Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT TOÁN TỔ HỢP

Powered by Khang Hy Nguyen

Tóm tắt lý thuyết


Tổ hợp cơ bản
Nguyên lý cộng

📌 Nguyên lí: Nếu một quá trình có thể được thực hiện bằng một trọng hai phương
pháp loại trừ lẫn nhau, phương pháp thứ nhất cho ta m lựa chọn và phương pháp
thứ hai cho ta n lựa chọn, khi đó để thực hiện quá trình ta sẽ có m + n lựa
chọn

Nguyên lí cộng mở rộng.


Nếu một quá trình có thể được thực hiện bằng một trong k phương pháp loại trừ lẫn
nhau, phương pháp thứ nhất có n1 lựa chọn, phương pháp thứ hai có n2 lựa chọn,…
phương pháp thứ k có nk cách lựa chọn, khi đó để thực hiện quá trình ta sẽ có n1 +
n2 + … + nk lựa chọn

💡 Mệnh đề: Nếu một tập hợp hữu hạn


một rời nhau thì
A là hợp của các tập hợp A1 , A2 , … , Ak đôi
∣A∣ = ∣A1 ∣ + ∣A2 ∣ + … ∣Ak ∣

Nguyên lý nhân

📌 Nguyên lý: Nếu một quá trình có thể thực hiện theo hai giai đoạn liên tiếp độc
lập với nhau sao cho có m cách khác nhau để thực hiện giai đoạn một và mỗi
cách lựa chọn trong giai đoạn một đều có n cách khác nhau để thực hiện giai
đoạn hai, khi đó có m × n cách khác nhau để thực hiện toàn bộ quá trình.

Nguyên lý nhân mở rộng

Nếu một quá trình có thể thực hiện theo k giai đoạn liên tiếp độc lập với nhau
A1 , A2 , … , Ak sao cho có ni cách khác nhau để thực hiện Ai , (i = 1, 2, 3.., k), khi đó có
n1 × n2 × … × nk cách khác nhau để thực hiện toàn bộ quá trình.

💡 Mệnh đề: Nếu



A1 , A2 , … , Ak hữu hạn thì A1 × A2 × … × Ak cũng có hữu hạn và ta
∣A1 × A2 × … × Ak ∣ = ∣A1 ∣ × ∣A2 ∣ × ... × ∣Ak ∣

Nguyên lý chuồng bồ câu

💡 Dạng cơ bản: Gọi


đặt
n và k là hai số nguyên dương, sao cho n > k. Giả sử ta cần
n quá bóng vào k chiếc hộp. Khi đó ta có ít nhất một chiếc hộp chứa ít
nhất 2 quá bóng.

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT TOÁN TỔ HỢP 1


📌 Dạng tổng quát: Gọi
quả bóng vào trong
m, n và r là các số nguyên dương sao cho n > rm. Chia n
m chiếc hộp, khi đó có ít nhất một chiếc hộp trong đó chứa
ít nhất r + 1 quả bóng.

Tổ hợp tính toán

Hoán vị n phần tử khác nhau n!


ni phần tử loại i, n!
Hoán vị lặp k
∑i=1 ni = n n1 !n2 ! … nk !
Chọn k phần tử từ n
n!
Chỉnh hợp phần tử khác nhau có Akn =
(n − k)!
sắp xếp thứ tự

Chọn k phần tử từ n
loại phần tử có sắp
Chỉnh hợp lặp nk
xếp thứ tự và được lặp
lại

Chọn k phần tử từ n n!
Tổ hợp Cnk =
phần tử k!(n − k)!
Chọn k phần tử từ n
Tổ hợp lặp loại phần tử và được Knk = Ck+n−1
k

phép chọn lặp lại

Một số hệ quả

( )=( )
n n
k n−k

( )=( )=1
n n
0 n
k+1 n+1
( )+( )+…+( ) = ( )
k n
k k k k+1
n
∑(−1)k Cnk = 0
k=0
n
∑ k( ) = n2n−1
n
k
k=1
m(m − 1) … (m − k + 1)
( )=
m
, với m là số thực và k là số nguyên không âm
k k!

Hàm sinh
Hàm sinh

📌 Định nghĩa: Cho {an }n≥0 là một dãy số thực, chuỗi lũy thừa hình thức A(x) =
∑ an xn được gọi là hàm sinh thông thường (hay hàm sinh) của dãy {an }n≥0 .
n≥0

Hệ số hàm sinh

Tính chất.

1 − xm+1
= 1 + x + x2 + ... + xm
1−x
1
= 1 + x + x2 + …
1−x

(1 + x)n = 1 + ( )x + ( )x2 + … + ( )xn


n n n
1 2 n

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT TOÁN TỔ HỢP 2


(1 − xm )n = 1 − ( )xm + ( )x2 m + … + (−1)k ( )xkm + … + (−1)n ( )xnm
n n n n
1 2 k n
1 1+n−1 2+n−1 2 r +n−1 r
=1+( )x + ( )x + … + ( )x + …
(1 − x)n 1 2 r
Bổ đề.

Cho hai dãy số {ar }r≥0 và {br }r≥0 và A(x) = ∑ an xn , B(x) = ∑ bn xn là các hàm sinh
n≥0 n≥0
n
tương ứng với chúng. Đặt cn = ∑ ai bn−i và C(x) = ∑ cn xn . Khi đó A(x)B(x) = C(x).
i=0 n≥0
n
Hệ số của xn trong A(x)B(x) là cn = ∑ ai bn−i
i=0

Hàm sinh mũ

Định nghĩa: Cho {an }n≥0 là một dãy số thực, chuỗi lũy thừa hình thức sau là hàm sinh
mũ của dãy:

x2 xr
E(x) = a0 + a1 x + a2 + ... + ar + ...
2! r!

💥 Phân biệt với hàm sinh thông thường

Hàm sinh thông thường - chia n vật giống nhau cho k hộp khác nhau

Hàm sinh mũ - chia n vật khác nhau cho k hộp khác nhau → na ná số Stirling loại 2
trong trường hợp mỗi hộp có ít nhất một vật

Một số khai triển cơ bản.

x2 xr
ex = 1 + x + +…+ +…
2! r!
x2 xr
enx = 1 + nx + n2 + … + nr +…
2! r!
1 x x2 x4
(e + e−x ) = 1 + + + ...
2 2! 4!
1 x x3 x5
(e − e−x ) = x + + + ...
2 3! 5!
Phương pháp tổng

Tính chất.

Giả sử A(x) = ∑ an xn , B(x) = ∑ bn xn và C(x) = ∑ cn xn


n≥0 n≥0 n≥0

Nếu bn = dan , thì B(x) = dA(x) với mọi hằng số d


Nếu cn = an + bn , thì C(x) = A(x) + B(x)
n
Nếu cn = ∑ ai bn−1 , thì C(x) = A(x)B(x)
i=0

Cho g(x) = a0 + a1 x + a2 x2 + … + ar xr + ...


Lấy đạo hàm hai vế của g(x), ta được

d
g(x) = a1 + 2a2 x + 3a3 x2 + ... + rar xr−1 + ...
dx
Nhân hai vế cho x ta được

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT TOÁN TỔ HỢP 3


d
x[ g(x)] = a1 x + 2a2 x2 + ... + rar xr + ...
dx

Định lí.

h(x)
Nếu h(x) là hàm sinh với ar là hệ số của xr , thì h∗ (x) = là hàm sinh của tổng
1−x
các ar , nghĩa là
r
h∗ (x) = ∑ ( ∑ ai )xr
r≥0 i=0

Giải hệ thức đệ quy

Gọi G(x) là hàm sinh của dãy {ar }r≥0 và tiến hành các bước sau:
1. Chuyển hệ thức đệ quy thành một phương trình của G(x), thường được thực hiện bằng
cách nhân cả hai vế của phương trình đệ quy cho xn+k với một k nguyên nào đó (n +
k là chỉ số cao nhất trong hệ thức đệ quy), và lấy tổng trên tất cả các số nguyên
không âm n

2. Giải phương trình để tìm G(x)


n
3. Tìm hệ số của x trong G(x). Hệ số đó chính bằng an và ta được một công thức tường
mình cho an

Nguyên lí bù trừ
Nguyên lí bù trừ

Định lí.

Cho tập vũ trụ U và A1 , A2 , … , An là n tập hợp con của U . Ta đặt Sk là tổng số phần
tử của tất cả tập giao của đúng k tập hợp từ {Ai }i=1,2,…,n , cụ thể
n
S1 = ∑ ∣Ai ∣, S2 = ∑ ∣Ai Aj ∣, ...Sn = ∣A1 A2 ...An ∣
i=1 1≥i<j≥n

Khi đó

n
∣A1 A2 ...An ∣ = ∣U∣ + ∑(−1)k−1 Sk
k=1

Hệ quả.

Cho A1 , A2 , … An là n tập hợp con của tập vũ trụ U . Khi đó


n
∣A1 ∪ ... ∪ An ∣ = ∑(−1)k Sk
k=1

≤ n mà chia hết cho k là phần nguyên [ ]


n
Nhận xét. Số các số nguyên dương
k
Định lí. Cho m và n là hai số nguyên dương với m ≥ n. Khi đó số toàn ánh từ tập hợp
có m phần tử và tập hợp có n phần tử là:

nm − ( )(n − 1)m + ( )(n − 2)m − ... + (−1)n−1 ( )1m


n n n
1 2 n−1

Định lí.

Cho tập vũ trụ U và A1 , A2 , … , An là n tập hợp con của U .


Nếu ta gọi Nm là số phần tử thuộc đúng m tập hợp

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT TOÁN TỔ HỢP 4


n−m
m+i
Nm = ∑ (−1)i ( )Sm+i
m
i=0


Nếu ta Nm là số phần tử thuộc ít nhất m tập hợp

n−m
m+i−1

Nm = ∑ (−1)i ( )Sm+i
m−1
i=0

Đa thức quân xe

Định nghĩa. Cho C là một bàn cờ có m ô vuông và số nguyên k với 0 ≤ k ≤ m. Gọi rk (C)
là cách đặt k quân xe lên bàn cờ sao cho 2 quân xe bất kì không thể ăn nhau. Đa thức
quân xe được định nghĩa là

R(C, x) = r0 (C) + r1 (C)x + ... + rm (C)xm

Quy ước:

r0 (C) = 1
r1 (C) = m
Định lí. Nếu bàn cờ C chỉ gồm hai phần rời nhau A và B thì

R(C, x) = R(A, x) × R(B, x)

Định lí. Cho □ là ô vuông tùy ý của bàn cờ C . Gọi D là bàn cờ có được từ C bằng
cách xóa dòng và cột chứa □ và E là bàn cờ có được từ C bằng cách xóa ô □. Khi đó

R(C, x) = xR(D, x) + R(E, x)

Định lí. Cho P (X1 , X2 , … , Xn ) là tập hợp các hoàn vị σ ∈ Sn với vị trí cấm X1 , … , Xn .
Gọi B là bàn cờ được tạo từ các vị trí cấm này. Khi đó số hoán vị của P (X1 , … , Xn )

n
∑(−1)k (n − k)!rk (B)
k=0

Số đếm nâng cao


Số Catalan

📌 Số Catalan Cn là số cách chia một đa giác đều n + 2 đỉnh trong một phẳng thành
các tam giác bằng cách dùng các đường chéo không cắt nhau ở phía trong đa
giác.

Quy ước.

C0 = 1
n−1
Cn = ∑ Ck Cn−k−1
k=0

Công thức tường minh cho số Catalan.

1 2n
Cn = ( )
n+1 n

Số Stirling loại 2

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT TOÁN TỔ HỢP 5


📌 Số cách phân hoạch tập hợp của
kí hiệu là
{1, 2, 3 … , n} thành k tập hợp con khác rỗng được
S(n, k) - Số Stirling loại hai

Quy ước.

S(0, 0) = 1
S(0, k) = S(n, 0) = 0
S(n, k) = 0 nếu k > n

📌 Với mọi số nguyên dương k và n thỏa mãn k ≤ n, ta có

S(n, k) = S(n − 1, k − 1) + k × S(n − 1, k)

💡 Cho các số nguyên dương k và n thỏa mãn k ≤ n. Số các toán ánh f :


{1, 2, 3, … n} → {1, 2, … k} là k!S(n, k) - Chia n vật vào k hộp sao cho hộp nào
cũng có ít nhất một vật

💡 Với mọi số thực


n
x và số nguyên không âm n, ta có xn = ∑ S(n, k)(x)k với (x)k =
k=0
x(x − 1) … (x − k + 1)

Tam giác Stirling loại 2

💡 Quy tắc: Chọn một phần tử bất kỳ, rồi nhân phần tử đó với số đầu tiên của cột
và cộng với phần tử bên trái của phần tử đó, để được phần tử nằm bên dưới cùng
cột với phần tử được chọn

n\k 0 1 2 3 4 5

0 1 0 0 0 0 0

1 0 1 0 0 0 0

2 0 1 1 0 0 0

3 0 1 3 1 0 0

4 0 1 7 6 1 0

5 0 1 15 25 10 1

Định lý

(Trong bài làm phải tự chứng minh): Với mọi số nguyên dương n và k, ta có đẳng thức

k
1 k
S(n, k) = ∑(−1)i ( )(k − i)n
k! i
i=0

Giải.

Số ánh xạ từ tập có n phần tử vào tập có k phần tử là kn

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT TOÁN TỔ HỢP 6


Với mọi i ∈ {1, 2, … , k}, gọi Ai là tập tất cả các ánh xạ từ tập có n phần tử vào tập
chứa k − 1 phần tử (không chứ phần từ i).
Ta có ∣Ai ∣ = (k − 1)n , ∣Ai1 ∪ Ai2 ∪ … ∪ Aij ∣ = (k − j)n
Theo nguyên lý bù trừ ta có số toàn ánh là

k k
kn − ∑(−1)( )(k − i)n = ∑(−1)i ( )(k − i)n
k k
i i
i=1 i=0

Mà số toàn ánh như trên theo số Stirling loại hai là k!S(n, k)


Suy ra

k
1
∑(−1)i ( )(k − i)n
k
S(n, k) =
k! i
i=0

Số Bell

📌 Số tất cả các cách phân hoạch của tập hợp


rỗng, ký hiệu là B(n) - Số Bell thứ n.
n phần tử thành các tập con khác

Quy ước.

B(0) = 1
n
B(n) = ∑ S(n, k)
k=0

Định lí.

Với mọi số nguyên không âm n


n
B(n + 1) = ∑ ( )B(k)
n
k
k=0

Tam giác Bell.

Quy tắc:

Dòng một chỉ chưa chứa số 1. Dòng dưới có nhiều hơn một số so với dòng liền trước

Phần tử đầu tiên của mỗi dòng bằng phần tử cuối của dòng ngay trên nó

Phần tử khác phần tử đầu tiên của mỗi dòng được tính bằng tổng của phần tử bên
trái và phần tử phía trên của phần tử bên trái đó

Phần tử cuối cùng của mỗi dòng là số Bell tương ứng với dòng đó.

1 2

2 3 5

5 7 10 15

15 20 27 37 52

52 67 87 114 151 203

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT TOÁN TỔ HỢP 7

You might also like