Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÀI TIỂU LUẬN


ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TẬP ĐOÀN DẦU
KHÍ VIỆT NAM (PETROVIETNAM - PVN)

Nhóm Sinh viên : Lê Thu Thuỳ – 220001362


Ngô Thị Thu – 220001361
Lớp : 30BUA015_Logistics D2020_03 Đạo đức
kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thái Hà

Hà Nội, tháng 04/2022


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP.......................................................................................................................................... 2

1.1. Khái niệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................... 2
1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp................................................................... 2
1.1.2. Thực hiện trách nhiễm xã hội của doanh nghiệp ................................................. 3

1.2. Lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................. 3
1.2.1. Đối với doanh nghiệp............................................................................................... 3
1.2.2. Đối với người lao động. ........................................................................................... 4
1.2.3. Đối với khách hàng. ................................................................................................. 5
1.2.4. Đối với cộng đồng và xã hội. ................................................................................... 5

1.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ......................................... 6
1.3.1. Nghĩa vụ kinh tế. ...................................................................................................... 6
1.3.2. Nghĩa vụ pháp lý. ..................................................................................................... 7
1.3.3. Nghĩa vụ đạo đức ..................................................................................................... 7
1.3.4. Nghĩa vụ nhân văn ................................................................................................... 8

1.4. Một số công cụ thực hiện và đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp........... 8
1.4.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI.......................................................................................... 8
1.4.2. Bộ nguyên tắc CERES............................................................................................. 9
1.4.3. Tiêu chuẩn SA 8000 ............................................................................................... 10
1.4.4. Tiêu chuẩn ISO 26000 ........................................................................................... 11
1.4.5. Tiêu chuẩn ISO 14001 ........................................................................................... 12

1.5. Nhận tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ................................. 13
1.5.1 Các nhân tố trong doanh nghiệp.............................................................................. 13
1.5.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. ..................................................................... 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TẬP ĐOÀN DẦU
KHÍ VIỆT NAM ........................................................................................................................... 17

2.1. Tổng quan về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) .................................................... 17
2.1.1 Khái quát về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.............................................................. 17
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ............................................................................................ 17
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................................. 18
2.1.4 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................... 18
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam ......................................................................................................................... 20
2.2. Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN)22
2.2.1 Thực hiện nghĩa vụ kinh tế ....................................................................................... 22
2.2.2 Thực hiện nghĩa vụ pháp luật .................................................................................. 35
2.2.3 Thực hiện nghĩa vụ đạo đức ..................................................................................... 39
2.2.4 Thực hiện đóng góp xã hội ....................................................................................... 41

2.3. Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN)44
2.3.1 Những kết quả đạt được ........................................................................................... 44
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ
VIỆT NAM .................................................................................................................................... 46
3.1. Bài học ............................................................................................................................ 46

3.2. Giải pháp........................................................................................................................ 47


3.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận cán bộ
lãnh đạo, quản lý trách nhiệm xã hội ................................................................................. 47
3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã
hội 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 51

PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 52


LỜI MỞ ĐẦU
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ở Việt Nam hiện nay thường được coi
là giải quyết các vấn đề an sinh xã hội vì mục đích từ thiện và nhân đạo. Tuy nhiên, CSR
cần được xem là một cách thức để doanh nghiệp đạt được sự cân bằng hoặc kết hợp giữa
các yêu cầu kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời đáp ứng mong đợi của khách hàng,
đối tác và các bên liên quan, nhân viên và các bên liên quan.
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiếp tục
phát triển và trở thành nhu cầu “mềm” đối với các công ty toàn cầu, tuy nhiên, tại Việt
Nam, nhiều công ty vẫn chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng. Kiến thức và năng lực
quản lý để thực hiện các trách nhiệm xã hội còn hạn chế. Một số doanh nghiệp đã để xảy
ra các vụ việc vi phạm nghiêm trọng quyền của người lao động, gây ô nhiễm môi trường,
xâm hại đến sức khỏe, lợi ích của khách hàng ... làm giảm lòng tin của xã hội đối với doanh
nghiệp. Trước thực trạng này, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần thay đổi cách hiểu về
việc thực hiện trách nhiệm xã hội, một điều thực sự cần thiết hiện nay. Doanh nghiệp thực
hiện trách nhiệm xã hội không chỉ có lợi cho việc nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong
xã hội mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện
nay đã dần nhận thức được vấn đề này, một số doanh nghiệp đã đưa trách nhiệm xã hội vào
chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.
Thực hiện trách nhiệm xã hội với khách hàng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
có tác động không nhỏ đến sự phát triển sản xuất và hoạt động của Công ty. Vì vậy, việc
thực hành trách nhiệm xã hội của PVN không chỉ giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp, mà
còn mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, người tiêu dùng trong cộng đồng và xã hội.
Nhận thức được điều này, PVN đã thiết lập “nền tảng tư tưởng” với các chuẩn mực đạo đức
và các chương trình thực hiện CSR. Điều này đã giúp PVN có được niềm tin của khách
hàng, người tiêu dùng và các bên liên quan. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi thấy
rằng PVN hầu như chỉ lo cho các dự án từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội khi thực hiện
trách nhiệm xã hội của mình. Trên thực tế, trách nhiệm xã hội cần được coi là cam kết của
doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền
kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi và tạo điều kiện làm việc cho người lao động.
Bên liên quan. Có thể nói, trách nhiệm xã hội hiện nay đã trở thành một trong những điều
“cần phải có” đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Vì vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã
hội tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội ngày càng ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp và các đối tượng
liên quan, các doanh nghiệp cần đặt ra mục đích là phải quan tâm tới việc hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác động ra sao đến các vấn đề về môi trường sinh
thái, môi trường lao động, an sinh xã hội,…
Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện
đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm thiểu các tác
động tiêu cực đối với xã hội.
Trách nhiệm xã hội có thể được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân
đối với xã hội.
Keith Davis (1973) cho rằng“ Trách nhiệm xã hội là sự quan tâm và phản ứng của
doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế
và công nghệ”.
Eells và Waltson (1974): “Theo nghĩa rộng nhất, trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp là sự quan tấm đến các nhu cầu và mục tiêu của xã hội vượt trên lợi ích kinh tế
truyền thống và một sự quan tâm lớn hơn đến vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và
cải thiện trật tự xã hội”.
Carroll (1999): “Trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và
những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định”.
Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững nêu lên khái niệm: “Trách
nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền
vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động
và các thành viên của gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho
cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”.
Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới nêu lên định nghĩa về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh
nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng
cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và

2
toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã
hội”.
Như vậy, hiện nay có khá nhiểu quan điểm và khái niệm về trách nhiệm xã hội khác
nhau, nhưng có thể hiểu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: một là, sự tự cam kết của doanh
nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh
nghiệp, bằng phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm
kết hợp hài hoà lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, Nhà Nước và xã hội; hai là, việc
ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động,
doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng; bảo vệ người tiêu dùng và tuân thủ các quy định
của pháp luật nhằm đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững.
1.1.2. Thực hiện trách nhiễm xã hội của doanh nghiệp
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chính là việc doanh nghiệp thực hiện các
“cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc
tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi
lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo
cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chính là việc doanh nghiệp thực hiện các
trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan đến vấn đề xã hôi, đó là thực hiện nghĩa vụ kinh tế, nghĩa
vụ pháp lý, hiện nghĩa vụ đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện đóng góp cho
cộng đồng, xã hội.
1.2. Lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1. Đối với doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi cảu chủ thể kinh
doanh
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự
đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao
động và gia đình họ, đồng thời mang lại phúc lợi cho cộng đồng và xã hội. Trách nhiệm xã
hội khi được các doanh nghiệp thực hiện tốt sẽ mang lại lợi ích trong việc cải thiện tình
hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng
hoảng tốt hơn.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương
hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị

3
thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp doanh nghiệp tang doanh thu, hấp dẫn các đối
tác, nhà đầu tư và người lao động.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tang doanh thu.
Trách nhiệm xã hội giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các
phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm. Bởi vậy, những doanh nghiệp thành công nhất
chính là doanh nghiệp nhận thấy được vai trò của trách nhiệm xã hội và áp dụng nó vào
thực tiễn sản xuất.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Ở các
nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại
không nhiều, do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn và có sự cam kết
cao là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia. Trách
nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tang
khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, doanh
nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp đó có nhiều cơ hội tiếp cận
được với những thị trường mới, tệp khách hàng mới, sự đổi mới, sáng tạo đối với sản phẩm
và dịch vụ của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát huy được mọi tiềm năng của
mình, phát triển thương hiệu, có được lòng tin của cổ đông, khách hàng, người tiêu dùng,
đối tác, các bên liên quan, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển bền vững.
1.2.2. Đối với người lao động.
Người lao động có năng lực, có trình độ, chuyên môn cao chính là yếu tố quyết định
đến năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Việc cam kết cao về môi
trường làm việc, phúc lợi tốt, cơ hội thăng tiến cho người lao động là một thách thức với
doanh nghiệp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam do số lượng lao động phổ
thông, giản đơn lớn còn lực lượng lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn tốt đặc biệt
trong các lĩnh vực dầu khí cao lại thiếu và chất lượng không đồng đều.
Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội với người lao động thông qua chi phí
phúc lợi cho cán bộ công nhân viên, người lao động, doanh nghiệp quan tâm, chăm lo tới
đời sống tinh thần, sức khỏe không chỉ đối với người lao động mà còn quan tâm tới con cái,
cha mẹ của họ. Một số doanh nghiệp còn đưa việc thực hiện trách nhiệm xã hội với người
lao động vào chiến lược sản xuất kinh doanh của họ thông qua các chính sách đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu công việc. Những doanh

4
nghiệp này họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối
với người lao động bởi họ hiểu rõ rằng năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp được quyết định bởi đội ngũ lao động có trình độ tay nghề giỏi, chuyên môn
cao.
Trên thế giới đã có không ít doanh nghiệp đã luôn chú trọng đến yếu tố đạo đức kinh
doanh, xây dựng môi trường làm việc tốt, bền vững, thiết lập mối quan hệ tốt, cởi mở với
nhân viên, người lao động, tạo điều kiện giúp họ thỏa sức sáng tạo, cống hiến, do vậy đã
thu hút, tuyển dung được nhiều người tài về cho doanh nghiệp, mang lại các giá trị cao
trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước,
giữ vai trò là công cụ điều tiế kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đóng góp quan trọng cho ngân
sách nhà nước. Tập đoàn dầu khí Việt Nam có đội ngũ lao động hung hậu với số lượng gần
60.000 người, có trình độ cao, làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong nước và nước ngoài.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam còn là tập đoàn tiên phong trong hợp tác, hội nhập quốc tế và
mở rộng đầu tư nước ngoài. Đến nay Tập đoàn đang triển khai thực hiện hoạt động dầu khí
tại 14 nước trên thế giới.
1.2.3. Đối với khách hàng.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu
cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn và an toàn sử dụng cho khách hàng. Trên thực
tế, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh
nghiệp sẽ lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng.
Trong kinh doanh, dùng hiệu ứng Donimo tâm lý là việc cũng rất quan trọng, “thông
tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất mạnh. Doanh nghiệp giữ vững khách hàng và mở
rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào. Có thể thấy rằng, khi doanh nghiệp
thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao,
mang lại lòng tin cho khách hàng, người tiêu dùng, cổ đông và các bên liên quan thì kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển
1.2.4. Đối với cộng đồng và xã hội.
Nhiệm vụ đầu tiên trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với
cộng đồng, và xã hội chính là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người trong xã
hội, trong cộng đồng và tiếp đó mới đến là làm từ thiện. Doanh nghiệp thực hiện trách
nhiệm xã hội đối với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, khách

5
hàng sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích do không mất các chi phí khắc phục hậu
quả hay chi phí bồi thường thiệt hại, ngoài ra doanh nghiệp còn được đánh giá cao trong
việc tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, xu thế tất yếu của doanh nghiệp là thực hiện
trách nhiệm xã hội. Thực hiện trách nhiệm xã hội là “tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập
quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp”. Để thúc đẩy việc thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, rất cần bàn tay điều tiết của Chính phủ là phải tạo ra
môi trường pháp lý hoàn chỉnh, mang lại sự bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp Nhà
nước, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài; Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với
các doanh nghiệp; tư vấn, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt
hơn các quy định pháp lý; quản trị, nâng cao các tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh,
tạo điều kiện hoàn thiện cho các doanh nghiệp phát triển bền vững và có khả năng hội nhập
quốc tế.
1.3. Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.3.1. Nghĩa vụ kinh tế.
Thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là
doanh nghiệp “phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá
có thể duy trì doanh nghiệp và làm thỏa mãn trách nhiệm của doanh nghiệp với các nhà đầu
tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, phát triển
sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ
thống xã hội. Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần
vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Tuy
nhiên, những điều kiện tiên quyết khi thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong doanh nghiệp là cần
phải đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng
doannh nghiệp bền vững.
Thực hiện nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với người lao động là tạo môi
trường làm việc tốt, an toàn, vệ sinh, không gian làm việc với cơ sở vật chất thân thiện cho
người lao động, tôn trọng, đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân của họ ở nơi lao động, tạo ra
những cơ hội, khả năng thăng tiến, phát triển chuyên môn và đào tạo cho người lao động,
khuyến khích sự năng động, sáng tạo, công nhận thành tích và hưởng thù lao, khen thưởng
xứng đáng với những đóng góp của người lao động cho doanh nghiệp.

6
Thực hiện nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với khách hàng, với người tiêu
dùng chính là cung cấp các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên,
trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay thì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt
vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến các vấn đề về chất lượng, an toàn
sản phẩm cho sức khỏe của cộng đồng, xã hội, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, thông
tin sản phẩm minh bạch, giá cả ổn định, phân phối, cạnh tranh lành mạnh.
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh kinh tế chính là cơ
sở cho toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy, phần lớn các
nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được điều tiết bởi hệ thống trách nhiệm pháp lý.
Theo đó, các doanh ngiệp cần nhận thức về trách nhiệm của mình khi muốn duy trì, phát
triển, tối đa hóa lợi nhuận thì họ không thể không quan tâm tới sức ép của dư luận xã hội
vốn vừa là khách hàng, người tiêu dùng, cán bộ công nhân viên, người lao động trong doanh
nghiệp, cổ đông, nhà phân phối và các bên liên quan.
1.3.2. Nghĩa vụ pháp lý.
Thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh nghĩa vụ pháp lý là một phần của “bản
cam kết” giữa doanh nghiệp và cộng đồng, xã hội. Chính phủ có trách nhiệm ban hành các
hành lang pháp lý, các văn bản luật, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức. Thực hiện
nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là doanh nghiệp đó là “phải thực
hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan”. Với hệ thống
những điều luật như vậy sẽ giúp Nhà nước điều tiết được các hoạt động kinh tế, xã hội, hoạt
động cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ không làm tổn hại tới môi trường, thúc
đẩy sự an toàn, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Các nghĩa vụ pháp lý được thể chế hóa
trong luật dân sự và luật hình sự.
Nghĩa vụ pháp lý trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm năm
khía cạnh:
- Điều tiết cạnh tranh.
- Bảo vệ khách hàng.
- Bảo vệ môi trường.
- An toàn và bình đẳng.
- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
1.3.3. Nghĩa vụ đạo đức

7
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với khía cạnh nghĩa vụ đạo đức
là những hành vi hay hoạt động được xã hội mong đợi nhưng không được quy định thành
các nghĩa vụ pháp lý.
Thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể
hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối
tượng liên quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng
đồng. Nói cách khác, những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng liên
quan về đúng - sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ.
Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tự nguyện đối với
mọi doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào mức độ cam kết của doanh nghiệp nhưng nó lại có
vai trò quan trọng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh nghĩa vụ đạo đức thường được biểu
hiện qua những quy định, những nguyên tắc, những giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa doanh
nghiệp được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Thông qua các
công bố trong các tài liệu này về quan điểm của tổ chức, của doanh nghiệp trong việc huy
động và sử dụng tất cả các nguồn lực để đạt được mục tiêu/sứ mệnh của doanh nghiệp.
Những nguyên tắc và giá trị đạo đức của doanh nghiệp đã trở thành kim chỉ nam cho sự
phối hợp hành động của các thành viên trong doanh nghiệp và các bên liên quan.
1.3.4. Nghĩa vụ nhân văn
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh nghĩa vụ nhân văn là
đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội thường liên quan tới khía cạnh nhân văn, từ thiện.
Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanh nghiệp cho xã
hội. Những đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội của doanh nghiệp có thể trên cả bốn
phương diện: nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ, nâng
cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động.
1.4. Một số công cụ thực hiện và đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.4.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI
Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI -
Business Social Compliance Initiative) ra đời năm 2003 theo đề xuất của Hiệp hội Ngoại
thương (FTA). Hệ thống này thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn an toàn lao động và lao động
do Tổ chức Lao động quốc tế chuẩn bị. Bộ tiêu chuẩn này thiết lập với mục tiêu cam kết

8
cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu từ những doanh nghiệp/ tổ chức
tham gia thực hiện hệ thống.
Khi các công ty ký kết tuân thủ theo Bộ Qui tắc ứng xử BSCI nghĩa là trong phạm
vi ảnh hưởng của mình các công ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi
trường quy định trong Bộ Qui tắc Ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình
sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ. Ngoài ra, các công ty cung
ứng phải đảm bảo Bộ quy tắc ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của
mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản
phẩm được hoàn thành.
Các nội dung chính của BSCI bao gồm:
- Nội dung 1: Tuân thủ pháp luật
- Nội dung 2: Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể
- Nội dung 3: Cấm phân biệt đối xử
- Nội dung 4: Lương bổng
- Nội dung 5: Thời giờ làm việc
- Nội dung 6: An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc
- Nội dung 7: Cấm sử dụng lao động trẻ em
- Nội dung 8: Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỉ luật
- Nội dung 9: Các vấn đề về an toàn và môi trường
- Nội dung 10: Hệ thống quản lý
Có thể thấy Bộ quy tắc ứng xử BSCI là những nội dung cơ bản mà một doanh nghiệp
nên sử dụng khi thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Việc áp dụng Bộ quy tắc ứng
xử BSCI sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn
xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động,
kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
1.4.2. Bộ nguyên tắc CERES
Bộ nguyên tắc CERES của Liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường
(Coalition for Environmentally Responsible Economies): Ra đời từ đầu năm 1990, CERES
đã thiết kế Sáng kiến báo cáo toàn cầu, yêu cầu các công ty ủng hộ cam kết tuân thủ các
nguyên tắc bền vững về môi trường.

9
Các nội dung chính của CERES bao gồm:
- Nội dung 1: Bảo vệ sinh quyền
- Nội dung 2: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững
- Nội dung 3: Giảm thiểu và loại bỏ chất thải
- Nội dung 4: Bảo tồn năng lượng, giảm thiểu rủi ro
- Nội dung 5: Sản phẩm và dịch vụ an toàn
- Nội dung 6: Phục hồi và tái tạo môi trường
- Nội dung 7: Công bố thông tin minh bạch
- Nội dung 8: Cam kết của ban quản trị
- Nội dung 9: Đánh giá và báo cáo hoạt động
Có thể thấy, Bộ nguyên tắc này nhấn mạnh vào các hoạt động vì môi trường với mục
tiêu liên tục cải thiện các khía cạnh liên quan đến môi trường, nhằm đạt được một tương lai
bền vững.
1.4.3. Tiêu chuẩn SA 8000
Tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 được ban hành năm 1997 và liên tục được bổ sung hoàn
thiện đến nay, tập trung vào các yêu cầu về Quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều
kiện làm việc trên toàn cầu.
Đây là tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp ở mọi quy mô trên
toàn thế giới. Mục đích của SA 8000 là cung cấp hỗ trợ về kĩ thuật và nâng cao nhận thức
của doanh nghiệp nhằm cải thiện điều kiện sống và làm việc. Thông qua những hành động
đó, DN có thể đạt được mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội một cách đồng thời.
Trong tiêu chuẩn quốc tế SA 8000, điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan được
tập trung phản ánh như: an toàn sức khỏe; tự do hội họp và thỏa ước lao động tập thể, lao
động trẻ em; lao động cưỡng bức; kỉ luật lao động; thời gian làm việc; sự đền bù và hệ
thống quản lý, đây là những nội dung chính của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 về trách nhiệm
xã hội.
Các nội dung chính của Tiêu chuẩn SA 8000 bao gồm:
-Nội dung 1: Lao động trẻ em
-Nội dung 2: Lao động cưỡng bức
-Nội dung 3: An toàn và vệ sinh lao động
-Nội dung 4: Tự do hiệp hội và quyền thỏa ước lao động tập thể

10
-Nội dung 5: Phân biệt đối xử
-Nội dung 6: Xử phạt
-Nội dung 7: Giờ làm việc
-Nội dung 8: Trả công
-Nội dung 9: Hệ thống quản lý
-Nội dung 10: Quan hệ cộng đồng
1.4.4. Tiêu chuẩn ISO 26000
ISO 26000 là một bộ quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao
động. Hệ thống tiêu chuẩn ISO 26000 này được tổ chức ISO ban hành có thể áp dụng cho
mọi laoij tổ chức với mọi loại hình, quy mô và lĩnh vực khác nhau. Tiêu chunar này hỗ trợ
các doanh nghiệp tham gia một nỗ lực thực hiện trách nhiệm xã hội theo yêu cầu ngày càng
tăng của xã hội.
Tiêu chuẩn ISO 26000 bao gồm các hướng dẫn tự nguyện, không có yêu cầu, dựa
trên sự đồng thuận quốc tế của các chuyên gia thuộc các nhóm ngành chính và khuyến
khích việc thực hành trách nhiệm một cách rộng khắp. Hoạt động kinh doanh bền vững là
ý tưởng cơ sở của tiêu chuẩn ISO 26000, bao gồm việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt, có
chất lượng cho khách hàng, người tiêu dùng và còn phải không gây nguy hại đến yếu tố
môi trường và ngoài ra, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có trách nhiệm với
xã hội.
Nội dung của Tiêu chuẩn ISO 26000 gồm hai nhóm trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp chính như sau:
- Nhóm trách nhiệm bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm:
+ Yếu tố môi trường;
+ Yếu tố hòa hợp phát triển cộng đồng;
+ Yếu tố thực hành kinh doanh trung thực;
+ Yếu tố người tiêu dùng.
- Nhóm trách nhiệm bên trong của doanh nghiệp bao gồm:
+ Yếu tố người lao động;
+ Yếu tố điều hành doanh nghiệp;

11
+ Yếu tố quyền con người.
Có thể dễ dàng nhận thấy, không có nhóm nào hay yếu tố nào là quan trọng hơn giữa
hai nhóm trách nhiệm và các yếu tố thuộc mỗi nhóm, bởi mục tiêu của tiêu chuẩn ISO
26000 là thực hiện thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, không chỉ làm cho doanh
nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững chung của toàn xã
hội.
Nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 26000 bao gồm:
-Nội dung 1: Phạm vi
-Nội dung 2: Điều khoản
-Nội dung 3: Hiểu biết về trách nhiệm xã hội
-Nội dung 4: Các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội
-Nội dung 5: Nhận biết về trách nhiệm xã hội và việc tham gia của các bên liên quan
-Nội dung 6: Hướng dẫn về các đối tượng chính của trách nhiệm xã hội
-Nội dung 7: Hướng dẫn về việc tích hợp trách nhiệm xã hội thông qua một tổ chức.
1.4.5. Tiêu chuẩn ISO 14001
Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường
dành cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO
14001 là giúp các doanh nghiệp thiết lập, duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý môi
trường của mình nhằm bảo vệ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm do các hoạt động của chính
doanh nghiệp gây ra. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho mọi doanh nghiệp không
phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001
giúp doanh nghiệp khẳng định đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm,
có trách nhiệm với môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 14001 tập trung vào các nguyên tắc về quản lý môi trường:
- Nguyên tắc 1: Cam kết của lãnh đạo
- Nguyên tắc 2: Sự tham gia của mọi thành viên
- Nguyên tắc 3: Quản lý theo quá trình
- Nguyên tắc 4: Quản lý theo hệ thống
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo pháp luật và cân bằng nhu cầu kinh tế - xã hội.

12
- Nguyên tắc 6: Đảm bảo một hệ thống tài liệu và hồ sơ phù hợp.
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 đưa ra các hướng dẫn các doanh nghiệp về xây
dựng hệ thống quản lý môi trường, giúp các doanh nghiêp có thể tự chứng minh đã đáp ứng
được các yêu cầu tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển doanh nghiệp bền
vững
1.5. Nhận tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.5.1 Các nhân tố trong doanh nghiệp
Chiến lược về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Hiện nay, với những biến đổi bất định của môi trường kinh doanh, chiến lược của
doanh nghiệp có xu hướng hướng tới chiến lược trách nhiệm xã hội nhằm mục tiêu phát
triển bền vững. Chiến lược trách nhiệm xã hội là chiến lược về sự hội tụ giữa hiệu quả hoạt
động kinh doanh thông qua nguồn nhân lực, vốn, kiến thức về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp với các giá trị tạo ra cho các thành phần có liên quan và sự đóng góp vào sự phát
triển bền vững.
Chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phản ánh tất cả các khía cạnh kinh
tế, xã hội, pháp lý, môi trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thực
hiện trách nhiệm xã hội dài hạn, các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình thực hiện trách
nhiệm xã hội một cách phù hợp với các chuẩn mực chung, góp phần tích cực vào sự phát
triển của nền kinh tế, xã hội nói chung và sự phát triển doanh nghiệp bền vững nói riêng.
Văn hóa doanh nghiệp
Một trong các nhân tố ảnh hưởng mạnh tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là nhân tố văn hóa doanh nghiệp. Văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống
các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẻ, nó thống nhất các thành viên trong một
tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp đề cập đến các giá trị, niềm tin mà mọi thành viên trong
doanh nghiệp chấp thuận, tuân theo.
Các tổ chức thành công là các tổ chức nuôi dưỡng, khuyến khích sự thích ứng năng
động, sáng tạo của nguồn nhân lực. Văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần định hình lên các
hành vi đạo đức trong đối xử với người lao động, với chất lượng sản phẩm, dịch vụ và
những hành vi ứng xử với khách hàng, người tiêu dùng. Văn hóa doanh nghiệp giúp người
lao động thấy rõ mục tiêu của công việc, nó tạo ra mối quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp
và người lao động và xây dựng môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh cùng với định

13
hướng văn hóa nhân văn của doanh nghiệp đã tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã
hội trong doanh nghiệp.
Có thể thấy, văn hóa doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong
quản lý điều hành doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp xây dựng được một văn hóa
doanh nghiệp đủ mạnh và phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp thì các thành
viên, người lao động trong doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới nhu cầu và lợi ích riêng
của mình mà còn quan tâm tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội, mang lại lợi ích cho cộng
đồng, xã hội và các bên liên quan, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh luôn biến động khó lường, bất ngờ, khó đoán và khó kiểm
soát, điều này tác động đến nhận thức của nhà quản lý. Những diễn biến trên thế giới về sự
biến đổi về môi trường kinh doanh, thảm họa sinh thái, biến đổi khí hậu, những vi phạm về
quyền con người, về bất công xã hội, về dịch bệnh... đã làm cho các doanh nghiệp ngày
càng nhận thức hơn về vai trò và tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội.
Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là những doanh nghiệp có nhận
thức sâu sắc về vấn đề này. Các doanh nghiệp cần xác định được động cơ trong việc thực
hiện trách nhiệm xã hội và phải được xem là hành vi đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp.
Có thể thấy từ thực tế, những doanh nghiệp am hiểu và nhận thức sâu sắc vể trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp và cam kết thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ góp phần làm gia tăng
giá trị doanh nghiệp, nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh thông qua danh tiếng xã hội,
tăng khả năng thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng, người tiêu dùng, cải thiện mối quan hệ với nhà đầu tư, nhà tài trợ, với cộng
đồng địa phương và Chính phủ.
1.5.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Quy định pháp luật
Nền tảng của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là các quy định của
pháp luật, là tiêu chí mà tất cả các doanh nghiệp phải tuân thủ và thực hiện để đạt được hiệu
quả. Các Chính phủ cần tạo ra một môi trường pháp lý đủ mạnh và khả thi để các doanh
nghiệp có thể tuân thủ và thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật kinh doanh
nói riêng theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng.
Các doanh nghiệp tôn trọng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật không chỉ mang lại

14
sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội bền
vững, là cơ sở của việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
Nhận thức của người tiêu dùng
Tháp nhu cầu Maslow bao gồm 5 tầng của kim tự tháp thể hiện nhu cầu tự nhiên của
con người từ nhu cầu từ cơ bản đến cao hơn: nhu cầu sinh lý (ăn, ở, mặc, ngủ…), đến nhu
cầu an toàn (về thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe…), tiếp đến là nhu cầu quan hệ xã
hội (các nhu cầu về tình cảm gia đình, bạn bè….), nhu cầu được kính trọng, được tôn trọng
(cần được tin tưởng, tôn trọng,…) và nhu cầu cao nhất là nhu cầu thể hiện bản thân (muốn
thể hiện khả năng, được công nhận là có thành tựu,…). Theo đó thì con người luôn mong
muốn thỏa mãn những nhu cầu của mình và khi nhu cầu đó đã được thỏa mãn lại xuất hiện
những nhu cầu tiếp theo nhất là khi xã hội càng phát triển với mức sống ngày càng cao thì
nhu cầu của con người cũng luôn phát triển theo.
Trên thực tế, không phải người tiêu dùng nào cũng quan tâm đến việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp do họ thường chỉ tập trung vào chất lượng tốt nhất với
giá cả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thấp nhất, dẫn đến việc các doanh nghiệp, các nhà phân
phối, nhà cung ứng gây áp lực để hạ giá, ngược đãi, bóc lột người lao động trong doanh
nghiệp, vi phạm các điều kiện tối thiểu về nhân quyền. Như ta đã biết, trách nhiệm xã hội
hiện đang ngày càng phát triển rộng khắp trên toàn cầu, khách hàng và người tiêu dùng
cũng đã từng bước thay đổi nhận thức, không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng còn quan tâm, coi trọng cách thức các doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm, hàng hóa có thân thiện với môi trường, cộng đồng, có tính nhân đạo và lành
mạnh hay không...
Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường
Áp lực từ thị hiếu của khách hàng, của người tiêu dùng đã tạo ra sức mạnh thị trường
và đặt ra cho các doanh nghiệp sự cạnh tranh khốc liệt về trách nhiệm xã hội và đạo đức
kinh doanh, hành vi ứng xử của doanh nghiệp ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của khách
hàng, của người tiêu dùng.
Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh là hai yếu tố quan trọng quyết định đến
nguồn lực, nguồn vốn mới cho doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh cạnh tranh ngày
càng khốc liệt. Chính hai yếu tố này đã tác động và thúc đẩy khách hàng, người tiêu dùng
thay đổi nhận thức tiêu dùng và nhận thức về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của họ.
Phong trào bảo vệ khách hàng, bảo vệ người tiêu dùng hiện nay cũng đã có bước tiến mới
trên toàn thế giới. Người tiêu dùng dần ý thức được quyền lực kinh tế của mình qua hành

15
động mua sắm và thiết lập quyền kiểm soát rộng khắp của họ đối với việc sản xuất. Các
doanh nghiệp đã từng bước thay đổi nhận thức trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội để
bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội
và các bên liên quan.
Trước áp lực từ xã hội, hầu hết các tập đoàn kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp lớn
đã chủ động đưa chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh của
mình. Chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ nâng cao danh tiếng, uy
tín, thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp trong cộng đồng, xã hội mà còn giúp doanh nghiệp
tăng năng suất lao động và doanh thu bán hàng, thu hút nhiều lao động có chất lượng cao,
giảm chi phí, tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới.

16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
2.1.1 Khái quát về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (gọi tắt là Tập đoàn, Petrovietnam) là nhóm
công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, bao gồm Công ty mẹ - Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam (gọi tắt là PVN); các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn và các công
ty liên kết của Tập đoàn.
PVN là công ty Nhà nước được quyết định chuyển thành công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày
18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. PVN là đơn vị được tiến hành các hoạt động dầu khí
và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân để tiến hành các hoạt động dầu khí theo
quy định của pháp luật.
Là một trong những trụ cột kinh tế của đất nước, thực hiện vai trò là công cụ điều
tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước. Tập đoàn
có đội ngũ lao động hùng hậu với số lượng gần 60.000 người, có trình độ cao, làm chủ các
hoạt động dầu khí ở trong nước và ngoài nước. Là tập đoàn tiên phong trong hợp tác, hội
nhập quốc tế và mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến nay Tập đoàn đang triển khai thực hiện
hoạt động dầu khí tại 14 nước trên thế giới.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP ngày 10/01/2018 thì chức
năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với các tổ chức, cá
nhân tiến hành hoạt động dầu khí theo quy định của Luật dầu khí; tổ chức công tác điều tra
cơ bản và tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, công
nghiệp khí, công nghiệp điện, chế biến dầu khí, tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí,
dịch vụ dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ
chức, cá nhân khác;
Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật.
Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn được
thể hiện bằng hợp đồng kinh tế;

17
- Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của
pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm
theo Nghị định 01/2018/NĐ-CP ngày 10/01/2018;
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn của PVN tại công ty
con, công ty liên kết và thực hiện quyền và nghĩa vụ của PVN theo hợp đồng liên kết đối
với công ty liên kết mà PVN không góp vốn;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn;
- Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước giao cho PVN và theo các quy định
tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị
định 01/2018/NĐ-CP ngày 10/01/2018.
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là tập đoàn kinh tế nòng cốt của ngành Dầu
khí, tập trung phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính là: (1) Tìm kiếm thăm dò và khai
thác dầu khí; (2) Công nghiệp khí; (3) Công nghiệp điện; (4) Chế biến, tồn trữ và phân phối
sản phẩm dầu khí; (5) Dịch vụ dầu khí, trong đó lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác
dầu khí là cốt lõi; đẩy mạnh phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm khí và dịch vụ
dầu khí chất lượng cao; năng động, có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ,
có sức cạnh tranh cao ở trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong quá trình xây
dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do Nhà nước làm chủ sở hữu, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động
ban hành kèm theo Nghị định số 07/2018/NĐ-CP ngày 10/01/2018 của Chính phủ. Cơ cấu
tổ chức quản lý của PVN theo mô hình: Hội đồng Thành viên, Kiểm soát viên, Ban Tổng
Giám đốc và Bộ máy giúp việc. Quan hệ giữa PVN và các doanh nghiệp thành viên/các
doanh nghiệp liên kết là mối quan hệ theo pháp luật và theo thỏa thuận. Trong đó, PVN
quản lý các doanh nghiệp thành viên/doanh nghiệp liên kết bằng việc thực hiện quyền của
chủ sở hữu và thông qua người đại diện tại đơn vị.

18
Hình 1: Sơ đồ các thành phần của Tập đoàn

19
Hình 2: Sơ đồ bộ máy của Tập đoàn PVN
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam
Triết lý kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Đầu tư: Đầu tư có trọng điểm, có tính đến sự tương hỗ cho nhau của các dự án, hiệu
quả đầu tư cao.

20
- Chất lượng sản phẩm: là sự sống còn của doanh nghiệp, là yếu tố tạo nên sự phát
triển bền vững.
- Khánh hàng là bạn hàng: Petrovietnam cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm, thuận lợi
và khó khăn cùng khách hàng.
- Táo bạo và đột phá: Rút ngắn khoảng cách, đi tắt đón đầu, tạo thế cạnh tranh lành
mạnh.
- Cải tiến liên tục: Không có sự vĩnh cửu trong suy nghĩ, mọi sáng kiến đều được tôn
trọng và đóng góp vào sự thành công chung.
- Tinh thần đoàn kết và sự thống nhất: Là nền tảng tạo nên sức mạnh phát triển bền
vững chắc của Tập đoàn.
- Kiểm soát rủi ro: Các yếu tố rủi ro đều được tính đến trong mọi hoạt động của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam.
- Phương châm hành động: Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp
thời, triển khai quyết liệt.
Văn hóa kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Khát Vọng: Luôn ý thức và nuôi dưỡng khát vọng của người lao động Dầu khí là
tiền đề để biến thách thức thành động lực, biến những điều không thể thành có thể, biến
ước mơ thành sự thật, với tri thức và niềm tin vững chắc của người Dầu khí, chúng ta có
trách nhiệm tiếp bước và làm rạng danh Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
- Trí tuệ: Liên tục tìm tòi, sáng tạo là phương châm hành động trong từng công việc,
trong mọi mặt của thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Tự đào tạo, cập nhật, kế thừa
kiến thức, trí tuệ của người Dầu khí và nhân loại để ứng dụng trong công việc.
Làm việc với tư duy phản biện, luôn đặt câu hỏi với những sự việc nhỏ nhất, tôn
trọng các ý kiến trái chiều. Mỗi một việc làm luôn có nhiều phương án thực hiện, mỗi sự
vật hiện tượng luôn có mặt trái và sẽ không bao giờ có phương án hoàn hảo cho mọi vấn
đề.
Coi tri thức, sự sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy phát triển nhằm tạo ra giá trị khác
biệt và bản sắc văn hóa riêng của người lao động Dầu khí trong mỗi công việc, sản phẩm,
dịch vụ.
- Chuyên nghiệp: Chuyên tâm với công việc, luôn nỗ lực, trách nhiệm thực hiện công
việc nhằm đạt được hiệu quả cao nhất là phương châm hành động của người lao động Dầu
khí. Tôn trọng các quy định của pháp luật, của tổ chức và tuân thủ trong mỗi công việc.

21
Hành động theo quy định nhưng cũng cần điều chỉnh/thay đổi (hoặc đề xuất điều chỉnh/thay
đổi) các quy định cho phù hợp với thực tiễn nhằm đem lại những lợi ích cao hơn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- Nghĩa tình: Xây dựng môi trường làm việc, mà ở đó không chỉ có quan hệ đồng
nghiệp mà còn là nghĩa tình và tấm lòng nhân ái, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc và
cuộc sống để mỗi khi rời xa thấy nhớ và cảm thấy ấm áp khi được trở về mái ấm gia đình
Petrovietnam. Không chỉ làm việc và cống hiến vì sự phát triển của riêng ngành Dầu khí
mà trong mỗi hành động, việc làm phải luôn có
2.2. Phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (PVN)
2.2.1 Thực hiện nghĩa vụ kinh tế
Thứ nhất, không ngừng phát triển nâng cao khả năng thực hiện trách nhiệm góp
phần tang khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong năm 2020 và 2021 tuy bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch Covid – 19 nhưng
PVN vẫn vận hành duy trì hoạt động kinh doanh một cách an toàn và ổn định, đóng góp
2,91% vào kết quả tăng trưởng GDP của Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2020, PVN được
tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đánh giá tín nhiệm độc lập ở mức BB+,
đây là một trong những căn cứ để khẳng định sự nỗ lực phát triển không ngừng của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam.
Trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí công tác hoạt động được triển khai theo
đúng kế hoạch đề ra, hơn nữa phát hiện thêm dầu khí mới tại giếng khoan Kèn Bầu – 2X
(Lô 114.ENI). Sản lượng khai thác dầu khí vượt 1.4% so với kế hoạch đề ra đồng thời hoàn
thành đầu tư và đưa vào khai thác 2 công trình dầu khí và phát hiện thêm 2 dầu khí mới. Hệ
thống công trình khí của doanh nghiệp cung cấp 8,70 tỷ mét khối cho cả nước và vượt 6%
kế hoạch đề ra. Với ngành dầu thô đạt 10,97 triệu tấn vượt 1,25 triệu tấn so với kế hoạch.
PVN cung cấp 6,37 triệu tấn xăng dầu cho cả nước vượt 0,1% so với kế hoạch đề ra, tang
9,5% so với năm 2020. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu vận hành các dự
án một cách an toàn và hiệu quả. Tập đoàn Xây lắp Dầu khí đã bắt đầu có lãi sau hang chục
năm lỗ vốn, Nhà máy nhiệt Điện Thái Bình 2 cũng đã bắt đầu đi vào hoạt động trở lại sau
nhiều năm. Công tác bảo dưỡng và sửa chữa luôn được chú trọng triển khai theo tiêu chuẩn
và luôn hoàn thành trước tiến độ. PVN cung cấp khoảng 20% sản lượng điện cho cả nước
đáp ứng trên 65% thị phần LPG của cả nước. Điều này càng khẳng định định hướng phát
triển của PVN đang đi đúng hướng và có hiệu quả.

22
Hình 3: Hoạt động sản xuất kinh doanh tại PVN
Tập đoàn luôn có sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh đảm bảo cung cấp điện cho lưới điện quốc gia theo đúng kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó trong lĩnh vực chế biến dầu khí, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vận hành an
toàn ổn định luôn hoạt động ở công suất tối ưu và chủ động. Qua kết quả kiểm tra cho thấy
Nhà máy đã trưởng thành vượt bậc về khả năng tự chủ trong công tác vận hành và bảo
dưỡng tiến tới việc vận hành độc lập giúp giảm thiểu việc huy động nguồn lực từ bên ngoài
và đề ra mục tiêu lớn không chỉ cung cấp trong nước mà tiến ra quốc tế.
Mục tiêu chú trọng các sản phẩm hướng đến phục vụ thị trường trong nước, PVN sẽ
hoạt động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Với những lĩnh vực là thế mạnh thì sẽ phấn đấu phát triển lớn mạnh mở rộng quy mô
để chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh phát triển ra nước ngoài như sản xuất
phân đạm, dịch vụ dầu khí,…
23
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao góp phần đóng góp nguồn nhân
lực cho nền kinhh tế.
Với tổng số lao
động của tập Đoàn là gần
60.000 người lao động, đa
số cán bộ, nhận, người lao
động ngành Dầu khí đều có
trình độ chuyên môn cao,
có tới 60% người lao động
đạt trình độ đại học trở lên.
Có thể thấy, PVN rất chú
trọng vào việc tuyển dụng
và đào tạo nguồn nhân lực
bởi đây chính là yếu tố
Hình 4: Biểu đồ trình độ học vấn của người lao động tại PVN
quyết định việc doanh nghiệp có vận hành ổn định hay không. Để tạo môi trường làm việc
trong sạch, thân thiện, PVN đã phối hợp với các thành viên tổ chức những buổi đối thoại
giữa lãnh đạo và người lao động mỗi năm 1 lần. Không chỉ vậy, chính sách tuyển dụng
không phân biệt đối sử, bình đẳng giới cũng được Tập đoàn lưu tâm và đưa ra các giải pháp
để tuyển dụng như:
- Tạo nhiều cơ hội cho các ứng viên trẻ, sinh viên mới ra trường
- Khuyễn khích các công ty con sử dụng lao động tại địa phương
- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực, công bằng và bình đẳng
- Tuyển dụng nhân sự được đào tạo bài bản có năng lực tốt
- Chú trọng vào đào tạo các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn, đào tạo thạc
sĩ, tiến sĩ chuyên ngành cho các đơn vị
- Tăng cường phát triển và áp dụng khoa học công nghệ, cần có nhiều đột phá mới về
cơ chế quản lý và đào tạo chuyên sâu cả trong ngắn hạn và dài hạn.
- Không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng
hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, tình trạng sức khỏe;
- Trả lương, thưởng công bằng;
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người lao động thông qua các buổi đối thoại giữa
nhân viên và lãnh đạo để thấu hiểu lẫn nhau;

24
- Mọi nhân viên đều có cơ hội như nhau trong đào tạo, phát triển và thăng tiến.
Nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò vô cùng quan trong trọng trong việc
hoàn thành những kế hoạch đề ra vì vậy Tập đoàn luôn có những chính sách khen thưởng
xứng đáng cho những cống hiến và đóng góp của các tập thể và cá nhân trong công ty.
Khích lệ động viên những cá nhân có sự cống hiến được học tập dưới mọi hình thức được
khẳng định giá trị và tri thức của bản thân với công ty và cả ngành dầu khí.
Thứ ba, thực hiện trách nhiệm kinh tế với người lao động
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một trong những tập đoàn có sự quan tâm, đãi ngộ
tốt đối với người lao động, PVN luôn luôn đặt người lao động làm tiền đề để đưa ra các
chính sách, điều chỉnh hợp lý. Có thể thấy người lao động ở PVN luôn được chăm lo về cả
tinh thần lẫn vật chất. Tập đoàn cam kết và đảm bảo 100% người lao động được ký kết Hợp
đồng lao động, thời gian làm việc - nghỉ ngơi và hưởng đầy đủ các chế độ tiền lương - phúc
lợi - xã hội theo đúng quy định của luật pháp Việt Nam về lao động, cụ thể:
- Chế độ riêng cho người lao động làm việc trong một số lĩnh vực, ngành nghề đặc
biệt, người lao động làm việc trên biển;
- Bảo đảm thời gian làm việc, làm thêm giờ, thời gian nghỉ ngơi (hằng tuần, lễ, tết,
nghỉ phép năm...) theo quy định pháp luật;
- Cam kết tiền lương theo đúng quy định của pháp luật cho người lao động (bằng hoặc
cao hơn mức lương tối thiểu vùng);
- Tặng quà cho người lao động trong các dịp đặc biệt (lễ, tết, sinh nhật, kết hôn...);
- Hỗ trợ người lao động các chi phí về trang phục, nghỉ mát, ăn ca, phương tiện đi lại,
phương tiện liên lạc, đau ốm, sinh con, nghỉ hưu...;
- Đảm bảo 100% người lao động được đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo
hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
- Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động định kỳ ít nhất một lần/năm; lao động
nữ 2 lần/năm;
- Bảo đảm người lao động được đào tạo, trang bị đầy đủ, đúng quy định về phương
tiện bảo vệ cá nhân theo yêu cầu của công việc.
Chế độ tiền lương, thưởng và các đãi ngộ
PVN đã có những chỉ đạo năhfm thống nhất những nguyên tắc chung về các quy
định tiền lương tại các đơn bị thành viên của Tập đoàn. Về cơ bản thì quy chế quan trọng
nhất là việc trả lương rõ rang và minh bạch đúng với quy chuẩn của Nhà nước về đảm bảo
mức lương tối thiểu cho người lao động. Đồng thời, Tập đoàn cũng chủ động cho mỗi đơn

25
vị thành viên có thể tự chủ động xây dựng hế thống lương tuỳ thuộc vào cơ sở làm việc,
cách chính sách đãi ngộ sao cho hợp lý.
Thu nhập bình quân đầu người tại PVN ở mức cao, đạt trong khoảng từ 12,1 đến
18,1 triệu đồng/người/tháng. Mức lương tối thiểu tại PVN là 4 triệu đồng/tháng chỉ chiếm
phần tram rất nhỏ. Những đơn vị cso mức thu nhập thấp thường tập trung chủ yếu vào
những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đảm bảo thời gian làm việc và nghỉ hợp lý.
Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam áp dụng thời gian làm việc 5 ngày/tuần, từ thứ hai đến
thứ sáu, mỗi ngày làm việc 8 giờ. Đối với những công việc có tính chất đặc thù các đối
tượng lao động có thời gian làm việc đặc biệt theo yêu cầu của công việc sẽ được PVN bố
trí thời gian làm việc cụ thể, trên cơ sở thoả thuận với NLĐ và không trái quy định của pháp
luật
Đối với việc làm them giờ được quy định rất rõ ràng. Số giờ làm them đảm bảo
không quá 04 giờ trong 1 ngày làm việc, không quá 12 giờ vào các ngày nghỉ lễ, tết và ngày
nghỉ hang tuần, không quá 30 giờ trong một tháng và 200 giờ trong một năm. Tuy nhiên từ
ngày 01 tháng 01 năm 2021, số giờ làm them không vượt quá 40 giờ trong một tháng. Người
lao động (NLĐ) làm việc ngoài giờ làm việc bình thường theo quy định phải được bố trí
nghỉ bù hoặc thành toán tiền làm them giờ theo quy định. Không được bố trí NLĐ nữ mang
thai từ tháng thứ 07 hoặc đang nuôi còn dưới 12 tháng tuổi làm them giờ
Với thời gian nghỉ, PVN cũng có những quy định như NLĐ có 02 ngày nghỉ hàng
tuần là thứ 7 và chủ nhật. Đối với nghỉ phép năm dành cho NLĐ có thời gian làm việc trên
12 tháng liên tục trở lên được nghỉ 12 ngày hưởng nguyên lương theo hợp đồng. Với NLĐ
làm việc dưới 12 tháng thì tính theo tỉ lệ tương ứng thời gian làm việc, mỗi tháng làm việc
tương ứng với 1 ngày nghỉ phép năm. PVN có có chính sách hỗ trợ những NLĐ do thôi
việc hoặc mất việc mà chưa nghỉ hàng năm thì được thanh toán những ngày chưa nghỉ.
NLĐ được hưởng thời gian nghỉ lễ tết như sau:
- Tết Dương lịch 01 ngày
- Tết Âm lịch 05 ngày
- Ngày Chiến thắng 01 ngàu (ngày 30 tháng 04 dương lịch)
- Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 05 dương lịch)
- Ngày Quốc khánh 02 ngày
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày
Thời điểm nghỉ tết và ngày Quốc khánh sẽ được căn cứ them theo quy định của Chính phủ.

26
Từ năm 2020, người lao động tại PVN được hưởng chính sách nghỉ thai sản đối với
cả nam và nữ. Đây là thành quả của nhiều giờ họp bàn của Ban lãnh đạo với Công đoàn
Dầu khí Việt Nam để xây dựng những quy chế, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền
lợi, lợi ích hợp pháp của người lao động. Giúp người lao động yên tâm nghỉ ngơi phục hồi
sức khoẻ sau khi sinh và đáp ứng điều kiện sức khoẻ cần thiết để hoàn thành tốt công việc
sau thời gian nghỉ thai sản. Chính sách phần nào đã giúp đỡ người lao động bớt gánh lo về
mặt tài chính và tạo điều kiện tốt nhất để người lao động chuyên tâm chăm sóc và nuôi
dưỡng con cái nhưng vẫn sẽ được khen thưởng, công nhận nếu có những đóng góp và cống
hiến xứng đáng.
Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động

Hình 5: Bảng thống kê số người lao động tham gia đào tạo an toàn vệ sinh lao động
Hàng năm Tập đoàn đều tổ chức các lớp đào tạo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)
cho nhân viên. Công tác đào tạo và huấn luyện đều được lên kế hoạch và tổ chức theo tiêu
chuẩn và yêu cầu của công việc. Ngoài ra, PVN còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề
về ATVSLĐ giúp nhân viên có thể trao đổi và trau dồi thêm kiến thức. Qua các buổi chuyên
đề đã có rất nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng giúp nâng cao chất lượng quản lý an toàn vệ
sinh lao động. Ngoài những buổi học cơ bản thì đối với những người lao động có môi
trường, tính chất công việc đặc thù đòi hỏi những kỹ năng, kiến thức chuyên môn còn được

27
PVN tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu phù hợp để đảm bảo an toàn trong thực thi công
việc,
Tập đoàn thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành, huấn luyện nâng
cao kiến thức về ATVSLĐ cho các đơn vị; tổ chức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý
ATVSLĐ giữa các đơn vị để nâng cao hiệu quả hoạt động, chú trọng đến các nội dung:
nâng cao kiến thức về công tác ATVSLĐ. Các đơn vị thành viên cũng thường xuyên tổ
chức đào tạo, tập huấn về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, cán bộ ATVSLĐ và người
lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Các khóa đào tạo được chú trọng về chất lượng, thời lượng và đa dạng về hình thức qua các
năm đã góp phần nâng cao ý thức của người cán bộ quản lý và người lao động về công tác
bảo vệ môi trường, đảm bảo ATVSLĐ trong các hoạt động của Tập đoàn.
Ngoài việc thực hiện công tác đào tạo, Tập đoàn còn tổ chức khám sức khoẻ định kỳ
cho người lao động với tần suất 2 lần/năm. Việc quan tâm đến sức khoẻ người lao động
thông qua việc khám sức khoẻ định kỳ giúp Tập đoàn có thể nắm rõ tình hình sức khoẻ
cũng như giúp phát hiện sớm, ngăn ngừa và có phương pháp điều trị cho người lao động,
giảm thiểu tối đa rủi ro lao động cũng như chi phí y tế. Hơn nữa việc tổ chức khám sức
khoẻ cho người lao động giúp họ an tâm hơn khi làm việc cũng như giảm di chứng để lại
cho NLĐ đồng thời ổn định lực lượng sản xuất và vận hành của PVN.
Trong những năm gần đây, công tác đảm bảo và ngăn ngừa tai nạn lao động tại PVN
luôn được ban lãnh đão chú trọng duy trì tốt. Các nhà máy, công trình dầu khí trọng điểm
được vận hành ổn định, liên tục, không xảy ra sự cố cháy nổ nghiêm trọng; nhiều công trình
dầu khí mới được đưa vào vận hành an toàn; tần suất tai nạn lao động, sự cố duy trì ở mức
thấp; và không để xảy ra thiệt hại tới tài sản của các đơn vị trong Tập đoàn qua các đợt bão,
lũ và thiên tai.

28
Hình 6: Thống kê tỷ lệ thương tật và tần số tai nạn mất ngày công 2016 - 2020
Năm 2020, tổng số vụ tai nạn ghi nhận là 31 vụ, giảm 31% với năm 2019; chỉ số
tổng tỉ lệ thương tật được ghi nhận (Total Recordable Injury Rate - TRIR) và tần suất số tai
nạn mất ngày công (Lost Time Injury Frequency - LTIF) trong toàn Tập đoàn cũng giảm
đáng kể so với năm 2019, lần lượt giảm tương ứng ở mức 33% và 76%. Sự giảm đáng kể
số lượng tai nạn và mức độ tổn thương do tai nạn lao động cho thấy công tác quản lý
ÁTKLĐ của Tập đoàn đạt hiệu quả tốt. Thống kê tỷ lệ thương tật và tần suất tai nạn mất
ngày công giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy tổng số tai nạn lao động có xu hướng tăng, tuy
nhiên mức độ nghiêm trọng của tai nạn lao động lại giảm ở nửa cuối giai đoạn 2016 - 2020.
Có thể thấy các biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn lao động trong toàn Tập đoàn đã mang
đến hiệu quả về mặt bảo vệ và giảm thiểu các tác động đến sức khỏe cho người lao động.
Trong quá trình hoạt động, Tập đoàn và các đơn vị thành viên luôn tuân thủ đầy đủ các quy
định pháp luật, các quy định về công tác an toàn sức khỏe, các quy định mới đều được phổ
biến và triển khai thực hiện.
Để đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam trong công tác quản lý
an toàn - sức khỏe trong quá trình hoạt động, PVN đã tiến hành:
- Rà soát, xem xét các yêu cầu pháp lý thông qua các văn bản do Nhà nước ban hành.
Cùng với các chính sách và quy định của PVN, các quy định pháp luật liên quan là yêu cầu
cao nhất được PVN tuân thủ trong quá trình triển khai dự án bởi các đơn vị thành viên.

29
- Cập nhật thường xuyên danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
quản lý an toàn sức khỏe và phổ biến, triển khai thực hiện
- Kiểm tra giám sát định kỳ việc tuân thủ về ATVSLĐ tại các đơn vị thành viên. Công
tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được thực hiện theo nhiều hình thức kiểm tra, giám sát cụ thể
như sau:
- Kiểm tra định kỳ;
» Kiểm toán công tác ATVSLĐ;
» Kiểm tra đột xuất trước các mốc quan trọng các đợt bảo dưỡng, sửa chữa lớn, first
oil & first gas, khởi động, chạy thử, trước mùa mưa bão, dịp nghỉ lễ, tết;
» Phối hợp kiểm tra.

Hình 7: Thống kê số liệu an toàn sức khoẻ 2016 - 2020


An toàn lao động luôn là vấn đề được ý thức cao, là một trong những công tác trọng
tâm trong các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh tại PVN. Hàng năm, PVN đều tổ
chức khá nhiều khoá tập huấn và phòng trào về lao động nhằm tuyên truyền, giáo dục và
nâng cao nhận thức về văn hoá an toàn sản xuất cho NLĐ tại các đơn vị cơ sở, qua đó giúp
giảm thiểu tối đa các tai nạn, sự cố có thể xảy ra. Trong khoảng từ năm 2016 – 2020 số vụ
tai nạn trên tổng đơn vị của Tập đoàn trung bình 28 vụ mỗi năm. Trong đó năm 2019 có số
vụ tai nạn nhiều nhất với 45 vụ, tuy nhiên đến theo ghi nhận đến năm 2021 số vụ tai nạn
lao động tại PVN đã giảm đáng kể

30
Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động
Phương hướng chung của việc đào tạo và phát triển nhân lực là nhằm sử dụng tối đa
nguồn nhân lực hiện có, giúp nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp thông qua
việc giúp người lao động hiểu rõ hơn về công việc, tự giác hơn trong thực hiện chức năng
nhiệm vụ, có động lực làm việc tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng trong bối
cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Quản lý và nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo dựa trên hệ thống khung năng
lực, ma trận đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Các nhu cầu đào tạo, năng lực cần đào tạo,
kiến thức nghiệp vụ cần thiết đều được xác định một cách chi tiết dựa trên vị trí công việc
cụ thể của từng cán bộ. Do vậy, mỗi cán bộ đều có một lộ trình đào tạo riêng, giúp phát
triển năng lực bản thân một cách tốt nhất.

Hình 8: Bảng thống kế số lượng lao động tham gia đào tạo năm 2002
Có thể nhận thấy công tác đào tại PVN được ban lãnh đão vô cùng quan tâm và chú
ý. Trong các chương trình đào tạo của Tập đoàn, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên có số
lượt người được tham gia đào tạo nhiều nhất với nhiều lĩnh vực được đào tạp như an ninh
an toàn, an toàn sức khoẻ môi trường, kỹ năng theo năng lực chung, dịch vụ kỹ thuật, lĩnh

31
vực dịch vụ kỹ thuật, lĩnh vực lọc hoá dầu, lĩnh vực điện/than/khí, lĩnh vực quản lý dự
án,…Chương trình đào tạo về quản lý có số lượt người được đào tạo nhiều thứ hai, sau đào
tạo bồi dưỡng thường xuyên. Các nội dung đào tạo luôn được PVN thay đổi và cập nhật
theo từng năm cho phù hợp với tình hình kinh tế và phát triển của xã hội cũng như là nhu
cầu học hỏi nâng cao kiến thức của người học.
Năm 2020, PVN đã tổ chức hai khóa đào tạo chuyên ngành về công tác ATSKLĐ
cho các cán bộ quản lý ATSKLĐ tại Cơ quan Tập đoàn để nâng cao nhận thức và chuyên
môn trong công tác ATSKLĐ:
- Nhận diện khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa (theo
ISO 14001);
- Thanh tra an toàn vệ sinh lao động.
Do điều kiện giãn cách xã hội vì dịch Covid-19 trong suốt năm 2020, PVN cũng đã
chủ động sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến, cụ
thể:
Tiến hành 2 lớp đào tạo vận hành phần mềm hỗ trợ ứng phó khẩn cấp phiên bản cập
nhật cho toàn bộ các đơn vị thành viên và các nhà thầu dầu khí hoạt động tại Việt Nam với
đối tượng tham gia là lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách an toàn nhằm vận
hành thông suốt hệ thống phần mềm hỗ trợ ứng phó khẩn cấp của Tập đoàn, tiếp tục nâng
cao tính sẵn sàng, kịp thời và hiệu quả của công tác ứng phó khẩn cấp.
Tiến hành 3 lớp đào tạo vận hành module quản lý rủi ro được bổ sung mới vào phầm
mềm cơ sở dữ liệu của Tập đoàn cho các đơn vị thành viên, nhà thầu dầu khí và các ban
quản lý dự án để triển khai ứng dụng các tính năng quản lý rủi ro, quản lý công tác kiểm
tra/kiểm toán và khai thác các nội dung quy định pháp luật, hướng dẫn của Tập đoàn và các
tài liệu chuyên môn trong lĩnh vực.

32
Hình 9: Số lao động tham gia đào tạo từ năm 2016 đến năm 2020
Nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động và tạo điều kiện thuận lợi để người lao
động có thể phát huy tối đa khả năng sáng tạo, năng lực cá nhân, Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam còn có những chính sách cụ thể đối với người lao động như:
Ban hành thỏa ước lao động tập thể áp dụng cho người lao động làm việc tại Tập
đoàn bao gồm các nội dung chính: Hợp đồng lao động và bảo đảm việc làm, thời gian làm
việc và thời gian nghỉ ngơi, định mức lao động và tiền lương, phúc lợi và đảm bảo chính
sách xã hội, an toàn và vệ sinh lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
Tạo môi trường làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động, trang bị các phương
tiện lao động/bảo hộ lao động theo từng yêu cầu cụ thể tại nơi làm việc theo hướng đảm
bảo an toàn đồng thời nâng cao năng suất lao động của người lao động. Định kỳ kiểm tra,
đo lường các yếu tố môi trường, bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhằm điều chỉnh nếu có sự chưa
phù hợp;
Ban hành quy chế dân chủ tại nơi làm việc trong đó người lao động có quyền tham
gia ý kiến về các quyền lợi của mình thông qua các hình thức như hội nghị người lao động,
ban chấp hành công đoàn, đối thoại tại nơi làm việc, tiếp công dân, đơn thư, kiến nghị,
khiếu nại theo quy định của pháp luật;
Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tại Tập đoàn. Xây dựng quỹ
hỗ trợ, thăm hỏi, động viên đối với các trường hợp người lao động có hoàn cảnh khó khăn
hoặc ốm đau phải điều trị dài ngày;
Tạo điều kiện để người lao động học tập, nghiên cứu và nâng cao năng lực bản thân
và định hướng phát triển trong tương lai.
Thứ tư, trách nhiệm kinh tế về chất lượng dịch vụ

33
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã rất nỗ lực trong công tác nâng cao chất lượng dịch
vụ, nghiêm túc triển khai các kết quả tư vấn chiến lược trong việc đẩy mạnh các giải pháp
làm cải thiện dịch vụ cung cấp xăng dầu. Ngày càng có rất nhiều người dung tin tưởng và
sử dụng dịch vụ của PVN. Năm 2020, PVN là doanh nghiệp đạt TO3 doanh nghiệp lớn
nhất cả nước là doanh nghiệp có sự tín nhiệm rất cao. Với doanh số bán hang ổn định, PVN
cũng là doanh nghiệp trong 50 doanh nghiệp có giá niêm yết tốt nhất năm 2020.
Cùng với chỉ đạo sát sao của Tập đoàn thì các công ty đơn vị cũng tích cực tổ chức
nâng cao chất lượng dịch vụ khách hang, thường xuyên tổ chức khảo sát lấy ý kiến người
dung để cải thiện và phát huy điểm mạnh và điểm yếu trong việc cung cấp dịch vụ. Ngoài
ra, nhằm đem lại trải nhiệm tốt nhất chương trình PVOIL Easy lần đầu tiên được đưa vào
hoạt động từ ngày 6/2/2018, dành cho khách hàng là doanh nghiệp mua xăng dầu tại hơn
600 CHXD của PVOIL và COMECO trong cả nước. Đến nay, đã có hơn 1.000 doanh
nghiệp là khách hàng PVOIL Easy với hơn 12.500 tài xế, thực hiện hơn 70.000 giao dịch
mỗi tháng, trung bình cứ 2 phút lại có 3 giao dịch. Sản lượng bình quân 6 tháng đầu năm
2020 đạt 4.649 m3/tháng. Riêng tháng 6 đạt xấp xỉ 5.800 m3, trong đó sản lượng tăng mới
đạt hơn 55%. Và sản lượng vẫn đang tiếp tục tăng theo thời gian.
Từ tháng 4 đến tháng 10/2019, PVOIL hợp tác với các ứng dụng thanh toán điện tử
lớn nhất Việt Nam như: MoMo, GOT IT, ViettelPay, VCB Pay, VCB Mobile Banking và
22 ngân hàng liên kết của Vietcombank, mở ra cơ hội tiếp cận hàng chục triệu khách hàng
đang hướng đến thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, mang đến trải nghiệm mới cho
khách hàng và tạo ra lợi thế kinh doanh riêng của PVOIL. Cho đến nay, PVOIL là doanh
nghiệp đầu tiên và duy nhất ứng dụng thanh toán điện tử bằng mã QR khi mua xăng dầu.
Thứ năm, trách nhiệm kinh tế xã hội
Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành vượt kế hoạch cả năm trước 2 tháng năm
2021, đạt 620,2 nghìn tỷ đồng, vượt 26,4% kế hoạch năm, tăng 28% so với năm 2020; lợi
nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 45 nghìn tỷ đồng, vượt 2,6 lần kế hoạch năm, tăng 2,2
lần so với năm 2020. Với kết quả trên, PVN nộp ngân sách Nhà nước hoàn thành trước 3
tháng, đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2020. Kết
quả sản xuất-kinh doanh của PVN đã dẫn đầu 19 tập đoàn, Tập đoàn thuộc Ủy ban trong
năm 2021.
Về công tác đầu tư và xử lý các tồn tại yếu kém, PVN đã có nhiều chuyển biến tích
cực trong năm 2021. Công tác xử lý các dự án tồn tại khó khăn cũng đã có những chuyển
biến lớn khi 4/5 dự án đã được Chính phủ đưa ra khỏi danh sách các dự án khó khăn, yếu
kém ngành Công Thương gồm: 3 dự án nhiên liệu sinh học (Dung Quất, Phú Thọ và Bình
Phước). Cùng đó, VNPoly đã vận hành toàn bộ 27 dây chuyền sản xuất sợi chất lượng sản
phẩm tốt, doanh thu vượt kế hoạch; dự án còn lại là DQS có đơn hàng ổn định, chủ yếu với
khách hàng ngoài Ngành Dầu khí, doanh thu vượt 4% kế hoạch
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và
vươn ra quốc tế, PVN và các đơn vị thành viên cũng luôn quan tâm đến các hoạt động an

34
sinh xã hội nhằm quảng bá hình ảnh đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh
nghiệp với cộng đồng và xã hội.
Đồng cảm, chia sẻ với khó khăn chung của đất nước, đặc biệt là ngành Y tế trong
việc phòng chống dịch bệnh Covid-19, PVN đã có các hành động thiết thực trong năm 2021
nhằm góp phần hỗ trợ công tác phòng chống và giảm thiểu lây lan dịch bệnh, cụ thể như
sau:
Trao tặng các thiết bị y tế trị giá 5 tỷ đồng hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh
Covid-19 cho các đơn vị được Bộ Y tế chỉ định;
Tính đến tháng 6 năm 2021 PVN và các đơn vị thành viên đã đóng góp hơn 500 tỷ
đồng cho Quỹ vắc-xin của Chính phủ và công tác phòng chống dịch.
Công đoàn DKVN đã thực hiện:
Hỗ trợ NLĐ trong toàn ngành gần 3 tỷ đồng mua nhu yếu phẩm phòng chống dịch;
hỗ trợ người thân (vợ/chồng) NLĐ làm việc nơi tuyến đầu chống dịch; hỗ trợ ĐV-NLĐ lực
lượng trực cách ly tại nhà máy để đảm bảo công tác phòng chống dịch; khen thưởng công
tác phòng chống dịch.... (1 tỷ 500 triệu đồng).
Ủng hộ Quỹ vắc-xin của Chính phủ theo chương trình của TLĐ 2 tỷ đồng;
Hỗ trợ các y, bác sĩ là lực lượng tuyến đầu chống dịch tại Bắc Ninh và Bắc Giang:
200 triệu đồng;
Hỗ trợ cùng Khối thi đua: 100 triệu đồng cho CNLĐ khó khăn tại các khu cách ly,
phong tỏa;
Hỗ trợ 300 triệu đồng nước uống cho các điểm nóng, tâm dịch tại Bắc Giang và Bắc
Ninh;
Hỗ trợ UBND tỉnh Quảng Trị 1 tỷ đồng để phòng, chống dịch bệnh;
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã trao tặng số tiền 153 triệu đồng
cho TP Đà Nẵng để chung tay cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19;
Hỗ trợ cho các đồng chí công an, các đồng chí cảnh sát giao thông trên tuyến đầu
chống dịch Covid-19 của Thủ đô khẩu trang, dung dịch sát khuẩn nhằm đảm bảo an ninh,
an toàn của nhân dân, góp phần ngăn chặn sự lây lan, bùng phát của dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, để hỗ trợ ngành y tế trong việc khám chữa bệnh, PVN đã cùng các đơn vị thành
viên tài trợ cho các bệnh viện nhiều thiết bị y tế cần thiết.
2.2.2 Thực hiện nghĩa vụ pháp luật
Thứ nhất, việc tuân thủ pháp luật về môi trường
Với phương châm “Bảo vệ môi trường gắn với văn hóa Dầu khí”. Tập đoàn đã triển
khai toàn diện và đồng bộ các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường theo hướng tuân thủ chặt
chẽ những quy định của pháp luật về môi trường trong mọi hoạt động sản xuất và kinh
35
doanh thuộc lĩnh vực đầu tư của ngành. Tất cả các công trình và dự án được triển khai mới
cũng như đang vận hành đều tuân thủ theo đúng các quy định về pháp luật của Việt Nam
cụ thể như sau

Hình 10: Mức độ tuân thủ yêu cầu pháp luật về môi trường năm 2020 của PVN
Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải rắn, Tập đoàn và
các đơn vị thành viên đã thực hiện việc phân loại các chất thải phát sinh từ hoạt động sản
xuất kinh doanh thành 3 dòng chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp
thông thường và chất thải nguy hại để áp dụng các phương pháp lưu giữ, vận chuyển và xử
lý theo đúng quy định. Tất cả các loại chất thải phát sinh do hoạt động của các công trình
dầu khí đều được thu gom, xử lý hoặc chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng để xử lý
đúng quy định pháp luật.

36
Hình 11: Lượng chất thải phát sinh năm 2020
Trong giao đoạn 2016 – 2020, các hoạt động của ngành công nghiệp điện chiếm
84% tổng số khối lượng chất thải phát sinh, trong đó chất thải công nghiệp thông thường
và chất thải sinh hoạt chiếm tỉ trọng chính. Tập đoàn luôn xem xét khả năng và xử lý của
các nhà thầu xử lý chất thải trong hồ sơ năng lực, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình
xử lý của nhà thầu để đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật. Cho đến nay
Tập đoàn chưa ghi nhận bất cử vấn đề môi trường nào tại các khu vực tiếp nhận xử lý chất
thải rắn.
Thứ hai, việc tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT
Tập đoàn luôn tuân thủ quy định của pháp luật về chính sách bảo hiểm cho người
lao động. Hàng năm PVN đều định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. Người lao
động mắc bệnh đều được cấp phát thuốc và thăm khám tại cơ sở y tế của đơn vị. Với những
trường hợp cần thiết, cán bộ công nhân viên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám và chữa
bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh theo bảo hiểm.
Các trường hợp gặp vấn đề tai nạn lao động, gặp khó khăn do thiên tai…ngoài chế
độ BHXH, người lao động có thể được hỗ trợ thêm theo Quy định quản lý và sử dụng quỹ
phúc lợi, quỹ khen thưởng và các khoản có chi phí mang tính chất phúc lợi từ nguồn kinh
phí SXKD của Tập đoàn. PVN luôn luôn tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
pháp luật.
Thứ ba, việc tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
Trong quá trình hoạt động, Tập đoàn và các đơn vị thành viên luôn tuân thủ đầy đủ
các quy định pháp luật, các quy định về công tác an toàn sức khỏe, các quy định mới đều
được phổ biến và triển khai thực hiện.
37
Để đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam trong công tác quản lý
an toàn - sức khỏe trong quá trình hoạt động, PVN đã tiến hành:
- Rà soát, xem xét các yêu cầu pháp lý thông qua các văn bản do Nhà nước ban hành.
Cùng với các chính sách và quy định của PVN, các quy định pháp luật liên quan là yêu cầu
cao nhất được PVN tuân thủ trong quá trình triển khai dự án bởi các đơn vị thành viên.
- Cập nhật thường xuyên danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
quản lý an toàn sức khỏe và phổ biến, triển khai thực hiện;
- Kiểm tra giám sát định kỳ việc tuân thủ về ATVSLĐ tại các đơn vị thành viên. Công
tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được thực hiện theo nhiều hình thức kiểm tra, giám sát cụ thể
như sau:
- Kiểm tra định kỳ;
- Kiểm toán công tác ATSKLĐ;
- Kiểm tra đột xuất trước các mốc quan trọng các đợt bảo dưỡng, sửa chữa lớn, first
oil & first gas, khởi động, chạy thử, trước mùa mưa bão, dịp nghỉ lễ, tết;
- Phối hợp kiểm tra.
Trong năm 2020, các công tác kiểm tra, giám sát ATSKLĐ được thực hiện bao gồm:
- Tự kiểm tra công tác ATVSLÐ
» Kiểm tra công tác an toàn, PCCN tại 13 đơn vị tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu
Giang;
» Kiểm tra rà soát, đánh giá sơ bộ công tác ATSKLĐ trong quá trình vận hành thử
nghiệm dự án NPK của PVCFC;
» Kiểm toán kỹ thuật hằng năm về công tác ATSKLĐ đối với 16 nhà thầu/nhà điều
hành dầu khí theo kế hoạch;
» Kiểm tra hai phía Việt - Nga về công tác an toàn lao động, chống phun chống cháy
và bảo vệ môi trường tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.
- Phối hợp kiểm tra/ giám sát công tác ATSKLĐ:
» Tham gia đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương về đảm bảo công tác ATVSLÐ tại
3 đơn vị của PVGAS, PVOIL, JVPC;
» Tham gia đoàn kiểm tra Hội đồng Thành viên Tập đoàn và đoàn giám sát hoạt
động sản xuất kinh doanh năm 2020 tại Liên doanh Việt - Nga; đoàn kiểm tra hai phía Việt
- Nga về công tác ATVSLÐ- PCCN;
» Phối hợp với PVC kiểm tra công tác ATSKLĐ tại 5 đơn vị của PVC tại Sông Hậu,
TP HCM, Vũng Tàu, Thái Bình;
» Tham gia đoàn kiểm tra công tác ATSKLĐ tại PVD, PV GAS, VNPoly, PVChem,
DQS.
38
2.2.3 Thực hiện nghĩa vụ đạo đức
Thứ nhất, nghĩa vụ đạo đức trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hang
Trong những năm gần đây việc chăm sóc khách hang và xử lý sự cố từ khách hang
của PVN đã có những thay đổi tích cực, luôn luôn sẵn sàng phục vụ, đáp ứng yêu cầu của
khách hang.
PVN tập trung triển khai nhiều dự án chiến lược của Tập đoàn tiêu biểu như: Chương
trình PVOIL Easy lần đầu tiên được đưa vào hoạt động từ ngày 6/2/2018, dành cho khách
hàng là doanh nghiệp mua xăng dầu tại hơn 600 CHXD của PVOIL và COMECO trong cả
nước. Đến nay, đã có hơn 1.000 doanh nghiệp là khách hàng PVOIL Easy với hơn 12.500
tài xế, thực hiện hơn 70.000 giao dịch mỗi tháng, trung bình cứ 2 phút lại có 3 giao dịch.
Sản lượng bình quân 6 tháng đầu năm 2020 đạt 4.649 m3/tháng. Riêng tháng 6 đạt xấp xỉ
5.800 m3, trong đó sản lượng tăng mới đạt hơn 55%. Và sản lượng vẫn đang tiếp tục tăng
theo thời gian.
Ngoài ra, PVOIL còn phối hợp với các ứng dụng thanh toán điện tử lớn nhất Việt
Nam như: MoMo, , GOT IT, ViettelPay, VCB Pay, VCB Mobile Banking và 22 ngân hàng
liên kết của Vietcombank, mở ra cơ hội tiếp cận hàng chục triệu khách hàng đang hướng
đến thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, mang đến trải nghiệm mới cho khách hàng
và tạo ra lợi thế kinh doanh riêng của PVOIL.
Như vây, việc sử dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi khách hàng hiện nay của PVN
cho thấy PVN sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt để mang lại nhiều hơn quyền lợi cho khách
hàng.
Thứ hai, trách nhiệm đạo đức trong việc đáp ứng tiêu chuẩn của ngành kinh doanh
Tập đoàn đã xây dựng được hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ
tìm kiếm - thăm dò - khai thác dầu khí đến phát triển công nghiệp khí - điện - chế biến và
dịch vụ dầu khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng đất nước. Đặc thù công
nghiệp dầu khí với các nguyên liệu là dầu thô và khí thiên nhiên được khai thác, sau đó chế
biến phục vụ cho nhu cầu các ngành công nghiệp điện, hóa chất, phân bón, giao thông vận
tải và sinh hoạt dân dụng.
Việc tuân thủ đầy đủ các chính sách, quy định về ATSKMT nói chung và bảo vệ
môi trường nói riêng luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
PVN và các đơn vị thành viên. Để giảm thiểu tác động môi trường từ hoạt động sản xuất
kinh doanh và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, PVN và các đơn vị thành viên luôn
đảm bảo thực hiện các biện pháp BVMT theo hướng tích cực và hiệu quả.
Trong quá trình triển khai các dự án, PVN cùng các nhà thầu dầu khí luôn thực hiện
các đợt khảo sát môi trường cơ sở và khảo sát môi trường sau khi khoan (đối với các dự án
39
ngoài khơi), khảo sát môi trường định kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Các dự án
đều được nghiên cứu và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết, kế hoạch
bảo vệ môi trường, xây dựng kế hoạch/ biện pháp ứng phó sự cố hóa chất, kế hoạch ứng
phó sự cố dầu tràn, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp... cho dự án đầu tư theo đúng yêu cầu pháp
luật, trong đó đề xuất các biện pháp, kế hoạch ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường.
Biện pháp giảm thiểu cam kết đạt được các mục đích như: Giảm thiểu lượng chất thải; Xử
lý các loại chất thải phát sinh đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam và tiêu chuẩn
quốc tế trước khi xả thải vào môi trường; Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất
thải như xáo trộn vật lý, tiếng ồn, độ rung...
Công tác giám sát các nguồn thải được thực hiện theo hệ thống, lưu hồ sơ, báo cáo
theo quy định. Công tác phân loại, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý các chất thải rắn,
chất thải nguy hại được bố trí đầy đủ nguồn lực, hướng dẫn cụ thể, đảm bảo giảm thiểu
nguy cơ gây hại tới môi trường và cộng đồng, tuân thủ quy định của pháp luật. Ngoài ra,
Tập đoàn yêu cầu các đơn vị thường xuyên cập nhật các nguồn thải từ hoạt động của mình,
từ đó xác định rõ những rủi ro và tác động môi trường để thực hiện các hoạt động giảm
thiểu phù hợp.
Trải qua 60 năm, kể từ ngày ngành Dầu khí Việt Nam bắt đầu hình thành và phát
triển, đến nay, dù lĩnh vực hoạt động rất rộng và quy mô lớn, song Tập đoàn chưa để xảy
ra một sự cố môi trường nghiêm trọng nào.
Để quản lý chặt chẽ các loại chất thải, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường xung quanh,
Tập đoàn đã yêu cầu các đơn vị vận hành các tòa nhà văn phòng thực hiện đầy đủ các yêu
cầu về quản lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Đối với chất thải rắn: đã tổ chức phân loại chất thải tại nguồn thành chất thải sinh
hoạt và chất thải nguy hại, sau đó chuyển giao cho các nhà thầu xử lý theo quy định. Bên
cạnh đó, để xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ các tòa nhà, đơn vị vận hành tòa nhà cũng
đăng ký chủ nguồn thải, chất thải nguy hại, ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại với đơn
vị xử lý theo đúng quy định pháp luật.
- Điển hình như tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, với chất thải rắn và nguy hại, nhà
máy có quy trình xử lý đảm bảo tuân thủ các yêu cầu luật định. Với mục đích chung tay
bảo vệ môi trường, xây dựng thói quen xanh từ những việc làm nhỏ nhất, Đoàn Thanh niên
Công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí đã tiến hành lắp đặt các hộp thu gom pin đã qua sử dụng tại
4 khu vực trong Công ty đồng thời tổ chức các hoạt động vận động, khuyến khích cán bộ,
công nhân viên cùng tham gia thu gom pin đã qua sử dụng. Toàn bộ lượng pin thu gom
được chuyển tới khu vực xử lý có cấp phép theo đúng quy định về xử lý chất thải.

40
- Đối với xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động của các tòa nhà
văn phòng được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của các tòa nhà. Nước thải sẽ
được xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung. Bên
cạnh đó, đơn vị vận hành tòa nhà thường xuyên lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải 3
tháng/lần để giám sát chất lượng nước thải trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung.

Hình 12: Tổng nguồn năng lượng tái tạo đã sản xuất
Hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đối
tác trong và ngoài nước tập trung chủ yếu trên biển có thể gây tác động tiềm ẩn đến đa dạng
sinh học biển. Để góp phần bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học quốc gia, Tập đoàn đã
tăng cường thực hiện các chương trình nghiên cứu cũng như xây dựng chiến lược, hành
động, kế hoạch quản lý tác động đến đa dạng sinh học trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.4 Thực hiện đóng góp xã hội
Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm từ thiện
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh do dịch bệnh và giá dầu giảm,
PVN và các đơn vị thành viên vẫn luôn ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.
Năm 2021, PVN và các đơn vị thành viên đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực
trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng và giáo dục hướng tới cộng đồng, đặc biệt là những
người có mức thu nhập thấp, trong điều kiện khó khăn và bị tác động nghiêm trọng bởi dịch
bệnh Covid-19.

41
Hình 13: Bảng thống số tiền thực hiện công tác xã hội tại PVN năm 2020
Tính đến tháng 6 năm 2021 PVN và các đơn vị thành viên đã đóng góp hơn 500 tỷ
đồng cho Quỹ vắc-xin của Chính phủ và công tác phòng chống dịch.
Tập đoàn Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) tài trợ 4 tỷ đồng để xây dựng, công trình
Trường Tiểu học xã Trực Khang (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Công trình bao gồm:
khu nhà học 2 tầng khang trang với 6 phòng học mới được trang bị đầy đủ các trang thiết
bị thiết yếu phục vụ công tác dạy và học, cùng với công trình phụ trợ được xây mới gồm
cổng, sân trường, hàng rào bảo vệ, cây xanh;
V GAS tài trợ xây dựng Trường Mầm non và THCS Măng Đen, xã Đăk Long, huyện
Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Toàn bộ công trình có tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng do PV GAS
tài trợ toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng. Quy mô công trình bao gồm: Trường Mầm non
Măng Đen là khối nhà học 2 tầng 8 phòng cùng bếp ăn và các công trình phụ trợ, đáp ứng
nhu cầu học tập cho khoảng 280 học sinh bậc học mầm non. Trường THCS Măng Đen là 2
khối nhà học, mỗi khối gồm 2 tầng 6 phòng, đáp ứng nhu cầu học tập của khoảng 420 học
sInh bậc học THCS tại địa phương;
Đầu tư khắc phục hậu quả thiên tai và môi trường: Hỗ trợ nhân dân các tỉnh Quảng Bình,
Quảng Ngãi khắc phục thiệt hại do bão lũ gây ra với tổng số tiền là: 1,2 tỷ đồng. Hỗ trợ
người lao động các đơn vị bị ảnh hưởng bão lũ lụt với số tiền là hơn 10 tỷ đồng. Tổng

42
kinh phí trong toàn ngành hỗ trợ cho nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục thiệt hại do
bão lũ gây ra với tổng số tiền là hơn 26 tỷ đồng.
Tri ân anh hùng liệt sĩ gia đình có công với cách mạng và hỗ trợ các gia đình khó khăn:
Thăm hỏi các Mẹ Việt Nam Anh hùng tại các địa phương nhân ngày Thương binh liệt sĩ.
Tập đoàn CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) đã trao tặng kinh phí xây
dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Huỳnh Thị Các (địa chỉ 134/13 Lâm Thành Mậu,
khóm 4, TP.Cà Mau) và trao 20 suất quà cho hộ chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn tại Cà Mau. Phân bón Cà Mau vừa trao thêm 3 căn nhà đại đoàn kết cho các hộ gia
đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau.
Ngày 21/11/2020, Phân bón Cà Mau tiếp tục đồng hành trao tặng thêm 2.000 bồn chứa
nước ngọt, dung tích 500 lít đến bà con 3 huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại thuộc tỉnh
Bến Tre để trữ được nước ngọt duy trì sinh hoạt, tưới tiêu.
PVN là doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng. Không dừng lại ở đó, với
vai trò là một trong những tập đoàn chủ lực trong ngành dầu khí, PVN luôn luôn đồng
hành cùng các hoạt động tạo nguồn nhân lực, tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực dầu khí nói
riêng và xã hội nói riêng.
Thứ 2, thực hiện trách nhiệm an ninh quốc phòng
Trong những năm qua, công tác GDQP&AN của PVN đã được những kết quả nhất định,
PVN luôn chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện với tinh thần
tích cực, chủ động, đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm và hành
động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đối với việc thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN.
Ban Chỉ huy quân sự Tập đoàn và ở các đơn vị thành viên đã thể hiện vai trò tham mưu
trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện công tác GDQP&AN
đồng thời phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ cùng các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Quốc
phòng và các Quân khu, cơ quan quân sự địa phương, nơi có các đơn vị thành viên đặt trụ
sở để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng, an ninh.
Bên cạnh đó, PVN luôn quán triệt, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của
Bộ Quốc phòng, cơ quan quân sự địa phương … từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
GDQP&AN.
PVN cũng luôn chú trọng vào việc củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ban Chỉ huy quân sự Tập đoàn đến các đơn vị thành viên, kịp thời kiện toàn đội ngũ cán
bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng. Thực hiện tốt việc tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng, quân sự cho đội ngũ cán bộ Ban Chỉ huy
quân sự. Phát huy vai trò tham mưu của Ban Chỉ huy quân sự từ Tập đoàn đến các đơn vị
thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng quốc phòng an ninh.

43
Song song với việc thực hiện, PVN thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện
công tác GDQP&AN đối với các đơn vị thành viên, duy trì nghiêm túc các chế độ giao
ban, báo cáo theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng và cơ quan quân sự địa phương nơi
đơn vị đứng chân.
2.3. Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN)
2.3.1 Những kết quả đạt được
Hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN đã góp phần không nhỏ nhằm thúc đẩy
kinh tế, khoa học, công – nghệ cho đất nước. Là một doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm
không chỉ với bản thân doanh nghiệp mà còn với cả đất nước.
Hiện PVN đã thực hiện chế độ trả lương, thưởng, phụ cấp theo quy định của pháp
luật. Người lao động được hưởng lương thưởng tương xứng với công sức của họ.
PVN có trách nhiệm tài chính tương đối tốt trong việc đào tạo, nâng cao trình độ cho
cán bộ công nhân viên. Các khóa đào tạo của PVN rất bài bản và chuyên nghiệp, hướng
dẫn người lao động ngay từ những giây phút đầu tiên bước chân vào PVN. Thông qua các
khóa đào tạo này, năng lực làm việc và đạo đức của nhân viên đã được phát triển một cách
toàn diện.
PVN góp phần quan trọng vào việc tang trưởng GDP của đất nước, giải quyết một
lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động và còn tích cực tham gia vào công cuông
đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.
PVN đã và đang thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về chính sách
bảo hiểm cho người lao động, vấn đề an toàn vệ sinh lao động, vấn đề an toàn vệ sinh môi
trường cũng được triển khai tốt.
Tập đoàn đã thể hiện rất tốt trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp trong việc đáp
ứng nhu cầu của khách hang và cả quốc gia về cả chất lượng và dịch vụ. Luôn có trách
nhiệm cộng động không để hoạt động kinh doanh sản xuất ảnh hưởng tới môi trường và xã
hội.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Công tác đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn, nhiều dự án bị chậm,
chưa hiệu quả. Trong năm 2021, tổng giá trị đầu tư của Tập đoàn chỉ đạt trên 18.000 tỷ
đồng, một con số rất khiêm tốn nếu so với doanh số trên 620.000 tỷ đồng của Tập đoàn,
trong đó giá trị đầu tư cho công tác tìm kiếm thăm dò chỉ đạt 50 triệu USD tương đương
1.150 tỷ đồng, rất thấp nên gia tăng trữ lượng không đạt kế hoạch, hệ số bù trữ lượng chỉ
đạt 0,26 tác động tiêu cực tới phát triển bền vững của Tập đoàn. Nhiều dự án lớn bị chậm
so với kế hoạch như dự án điện Long Phú 1, Cá Voi Xanh, Lô B, Nâng cấp, mở rộng Dung
44
Quất.... Một số dự án đầu tư đã đưa vào hoạt động nhưng vẫn còn rất khó khăn về tài chính
như NSRP, VNPOLY; một số dự án có khả năng bị phá sản như các dự án Ethanol.
Tình trạng thụ động, đùn đẩy trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, người lao động
là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới công việc không được giải quyết kịp thời, ảnh hưởng tới
các hoạt động của Tập đoàn. Vẫn có hiện tượng né tránh, trì hoãn việc khó hoặc đùn đẩy
trách nhiệm trong giải quyết công việc dẫn đến nhiều việc quan trọng không được giải
quyết, hoặc bị chậm so với yêu cầu. Nhiều việc được xử lý một cách thụ động, không đảm
bảo chất lượng, chỉ để cho qua việc mà không được đeo bám, đôn đốc giải quyết tới kết quả
cuối cùng. Vì vậy, nhiều việc quan trọng của Tập đoàn mặc dù đã ra khỏi Tập đoàn nhưng
nhiều tháng, thậm chí hàng năm không được giải quyết.

45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TẬP
ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
3.1. Bài học
Chú trọng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực
Các doanh nghiệp thành công cho thấy, doanh nghiệp nào càng chú trọng đầug từ
cho đào tạo kèm cặp nhân viên thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn
trong doanh nghiệp. Mỗi quyết định đầu tư cho đào tạo nhân lực đều có ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển khá mạnh mẽ của công nghệ dầu khí phi truyền thống, dầu
khí khó khai thác, các công ty dầu khí đều phải tăng cường đào tạo chuyên môn kĩ thuật
cho nhân viên của mình để nhằm đáp ứng yêu cầu của việc phát triển khai thác các đối
tượng mới.
Quản trị nguồn nhân lực theo năng lực
Công tác phát triển nguồn nhân lực cũng được hoạch định, triển khai, đánh giá dựa
trên sự thiếu hụt, triển khai thực hiện và đánh giá theo chuẩn năng lực đã có. Hiện nay,
Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai áp dụng quản trị nhận lực dựa trên năng
lực ở công ty lớn và một số đơn vị thành viên.
Quản lý tri thức như tài sản quan trọng phục vụ phát triển nguồn nhân lực
Quản lý tri thức góp phần quan trọng trong hoạt động vận hành an toàn và hiệu quả
đối với công ty dầu khí. Quản lý tri thức ngày nay đã đóng góp một phần đáng kể vào sự
thành công của các tập đoàn dầu khí trên thế giới, giúp các tập đoàn giải quyết được thách
thức to lớn đặt ra trong một vài thập kỉ qua để phát triển một cách bền vững.
Tập trung xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo
Các công ty dầu khí quốc gia thường chú trọng xây dựng cho mình một hệ thống
cơ sở đào tạo của mình có quy mô lớn, mạnh về năng lực để đảm bảo thực hiện thành
công các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của mình. Cần xây dựng một hệ thống các cơ
sở đào tạo mạnh, bao trùm toàn bộ các nội dung đào tạo cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh nhưng biết liên kết phát huy thế mạnh của toàn bộ mạng lưới giáo dục đào tạo
trong nước và nước ngoài.
Đẩy mạnh công tác phát triển gắn với thực tiễn
Nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua tuyển dụng, các công ty dầu khí cần xây
dựng riêng cho mình một đội ngũ chuyên gia, nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn mà
công ty gặp phải, bởi vì mỗi bể, mỗi lô dầu khí, mỗi mỏ... đều có những đặc thù riêng,
không thể áp dụng chung những kinh nghiệm, kiến thức thu nhận được.

46
Nguồn nhân lực của Tập đoàn dầu khí Việt Nam cơ bản được đào tạo bài bản và có
chất lượng cao, các chỉ tiêu khác liên quan đến năng suất lao động, cơ cấu độ tuổi, trình
độ học vấn…cũng thể hiện sự vượt trội đáng ghi nhận so với mặt bằng các tập đoàn kinh
tế tại Việt Nam.
Những thành công, những hạn chế và bất cập về trình độ nhân sự, cơ cấu tổ chức,
chế độ đãi ngộ… tại các Tập đoàn kinh tế khác trên thế giới sẽ là những bài học kinh
nghiệm
3.2. Giải pháp
3.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận cán bộ
lãnh đạo, quản lý trách nhiệm xã hội

Một trong những nguyên nhân khiến việc triển khai CSR chưa thực sự hiệu quả là
do thiếu thông tin, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của CSR chưa rõ ràng nên vấn đề nhận thức và
hiểu biết, cách tiếp cận và áp dụng chưa đầy đủ, toàn diện. Đây là lý do tại sao có nhiều
cách hiểu và mô thức khác nhau gây lãng phí và thậm chí làm sai lệch ý nghĩa của CSR.

Đội ngũ lãnh đạo của Tập đoàn Truyền thông là những người quyết định việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hay không. Vì vậy, họ phải hiểu bản chất của
việc thực hiện CSR, chứ không phải chạy đua để đạt được thành tích hay lấy chứng chỉ một
cách hình thức.Ban Lãnh đạo cần phải xem xét những điều kiện và khả năng, nguồn lực
của doanh nghiệp mình, đặc biệt là vấn đề tài chính trong việc đầụ tư cải tạo nâng cấp cơ
sở hạ tầng và cân đối hiệu quả giữa đầu tư và lợi nhuận thu được; cũng như chiến lược phát
triển doanh nghiệp một cách bền vững và tạo thế cạnh tranh và nâng cao uy tín cho thương
hiệu của DN trên trường quốc tế.

PVN cần kết hợp các mục tiêu phúc lợi xã hội vào thương hiệu của mình, từ việc
tạo ra sản phẩm đến chiến lược gắn kết nhân viên và truyền thông tiếp thị để thu hút và tiếp
cận những người tiêu dùng lớn. Thực tế vài năm trở lại đây, khi hàng loạt doanh nghiệp vi
phạm tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…, xã hội và doanh nghiệp hiểu
rằng trách nhiệm xã hội không còn là điều xa vời.

Trách nhiệm xã hội là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Ngược lại, những doanh nghiệp có chiến lược bền vững và trách nhiệm xã hội cũng tăng
doanh thu và uy tín thương hiệu trong cộng đồng. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp
xem hoạt động CSR là một cách để quảng bá thương hiệu. Nên câu hỏi đặt ra là các DN
này có thực sự chiếm được tình cảm của xã hội đối với DN hoặc thương hiệu của mình?

47
Câu trả lời của các chuyên gia tư vấn thương hiệu là "không". Doanh nghiệp cần phải coi
việc thực hiện TNXH là trách nhiệm của mình. Để thay đổi nhận thức các DN phải đi từ
nhỏ đến lớn, sau đó là dành từng phần nguồn lực tài chính hoặc trí tuệ để hỗ trợ, nâng cao
và phải đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Các công ty thực hiện CSR thành công sẽ gặt hái được những lợi ích đáng kể. Vì
vậy, khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, họ ủng hộ nó. Trách nhiệm xã hội phải đến từ người lãnh đạo. Nếu các
nhà quản lý không tin vào tầm quan trọng của CSR, nếu họ không tích cực phát triển hoặc
hỗ trợ các hoạt động CSR cấp cơ sở, và nếu họ không thể hiện sự liêm chính và trung thực
như một cá nhân trong công việc và trong cuộc sống thì CSR không thể thành công. Các
công ty chỉ có thể áp dụng CSR thành công nếu ban lãnh đạo của họ cam kết thực sự hiểu
được tầm quan trọng và lợi ích lâu dài của CSR và biến CSR trở thành một phần của văn
hóa doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bộ phận nhân sự là kết tinh tầm nhìn và cam kết của lãnh
đạo thông qua việc xem xét và đánh giá sự tồn tại của các hoạt động quản lý nguồn nhân
lực trong tổ chức xây dựng và thực thi chiến lược TNXH.

Việc nâng cao hơn nữa nhận thức về trách nhiệm xã hội của người lao động là vô
cùng cần thiết. Để người lao động hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm
nhiều yếu tố rất quan trọng, không chỉ là công việc từ thiện, đóng góp cho xã hội, mà còn
là yêu cầu phát triển bền vững, vì lợi ích thực tế của chính phủ. Bản thân VNPT-Media.

Phát triển bền vững là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
là quá trình phát triển trong đó phối hợp đồng bộ ba mặt cơ bản là phát triển kinh tế, phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường, là công việc đáp ứng nhu cầu trước mắt và không hậu
quả cho các thế hệ mai sau để đảm bảo sự phát triển của PVN.
TNXH hướng tới các đối tượng xã hội nói chung, đó là trách nhiệm đối với người
tiêu dùng, khách hàng; trách nhiệm đối với đội ngũ lao động trong doanh nghiệp; trách
nhiệm đối với cộng đồng dân cư nơi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Thực hiện TNXH không chỉ là những nỗ lực về tài chính mà còn cả về cái tâm, tấm
lòng với xã hội. Phòng truyền thông và các tổ chức khác như công đoàn, Đoàn thanh niên
cần phải xây dựng chương trình hành động từng thời kì, phù hợp với kế hoạch cũng như
chiến lược của Tập đoàn. Bên cạnh đó, khi người lao động hiểu rằng việc thực hiện đầy đủ
các trách nhiệm xã hội ấy cũng là bảo đảm chất lượng và năng lực cạnh tranh của mỗi doanh

48
nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong hội nhập kinh tế ngày
nay thì họ sẽ góp sức lực để thực hiện nó.
3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã
hội
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không vĩnh cửu, nó có thể được tạo lập
nhưng cần để duy trì để phát huy vai trò và tác dụng của nó. Đối với PVN khi xây dựng
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đều mong muồn duy trì và tăng cường để nó là một
bộ phận không thể thiếu trong sự phát triển của Tập đoàn cũng cần phải duy trì những điểm
mạnh trong việc thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của mình và ngày càng hoàn
thiện, phát triển đưa nó lên một tầm cao mới.
Nhằm duy trì và phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Tập đoàn cần
phải có một số biện pháp để kiểm soát và đánh giá việc thực hiện một cách khách quan và
hiệu quả nhất, cụ thể như sau:
- Thành lập một bộ phận kiểm soát nội bộ của Tập đoàn. Bộ phận này có nhiệm vụ
giám sát tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của người đứng đầu bộ máy điều hành
PVNtrong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật, Điều lệ, các quy định của Tập đoàn. Trong đó có giám sát việc
thực hiện và kết quả của các công việc liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.
- Xây dựng và xác định nhiệm vụ, nội dung công việc của Bộ phận kiểm soát nội bộ
là:
- Giám sát việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Điều lệ
tổ chức và hoạt động của Tập đoàn; thực hiện các quyết định của Ban Lãnh đạo PVN
- Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ các quy chế nội bộ do Lãnh đạo
Tập đoàn ban hành.
- Giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu kế
hoạch của VNPT-Media.
- Giám sát thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch mua, bán và các giao dịch kinh
doanh khác thuộc thẩm quyền và theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo Tập đoàn.
- Hỗ trợ, phối hợp và đầu mối nghiệp vụ đối với kiểm soát viên Tập đoàn.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên bộ phận kiểm soát tại các
đơn vị để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

49
Căn cứ chức năng nhiệm vụ đó của bộ phận Kiểm soát nội bộ, Ban lãnh đạo Tập
đoàn sẽ có những đánh giá tổng kết các chương trình hoạt động liên quan đến trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp nhằm rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn vào thời gian tiếp theo.
Từ đó Ban lãnh đạo Tập đoàn sẽ có các chỉ đạo điều hành hiệu quả đối với các chương trình
xã hội đang thực hiện tại Tập đoàn. Qua việc kiểm tra, tổng kết và đánh giá các chương
trình xã hội thì Ban lãnh đạo Tập đoàn sẽ đưa ra được những chủ chương lãnh đạo và những
điều chỉnh phù hợp.
Đối với cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp thực hiện công tác liên quan đến trách
nhiệm xã hội thì luôn nâng cao tinh thần đánh giá và tự đánh giá trong nội bộ đơn vị nhằm
mục tiêu hoàn thiện công tác liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc tự
đánh giá này sẽ có lợi thế là có sự hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp mình, chi phí thấp và
đảm bảo bí mật thông tin.
Ngoài ra Tập đoàn còn xây dựng kế hoạch đánh giá, các tiêu chí đánh giá, các nguồn
lực cho đánh giá thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Việc tiến hành đánh giá về sự cần thiết phải tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp cần được thực hiện sớm và hiệu quả, bởi sẽ mất nhiều thời gian để thấy rõ được tính
hiệu quả của nó. Chắc chắn hậu quả của việc trì hoãn này sẽ là rất lớn. Trong số những hậu
quả xấu do việc chậm trễ tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là ý thức của
nhân viên không được nâng cao, phàn nàn của khách hàng ngày càng nhiều, nhiều cơ hội
và công việc kinh doanh bị bỏ lỡ, năng suất làm việc thấp, chậm thích ứng với những thay
đổi mới, hiệu quả làm việc bị ảnh hưởng xấu... Khi Tập đoàn đã có nhiều năm hoạt động
kinh nghiệm và cách thức hoạt động của nó đã ăn sâu sẽ cản trở sự thích ứng với những
thay đổi và sự cạnh tranh trên thị trường, vì vậy lãnh đạo và nhân viên trong Tập đoàn phải
quan tâm chú ý.
_Hết_

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân (2012), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa
công ty, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
2. Báo cáo chế độ tiền lương NLĐ tại PVN 2020– Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
3. Báo cáo an toàn vệ sinh lao động thường niên năm 2020 – Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam
4. Báo cáo an toàn sức khoẻ thường niên năm 2020 – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
5. Năm 2021: PetroVietNam vượt thách thức, tang trưởng ngoạn mục – PV Việt Nam
6. PetroVietNam – Vinh dự lớn trách nhiệm lớn – PVN.vn
7. Báo cáo tài chính năm 2020 – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
8. Báo cáo công tác xã hội năm 2020– Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

51
PHỤ LỤC

STT Họ tên Nội dung Đánh giá

Hoàn thành đầy đủ và


1. Phân công nhiệm vụ
đúng thời gian quy
2. Thực hiện Design bài
1 Lê Thu Thuỳ định.
3. Tìm hiểu và viết Chương
Tích cực xây dựng bài
2 và phần 3.2
chung

Tích cực xây dựng bài


và có nhiều ý tưởng
1. Tìm hiểu viết nội dung
2 Ngô Thị Thu sáng tạo.
Chương 1 và phần 3.1
Hoàn thành nhiệm vụ
đúng thời hạn

52

You might also like