Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 69

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Khoa Cơ khí – Bộ môn Công nghệ cơ khí

CHẾ TẠO PHÔI

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 1


CHẾ TẠO PHÔI

Chương 2
Thiết kế, chế tạo phôi đúc

1. Yêu cầu khi thiết kế phôi đúc

2. Thiết kế, chế tạo khuôn đúc

3. Vật liệu đúc và thiết bị nấu vật liệu đúc

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 2


1.1. Thiết kế phôi đúc phù hợp với công nghệ làm khuôn

Công nghệ làm khuôn gồm các nguyên công cơ bản sau:
 Đầm chặt hỗn hợp
 Rút mẫu
 Làm lõi và lắp ráp lõi
 Lắp khuôn
Công nghệ làm khuôn càng đơn giản, chất lượng vật đúc càng
cao

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 3


1.1. Thiết kế phôi đúc phù hợp với công nghệ làm khuôn

Kết cấu vật đúc hợp lý phải thỏa mãn các đặc điểm sau:
 Kết cấu phải đảm bảo chọn hướng rút mẫu dễ dàng, hoặc
phân bố trong một lòng khuôn, hoặc không phải làm mẫu
rời

Hình 2.1. a, b: Bên trái không hợp lý, bên phải hợp lý

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 4


1.1. Thiết kế phôi đúc phù hợp với công nghệ làm khuôn

 Kết cấu vật đúc có số lượng lõi càng ít càng tốt, đảm bảo
dễ định vị khi lắp ráp và dễ phá lõi khi dỡ khuôn, làm sạch

Hình 2.2. a, c phải làm nhiều lõi; b,d chỉ cần làm 1 lõi

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 5


1.1. Thiết kế phôi đúc phù hợp với công nghệ làm khuôn

 Kết cấu vật đúc có các mặt bích hoặc phần nhô nên thiết
kế có cùng độ cao và nối liền lại nếu chúng ở gần nhau để
dễ làm khuôn (tránh phải làm mẫu rời)

Hình 2.3. a không hợp lý; b hợp lý

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 6


1.2. Thiết kế phôi đúc phù hợp với công nghệ gia công
cơ khí và lắp ráp
Hầu hết các vật đúc đều phải qua gia công cắt gọt. Để
thuận tiện cho quá trình cắt gọt, kết cấu vật đúc phải thỏa mãn
các đặc điểm sau:
 Đảm bảo gá lắp trên máy và đồ gá thuận tiện, chắc chắn
và chính xác

Hình 2.4. a không hợp lý; b hợp lý

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 7


1.2. Thiết kế phôi đúc phù hợp với công nghệ gia công
cơ khí và lắp ráp

 Kết cấu không gây cản trở quá trình cắt gọt, đảm bảo dụng
cụ cắt vươn tới bề mặt cần gia công.Trên những mặt
phẳng hoặc mặt cong, nếu chỉ cần gia công một phần thì
phần đó phải nhô cao hơn một phần bằng lượng dư gia
công.

Hình 2.5. a khó gia công; b dễ gia công

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 8


1.2. Thiết kế phôi đúc phù hợp với công nghệ gia công
cơ khí và lắp ráp

 Tạo những bề mặt vuông góc với tâm lỗ khoan để đảm


bảo khoan lỗ chính xác.

Hình 2.6. a, c dễ gia công; b khó gia công

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 9


1.3. Thiết kế phôi đúc phù hợp với tính đúc của hợp kim đúc

 Kết cấu chống xuất hiện rỗ co: nơi xuất hiện rỗ co là nơi tập
trung kim loại nhiều hơn xung quanh nó
• Giảm bớt lượng kim loại tập trung ở những phần không
cần thiết
• Kết cấu dạng ống cần chọn đường kính trong và ngoài
thích hợp

Hình 2.7. Biểu thị các vòng tròn nhiệt Hình 2.8. a sinh rỗ co; b không sinh rỗ co

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 10


1.3. Thiết kế phôi đúc phù hợp với tính đúc của hợp kim đúc

 Kết cấu chống xuất hiện ứng suất dư: us dư sinh ra do


nguội không đều ở các phần trong vật đúc, kết cấu có độ
co chiều dài lớn
• Độ dày thành ngoài > độ dày thành trong để nguội đều
cùng lúc
• Tiếp giáp giữa thành dày và thành mỏng phải tạo phần
chuyển tiếp và góc lượn hợp lý
• Tránh các kết cấu có độ co chiều dài lớn, dễ gây biến
dạng (tạo gân, thanh có độ cong hợp lý, nan hoa nên là
số lẻ hoặc cong, nghiêng góc so với phương ngang,…)

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 11


1.3. Thiết kế phôi đúc phù hợp với tính đúc của hợp kim đúc

Hình 2.9. Kết cấu phần chuyển tiếp

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 12


CHẾ TẠO PHÔI

Chương 2
Thiết kế, chế tạo phôi đúc

1. Yêu cầu khi thiết kế phôi đúc

2. Thiết kế, chế tạo khuôn đúc

3. Vật liệu đúc và thiết bị nấu vật liệu đúc

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 13


2.1. Xác định mặt phân khuôn

2.1.1. Chọn mặt phân khuôn dựa vào công nghệ làm khuôn
 Chọn mặt phân khuôn qua tiết diện có diện tích lớn nhất

Hình 2.10. Phương án chọn mặt phân khuôn

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 14


2.1. Xác định mặt phân khuôn

2.1.1. Chọn mặt phân khuôn dựa vào công nghệ làm khuôn
 Những kết cấu có lòng khuôn phân bố ở cả khuôn trên và
khuôn dưới, nên chọn lòng khuôn trên nông hơn sẽ dễ làm
khuôn, dễ lắp khuôn.

Hình 2.11. Phương án chọn mặt phân khuôn

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 15


2.1. Xác định mặt phân khuôn

2.1.1. Chọn mặt phân khuôn dựa vào công nghệ làm khuôn
 Mặt phân khuôn nên chọn mặt phẳng tránh các mặt bậc
hay mặt cong.

Hình 2.12. Chọn mặt phân khuôn (PA A tốt hơn PA B)

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 16


2.1. Xác định mặt phân khuôn

2.1.2. Chọn mặt phân khuôn dựa vào độ chính xác lòng khuôn
 Lòng khuôn tốt nhất chỉ phân bố trong một hòm khuôn.
Những vật đúc có nhiều tiết diện khác nhau nếu yêu cầu độ
đồng tâm có thể dùng thêm phần phụ để đặt toàn bộ vật
đúc trong một hòm khuôn.

Hình 2.13. Dùng miếng đất phụ

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 17


2.1. Xác định mặt phân khuôn

2.1.2. Chọn mặt phân khuôn dựa vào độ chính xác lòng khuôn
 Những vật đúc có lõi nên bố trí sao cho lõi thẳng đứng sẽ
dễ định vị lõi chính xác, tránh tác dụng lực của kim loại lỏng
làm lõi biến dạng.

Hình 2.14. Bố trí lõi thẳng đứng

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 18


2.1. Xác định mặt phân khuôn

2.1.2. Chọn mặt phân khuôn dựa vào độ chính xác lòng khuôn
 Số lượng mặt phân khuôn càng ít càng đảm bảo chính xác.
Nếu có nhiều mặt phân khuôn thì nên cho toàn bộ vật đúc
ở khuôn giữa.

Hình 2.15. Khuôn đúc với 3 hòm khuôn

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 19


2.1. Xác định mặt phân khuôn

2.1.2. Chọn mặt phân khuôn dựa vào độ chính xác lòng khuôn
 Không đặt mặt phân khuôn qua chỗ có tiết diện thay đổi vì
rất khó phát hiện sai lệch tâm giữa các bề mặt, khó gia
công cắt gọt.

Hình 2.16. Không chọn mặt phân khuôn tại B

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 20


2.1. Xác định mặt phân khuôn

2.1.3. Chọn mặt phân khuôn đảm bảo chất lượng hợp kim đúc
 Những bề mặt quan trọng cần chất lượng cao phải bố trí ở
dưới hoặc hai bên vì bề mặt trên nguội sau nên có chứa
nhiều tạp chất.
 Chọn mặt phân khuôn sao cho hướng kết tinh từ xa chuyển
dần về chân đậu ngót hoặc hệ thống rót. Nói cách khác là
nên đặt các phần thành mỏng xuống dưới, hệ thống rót và
đậu ngót đặt ở phần tập trung kim loại nhiều nhất.
 Chọn mặt phân khuôn tính đến vị trí đặt hệ thống rót để
đảm bảo kim loại lỏng điền đầy nhanh, không tạo dòng
chảy rối làm hỏng khuôn (sát ngang mặt phân khuôn)

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 21


2.1. Xác định mặt phân khuôn

2.1.3. Chọn mặt phân khuôn đảm bảo chất lượng hợp kim đúc

Hình 2.17. Các phương án dẫn kim loại lỏng vào lòng khuôn

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 22


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.1. Thiết kế mẫu


Bản vẽ mẫu được thiết kế trên cơ sở bản vẽ đúc, bao
gồm các yếu tố thiết kế sau:
 Mặt phân mẫu;
 Hình dạng và mặt ngoài của mẫu;
 Hình dạng của gối mẫu;
 Vật liệu dự định để chế tạo mẫu.

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 23


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.1. Thiết kế mẫu


Từ đó, trình tự các bước thiết kế bản vẽ mẫu như sau:
 Xác định mặt phân mẫu: đa số mẫu đúc có mặt phân
mẫu trùng với mặt phân khuôn
 Xác định hình dạng và kích thước tai mẫu: Tai mẫu in
hình trong khuôn để tạo ra gối lõi. Sai số kích thước tai
mẫu sẽ dẫn đến sai số kích thước lòng khuôn.
 Kích thước và dung sai kích thước mẫu: kim loại lỏng khi
đông đặc sẽ co lại nên thực chất kích thước mẫu phải
tăng lên một lượng tương ứng với độ co của kim loại.
 Xác định vật liệu chế tạo mẫu: gỗ, kim loại,…
 Phần định vị khi ghép mẫu
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 24
2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.1. Thiết kế mẫu

Hình 2.18. a) Bản vẽ chi tiết; b, d) Bản vẽ đúc; c, e) Bản vẽ mẫu

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 25


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.2. Thiết kế lõi và hộp lõi


Lõi là bộ phận của khuôn đúc để tạo ra phần lõm cần có
trong vật đúc. Do đó, lõi có hình dạng và kích thước tương
ứng với phần lỗ hoặc lõm cần có:

Hình 2.19. Cầu tạo lõi cát đơn giản


1. Xương kim loại; 2. Hỗn hợp lõi; 3. Rãnh thoát khí

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 26


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.2. Thiết kế lõi và hộp lõi


Từ đó, trình tự các bước thiết kế hộp lõi bao gồm:
 Thành lập bản vẽ hộp lõi;
 Xác định mặt phân hộp lõi;
 Xác định kích thước và dung sai kích thước hộp lõi.
 Xác định vật liệu chế tạo hộp lõi: gỗ, kim loại,…

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 27


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


a. Hệ thống rót
Yêu cầu của hệ thống rót:
 Dòng chảy kim loại phải êm, liên tục, không gây va đập,
bắn tóe, không tạo xoáy;
 Không dẫn xỉ, khí và các tạp chất vào lòng khuôn;
 Điền đầy khuôn nhanh, không làm hao phí nhiệt làm giảm
độ chảy loãng của hợp kim đúc;
 Điều hòa được nhiệt trong lòng khuôn, tạo điều kiện đông
đặc theo hướng có lợi nhất, có khả năng bổ sung kim
loại;
 Không hao phí nhiều kim loại cho hệ thống.
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 28
2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


a. Hệ thống rót

Hình 2.20. Các kiểu rót thường dùng


a) Rót bên hông; b) Rót trên xuống; c) Rót dưới lên

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 29


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


Cấu tạo của hệ thống rót:

Hình 2.21. Hệ thống rót tiêu chuẩn


1. Cốc rót; 2. Ống dẫn; 3. Rãnh lọc xỉ; 4. Rãnh dẫn

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 30


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


Cấu tạo của hệ thống rót:
 Cốc rót là phần trên cùng của hệ thống, chứa kim loại
lỏng khi chảy tiếp vào bộ phận dưới nhằm loại bỏ 1 phần
tạp chất, xỉ nổi trên mặt.

Hình 2.22. Các loại cốc rót thông thường


Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 31
2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


Cấu tạo của hệ thống rót:

Hình 2.23. Các loại cốc rót đặc biệt


a) Cốc có màng lọc; b) Cốc có màng ngăn; c) Cốc có nút; d) Cốc ly tâm

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 32


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


Cấu tạo của hệ thống rót:
 Ống rót là phần nối tiếp từ cốc rót xuống dưới. Dòng kim
loại trong ống có gia tốc, ống càng cao, vận tốc dòng
càng tang. Ống rót được tạo từ mẫu ống rót nên có độ
côn rút mẫu.

Hình 2.24. Ống rót trong khuôn kim loại để hạn chế bớt dòng chảy
a) Ống rót có bậc; b) Ống rót hình sin

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 33


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


Cấu tạo của hệ thống rót:
 Rãnh lọc xỉ nằm ngay dưới chân ống rót, ở trên khuôn,
sát phần mặt khuôn. Rãnh nằm ngang nên tốc độ dòng
chảy giảm.

Hình 2.25. Tiết diện ngang rãnh lọc xỉ

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 34


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


Cấu tạo của hệ thống rót:
 Rãnh dẫn: nằm dưới rãnh lọc xỉ, nằm ở phần khuôn sát
mặt phân khuôn ở khuôn dưới, hứng kim loại sạch đưa
vào lòng khuôn.

Hình 2.26. Tiết diện rãnh dẫn hình thang

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 35


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


Cấu tạo của hệ thống rót:

Hình 2.27. Các loại rãnh dẫn khác


a) Dẫn nhiều tầng; b) Dẫn qua khe mỏng; c) Dẫn kiểu giọt mưa

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 36


2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


b. Đậu ngót và đậu hơi
Đậu ngót và đậu hơi cùng chung tác dụng, chứa kim loại
lỏng nhằm bổ ngót cho vật đúc khi đông đặc. Khi chưa điền
đầy đậu ngót làm chức năng đậu hơi (thoát hơi trong lòng
khuôn).

Hình 2.28. Các loại đậu ngót


a) Đậu ngót cục bộ; b) Đậu ngót vòng
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 37
2.2. Thiết kế bộ mẫu

2.2.3. Thiết kế hệ thống rót và đậu ngót, đậu hơi


b. Đậu ngót và đậu hơi
 Đậu ngót phải đặt ở chỗ cao và tập trung kim loại;
 Phải có độ cao ngang mặt thoáng với cốc rót, phải đủ áp
lực thủy tĩnh để bổ ngót tốt;
 Phải nguội cuối cùng và có thể tích đủ lớn để bổ ngót;
 Không gây khó khăn cho công nghệ làm khuôn và không
lãng phí kim loại;
 Chân đậu ngót phải dễ cắt, không làm hỏng bề mặt gia
công.

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 38


2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.1. Vật liệu làm khuôn và lõi


Yêu cầu của vật liệu làm khuôn và lõi:
 Độ bền: đảm bảo không bị phá hỏng khi chế tạo, lắp ráp,
vận chuyển hoặc tác dụng của dòng chảy kim loại;
 Tính lún: đảm bảo thể tích các phần khuôn có sự co dãn
dưới áp lực khi kim loại co;
 Tính dẻo: in hình rõ nét của mẫu và hộp lõi tạo ra hình
dạng và kích thước đúng
 Tính công nghệ: tính điền đầy, tính ổn định hóa nhiệt, tính
chống ẩm, tính thông khí, tính nhiệt lý.

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 39


2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.1. Vật liệu làm khuôn và lõi


Vật liệu làm khuôn và lõi thường dùng:
 Cát;
 Đất sét;
 Hỗn hợp cát và đất sét

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 40


2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.2. Chế tạo khuôn và lõi bằng tay


a. Chế tạo khuôn bằng tay
 Khuôn có 2 hòm khuôn:
• Chọn kích thước hòm khuôn thích hợp;
• Hỗn hợp khuôn phải có độ đầm chặt đủ lớn, cần tăng độ
thông khí phải xăm hơi;
• Tạo khả nặng định vị và kẹp chặt thuận tiện để đảm bảo
độ chính xác lòng khuôn;
• Vật đúc có khối lượng lớn phải chọn hòm khuôn có gờ
giữ hỗn hợp bên trong để thuận tiện khi thao tác;
• Tạo lỗ thông hơi ra ngoài cho cả 2 loại lõi ngang và
đứng.
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 41
2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.2. Chế tạo khuôn và lõi bằng tay


a. Chế tạo khuôn bằng tay

Hình 2.29. Sơ đồ quá trình làm khuôn trong 2 hòm khuôn


a) Mẫu; b) Làm nữa khuôn dưới; c) Làm nửa khuôn trên; d,e) Rút mẫu; f) lắp khuôn

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 42


2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.2. Chế tạo khuôn và lõi bằng tay


a. Chế tạo khuôn bằng tay

Hình 2.30. Sơ đồ quá trình làm khuôn xén


a) Mẫu; b) Làm nữa khuôn dưới; c) Làm nửa khuôn dưới đã xén phần cát 4 trên mẫu 1;
d) Làm nửa khuôn trên; 1 - Mẫu; 2 - Tấm mẫu; 3 – Lõi; 4 – Phần khuôn xén
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 43
2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.2. Chế tạo khuôn và lõi bằng tay


a. Chế tạo khuôn bằng tay
 Khuôn làm trên nền xưởng với 1 hòm khuôn:

Hình 2.31. Khuôn đúc trên nền xưởng


1 – Xỉ; 2 - Ống thông hơi; 3 – Khuôn trên; 4 – Chốt định vị; 5 – Cốc đậu ngót; 6 – Cốc đậu rót
7 – Xương kim loại; 8 – Khuôn dưới; 9 – Lòng khuôn

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 44


2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.2. Chế tạo khuôn và lõi bằng tay


b. Chế tạo lõi bằng tay
 Lõi đúc phải có xương để đủ bền khi chịu lực;
 Phải có rãnh, lỗ thông khí đủ để thoát hết khí ra ngoài;
 Lõi lớn nên độn them các loại vật liệu khác để tiết kiệm;
 Bề mặt thân lõi phải sơn chống cháy để tránh cháy cát lỗ
vật đúc;
 Sau khi hong khô, lõi phải sấy ở nhiệt độ thích hợp để
tăng thông khí (150 ~ 400oC);
 Để tránh biến dạng lõi, sau khí lấy lõi ra khỏi hộp lõi cần
xác định ngay vị trí cố định trên tấm kim loại phẳng hoặc
tấm kim loại có đệm cát mịn và khô.
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 45
2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.2. Chế tạo khuôn và lõi bằng tay


b. Chế tạo lõi bằng tay

Hình 2.32. Cấu tạo lõi, hộp lõi


a, b) Cấu tạo lõi; c) Hộp lõi 2 nửa
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 46
2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.3. Chế tạo khuôn và lõi bằng máy


a. Chế tạo khuôn
 Đầm chặt hỗn hợp:
• Đầm chặt bằng máy ép từ trên xuống hoặc từ dưới lên

Hình 2.34. Làm khuôn bằng máy ép. a) Ép từ trên xuống; b) Ép từ dưới lên
1 – Xà ngang; 2 – Chày ép; 3 – Hòm khuôn phụ; 4 – Hỗn hợp bổ sung; 5 – Hòm khuôn chính;
6 – Mẫu đúc; 7 – Xilanh; 8 – Khí nén; 9 – Pittong
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 47
2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.3. Chế tạo khuôn và lõi bằng máy


a. Chế tạo khuôn
 Đầm chặt hỗn hợp:
• Đầm chặt bằng máy dần

Hình 2.35. Đầm chặt bằng máy dần


1 – Khuôn chính; 2 – Mẫu đúc; 3 – Bàn máy; 4 – Pittong; 5 – Xy lanh; 6 – Khí vào; 7 – Khí thoát
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 48
2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.3. Chế tạo khuôn và lõi bằng máy


a. Chế tạo khuôn
 Đầm chặt hỗn hợp:
• Đầm chặt bằng máy hỗn hợp vừa dần vừa ép

Hình 2.36. Máy vừa dần vừa ép


Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 49
2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.3. Chế tạo khuôn và lõi bằng máy


a. Chế tạo khuôn
 Rút mẫu:
• Rút mẫu bằng thanh đẩy

Hình 2.37. Rút mẫu bằng thanh đẩy


1 – Mẫu; 2 – Các que đẩy; 3 - Khuôn
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 50
2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.3. Chế tạo khuôn và lõi bằng máy


a. Chế tạo khuôn
 Rút mẫu:
• Rút mẫu bằng quay hoặc lật

Hình 2.38. Rút mẫu bằng lật


1 – Bàn lật; 2 – Trục quay; 3 – Bàn đỡ
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 51
2.3. Công nghệ chế tạo khuôn và lõi

2.3.3. Chế tạo khuôn và lõi bằng máy


b. Chế tạo lõi
Có thể dùng các phương pháp làm khuôn ở trên để tạo
lõi. Ngoài ra có thể sử dụng một số máy làm lõi riêng:

Hình 2.39. Máy nhồi đẩy

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 52


2.4. Lắp khuôn

Yêu cầu khi lắp khuôn:


 Các nữa khuôn và lõi phải được sấy khô và kiểm tra kỹ
càng;
 Việc định vị lõi (nếu có) phải chắc chắn và chính xác. Có
hệ thống thoát khí cho lõi;
 Đảm bảo độ kín khít ở mặt khuôn

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 53


2.4. Lắp khuôn

2.4.1. Lắp ráp lõi


 Lõi được lắp vào khuôn nhờ gối lõi do tai mẫu tạo ra;
 Nếu lõi làm bằng cát có chiều dài công xôn lớn phải được
gia cố thêm bằng con mã;

Hình 2.40. a) Các loại con mã; b) Cách lắp con mã

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 54


2.4. Lắp khuôn

2.4.2. Lắp khuôn


 Các nửa khuôn ghép với nhau đúng vị trí định vị để tránh
lệch lòng khuôn;
 Đối với khuôn cát, giữa các mặt lắp ráp phải có lớp dính
bằng đất sét để tránh rò kim loại lỏng;
 Kẹp chặt hoặc đè khuôn để chống lại lực đẩy của kim loại
lỏng;
 Kiểm tra vị trí và độ ngang bằng của cốc rót, đậu ngót;
 Khuôn lắp xong không nên để lâu mới rót vì có thể bị hút
ẩm từ môi trường với khuôn cát và bẩn bề mặt với các
loại khuôn khác

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 55


CHẾ TẠO PHÔI

Chương 2
Thiết kế, chế tạo phôi đúc

1. Yêu cầu khi thiết kế phôi đúc

2. Thiết kế, chế tạo khuôn đúc

3. Vật liệu đúc và thiết bị nấu vật liệu đúc

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 56


3.1. Cơ sở lựa chọn vật liệu đúc

 Tính chảy loảng: mức độ lỏng hoặc sệt của hợp kim,
quyết định đến khả năng điền đầy lòng khuôn, phụ thuộc
vào:
• Nhiệt độ của hợp kim lỏng;
• Thành phần hóa học của hợp kim lỏng;
• Khuôn và công nghệ rót.
 Tính co của hợp kim: khả năng giảm thể tích của hợp
kim sau khi kết tinh. Co thể tích tạo ra lõm co trong vật
đúc, để hạn chế cần tính toán hệ thống rót và đậu rót hợp

• Co ở trạng thái lỏng;
• Co khi kết tinh.

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 57


3.1. Cơ sở lựa chọn vật liệu đúc

 Tính thiên tích: Sự không đồng đều tổ chức hoặc thành


phần trong từng vùng hoặc trọng nội bộ hạt tinh thể. Các
yếu tố ảnh hưởng đến tính thiên tích bao gồm:
• Mức độ phức tạp của hợp kim;
• Phương pháp đúc, công nghệ đúc

 Tính hòa tan khí: khả năng xâm nhập của khí vào trong
hợp kim lỏng khi nấu chảy cũng như khi rót vào khuôn,
phụ thuộc vào:
• Loại hợp kim;
• Loại khí;
• Nhiệt độ và áp suất
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 58
3.1. Cơ sở lựa chọn vật liệu đúc

 Kim loại và hợp kim màu:


• Nhôm và hợp kim nhôm;
• Đồng và hợp kim đồng.

 Kim loại và hợp kim đen:


• Gang đúc: Gang xám, gang cầu;
• Thép đúc cacbon.

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 59


3.2. Thiết bị và quá trình nấu, rót gang đúc

3.2.1. Thiết bị nấu gang


Hiện nay trên thế giới cũng như
ở Việt Nam, công nghệ nấu chảy
gang đúc đều tiến hành trên thiết
bị lò đứng. Cấu tạo lò bao gồm:
1 - Cột chống; 2 - Vỏ ngoài; 3 -
Gạch chịu lửa; 4 - Ống gang; 5 -
Than cốc; 6 - Kim loại; 7 - Cửa tiếp
liệu; 8 - Gầu tiếp liệu; 9 - Ống gió;
10 - Ống khói; 11 - Thiết bị dập
lửa; 12 - Đáy lò; 13 - Nồi lò; 14 -
Miệng ra gang; 15 - Lò trước; 16 -
Miệng ra gang lò trước; 17 - Máng
ra gang; 18 - Miệng xỉ Hình 2.41. Cấu tạo lò đứng nấu gang
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 60
3.2. Thiết bị và quá trình nấu, rót gang đúc

3.2.2. Quá trình nấu chảy gang trong lò đứng


 Sửa chữa lò sau chu kỳ nấu;
 Sấy lò sau khi sửa chữa;
 Chất nguyên liệu nấu: lớp than lót, lớp vật liệu kim loại;
nhiên liệu, chất trợ dung;
 Sấy nguyên vật liệu đã cho vào lò;
 Thổi gió. Thông thường sau khi thổi gió 15 phút gang lỏng
bắt đầu xuất hiện, quá trình chất nguyên vật liệu lại tiếp
tục.

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 61


3.3. Thiết bị và quá trình nấu chảy thép

3.3.1. Thiết bị nấu chảy thép


a. Lò chuyển:
 Nguyên liệu: gang lỏng lấy từ lò cao hoặc lò đứng. Oxy
được thổi vào gang lỏng để đốt cháy bớt cacbon và các
tạp chất để chuyển gang thành thép.
 Nguồn nhiệt: nhiệt độ nước gang và nhiệt độ sinh ra do
các phản ứng oxy hóa cacbon và tạp chất
b. Lò điện hồ quang:
 Vật liệu: vật liệu rắn gồm 2 loại chính là gang và thép
 Năng lượng: năng lượng ngọn lửa hồ quang sinh ra giữa
điện cực và kim loại nấu. Thường dùng nấu thép cacbon,
thép hợp kim.

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 62


3.3. Thiết bị và quá trình nấu chảy thép

3.3.1. Thiết bị nấu chảy thép


c. Lò điện cảm ứng:
 Loại không có lõi sắt: luyện thép. Cấu tạo như 1 máy biến
thế, cuộn sơ cấp là vòng cảm ứng, cuộn thứ cấp là mặt
ngoài của kim loại nấu luyện.
 Loại có lõi sắt

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 63


3.3. Thiết bị và quá trình nấu chảy thép

3.3.2. Quá trình nấu chảy thép


 Giai đoạn nấu chảy:
• Nấu chảy mẻ liệu kim loại rắn
• Đốt cháy một số tạp chất: Si, Mn, một phần C,..
 Giai đoạn oxy hóa:
• Tiếp tục khử P đạt 0.015 – 0.02%, khử một phần S.
• Khử khí và tạp chất phi kim
• Đốt cháy C và đưa hàm lượng C và một số nguyên tố đến
mức cần thiết
• Nâng nhiệt độ của nước thép

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 64


3.3. Thiết bị và quá trình nấu chảy thép

3.3.2. Quá trình nấu chảy thép


 Giai đoạn hoàn nguyên:
• Khử oxy trong thép
• Khử S xuống dưới mức quy định
• Điều chỉnh thành phần và nhiệt độ của nước thép

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 65


3.4. Thiết bị và quá trình nấu, rót hợp kim màu

3.4.1. Thiết bị và quá trình nấu chảy đồng


a. Thiết bị:
 Lò nồi graphit
 Lò điện hồ quang (số lượng nhiều)
 Lò điện cảm ứng có lõi (đồng thau)

Hình 2.42. Lò nồi


1. Thân lò; 2. Nồi nấu; 3. Nắp lò; 4. Cửa thổi nhiệt
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 66
3.4. Thiết bị và quá trình nấu, rót hợp kim màu

3.4.1. Thiết bị và quá trình nấu chảy đồng


b. Quá trình nấu:
 Chuyển bị nguyên liệu nấu (đồng nguyên chất thỏi hoặc
tấm; hợp kim bán thành phẩm; phế liệu,…)
 Làm sạch nồi nấu và vật liệu kim loại
 Sấy lò và vật liệu
 Nấu chảy đồng và khử oxy bằng hợp kim trung gian (Cu-
P)
 Nâng nhiệt độ nước đồng, hợp kim hóa bằng kim loại
nguyên chất hoặc hợp kim trung gian
 Khử oxy lần cuối trước khi rót vào khuôn

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 67


3.4. Thiết bị và quá trình nấu, rót hợp kim màu

3.4.2. Thiết bị và quá trình nấu chảy nhôm, hợp kim nhôm
a. Lò nấu:
 Lò nồi bằng gang có sơn kỹ để tránh sự xâm nhập Fe vào
hợp kim nhôm
 Lò điện cảm ứng
 Lò gạch đắp bằng bột
b. Vật liệu nấu:
 Nhôm nguyên chất
 Hợp kim nhôm
 Hợp kim nhôm trung gian
 Phế liệu

Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 68


3.4. Thiết bị và quá trình nấu, rót hợp kim màu

3.4.2. Thiết bị và quá trình nấu chảy nhôm, hợp kim nhôm
c. Nguyên tắc nấu
 Không còn oxy hòa tan
 Không có oxyd nhôm
 Đúng thành phần đã định
Quá trình nấu cần đảm bảo:
 Chọn lò và liệu thích hợp
 Sắp kỹ lò và nung liệu trước khi cho vào lò
 Tạo môi trường khí oxy hóa yếu, hạn chế mặt thoáng của
kim loại lỏng, che phủ khi nấu
 Khử khí và tinh luyện trước khi rót
 Hạn chế khuấy hợp kim lỏng khi nấu và rót
Bộ môn Công nghệ cơ khí | Department of Mechanical Engineering 69

You might also like