhận tài trợ 300 triệu USD. Được biết, nguồn vốn này sẽ bổ
sung vào ngân sách đồng tài trợ trị giá 1,4 USD đã được cam kết cho Quỹ Tài chính
xanh Xúc tác Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ACGF) từ năm 2019, nâng tổng

50
số cam kết cho quỹ này lên 2 tỷ USD. Được biết, Diễn đàn phục hồi xanh ASEAN
là một phần trong cam kết của ADB về việc tăng tham vọng tài trợ khí hậu lũy kế
cho giai đoạn 2019-2030 lên tới 100 tỷ USD, trong khi bảo đảm rằng ít nhất 75% số
dự án sẽ giải quyết vấn đề giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu vào năm 2030.
Đây là sự hứa hẹn đầy khả quan cho hiệp hội các quốc gia Đông Nam á trong sự
nghiệp phát triển đi lên và vượt qua rào cản là sự mất cân bằng giữa tăng trưởng và
chất lượng môi trường. 

Không chỉ là sử dụng nguyên nhiên vật liệu có sẵn kết hợp cơ chế tái sử dụng
hứa hẹn một nền kinh tế theo vòng tuần hoàn bền vững, các quốc gia trong khối
ASEAN cũng đang trên đà phát triển những dự án liên quan tới, giảm thiểu hàm
lượng CO2 trong không khí qua công nghệ CCUS (Carbon Capture, Utilization and
Storage). Một số chính phủ ở các quốc gia phát triển đã và đang tiến hành những nỗ
lực lớn nhằm thúc đẩy và ứng dụng các công nghệ CCUS trong các ngành công
nghiệp, đặc biệt trong sản xuất điện năng. 

Thứ 2 là tác động giữa gia tăng dân số, hay mật độ dân số tăng cao tại một số
khu vực khiến cho chất lượng môi trường ngày càng suy giảm mạnh . Theo kết quả
nghiên cứu khi mật độ dân số tăng 1% thì mức phát thải CO2 tăng lên 2.08%. Có thể
thấy các nước như Việt Nam , Singapore, Philipine có mật độ dân số cao so với mức
mật độ dân số trung bình trên thế giới, kết hợp với việc gia tăng dân số càng làm cho
tác động tiêu cực tới môi trường trở nên rõ rệt. Để khắc phục tình trạng này, chính
sách cấp thiết cần đặt ra là kìm hãm sự gia tăng dân số nhanh và phân bổ mật độ dân
số hợp lý giữa thành thị, nông thôn và các vùng trên một quốc gia. Về vấn đề giảm
thiểu gia tăng dân số tự nhiên, chính sách về kế hoạch hóa gia đình là chìa khóa
quan trọng trong công tác đảm bảo gi tăng dân số ở mức vừa phải, không quá cao
dẫn đến những hệ lụy tới chất lượng môi trường trong tương lai. Có thể lấy một ví
dụ điển hình là Indonesia - Đất nước đông dân thứ 4 thế giới đang khuyến khích
người dân kết hôn muộn hơn, thực hiện kế hoạch hóa gia đình và tránh thai để giảm
tỷ lệ sinh xuống còn 2,1 trẻ/phụ nữ vào năm 2025. Tuy nhiên với tình hình phát triển

51
hiện nay, các nước đang dần bước vào thời kỳ già hóa dân số, chính sách về giảm
thiểu tỷ lệ gia tăng dân số giờ đây là lựa chọn có tính mạo hiểm trước thực trạng số
lượng người ngoài tuổi lao động tăng cao và thiếu nhân công, lao động trẻ. Vì vậy
hiện nay biện pháp về giảm thiểu mật độ dân số tại các khu vực đô thi, siêu đô thị,
vùng phát triển kinh tế tập trung là bước đi tiềm năng cho giải quyết vấn đề dân số
và môi trường. Để đưa mật độ dân số các khu vực vùng đô thị về mức hợp lý, cần
kết hợp giữa việc phân bố, quy hoạch đô thị, một trong những biện pháp thiết thực
được đưa ra là liên kết phát triển vùng đô thị hay xây dựng đô thị thông minh. Đầu
tiên về chính sách liên kết vùng. Liên kết vùng sử dụng cho những khu vực tiếp giáp
với nhau, có liên quan và bổ trợ lẫn nhau trong một lĩnh vực nào đó. Sự phân bố và
liên kết này giúp việc quản lý dễ dàng và thống nhất hơn. Nhờ đó mà các bộ phận
trong liên kế vùng có thể dễ dàng hỗ trợ để đạt được mục tiêu chung hơn so với việc
tập trung vào một cá thể duy nhất”. “Liên kết kinh tế vùng cũng là sự liên kết giữa
các chủ thể kinh tế khác nhau trong một vùng, dựa trên lợi ích kinh tế là chính,
nhằm phát huy lợi thế so sánh, tạo ra tính cạnh tranh kinh tế cao hơn cho một vùng.
Các hình thức liên kết kinh tế vùng có thể trên các khía cạnh không gian kinh tế theo
lãnh thổ, chuỗi ngành hàng, tổ chức sản xuất. Chủ trương, chính sách phát triển
vùng, liên kết vùng không những tạo động lực phát triển kinh tế mà còn giúp các
vùng khó khăn thực hiện tốt chức năng bảo tồn tài nguyên, sinh thái, ổn định an
ninh, chính trị, xã hội” .Như vậy có thể thấy rằng liên kết vùng làm tăng khả năng
kết nối về mặt không gian kinh tế - tự nhiên và kinh tế - xã hội; tăng hiệu quả quản
lý vĩ mô và vi mô của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tạo lợi thế so
sánh trong cạnh tranh và động lực phát triển để phát triển hiệu quả và bền vững. Vì
vậy liên kết kinh tế giữa các vùng sẽ giúp phát triển kinh tế đồng đều trên các vùng
lãnh thổ, tận dụng được nguồn nhân lực tại địa phương, hạn chế việc tập trung quá
nhiều nhân công tại các khu phát triển kinh tế trọng điểm, dẫn đến mật độ dân số
vượt ngưỡng quá lớn. Kết hợpi việc liên kết vùng kinh tế, xây dựng đô thị thông
minh cũng là giải pháp song song hợp lý trong quá trình liên kết vùng. Có thể lấy
một ví dụ điển hình về xây dựng đô thị thông minh đó chính là Nhật Bản - một trong

52
những quốc gia tiên phong trong sáng kiến xây dựng mô hình đô thị sinh thái theo
hướng giãn mật độ dân số khu trung tâm, hình thành cụm dân cư bền vững về tiêu
thụ năng lượng, không gian xanh và giảm tác động đến môi trường. Dự án đô thị
sinh thái thông minh Fujisawa tỉnh Kanagawa, Nhật Bản do tập đoàn Panasonic và
một số công ty khác xây dựng, được đặt trên vị trí nhà máy cũ của tập đoàn công
nghệ, có 1.000 nhà ở và hệ thống hạ tầng dịch vụ tiện ích gồm cửa hàng, bệnh viện,
nhà dưỡng lão, không gian công viên cây xanh…Mỗi căn nhà trang bị những thiết bị
thông minh nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả. Cụ thể, mục tiêu cắt giảm 70%
lượng phát thải carbon và 30% lượng cấp nước. Hệ thống cung cấp năng lượng mặt
trời sẽ đáp ứng 70% nhu cầu sử dụng điện của mỗi hộ gia đình. Tại Việt Nam, mô
hình đô thị sinh thái của Nhật Bản cũng dần xuất hiện tại những khu vực có lợi thế
vị thế, cảnh quan sẵn có trong Quy hoạch phát triển vùng TP.HCM. Điển Hình tại
phía Nam Biên Hòa, Đồng Nai, tập đoàn Novaland đang phát triển dự án Khu đô thị
sinh thái thông minh Aqua City.

Và biến tác động cuối cùng trong mô hình nghiên cứu định lượng là về chỉ số
mở cửa thương mại. Mở cửa thương mại tuy rằng mang lại những ưu thế cực kì lớn
cho khối nước ASEAN về phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên thách thực ở đây đặt ra
là vấn đề rác thải nhập khẩu quá lớn, gây nên tác động nghiêm trọng tới chất lượng ô
nhiễm môi trường. Vì vậy các quốc gia trong khối ASEAN đã đưa ra những biện
pháp xử lý vấn đề này, cụ thể có thể kể tới : Kuala Lumpur bắt đầu mạnh tay với rác
nhựa sau khi phát hiện 24 lô rác nhựa từ Tây Ban Nha được nhập lậu vào cảng
Klang, Selangor bằng cách sử dụng tờ khai hải quan giả. Tháng 10/2018, Kuala
Lumpur ban hành lệnh cấm nhập rác nhựa. Hồi tháng hai, Malaysia cho biết đã đóng
cửa 139 nhà máy tái chế nhựa không có giấy phép kể từ tháng 7 năm 2019. Hay hồi
tháng 5/2019, Malaysia thông báo đã trả 450 tấn rác thải nhựa chứa trong 10
container cho 7 nước Australia, Bangladesh, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Arab
Saudi và Mỹ. Việc trả lại rác nhập khẩu là biện pháp được các quốc gia hướng tới
khi khối lượng phế phảm nhập khẩu quá lớn, vượt ngoài khả năng xử lý đối với các

53
nước khu vực ASEAN. Tuy nhiên ngoài biện pháp hoàn trả ngược lại, việc tập trung
nâng cấp khâu xử lý phế phẩm cũng là một biện pháp hữu hiệu và mang tính bền
vững, lâu dài đối với các quốc gia Đông Nam Á vì hầu hết nhựa trên thế giới đều
được sản xuất tại khu vực này, cũng như Đông Nam Á là nơi có xu hướng sử dụng
các chế phẩm từ nhựa cao trên thế giới. Tiếp theo đó, quy định rõ nhóm phế liệu
được phép nhập khẩu, công bố danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước
ngoài và từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong các khu phi thuế quan vào
nội địa; nghiêm cấm việc mua bán phế liệu đã nhập khẩu vào trong nước.

3.2. Những khuyến nghị cho Việt Nam. 

3.2.1. Về dân số

Vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai, các vấn đề dân số, môi trường
và phát triển một lần nữa trở thành trọng tâm của hành động và quan tâm tại Việt
Nam. Bất chấp tính cấp bách của các vấn đề hiện tại, những vấn đề lâu dài hơn này
không thể bị gạt sang một bên.

Ổn định dân số mức khả thi thấp nhất, bảo tồn và phục hồi môi trường thế
giới và thúc đẩy phát triển công bằng để bảo tồn hòa bình. Các vấn đề về dân số,
môi trường và phát triển về cơ bản đòi hỏi cam kết và nỗ lực lâu dài để tăng cường
hiểu biết, thúc đẩy và tổ chức sự tham gia. Các vấn đề về môi trường, dân số và phát
triển phải được giải quyết ở cấp địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu theo
những cách thức phù hợp. 

Mong muốn bảo tồn môi trường tại Việt Nam chưa phù hợp với năng lực
thực hiện tại trước áp lực sinh tồn. Do đó, sự khuyến khích, hỗ trợ và nguồn lực
quốc tế là rất cần thiết nhưng cần phải tôn trọng kiến thức và thái độ của địa
phương. Hỗ trợ quốc tế - cả song phương và đa phương - đều đóng một vai trò quan
trọng và cần được tăng cường đáng kể. Ngoài ra, việc đó còn có một vai trò quan

54
trọng liên tục đối với các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn tư nhân, các trường đại
học và các tổ chức khác.

Các chính sách cần đặc biệt tìm cách làm cho cuộc sống nông thôn trở nên
hấp dẫn hơn bằng cách tạo cơ hội việc làm, phát triển cá nhân và giải trí. Cần phải
nỗ lực để thu hút người dân thành thị quay trở lại khu vực nông thôn và xóa bỏ
thành kiến có lợi cho các cộng đồng thành thị được phản ánh trong các chính sách
định giá lương thực, định cư và chiến lược đầu tư. Ví dụ, các chính sách cần tăng
cường sự chú trọng vào giáo dục để thay đổi thái độ cố chấp đối với mức sinh, việc
làm và vai trò của phụ nữ. Về mặt này, các trường đại học ở các nước đang phát
triển có một đóng góp đặc biệt. Giáo dục tiểu học, đặc biệt là đối với trẻ em gái, có
tầm quan trọng đặc biệt như việc xóa mù chữ ở người lớn, đặc biệt là ở phụ nữ.

Cần có những nỗ lực tăng cường đáng kể đối với các chương trình cải thiện
sức khỏe - đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu, kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng
cho trẻ em và kiểm soát các bệnh tiêu chảy và nhiệt đới. Các nỗ lực quốc gia theo
hướng này cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của quốc tế. Chính phủ cần thiết lập các hướng
dẫn và tiêu chí để đảm bảo xem xét thích hợp các khía cạnh dân số và môi trường
trong việc thiết kế và thực hiện các dự án phát triển. Các nhóm bảo tồn liên quan đến
giáo dục, xóa mù chữ cho phụ nữ và kế hoạch hóa gia đình có thể được tổ chức ở
cấp địa phương để thúc đẩy sự tham gia và chấp nhận các ý tưởng mới.

Chính phủ nên tận dụng một cách có hệ thống hơn tiềm năng của các tổ chức
phi chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức tự nguyện. Cần tăng cường hợp tác
giữa các nước đang phát triển, vừa đối mặt với thực tế các vấn đề xuyên biên giới
quốc gia, vừa để cải thiện chính sách thông qua trao đổi kinh nghiệm về những
thành công và thất bại.

Các hoạt động nghiên cứu cần được khuyến khích để nâng cao kiến thức về
các mối quan hệ tinh vi và phức tạp của dân số, môi trường và phát triển. Dữ liệu
được cải thiện là cần thiết để làm cơ sở cho chính sách thành công. Tiềm năng của

55
công nghệ máy tính và truyền thông nên được sử dụng để đạt được sự hiểu biết rộng
rãi hơn về các xu hướng thế giới cũng như sự sẵn có và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Các nỗ lực nghiên cứu cần được tăng cường đặc biệt trong các
lĩnh vực thực phẩm, năng lượng và sức khỏe, đặc biệt là các phương pháp sinh học
để tăng sản lượng lương thực và các công nghệ nông nghiệp và công nghiệp lành
mạnh về mặt sinh thái. Các chương trình nghiên cứu hợp tác có thể đóng một vai trò
quan trọng, bao gồm cả chương trình của các tổ chức nghiên cứu quốc tế ở các nước
Thế giới thứ ba. Nghiên cứu nên tìm kiếm sự kết hợp hiệu quả giữa công nghệ
truyền thống và hiện đại.

Một tổ chức hoặc chương trình nên được thành lập để tập trung vào vấn đề
người tị nạn môi trường. Nó sẽ tạo ra nhận thức, phân tích vấn đề và thúc đẩy hành
động.

Một nhóm tư vấn để ứng dụng tích hợp các công nghệ truyền thống và công
nghệ tiên phong nên được thành lập, làm việc thông qua một mạng lưới quốc tế gồm
các tổ chức công và tư. Nó nên tổ chức một nhóm chuyên gia quốc tế để hỗ trợ các
dự án cụ thể ở các vùng nông thôn.

3.2.2. Về thương mại của Việt Nam

Trở ngại lớn nhất đối với các nước là làm thế nào để tận dụng được cơ hội
của quá trình tự do hoá thương mại để phát triển kinh tế đồng thời hạn chế được
những tác động tiêu cực của nó đối với các vấn đề xã hội và môi trường. Trong bối
cảnh như vậy cần thiết phải có sự phối hợp chính sách trong phát triển thương mại
và bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá.

Chính sách hỗ trợ xuất khẩu bền vững đối với nông – thủy sản 

Quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông, thủy sản chặt chẽ và thống
nhất từ trung ương đến địa phương, phải có các biện pháp mạnh và đồng bộ để quản
lý và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. 

56
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu thức ăn, hoá chất, kháng sinh, thuốc
BVTV phục vụ nuôi trồng nông, thủy sản, đặc biệt là những chất gây ô nhiễm môi
trường. 

Xây dựng nhiều trung tâm kiểm tra chất lượng, VSATTP và dư lượng kháng
sinh ở các vùng nguyên liệu lớn; các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường ở các
vùng nuôi tập trung. 

Đầu tư thiết bị kiểm tra hiện đại, tương đương với tiêu chuẩn của các thị
trường xuất khẩu 

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, đẩy mạnh tuyên truyền phổ
biến các quy định về môi trường của EU đối với hàng nông, thủy sản nhập khẩu, tập
huấn, chuyển giao công nghệ cho nông, ngư dân về nuôi trồng nông thủy sản sạch,
sơ chế và bảo quản nguyên liệu. Chú trọng thực hiện các giải pháp về kỹ thuật (quy
phạm thực hành nuôi tốt - GAP, có các chuyên gia giỏi...). 

Điều chỉnh các chính sách thương mại phù hợp với các chuẩn mực thương
mại quốc tế nhằm tận dụng được những cơ hội của quá trình tự do hoá thương mại,
phát huy lợi thế so sánh quốc gia để tăng trưởng kinh tế

Có các biện pháp hữu hiệu và kịp thời ngăn ngừa và đối phó với nguy cơ ô
nhiễm môi trường qua biên giới do gia tăng trao đổi thương mại với các đối tác bên
ngoài

Bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên không tái tạo
khác, hạn chế ô nhiễm do tăng trưởng nóng của nền kinh tế

Đáp ứng các yêu cầu môi trường đối với sản phẩm để nâng cao khả năng tiếp
cận thị trường khi các rào cản thương mại bị bãi bỏ

Quản lý chặt chẽ thị trường trong nước để hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng
đối với môi trường của việc đẩy nhanh phát triển kinh tế thị trường.

57
Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ/ngành, địa phương trong việc khai thác
có hiệu quả các nguồn lực phát triển thương mại và bảo vệ môi trường.

Việc thực thi triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường của doanh
nghiệp phụ thuộc vào năng lực nội tại của doanh nghiệp và vai trò hỗ trợ của nhà
nước. Trong đó, vai trò của nhà nước hết sức quan trọng. Nếu không có sự hỗ trợ và
quan tâm của nhà nước, các doanh nghiệp ở các nước đang và kém phát triển sẽ rất
khó khăn trong việc nâng cao năng lực của mình. Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ,
nhất là tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc nâng cao năng lực
BVMT. 

Về phía các doanh nghiệp:

Thường xuyên cập nhật thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường mới
từ các nước nhập khẩu.

Chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng quy trình sản xuất chế biến
đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm môi trường, từ đó giảm giá thành
sản xuất, mặt khác nâng cao chất lượng để đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước
nhập khẩu. 

Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe, môi trường nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận thị trường xuất khẩu, tăng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng bền
vững toàn cầu.

3.2.3. Về kinh tế xanh, bền vững

Thể chế, chính sách đối với Việt Nam 

Có thể kể đến, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ
10 thông qua vào ngày 17/11/2020 và có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật
BVMT năm 2020, đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm 40% thủ tục hành chính nhằm

58
giảm chi phí thực hiện của doanh nghiệp, thu hẹp khoảng cách 20% đối tượng phải
thực hiện đánh giá tác động môi trường, tích hợp các thủ tục hành chính vào giấy
phép môi trường. Những điểm đổi mới căn bản của Luật BVMT năm 2020 gồm:

Thứ nhất, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, tính khả thi của các chính sách hiện
hành; thay đổi phương thức quản lý hành chính kém hiệu quả, phức tạp sang quản lý
dựa vào kết quả mục tiêu cuối cùng, đặc biệt giảm thủ tục hành chính đối với các đối
tượng thân thiện môi trường, tăng cường kiểm soát các đối tượng có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Thứ hai, đưa các quy định rải rác, phân tán về BVMT trong các luật khác vào
Luật BVMT nhằm hướng đến một bộ luật thống nhất về môi trường, trong đó đưa
các chức năng quản lý nhà nước về BVMT nhằm bảo đảm nguyên tắc đồng bộ,
thống nhất trong quản lý nhà nước về BVMT.

Thứ ba, tiếp cận phương pháp quản lý khoa học dựa trên cách mạng khoa học
công nghệ, công nghệ thông tin quản lý liên thông các giai đoạn phát triển tử chủ
trương, quy hoạch, xây dựng dự án, triển khai thực hiện đến hết vòng đời dự án.

Thứ tư, xây dựng nền tảng thể chế phục vụ kiến tạo các mô hình phát triển
bền vững như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế phát thải ít carbon trong quy
hoạch, thiết kế sản xuất, thương mại, tiêu dùng và tái chế xử lý chất thải, sản phẩm,
bao bì, sản phẩm sau sử dụng. Hình thành các ngành kinh tế mới như: đầu tư vào
vốn tự nhiên, công nghiệp môi trường, hình thành thị trường phát thải.

Thứ năm, lần đầu tiên đưa chính sách môi trường của Việt Nam hài hòa tiệm
cận với pháp luật quốc tế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để Việt Nam tham gia
các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP)... góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, sàng lọc các dự án có công
nghệ lạc hậu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chủ động vượt qua các hàng rào kỹ
thuật trong cạnh tranh thương mại toàn cầu.

59
Theo quy định của Luật BVMT 2020, chính sách của Đảng và Nhà nước về
vấn đề BVMT bao gồm các chính sách về việc thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt
động BVMT của các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân; chính sách
xây dựng văn hóa BVMT, chú trọng tuyên truyền, giáo dục về BVMT và các hình
thức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BVMT; chính sách chú trọng
BVMT khu dân cư, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường; chính sách về việc đan dạng
hóa nguồn vốn đầu tư cho BVMT; chính sách phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm,
tái chế, xử lý chất thải; chính sách hội nhập, hợp tác quốc tế về BVMT và các chính
sách về việc phát triển các dự án kinh tế – xã hội.

Trước Luật BVMT năm 2020, ngày 31/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về “Một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT”.
Chỉ thị số 25/CT-TTg tiếp tục khẳng định, BVMT là yêu cầu xuyên suốt trong quá
trình phát triển, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, doanh nghiệp và
Nhân dân. Các địa phương khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết
chuyên đề, chương trình, kế hoạch hành động về BVMT. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn. Bộ Tài
nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực
hiện pháp luật về BVMT của các Bộ, ngành, địa phương…

Ngày 28/01/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có Văn bản hợp
nhất số 03/VBHN-BTNMT về Nghị định quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT. Nghị định
có 7 chương, 24 điều, trong đó bãi bỏ một số điều, quy định không còn phù hợp với
tình hình thực tiễn; quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các quy định
về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch BVMT

Tiếp đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-
BTNMT ngày 25/10/2019: Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu. Nghị định có
9 chương, 66 điều, trong đó quy định về quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy

60
hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải
lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; BVMT trong
nhập khẩu phế liệu…

Nghị định nêu rõ, nguyên tắc chung về quản lý chất thải như: Tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp tiết kiệm tài nguyên và năng
lượng sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng
sạch thân thiện với môi trường sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trường đối với chất
thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải. Tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng cường tái
sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng. Việc đầu tư xây dựng cơ
sở xử lý chất thải phải tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật
BVMT…

Tại Việt Nam, định hướng về mục tiêu xanh hóa nền kinh tế được thể hiện
thông qua “Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn
đến năm 2050”. Các nhiệm vụ chiến lược gồm có: giảm phát thải khí nhà kính, thúc
đẩy xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Chiến lược này đã
được trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và là chiến lược quốc gia toàn diện về
phát triển kinh tế xanh ở nước ta hiện nay.

Cùng với chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương
trình Hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững từ 2021-2030 với mục
tiêu khai thác và sử dụng tài nguyên bền vững, thân thiện với môi trường cũng như
tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, từ đó thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao
chất lượng cuộc sống.

Nước ta đã thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng sạch cũng
như cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp và giảm phát
thải khí nhà kính, phát triển xã hội ít carbon.

61
Lĩnh vực nông-lâm nghiệp cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể. Các
chương trình ứng dụng vào thực tế đã mang lại nhiều kết quả tích cực như quy trình
thực hành nông nghiệp tốt, quy trình tưới tiêu tiết kiệm nước… Ngoài ra, lối sống
xanh và tiêu dùng bền vững cũng được người tiêu dùng áp dụng trong mua sắm và
sử dụng sản phẩm.

Phát triển nguồn nhân lực phù hợp tại Việt Nam

Tăng cường thu hút mọi nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế, trong đó
tập trung huy động nguồn vốn nước ngoài. Việc thu hút nguồn vốn nước ngoài
không chỉ góp phần phát triển kinh tế xanh mà còn giúp doanh nghiệp trong nước
học hỏi được kinh nghiệm từ phía doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, cần xây
dựng tiêu chí chặt chẽ để lựa chọn những dự án đầu tư thực sự có hiệu quả trong
phát triển kinh tế xanh, đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường.

Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu về thị trường sản xuất, mô hình sản xuất
hữu cơ, sản xuất xanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn của các thị trường khó tính,
cũng như nhu cầu ngày càng cao của người dân Việt Nam được tiếp cận, tiêu thụ
những sản phẩm tiêu dùng xanh hơn, sạch hơn.

Tăng cường đầu tư vốn cho công nghệ xanh tại Việt Nam  

Đầu tư cho khoa học và công nghệ cần được tăng cường, đồng thời tiếp nhận,
chuyển giao công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam, đẩy mạnh nghiên
cứu các lĩnh vực ngành nghề phát triển kinh tế xanh như giảm thiểu phát thải carbon,
phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng thân thiện với môi trường... Nghiên cứu
ứng dụng khoa học và công nghệ cần được đẩy mạnh, vì đây là nội dung quan trọng
trong việc thiết lập các cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn để xây dựng cơ chế,
chính sách, các giải pháp quản lý, đóng góp tích cực vào việc dự báo, phòng ngừa,
cải tạo, phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời,
cần có các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đang sử dụng công
nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường chuyển đổi sang công nghệ tiên tiến,

62
góp phần nâng cao năng suất sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, đáp ứng tiêu chuẩn của
nền kinh tế xanh.

63
KẾT LUẬN

Nền kinh tế các nước ASEAN đang tăng trưởng sôi động với dòng FDI chảy
vào rất lớn, nhưng đi kèm với đó là các vấn đề về ô nhiễm môi trường gia tăng trầm
trọng: từ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Quá trình phát triển tác động đến
môi trường ở Đông Nam Á do yếu tố chính: tăng dân số và phát triển kinh tế khi
chúng tạo ra sức ép đối với môi trường khu vực và tạo ra nhiều vấn đề về ô nhiễm
môi trường. Các nước Đông Nam Á phải đối mặt với các vấn đề môi trường đa dạng
và không giống nhau: mất rừng và suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi
trường biển và biến đổi khí hậu.

Để tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và ô nhiễm môi trường làm cơ sở để
xây dựng các giải pháp giải quyết tình trạng trên, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình
tác động cố định FE để ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, mật độ dân
số, chỉ số mở cửa và ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu thu được kết quả là có sự tồn
tại của mô hình chữ U lộn ngược của Kuznets cho 8 nước đang phát triển khối
ASEAN. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên hệ giữa mật độ
dân số cao và ô nhiễm môi trường. Mật độ dân số cao tại các nước này do bùng nổ
dân số từ thập kỷ trước khiến nó trở thành gánh nặng và cơ sở hạ tầng không xử lý
hết được, làm gia tăng ô nhiễm môi trường. Chỉ số mở cửa cao gắn với tự do thương
mại và nguồn vốn FDI do dịch chuyển các công đoạn sản xuất ô nhiễm, cần nhiều
năng lượng và nhân công giá rẻ tới các quốc gia này, thêm vào đó là quy định lỏng
lẻo về môi trường cũng là nguyên nhân khiến gia tăng ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu tăng trưởng bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh thân thiện với môi
trường là mục tiêu chung của mọi quốc gia. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ
các nước cần phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển nguồn nhân
lực hướng tới vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu để hướng tới chuyển đổi cơ
cấu bền vững. Bên cạnh đó cũng cần có các chính sách về bảo vệ môi trường để đảm
bảo phát triển kinh tế bền vững tại các quốc gia này.

64
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Paweenawat, Sasiwimon & Plyngam, Sutida. (2017). Does the causal


relationship between renewable energy consumption, CO2 emissions, and economic
growth exist in Thailand? An ARDL approach. Economics Bulletin. 37. 697-711.

Tiwari, Aviral. (2011). Primary Energy Consumption, CO2 Emissions and


Economic Growth: Evidence from India. South East European Journal of Economics
and Business,. 10.2478/v10033-011-0019-6.

Farhani, S.; Mrizak, S.; Chaibi, A.; Rault, C. The environmental Kuznets
curve and sustainability: A panel data analysis. Energy Policy 2014, 71, 189–198.

Churchill, S.A.; Inekwe, J.; Ivanovski, K.; Smyth, R. The Environmental


Kuznets Curve in the OECD: 1870–2014. Energy Econ. 2018, 75, 389–399.

Nasr, A.B.; Gupta, R.; Sato, J.R. Is there an environmental Kuznets curve for
South Africa? A co-summability approach using a century of data. Energy Econ.
2015, 52, 136–141.

65

You might also like