Nền kinh tế thị trường

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Lý luận cơ bản:
a) Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là
nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
b) Đặc trung của nền kinh tế thị trường:
- Đa dạng chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu khác nhau, các chủ thể bình đẳng
trước pháp luật
- Thị trường quyết định phân bổ các nguồn lực thông qua hoạt động của các thị
trường bộ phận: Thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động,
thị trường tài chính, thị trường bất động sản,…
- Giá cả quyết định bởi giá trị hàng hóa và cung cầu, giá cả được hình thành theo
nguyên tắc thị trường, vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh
- Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế
c) Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
- Ưu thế:
+ Tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh doanh.
+ Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền
+ Thỏa mãn tối đa nhu cầu của xã hội, thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội
- Khuyết tật:
+ Luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
+ Không tự khắc phục được các vấn đề cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường tự
nhiên và xã hội
+ Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội
2. Ý nghĩa vận dụng:
Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra từ Đại hội lần thứ
VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), được chính thức ghi nhận trong Hiến
pháp năm 1992 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Từ việc phát triển kinh tế
trong cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây với hai thành
phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể (kinh tế tư bản, tư nhân không
được thừa nhận), đến nay, trong nền kinh tế Việt nam đã có nhiều thành phần kinh
tế cùng tồn tại và phát triển với những hình thức sở hữu khác nhau, trong đó, đáng
chú ý là sự hiện diện của thành phần tư bản nước ngoài đang đầu tư kinh doanh tại
Việt Nam. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật,
chính sách để các thành phần kinh tế cùng có cơ hội phát triển trong một môi
trường cạnh tranh lành mạnh.

You might also like