Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

4.

Sự kiện độc lập, hiến pháp, quốc kì, quốc huy, quốc ca ( Trần Thị Ngọc Ánh)
4.1 Sự kiện độc lập
- Đầu thế kỉ 17, nước Anh bắt đầu tràn sang lục địa Bắc Mỹ và gây dựng thuộc địa của riêng
mình, nắm quyền chính cả ở 13 bang thuộc địa
- Vào những năm 1699 Anh cấm thuộc địa Bắc Mỹ xuất cảng len, chỉ cho phép bán tại nơi sản
xuất.
- 1763 vua Anh ban hành đạo luật cấm khai khẩn đất đai ở dãy Alleghenies.
- 1765 chính quyền Anh lại ban bố lệnh thuế tem nhưng vấp phải sự phản kháng của nhân dân
thuộc địa. Những chính sách hà khắc của anh khiến nhân dân thuộc địa đứng lên phản kháng
chính quyền Anh
- 5/9/1774, hội nghị lục địa lần I ở Philadelphia đã gửi lên vua Anh bản kiến nghị, đòi xóa bỏ
những đạo luật vô lí nhưng bất thành
- 10/5/1775, hộ nghị lần II được triệu tập, xây dựng thành công lực lượng quân sự do George
Washington chỉ huy
- 4/7/1776, tuyên ngôn độc lập được Đại hội lục địa thông qua, hợp chủng quốc hoa kì được
thành lập gồm 13 bang
Đây là 1 Bản tuyên ngôn độc lập kinh điển, 1 tác phẩm tuyên ngôn mà chủ tịch HCM đã từng
trích dẫn trong tuyên ngôn độc lập của nước VNDCCH.
Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là tuyên bố được thông qua bởi cuộc họp của Quốc hội lục địa
lần thứ hai tại tòa nhà bang Pennsylvania (nay là Hội trường Độc lập) ở Philadelphia,
Pennsylvania, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Đây là văn bản chính trị tuyên ngôn của 13 thuộc
địa Bắc Mĩ chính thức li khỏi Anh quốc hình thành nên 1 quốc gia độc lập. Tuyên ngôn này
tuyên bố rằng 13 thuộc địa trong tình trạng chiến tranh với Vương quốc Liên hiệp Anh sẽ coi
mình là 13 quốc gia độc lập có chủ quyền, không còn dưới sự cai trị của người Anh và nước
Anh. Với Tuyên ngôn độc lập các quốc gia mới này đã thực hiện bước đầu tiên tập thể để hình
thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kì do ngài Thomas Jefferson soạn
thảo ghi dấu ảnh hưởng của triết học khai sáng và kết quả của cuộc cách mạng Anh năm 1688.
Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dưa trên tư tưởng của 1 triết gia người Anh ở thế kỉ 16
đó là John Locke. Theo lí thuyết của John Locke, 3 quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con
người đó là quyền sống, quyền tự do và quyền sỏ hữu, vì vậy Bản tuyên ngôn nêu rõ: "Tất cả
mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không thể tước
bỏ. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Những ý
tưởng khác của John Locke cũng được đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, nhân dân có
quyền lật đổ chính quyền khi chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội các
nhà cầm quyền Anh đại diện bởi vua George III bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
Bản tuyên ngôn được kí bởi 56 đại biểu Đệ nhị Quốc hội Lục địa và hiện đang được lưu giữ ở
Thư viện Quốc hội Mỹ. Ngày 4/7 cũng chính là ngày quốc khánh của Hoa Kỳ.
4.2 Hiến pháp
Kể từ ngày 25 tháng 5 năm 1787, 55 đại biểu đã tập trung gần như hàng ngày tại tòa nhà Bang
(Hội trường Độc lập) ở Philadelphia để sửa đổi Điều khoản Liên bang được phê chuẩn vào năm
1781.
Vào ngày 17 tháng 9 năm 1787, 42 trong số 55 đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến đã tổ chức
cuộc họp cuối cùng của họ. Sau bốn tháng tranh luận và thỏa hiệp kéo dài đã kí bản Hiến pháp
của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
- Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của nước Hoa Kỳ. Nó là bản hiến pháp đầu tiên của
thế giới được soạn thảo ngày 17/9/1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba
nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (tòa án) do Montesquieu,
một triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu
bang đầu tiên. Hiến pháp Hoa Kỳ là một trong những Hiến pháp kinh điển của thế giới.
Điều khá thú vị là, kể từ khi được soạn vào năm 1787 (được phê chuẩn vào năm 1788 và
chính thức có hiệu lực từ năm 1789), cho tới nay, bản Hiến pháp này mới được tu chính
27 lần. 1 tu chính án có 2 giai đoạn. 1: phải có 2/3 số nghị sĩ trong quốc hộ lưỡng viện
liên bang đồng ý, 2: giới thiệu dự thảo tu chính án tới 50 tiêu bang và phải được ¾ trên số
tiểu bang đồng ý thì mới chính thức trở thành tu chính án. Đây là bản Hiến pháp lâu đời
nhất (năm 1787) và ngắn nhất (với 4.400 từ) so với bất cứ bản hiến pháp nào trên thế
giới, nó còn được nhiều quốc gia khác lấy làm mô hình tham chiếu cho hiến pháp nước
mình.
- Điểm quan trọng nhất của Hiến pháp Mỹ là đã nêu bật quyền của dân chúng, về sự giới hạn
quyền lực của chính quyền, cũng như cách kiểm soát quyền lực một cách khoa học. Điều này thể
hiện rõ trong phần mở đầu của hiến pháp: "Chúng ta, Nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với
mục đích xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập Công lý, đảm bảo sự Thanh bình
trong nước, chăm lo Quốc phòng, lo liệu Phúc lợi chung, giữ vững Phước lành của Tự do cho
chính mình và cho Hậu thế, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ."
4.3. Quốc kì
Mỹ giành độc lập từ đế quốc Anh năm 1776, tổng thống đầu tiên là George Washington. Cờ
nước Mỹ được ra đời ngày 14/06/1777 với 13 hình ngôi sao và tại thời điểm này cờ Mỹ trở thành
quốc kỳ quốc gia đại diện cho sự độc lập, chủ quyền của dân tộc Mỹ. Đối với người dân Hoa Kỳ,
lá cờ Mỹ là 1 biểu tượng quan trọng khi mà trước đó cuộc nổi dậy chống lại người Anh, George
Washington đã yêu cầu Betsy Ross may một lá cờ nhằm động viên tinh thần binh sĩ của mình.
Năm 1777 lá cờ chính thức được quốc hội thông qua. Lá cờ bao gồm 13 vạch trong đó 7 vạch đỏ,
6 vạch trắng xen kẽ nhau, ở một góc lá cờ có 13 ngôi sao trắng trên nền xanh tượng trưng cho 13
bang của nước Mỹ lúc đó. Trải qua 183 năm lịch sử thì cờ Mỹ mới có sự thay đổi, cụ thể vào
ngày 04/07/1960 những ngôi sao trên lá cờ không chỉ là 13 mà đã tăng lên 50 ngôi sao, ở phía
góc trái là màu xanh lam tượng trưng cho lòng trung thành, sự tận tâm, công lí và tình bạn. Ngôi
sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ
quyền. 50 ngôi sao tương ứng với 50 bang của Hoa Kì, mỗi bang gần giống như 1 quốc gia nhỏ,
nó được giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên 1 vùng địa lí xác định, chỉ thiếu có chủ
quyền nữa là giống như 1 quốc gia. Màu đỏ tượng trưng cho sự nhiệt thành, sự cứng rắn, dũng
cảm và đổ máu hi sinh cho nền độc lập, màu trắng tượng trưng cho niềm hy vọng trong sáng, sự
trong sạch và thái độ ứng xử. Và đặc biệt để người dân không bị lãng quên 13 tiểu bang đầu tiên
của ngày lập quốc thì số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13. Lịch sử thành lập của Hoa Kỳ
được đánh giá là khá trẻ hơn nhiều nhưng quốc kỳ của nước này lại nằm trong top 3 lá cờ lâu đời
nhất hiện nay.
Vậy khi nào thì quốc kì của Mỹ được sử dụng?
 Những ngày lễ lớn trong năm bắt buộc phải treo cờ Mỹ
- Ngày đầu năm mới (1/1)
- Sinh nhật Martin Luther King (15/1)- Ông là một nhà hoạt động nhân quyền ở Mỹ và
đã được nhận giải Nobel Hòa Bình cho sự nỗ lực đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho
những người da đen ở Mỹ.
- Ngày lễ độc lập (4/7)
- Ngày lễ lao động (thứ 2 đầu tiên của tháng 9): Lễ Lao Động, nhằm mục đích vinh
danh những đóng góp của giới lao động cho đất nước. Người dân sẽ được nghỉ 1 ngày
và tiến hành treo cờ Mỹ để tưởng niệm.
- Ngày Columbus (ngày thứ 2 của tuần thứ 2 tháng 10)
- Ngày cựu chiến binh (11/11)
- Lễ tạ ơn (thứ 5 tuần lễ thứ 4 tháng 11): Là ngày để tỏ lòng thành kính với Thiên Chúa
 Những lưu ý liên quan đến quốc kỳ trên lãnh thổ Mỹ
- Không vẽ lên cờ
- Không để cờ chạm đất
- Không dẫm lên cờ
- Không được thêu, in, vẽ cờ lên các vật dụng như chăn gối
- Không dùng trang trí lên trần nhà
- Bảo dưỡng cờ: Lá cờ phải được hủy một cách tôn trọng nếu không thể sử dụng hoặc
sửa chữa được nữa, chẳng hạn bằng cách đốt.
- Lịch ngủ- thức của cờ: Theo luật liên bang, lá cờ Mỹ cần được treo từ khi bình minh
đến lúc hoàng hôn. Các địa điểm được treo cờ suốt ngày đêm sẽ được Tổng thống và
luật pháp quy định, như: Nhà Trắng, Đài tưởng niệm, cảng hải quan Mỹ, v.v.
4.4. Quốc huy
Quốc huy của Hoa Kì được quốc hội thông qua năm 1782, được sử dụng để xác thực
một số tài liệu do chính phủ liên bang Hoa Kỳ cấp.
- Mặt trước nó bao gồm đại bàng đầu trắng là biểu tượng của sức mạnh, lòng can đảm,
tự do và bất tử với đôi cánh đang dang rộng để vươn đến sự tự do và độc lập, chân
trái quắp chặt 13 mũi tên tượng trưng cho sức mạnh tinh thần hùng dũng trước mọi kẻ
thù, chân phải quắp chặt cành ô liu tượng trung cho hòa bình, chiếc khiên trước ngực
chim với 13 sọc đỏ trắng và 13 ngôi sao phía trên tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu
tiên của Hoa KÌ, mỏ chim đại bàng ngậm 1 mảnh giấy với dòng chữ “ E Pluribus
Unum” –“ từ rất nhiều, chúng ta là một”.
- Mặt sau là một kim tự tháp còn dang dở, được khắc các chữ số La Mã ở dưới cùng.
Trên đỉnh của kim tự tháp sắp hoàn thành, cái gọi là mắt của Chúa quan sát mọi thứ.
Có hai dòng chữ ở trên và dưới: "Annuit cœptis", nó có nghĩa là ai đó "nhận ra chúng
tôi để bắt đầu" "Novus ordo seclorum" có nghĩa là "trật tư thế giới mới".
4.5. Quốc hoa
Hoa hồng đã chính thức được công nhận là quốc hoa của Mỹ vào 20/11/2986. Giống
hồng được chọn là loại hồng đỏ phổ biến nhất hiện nay, bởi nó được ví như bà chúa
kiêu sa của các loài hoa.
4.6 Quốc ca
Những lời của "The Star Spangled Banner"- Lá cờ lấp lánh/ Lá cờ chiếu lọi ánh sao,
lần đầu tiên được viết vào ngày 14 tháng 9 năm 1814 bởi Francis Scott Key như một
bài thơ có tựa đề, "Sự phòng thủ của Pháo đài McHenry.", sau khi ông chứng kiến
cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh oanh tạc trong Chiến tranh năm 1812. "The
Star Spangled Banner" đã được xuất bản trên một số tờ báo vào thời điểm đó, nhưng
đến thời Nội chiến, nó đã trở thành một trong những bài hát yêu nước phổ biến nhất
của Hoa Kỳ.

Đến cuối thế kỷ 19, "The Star Spangled Banner" đã trở thành bài hát chính thức của
quân đội Hoa Kỳ, nhưng phải đến năm 1931, Hoa Kỳ mới đưa "The Star Spangled
Banner" trở thành quốc ca chính thức của đất nước.
 Ý nghĩa của bài hát: The Star-Spangled Banner được ra đời trong bối cảnh vừa
chiến tranh đang xảy ra vì vậy ta có thể thấy rõ được sự tang thương và khốc liệt
với bom và tên lửa. Tuy nhiên trong đó lại ánh lên niềm hi vọng về một ngày mai
tươi sáng với những ánh nắng sớm bình minh. Từ đó có thể cho thấy được rằng dù
trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì người Mỹ vẫn sẽ luôn hướng về phía trước, vượt
qua tất cả mọi kho khăn và tiến tới tương lai tươi sáng.
Tuy rất hay và mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng nhưng The Star-Spangled Banner
chưa bao giờ là một bài hát dễ . Đến cả những ca sĩ chuyên nghiệp hàng đầu xứ sở
cờ hoa cũng như các nhạc sĩ cũng đều phải đánh giá quốc ca Mỹ là một bài hát mà
ai cũng hát được những rất ít người có thể hát hay.

You might also like