Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐẠI HỌCVấnQUỐC GIA

đề ô nhiễm THÀNH
môi trường đất doPHỐ HỒ CHÍ
nhiễm phèn

MINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU


BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

VẤN ĐỀ Ô
NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
ĐẤT

DO
NHIỄM
PHÈN
Giáo viên hướng dẫn
NHÓM Lương Văn Thuận
4
Nhóm học sinh thực hiện:
Lớp 1/ Đoàn Nguyên Đức
11 Hóa 1 2/ Trịnh Hồ Thục Mai
3/ Nguyễn Sĩ Đan
4/ Võ Minh Khôi
5/ Nguyễn Hoàng Uyên Nhi

Tháng 111 /2021


Năm học 2021 – 2022
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn

I. ĐỊNH NGHĨA.......................................................................................................3

Ô nhiễm môi trường đất là gì ?..........................................................................................3

Ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn.............................................................................3

Phân loại đất phèn:.............................................................................................................3

II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO NHIỄM PHÈN........3

Bảng biến động diện tích đất mặn và đất phèn vùng Đồng bằng Sông Cứu Long qua các
thời kỳ................................................................................................................................ 4

❖ Chú thích một số thuật ngữ............................................................................................5

III. NGUYÊN NHÂN..............................................................................................5

 Phân loại các tác nhân góp phần gây ra hiện tượng đất nhiễm phèn trong môi trường
đất...................................................................................................................................... 5

 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đất bị nhiễm phèn....................................................5

IV. BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT PHÈN...............................................................6

V. MỞ RỘNG: CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐẤT NHIỄM PHÈN........................7

KẾT LUẬN..............................................................................................................8

NGUỒN THAM KHẢO..........................................................................................8

2
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn

I. ĐỊNH NGHĨA
 Ô nhiễm môi trường đất là gì ? Là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường
đất bởi các tác nhân ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm có chứa một lượng độc tố, chất có hại cho cây
trồng, con người.

 Ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn

- Đất nhiễm phèn là đất chứa nhiều gốc sunfat (SO42-), độ PH thấp chỉ từ 2 – 3 và
lượng chất độc Al3+, Fe2+, SO42- rất cao. Do đó, khả năng trao đổi và đệm của môi
trường đất bị phá vỡ, đất không mất khả năng tự làm sạch. Những điều này làm cho
đất bị ô nhiễm, theo đó thực vật và vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt hàng loạt... Đất phèn, xét
mặt tính chất và bản chất của nó, chính là xét về độc hại. Hay nói đúng hơn là những
ion gây độc cho cây và súc vật cũng như con người.
- Trong đất phèn các nguyên tố sắt, nhôm, sunphat (dưới dạng Fe 2+, Fe+3, Al3+, SO4-2, H+,
Cl- và hợp chất của sắt với Lưu Huỳnh là pyrite, Jarosite) luôn có hàm lượng rất cao,
trên mức chịu đựng của cây trồng rất nhiều. Vì vậy gọi là các độc tố trong đất phèn.

 Phân loại đất phèn:

a. Phèn nóng: chủ yếu do sunphat sắt FeSO 4, Fe2(SO4)3 tạo thành, ít nhôm và sunphat
nhôm. Mức độ độc hại loại phèn ít hơn so với phèn nhôm.

b. Phèn lạnh: chủ yếu do sunphat nhôm tạo nên, loại này độc hại hơn phèn nóng. Nước
trên ruộng và trong kênh mương ở khu vực đất phèn này trong suốt.

c. Phèn đỏ: phèn đỏ cũng như phèn nóng, do Sunphat sắt và Oxit sắt ngâm nước gây nên.
Nước trên ruộng thường có váng vàng đỏ ánh trên mặt mức độ độc hại không cao.

II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO NHIỄM PHÈN


Môi trường đất là nơi diễn ra gần như tất cả các hoạt động sống, là nơi trú ngụ của
con người và mọi sinh vật cạn. Đất là nguồn tài nguyên quý giá, là nơi đặt nền móng cho
các công trình xây dựng công nghiệp, quá trình phát triển, tiến hoá và văn hoá loài người.
Hiện nay, đất đang được tận dụng một cách triệt để và hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu
cầu về nông sản, xây dựng,… Song song với những lợi ích trước mắt thì những mặt xấu
cũng là điều không thể chối cãi. Việc quá chú tâm vào “điểm cộng” của hoạt động sử
dụng đất tối đa đã không chỉ làm đất bị xói mòn, mà còn ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn thế
nữa, nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như
hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy
thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.

3
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn

Bảng biến động diện tích đất mặn và đất phèn vùng Đồng bằng Sông Cứu Long
qua các thời kỳ

Biến động
Diện tích đất mặn, đất phèn qua các thời kỳ (ha)
diện tích (ha)
Tên đất

TK1975 % TK2005 % 2005 - 1975

I. Nhóm đất mặn 706.485,11 2 28,26 884.199,65 36,60 +177.714,54

1. Đất mặn sú, vẹt,


168.697,90 6,75 119.910,55 4,96 - 48.787,35
đước

2. Đất mặn nhiều 256.830,06 10,27 11,74 +26.744,73


283.574,79

11,24 19,90 +199.757,16


3. Đất mặn TB và ít 280.957,15 480.714,31

II. Nhóm đất phèn 1.793.119,36 71,74 1.531.528,60 63,40 -261.590,76

4. Đất phèn tiềm tàng 1.513.173,33 60,54 918.292,73 38,01 -594.880,60

5. Đất phèn hoạt động 279.946,03 11,29 613.235,87 25,39 +333.289,84

Tổng diện tích 2.499.604,4 100,00 2.415.728,25 100,00 - 83.876,22

Việc đáng lưu ý nhất là diện tích đất phèn hoạt động tăng mạnh (tăng 333.289,84 ha),
chủ yếu do đất phèn tiềm tàng chuyển sang (khoảng 36%). Chứng tỏ công tác cải tạo đất
phèn chưa mang lại nhiều hiệu quả làm cho rất nhiều diện tích đất phèn tiềm tàng đã

4
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn

chuyển thành đất phèn hoạt động điển hình là ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền
Giang, Kiên Giang, An Giang và Cà Mau.

❖Chú thích một số thuật ngữ:


- Đất phèn tiềm tàng: Độ pH của đất phèn tiềm tàng nằm trong khoảng trung tính do
môi trường đất ở điều kiện khử, chưa bị oxy hóa. Đối với đất phèn tiềm tàng bị ảnh
hưởng mặn ở vùng duyên hải thì giá trị pH đất có thể lớn hơn 7,0 => Vẫn có thể phù
hợp với nhiều loại cây trồng.
- Đất phèn hoạt động: Được hình thành sau khi đất phèn tiềm tàng diễn ra quá trình oxy
hóa => pH có thể hạ xuống rất nhanh, khi đó pH có thể hạ thấp dưới 2,0 => Phù hợp
với ít cây trồng hơn => Làm giảm năng suất đất và cây trồng.
- Nhiễm phèn: Do nước phèn (được tạo thành từ các phản ứng trong môi trường) từ một
nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-,... pH môi trường giảm
gây ngộ độc cho con người, cây trồng, sinh vật trong môi trường đó.

III. NGUYÊN NHÂN


 Phân loại các tác nhân góp phần gây ra hiện tượng đất nhiễm phèn trong môi
trường đất
- Tác nhân hóa học:
+ Do dùng quá nhiều phân bón làm biến đổi tính chất của đất.
+ Do sử dụng thuốc trừ sâu.
+ Do chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ngấm vào đất.
- Tác nhân sinh học: Do đổ bỏ chất thải mất vệ sinh, thải sinh hoạt, hoặc bón trực
tiếp cho cây, cho đất. Sử dụng phân không đúng kỹ thuật. Nhiều loại vi khuẩn trong
đất phèn lan truyền theo nước gây nên một số bệnh đối với nhân dân vùng đất phèn.
- Tác nhân vật lý: Khi nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất, ảnh
hưởng đến phân giải chất hữu cơ. Trong nhiều trường hợp ảnh hưởng đến chất dinh
dưỡng. Do ảnh hưởng nhiệt một số vi sinh vật chuyển từ hô hấp hiếu khí sang kị khí
làm sinh ra chất độc như CH4, H2S, Andehit,... gây hại cho đất.

 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đất bị nhiễm phèn
1. Do oxy hóa phèn tiềm tàng tại chỗ tạo ra axit H 2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+,
Fe2+, SO42-
+ Chủ yếu ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình
trũng, khó thoát nước.
+ Hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh
vật chứa nhiều lưu huỳnh) và muối phèn.

5
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn

+ Do mực nước biển dâng lên và làm ngập đất, muối sunfat có trong nước biển
trộn lẫn với các trầm tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ.
2. Bên cạnh đó là sự tác động bởi quá trình sử dụng đất trồng trọt bà con nông dân.
Khi người dân dùng các sản phẩm phân bón có chứa nhiều lưu huỳnh, lâu ngày do
không cải tạo, đất bị phơi nhiễm và oxy hóa dẫn đến nhiễm phèn.

IV. BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT PHÈN


- Biện pháp thủy lợi: Là phương pháp sử dụng nước mưa hoặc nước tưới để loại bỏ
muối thừa ra khỏi đất. Để thực hiện phương pháp này thì cần xây dựng hệ thống thủy
lợi hoàn chỉnh để đưa nước vào cánh đồng nhằm rửa mặn và tiêu nước đi. Ngoài ra
cũng cần tiêu nước ngầm, hạ mực nước ngầm dưới mức cho phép và kiên cố lại hệ
thống đê điều, xây dựng mương máng tưới tiêu để ngăn nước biển xâm nhập.
- Bón vôi: Bón vôi giúp rửa mặn, tháo nước ngọt vào rửa mặn, bổ sung chất hữu cơ cho
đất.
- Cày sâu, phơi ải: Làm tăng quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước
tưới tiêu sẽ tiến hành việc rửa chua đi.
- Lên luống: Lật úp đất thành luống cao (lớp đất phèn phía dưới sẽ được lật lên trên),
gốc mạ được úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ.
- Sử dụng Lưu huỳnh: Thêm từ 10 – 30g lưu huỳnh/trên một mét vuông đất có tác
dụng làm giảm mức độ pH xuống mức thích hợp. Không cho trực tiếp lưu huỳnh vào
đất mà cần trộn đều lưu huỳnh với phân bón để cung cấp cho cây.
- Thử dăm gỗ hoặc mùn cưa đã ủ: Gỗ vụn hoặc mùn cưa đã ủ hoai mục là một lựa
chọn khác để giảm độ pH trong đất. Không chỉ là những vật liệu hữu cơ, rẻ tiền mà
chúng còn làm tăng khả năng hấp thụ.
- Luôn bổ sung phân bón hữu cơ: Phân hữu cơ sẽ không làm tăng hoặc giảm phạm vi
pH, nhưng nó hoạt động như một chất đệm để đất có thể hoạt động như thể nó có tính
axit hơn ngay cả khi nó không. Theo thời gian, phân hữu cơ là chất điều hòa làm giảm
ảnh hưởng của đất kiềm đối với cây trồng đồng thời cải thiện hoạt động của enzym và
mức độ dinh dưỡng. Việc bổ sung một lượng lớn chất hữu cơ làm giảm lượng nitơ sẵn
có, vì vậy cây có thể có dấu hiệu thiếu nitơ nếu bổ sung tất cả phân trộn cùng một lúc
thay vì trong một thời gian dài.

Lưu ý:
- Không bón hoặc bón ít Kali (Vì K trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm K có khả
năng tăng độc chất nhôm (Al) gây chết cây hoặc giảm năng suất).

6
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn

- Khi cây đang bị ngộ độc phèn, tuyệt đối không được bón phân đạm (urê) và NPK
hoặc phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao. Chỉ nên phun qua lá với phân bón lá
có thành phần acid humic và hydrophos (Mg, Zn,..).

- Chăm sóc thường xuyên: Việc cải tạo đất không phải là việc một lần. Nó cần nhiều
lần bón, và nó phải được thực hiện hàng năm, nếu không đất sẽ trở lại trạng thái kiềm.
Cho đến khi các sửa đổi có hiệu lực phải giúp rễ hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết, nhưng lá cũng hấp thụ một lượng nhỏ.
Ngoài ra có thể phun cây với các chất bổ sung qua lá, chẳng hạn như chiết xuất
rong biển hoặc nhũ tương cá, giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi
lượng không có sẵn trong đất.

V. MỞ RỘNG: CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐẤT NHIỄM PHÈN


- Một nguyên nhân khác dẫn đến đất nhiễm phèn là do vi khuẩn khử sulfate (Sulfate-
reducing bacteria). Chúng tạo ra quặng Pyrite như một sản phẩm phụ của quá trình
trao đổi chất.
- Vi khuẩn này chỉ tồn tại trong môi trường yếm khí (khi nước bão hòa với đất) - việc
thiếu khí oxy bảo vệ vi khuẩn và Pyrite mà chúng tạo ra.
- Loại vi khuẩn này lấy chất dinh dưỡng từ các vật chất hữu cơ như lá cây
- Loại vi khuẩn này sử dụng lưu huỳnh (dưới dạng SO42-) để ‘’thở’’ và thải ra H2S.
Lưu huỳnh là một nguyên tố cơ bản trong môi trường nước, do đó mới có sự xuất
hiện của đất nhiễm phèn ở khu vực bờ biển
- Đồng thời, các cation kim loại trong môi trường (thường là Fe2+), sẽ tác dụng với
H2S dưới dạng Fe2+ để tạo ra FeS2.
- Tuy nhiên trong quá trình tạo pyrite, bicarbonate (gốc HCO3-) cũng được hình
thành và cản trở quá trình tạo ra FeS2. Nếu không có tác động của môi trường, quá
trình hình thành FeS2 này sẽ bị chậm và dừng lại. Nhờ có tác động của dòng chảy
nước (sóng…) đã tạo điều kiện đẩy bicarbonate đi và để chừa lại Pyrite, tạo điều
kiện tích tụ.
- Như đã nói trên, việc tích lũy một lượng lớn Pyrite chỉ bị giới hạn bởi việc cung cấp
trầm tích giàu sắt, chất hữu cơ và duy trì các điều kiện thiếu khí, tức là đất phải còn
úng hoặc trầm tích vẫn ngập nước, để Pyrite được bảo tồn.

7
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn

- Nếu đất phèn được đào lên hoặc thoát nước, chúng sẽ tiếp xúc với oxy. Pyrit trong
đất phản ứng với oxy và oxy hóa (chuyển từ đất phèn tiềm tàng sang đất phèn hoạt
động)
=> Quá trình này biến Pyrite thành axit sulfuric, có thể gây ra thiệt hại cho môi trường
và các tòa nhà, đường xá và các công trình kiến trúc khác.

KẾT LUẬN

Trong thời điểm hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là điểm nóng quyết
quyết định sự sống còn của nhân loại. Trong đó, ô nhiễm môi trường đất do nhiễm phèn
cũng đang là mối lo cho người dân.
Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do chính tác động của con
người lên thiên nhiên vì sinh kế. Đây quả thực là một điều quan ngại với các nhà chức
trách.
Mỗi con người cùng sinh sống trên cùng hành tinh này đều cũng phải có trách
nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh ta, bởi lẽ ta đang sống trong chính vỏ bọc
của môi trường, đất ô nhiễm, không khí và nguồn nước ô nhiễm thì con người và tất cả
sinh vật trên trái đất khó có thể tồn tại. hãy cùng nhau vì tương lai, vì cuộc sống của
chính chúng ta, hãy mạnh mẽ đứng lên bảo vệ môi trường vì đó cũng chính là hành động
bảo vệ mạng sống của chính mình. Hãy cùng chung bàn tay để xây dựng và bảo vệ trái
đất, ngôi nhà chung của tất cả loài người và tất cả sinh vật khác nữa trở nên tốt đẹp hơn,
an toàn hơn và trong sạch hơn.

NGUỒN THAM KHẢO

1. https://www.qld.gov.au/environment/land/management/soil/acid-sulfate/explained
2. https://humicgrowth.vn/dat-phen-va-bien-phap-cai-tao-dat-phen/
3. http://gfc.vn/bi-quyet-cai-tao-dat-phen-de-nang-cao-nang-suat-cay-trong.html
4. https://locnuocdksmart.com/nguyen-nhan-hinh-thanh-dat-nhiem-phen/
5. https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/hien-tuong-dat-phen-118335.html
6. http://iasvn.org/upload/files/HMJY3VGH9Wdanh%20gia%20su%20bien%20dong.pdf

You might also like