Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Những điểm mới cần quan tâm trong việc áp dụng phiên bản mới 4.

0 của GlobalGAP
TS. Nguyễn Công Thành
Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam TP. HCM

Nước ta đã qua nhiều năm xây dựng và phát triển sản phẩm nông nghiệp theo tiêu
chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Bên cạnh nhiều sản phẩm đã được chứng nhận VietGAP,
cũng có nhiều sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP như về thủy sản có tôm (công ty
Intimex Nghệ An), cá Tra (NTACO An Giang)… Về trồng trọt có chôm chôm (Chợ Lách,
Bến Tre), bưởi Năm Roi (Cái Bè, Tiền Giang), bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu, Đồng Nai), hành
Tím (Vĩnh Châu, Sóc Trăng), lúa thơm Ngọc Đồng (HTX Lúa-Tôm Hòa Lời, Sóc Trăng), vú
sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang)…

Để được công nhận đạt chuẩn GlobalGAP, các nhà sản xuất và nông dân phải đáp
ứng 141 yêu cầu theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Ngoài ra nông dân phải thỏa mãn 236 yêu cầu
khác về kỹ thuật canh tác rất khắc khe theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Từ đó, những sản phẩm
đã đạt được tiêu chuẩn này là nguồn thực phẩm an toàn cho đời sống và là hộ chiếu để được
công nhận an toàn trên toàn thế giới và có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu trên toàn cầu.
Tuy nhiên, hiệu lực của giấy chứng nhận GlobalGAP chỉ có giá trị trong 1 năm và sau thời
hạn đó, nông dân cần phải được tiếp tục kiểm tra và cấp mới. Được biết phiên bản
GlobalGAP đầu tiên ban hành vào năm 2000, sau mỗi 3 năm phiên bản sẽ được xem xét và
sửa đổi nếu xét thấy cần. Những sản phẩm được cấp chứng chỉ GlobalGAP của nước ta nói
trên đây hầu hết đều được cấp trong năm 2011 trở về trước, nên gắn liền với phiên bản 3.0.
Hiện nay, tổ chức sáng lập các tiêu chuẩn GlobalGAP đã công bố phiên bản 4.0, là phiên
bản mới nhất (so với phiên bản 3.0) từ ngày 01/01/2012. Tiêu chuẩn mới trong phiên bản 4.0
có tính bắt buộc cho tất cả những nhà sản xuất rau quả và cây trồng khác. Cả hai phần của
tiêu chuẩn, gồm Quy định chung và các Điều khoản kiểm tra đã được cập nhật. Dưới đây là
tóm tắt những thay đổi quan trọng đó mà các tổ chức và nông dân cần nắm bắt để áp dụng
trong việc sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP theo các tiêu chí của phiên bản
mới 4.0 nhấn mạnh các điểm mới khác với phiên bản cũ 3.0 như sau:

Bốn điểm thay đổi quan trọng trong Quy định chung của phiên bản 4.0: Phiên
bản 4.0 cung cấp các tùy chọn quyền sản xuất và quyền chứng nhận song song. Nghĩa là:
một công ty có thể sản xuất và chứng nhận một phần của một sản phẩm cây trồng theo quy
định GlobalGAP và một phần không chứng nhận GlobalGAP; Việc kiểm tra có thể tiến hành
8 tháng trước ngày hết hạn của giấy chứng nhận và 4 tháng sau ngày hết hạn hiệu lực của
giấy chứng nhận. Nếu việc kiểm tra sau ngày hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, ngày hết
hạn hiệu lực phải được gia hạn thêm trên cơ sở dữ liệu của GlobalGAP. Việc kiểm tra chỉ
có thể tiến hành trong mùa vụ trồng và thu hoạch, bao gồm xử lý sản phẩm; Kiểm tra không
thông báo trước (10% của các công ty được chứng nhận) chỉ được thông báo tối đa là 48 giờ
trước khi kiểm tra; Thời hạn sửa chữa tối đa đối với việc chưa tuân thủ tiêu chuẩn, quan sát
trong quá trình thanh tra là 28 ngày. Quá trình cấp giấy chứng nhận kiểm tra để đăng ký vào
cơ sở dữ liệu GlobalGAP là 56 ngày.

Sáu điểm thay đổi quan trọng trong các Điều khoản kiểm tra của phiên bản 4.0:
GlobalGAP mở rộng số lượng về phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro gia tăng là cần thiết đối
với những lô sản phẩm, vệ sinh, sử dụng nước (tưới nước, xử lý sản phẩm, chuẩn bị hỗn hợp
thuốc phun), ngăn chận sự tồn lưu tối đa của thuốc và bảo vệ thực phẩm. Những rủi ro này
phải riêng biệt từng công ty, từng lô, sản phẩm và từng hoạt động. Phân tích tất cả rủi ro phải
được cập nhật hàng năm; Hướng dẫn vệ sinh cho tất cả cán bộ, nhân viên phải được cập nhật
và được huấn luyện hàng năm; Tất cả khách hàng của nhà sản xuất phải xác nhận bằng văn
bản rằng họ sẽ không hiểu sai số ký hiệu GGN (định danh duy nhất) của nhà sản xuất; Việc
sử dụng số ký hiệu GGN trên nhãn sản phẩm, thùng, sọt, v.v… được thúc đẩy để tăng cường
truy xuất nguồn gốc sản phẩm GlobalGAP. Việc sử dụng tên và logo GlobalGAP được giới
hạn trong kinh doanh để giao tiếp kinh doanh và sẽ không được hiển thị trên các điểm bán
hàng; Việc đăng ký các loại phân bón và các sản phẩm bảo vệ thực vật được mở rộng cho
các ứng dụng khác như chất kích thích tăng trưởng, chất cải thiện đất, chất lỏng phân tán,
v.v…; và nội dung của quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) không thay đổi nhưng mức độ của
các câu hỏi kiểm tra được tăng lên (khuyến cáo từ mức độ nhỏ và từ mức độ nhỏ đến mức độ
lớn).

Hình: Bao trái và làm nhà lưới trồng rau, quả là những biện pháp
hạn chế sử dụng hóa chất BVTV trong sản xuất an toàn.

You might also like