Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Hội nghị lần thứ 6 BCHCƯ Đảng (11-1939):

Sau khi phân tích rõ mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất ở Đông Dương lúc này là mâu thuẫn giữa đế quốc
và các dân tộc Đông Dương, Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông
Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn
toàn độc lập. "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn
là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy
giải phóng độc lập".
Lợi dụng Mặt trận Bình dân Pháp giành thắng lợi ở Pháp, Đảng ta tập trung mọi lực lượng phục vụ nhiệm
vụ chủ yếu là chống chiến tranh đế quốc, giành độc lập dân tộc, Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu
cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu "tịch ký ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân
tộc".
Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn tay sái của đế quốc phản bội
dân tộc; tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu "tịch ký
ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc".
 Lần đầu tiên, Hội nghị làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, xác định
rõ nhiệm vụ phản đế là quan trọng, làm rõ thêm tính chất khăng khít nhưng không tiến hành nhất loạt
ngang nhau giữa hai nhiệm vụ đó.
Lực lượng chính của cách mạng: là công nông dựa vào các tầng lớp trung sản thành thị, thôn quê và đồng
minh trong chốc lát hoặc trung lập giai cấp tư sản bổn xứ, trung tiểu địa chủ, tư sản, tiểu tư sản. Mặt trận
ấy phải dưới quyền chỉ huy của giai cấp vô sản
 Tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phải và các cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm đánh đổ đế
quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tay sai của đế quốc phản bội dân tộc.
Phạm vi giải quyết các vấn đề dân tộc: Toàn Đông Dương
 Phạm vi quá rộng, chưa phát huy được quyền tự quyết của dân tộc
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước phát triển quan trọng về lý luận và
đường lối phương pháp cách mạng của Đảng, thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của
Đảng. Nghị quyết góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của Đảng ta về cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân.
Nhận xét: Lần đầu tiên, Hội nghị làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, xác
định rõ nhiệm vụ phản đế là quan trọng, làm rõ thêm tính chất khăng khít nhưng không tiến hành nhất loạt
ngang nhau giữa hai nhiệm vụ đó. Lực lượng cách mạng đông đảo gồm tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng
phái, cá nhân yêu nước. Phạm vi giải quyết các vấn đề dân tộc quá rộng, chưa phát huy được quyền tự
quyết của dân tộc
Hội Nghị 7
Đông dương là một xứ nông nghiệp, đến 98% dân số là dân cày. Tuy nhiên dân cày lại thiếu đất cày vì
ruộng đất cứ ngày một tập trung vào tay địa chủ bản xứ, cố đạo và bọn thực dân. Một đằng ruộng đất tập
trung vào một số ít địa chủ bản xứ và tư bản ngoại quốc, một đằng ruộng đất ở trong tay dân cày hết sức
linh tinh. Hệ thống đất đai quá linh tinh ấy, cộng với kỹ nghệ không phát triển và nhân công quá rẻ mạt, là
những nguyên nhân chính làm cho không thể cải tiến được kỹ thuật sinh sản, không thể xóa được cách
làm ăn lạc hậu và phương pháp bóc lột phong kiến, vì thế nông nghiệp cứ ngày một suy đồi.
Xứ đông dương cần phải mở mang kỹ nghệ, nhất là kỹ nghệ nặng, để có đủ máy móc cải tiến toàn bộ kỹ
thuật sinh sản và làm cho kinh tế Đông Dương thoát khỏi địa vị phụ thuộc vào kinh tế đế quốc. Nhưng
Đông Dương là một thuộc địa của đế quốc chủ nghĩa, dù có đủ nguyên liệu có thể dựng được một nền kỹ
nghệ nặng cũng ko làm được, vì đế quốc chủ nghĩa giữ độc quyền kỹ nghệ bên chính quốc. Đế quốc chủ
nghĩa sợ mở mang kỹ nghệ nặng ở Đông dương thì kinh tế Đông Dương một ngày kia sẽ cạnh tranh với
kinh tế chính quốc và Đông Dương sẽ hết là một thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.
Bởi vậy, muốn cứu sống cho đại đa số nhân dân Đông Dương phải xáo bỏ hai cái mâu thuẫn cơ bản trên
kia. Muốn xóa bỏ mâu thuẫn cơ bản thứ nhất phải làm cách mạng thổ địa, thủ tiêu các tàn tích phong kiến
chia lại ruộng đất cho dân cày. Muốn xóa bỏ mâu thuẫn thứ hai phải làm cách mạng phản đế đánh đuổi đế
quốc chủ nghĩa làm cho Đông Dương độc lập về kinh tế cũng như về chính trị, chiếm lại những nguồn
nguyên liệu ở trong tay đế quốc chủ nghĩa đặng mở mang nền kỹ nghệ nặng cho Đông Dương
Nhiệm vụ cách mạng: Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm
trước, cái làm sau. Mặc dù lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế - cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn
song nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tình thế hiện tại
không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương.
 Cách mạng giải phóng dân tộc với hai nhiệm vụ phản đế và thổ địa
 Khẳng định sự chuyển hướng đề ra trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 là
hoàn toàn đúng đắn. Song chưa thật sự dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu được đề ra tại hội nghị tháng 11-1939
Lực lượng cách mạng:
Chủ lực cách mạng: vô sản thành thị và thôn quê (trong đó thợ thuyền kỹ nghệ là lực lượng kiên quyết
nhất)
Dự trữ trực tiếp cách mạng tư sản Đông Dương: Trung bần nông, tiểu tư sản thành thị, tư sản bản xứ, địa
chủ phản đế, Hoa kiều, cách mạng ở các nước lân bang, cách mạng ở Pháp, ở Nhật.
 Tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phải và các cá nhân yêu nước ở Đông Dương
 Kẻ thù chính là Đế quốc Pháp, Nhật, kẻ thù phụ là phong kiến bản xứ.
Phạm Vi giải quyết các vấn đề dân tộc: Toàn Đông Dương
 Phạm vi quá rộng, chưa phát huy được quyền tự quyết của dân tộc
Nhận xét:
Cách mạng giải phóng dân tộc với hai nhiệm vụ phản đế và thổ địa. Khẳng định sự chuyển hướng đề ra
trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 là hoàn toàn đúng đắn. Song chưa thật sự dứt
khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại hội nghị tháng 11-1939.
Lực lượng đông đảo bao gồm Tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phải và các cá nhân yêu nước ở Đông
Dương. Phạm vi giải quyết các vấn đề dân tộc quá rộng, Chưa phát huy được quyền tự quyết của dân tộc.

You might also like