Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Nội dung 9: Nội dung, ý nghĩa quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình

độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
Nội dung 10: Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Ý
nghĩa phương pháp luận.
Nội dung 11: Tồn tại xã hội, ý thức xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.

Nội dung 9: Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
1/ Khái niệm:
a/ Khái niệm lực lượng sản xuất:
lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) và
người lao động với kinh nghiệm kỹ năng, thói quen và tri thức nhất định để sản xuất ra sản
phẩm.
Kết cấu :
lực lượng sản xuất có tư liệu sản xuất và người lao động, trong đó, Tư liệu sản xuất có tư
liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó, tư liệu lao động có công cụ lao động và tư liệu
phụ,
- LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên bằng khả
năng chinh phục khám phá giới tự nhiên của con người.
Chỉ khi nào có sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì mới là lực lượng
sản xuất đúng nghĩa của nó.
+ Người lao động với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất với sức khỏe thể chất,
kinh nghiệm, kỹ năng lao động, trình độ lao động là nhân tố chủ yếu hàng đầu của lực lượng
sản xuất.
+ Công cụ lao động :Là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất, là khí quan vật chất để
<<nối dài>>, <<nhân lên>> sức mạnh của con người trong quá trình lao động biến đổi thế
giới tự nhiên, nó là ý thức đóng vai trò quyết định trong tư liệusản xuất.
Nông dân hiện nay, áp dụng công cụ lao động máy móc vào sản xuất ->NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG cao.
+Đối tượng lao động: gồm hai loại : Là những cái có sẵn trong giới tự nhiên(đất đai, rừng,
biển..), đã qua sơ chế (bông, sợi...).
b/Quan hệ sản xuất: Chính là quan hệ giữa người với người trong Sản xuất và tái sản xuất.
Thể hiện ở 3 mặt:
Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất.
Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất.
Quan hệ phân phối sản phẩm sản xuất.
Ba mối quan hệ này có ảnh hưởng, tác động, chi phối lẫn nhau. Trong đó, quan hệ sở hữu đối
với tư liệu sản xuất là quan trọng nhất. Bởi lẽ, ai nắm tư liệu sản xuất trong tay, người đó sẽ
quyết định cách thức tổ chức, quản lý sản xuất và cách thức phân phối sản phẩm lao động.
Nội dung 10: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó. Do đó, cơ sở
hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện
chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định.
Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật này là biểu hiện của quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập) trong xh loài người.
Nếu như ql mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc, nguyên nhân hay động lực bên trong của sự phát
triển nói chung của sự vật trên thế giới, thì quy luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong
của sự phát triển xã hội loài người từ khi có con người cho đến khi loài người còn tồn tại.
Dưới sự tác động của quy luật này, lịch sử loài người lần lượt đi qua 5 phương thức sx, ứng
với nó là 5 hình thái kinh tế xã hội (từ nguyên thủy -> nô lệ -> pkien -> tư bản -> xhcn) như 1
quá trình lịch sử tự nhiên 1 cách khách quan ko phải do con người gán ghép.
Tuy nhiên do điều kiện lịch sử của từng quốc gia khác nhau, nên mỗi quốc gia có thể bỏ qua
1 vài phương thức sx (hay 1 vài hình thái kinh tế xh) để tiến lên phương thức cao hơn.
Nội dung 11: Tồn tại xã hội , ý thức xã hội
Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa
con người với nhau; trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh
tế giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong
quá trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội gồm các thành phần chính như phương thức sản xuất vật chất; điều kiện tự
nhiên-môi trường địa lý; dân số và mật độ dân số v.v, trong đó phương thức sản xuất vật chất
là thành phần cơ bản nhất. Các quan hệ vật chất khác giữa gia đình, giai cấp, dân tộc v.v cũng
có vai trò nhất định đối với tồn tại xã hội.
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm tình cảm, tập quán, truyền thống,
quan điểm, tư tưởng, lý luận…. nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong
những giai đoạn phát triển khác nhau.
Hiểu đơn giản thì ý thức xã hội là những quan hệ tinh thần giữa con người với nhau, là mặt
tinh thần trong quá trình lịch sử. Ý thức xã hội có cấu trúc bên trong xác định, bao gồm
những mức độ khác nhau (ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận (khoa học); tâm lý xã
hội và hệ tư tưởng) và các hình thái của ý thức xã hội (ý thức chính trị, pháp luật, đạo đức,
tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học …).
Kết cấu của ý thức xã hội gồm
– Tâm lý xã hội: bao gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán .…của con người,
của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội được hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp cuộc
sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó. Quá trình phản ánh này thường mang tính tự phát,
chỉ ghi lại những biểu hiện bề mặt bên ngoài của xã hội.
– Hệ tư tưởng xã hội: là trình độ cao của ý thức xã hội được hình thành khi con người đã có
được nhận thức sâu sắc hơn các điều kiện sinh hoạt vật chất của mình; là nhận thức lý luận về
tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, đạo đức, nghệ
thuật, tôn giáo…) kết quả sự khái quát hoá những kinh nghiệm xã hội. Có hai loại hệ tư tưởng
là:
+ Hệ tư tưởng khoa học- phản ánh chính xác, khách quan tồn tại xã hội;
+ Hệ tư tưởng không khoa học- phản ánh sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc tồn tại xã hội.
Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong triết học Mác – Lênin
Thứ nhất:Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức.
Trong lĩnh vực Xã hội thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và
quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:

– Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư
tưởng trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó phải tồn tại
xã hội để lý giải cho ý thức xã hội.

– Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức SX đã thay đổi thì
sớm hay muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.

Thứ hai: Ý thức xã hội thường lac hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội cũ
đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh
vực tâm lý xã hội như trong truyền thống ,tập quán ,thói quen.

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội là do những nguyên nhân về:-

– Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ,thườngxuyên và trực tiếp của những
hoạt động thực tiễn của con người ,thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể
không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội
nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.
– Do sức mạnh của thói quen truyền thống ,tập quán cũng như dotính lạc hậu ,bảo thủ của
một số hình thái xã hội.

– Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm ,những tậpđoàn người ,những giaii cấp
nhất định trong xã hội..

Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa
học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội,dự báo được tương lai và có tác
dụng tổ chức chỉ đạo hoạt đông thực tiễn của con người ,hướng hoạt động đó vào hướng giải
quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.

Thứ tư: Ý thức xã hôi tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò
của ý thức xã hội ,mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh
tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội.

Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện
lịch sử cụ thể ,vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những điểm cụ thể sau đây:
– Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội:
Lịch sử xã hội đã cho chúng ta thấy được rằng, trong nhiều trường hợp khi tồn tại xã hội cũ
đã mất đi, nhưng ý thức xã hội cũ tương ứng thì nó lại vẫn còn tồn tại. Cụ thể thì điều đó biểu
hiện rằng ý thức xã hội muốn thoát ly ra khỏi sự ràng buộc của tồn tại xã hội, ý thức xã hội
trong trường hợp này đã biểu hiện tính độc lập tương đối.
Ta nhận thấy, ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự
nghiệp xây dựng xã hội mới chúng ta sẽ cần phải thường xuyên tăng cường công tác tư
tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu và hành động phá hoại những lực lượng thù địch về mặt
tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ.
– Ý thức xã ội có thể vượt trước tồn tại xã hội:
Triết học Mác – Lênin đã thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con
người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến sẽ có thể vượt trước sự phát triển của tồn
tại xã hội, các tư tưởng này xuất hiện sẽ dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ
đạo hoạt động thực tiễn của con người.
Lý do mà ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội là do đặc điểm của tư tưởng khoa học
quy định. Tư tưởng khoa học thường khái quát tồn tại xã hội đã có và hiện có để rút ra những
quy luật phát triển chung của xã hội, quy luật đó không những phản ánh đúng quá khứ, hiện
tại mà còn dự báo đúng tồn tại xã hội trong tương lai.
Khi chúng ta nói rằng, tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội thì không có nghĩa ý
thức xã hội không còn bị tồn tại xã hội quyết định. Mà là cho đến cùng nó luôn bị tồn tại xã
hội quy định.
– Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển:
Trong lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội, những quan điểm lý luận của mỗi thời
đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà những quan điểm lý luận này sẽ được tạo
ra trên cơ sở ế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước.
Vì vậy, khi chúng ta tiến hành cuộc đấu tranh trên lĩnh vực ý thức hệ thì không những phải
vạch ra tính chất phản khoa học của những trào lưu tư tưởng phản động trong điều kiện tại,
mà còn phải chỉ ra những nguồn gốc lý luận của chúng trong lịch sử.
Bởi vì ý thức xã hội có tính kế thừa, nên khi các chủ thể thực hiện việc nghiên cứu một tư
tưởng nào đó đều sẽ cần phải dựa và quan hệ kinh tế hiện và phải chú ý đến các giai đoạn
phát triển tư tưởng trước đó.
– Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng:
Ta nhận thấy rằng, ý thức xã hội bao gồm nhiều bộ phận, nhiều hình thái khác nhau, theo
nguyên lý mối liên hệ thì giữa các bộ phận hay các hình thái này sẽ không tách rời nhau, mà
nhiều bộ phận, nhiều hình thái này sẽ thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động
giữa nhiều bộ phận, nhiều hình thái đó làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt, những
tính chất không phải là kết quả phản ánh một cách trực tiếp của tồn tại xã hội.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại khác nhau và tuỳ
theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu sẽ tác động
mạnh đến các hình thái khác nhau.
– Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò
của ý thức xã hội mà chủ nghĩa duy vật lịch sử còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi
phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Ph.Ăng ghen từng viết như sau: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh
hởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”.
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử
cụ thể và cũng căn cứ vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh;
vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng
trong quần chúng.
Ta nhận thấy rằng, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội đã chỉ ra bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội, nguyên lý của
chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội cũng đã bác bỏ quan
điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

You might also like