GIẢI ĐỀ CUỐI KỲ - TTDĐ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

GIẢI ĐỀ CUỐI KÌ THÔNG TIN DI ĐỘNG

GIẢI ĐỀ A
Câu 1:
a) Một tình huống thực tế không nhất thiết phải cần tái sử dụng tần số là các tế
bào D,C,B,A nằm cạnh nhau có các màu khác nhau thì không nhất thiết phải cần
tái sử dụng tần số.

b) Nhược điểm khi tăng kích thước (số lượng tế bào) của một cấu trúc lặp lại tần
số là khả năng tái sử dụng về tần số sẽ giảm đi. Vì khi tăng số lượng tế bào trong
một cấu trúc lặp lại tần số, số lượng N tế bào sẽ tuân theo công thức: N = i2+ ij+ j 2
(với i, j là số nguyên, i ≥j), khi số lượng tế bào tăng lên sẽ dẫn đến khoảng cách
giữa các tế bào giống nhau trở nên xa hơn, như vậy khả năng tái sử dụng tần số
sẽ giảm đi.
Câu 2:

- Khối Conv Encoder (Mã hoá kênh): Mã hoá các bit thông tin đầu vào.
- Khối TT: Có nhiệm vụ xáo trộn tín hiệu từ bộ mã hoá kênh.
- Khối MQAM mapping (điều chế số): Điều chế tín hiệu vừa mã hoá thành tín
hiệu rời rạc.
- Khối pilot insertion: Chèn tín hiệu đã biết trước vào chuỗi bit đang phát đi để
thực hiện chức năng ước lượng kênh truyền, giải mã thông tin dữ liệu.
- Khối S/P: Chuyển dữ liệu từ nối tiếp sang song song.
- Khối IFFT: Biến đổi Fourier ngược tín hiệu từ miền tần số sang miền thời gian.
- Khối P/S: Chuyển dữ liệu từ song song sang nối tiếp.
- Khối RF: Là khối khuếch đại cao tần.
- Khối DAC: Chuyển tín hiệu từ dạng số sang dạng tương tự.
- Khối ADC: Chuyển tín hiệu từ dạng tương tự sang dạng số.
- Khối FFT: Biến đổi Fourier thuận tín hiệu từ miền thời gian sang tần số.
- Khối Decoder: Giải mã tín hiệu.
Câu 3
a) Maximal Ratio Combining (MRC)
Thiết bị di động thu có nhiều anten thu, kênh truyền tín hiệu x đi từ máy phát
đến anten 1 của máy thu có đáp ứng kênh h1 =a1 . e jθ và tương tự như thế đới với
1

các anten còn lại. Mỗi đáp ứng kênh có biên độ a 1,….,a M và pha θ1 , …,θ M . Sau
mỗi anten của máy thu, ta nhận tín hiệu thu với trọng số phức gm . e− j θ (có độ lợi
M
là g1 và pha θ1 ). Tất cả các tín hiệu sau đó đi qua 1 bộ tổng để cộng lại với nhau
và thực hiện giải điều chế.
Equal Gain Combining (EGC)
Tương tự như MRC nhưng EGC đơn giản hơn ở chỗ tín hiệu nhận vào với tín
hiệu thu được từ anten là hoàn toàn giống nhau ở mọi anten thu có giá trị là: e− jθ M

(với độ lợi g=1), vì vậy EGC đơn giản hơn MRC


b) Trong việc giải mã dữ liệu thì kỹ thuật MRC có hiệu năng tốt hơn SC, vì các
lí do sau đây:
- MRC có độ phức tạp cao hơn SC
- Tỉ số S/R của kỹ thuật MRC là lớn nhất trong tất cả các kỹ thuật phân tập thu.
- SC hoạt động dựa trên sự lựa chọn tín hiệu tuần tự từ trên xuống, tín hiệu ra có
công suất lớn nhất sẽ được chọn để đưa vào bộ giải mã nhị phân. Vì vậy đơn
giản hơn việc nhận tín hiệu với các trọng số phức ở MRC rất nhiều.
 Chính từ các lí do trên, ta thấy được hiệu năng việc giải mã dữ liệu của MRC
là cao hơn so với SC
GIẢI ĐỀ B
Câu 1:
a) Lý do cần tái sử dụng tần số: Phổ tần số trong thông tin di động có hạn nên sử
dụng lại tần số có thể tăng dung lượng điện thoại phục vụ có nghĩa là việc tái sử
dụng lại tần số có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng kênh
lưu thông và số thuê bao truy cập trong một vùng địa lý, từ đó có thể sử dụng
phổ tần số một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
b) Ưu điểm khi tăng kích thước (số lượng tế bào) của một cấu trúc lặp lại tần số
là:
- Giúp tăng hiệu quả sử dụng phổ vì sử dụng nhiều băng tần khác nhau của phổ
tần.
- Tăng số lượng cell tương đương với việc thu hẹp vùng địa lý bao phủ của 1
cell  giúp giảm công suất phát của trạm BS.
- Nâng cao được dung lượng của hệ thống, chống nghẽn mạng khi có nhiều thuê
bao truy cập cùng lúc.
- Sử dụng được với nơi sóng vô tuyến bị che khuất nhiều, mật độ thuê bao lớn.
Câu 2:
** Độ lệch tần số sóng mang trong hệ thống OFDM gây ra các vấn đề:
- Như ta đã biết hệ thống truyền dẫn OFDM có nhược điểm là rất nhạy với tần
số sóng mang, khi tần số sóng mang giữa mạch dao động của máy thu và máy
phát bị chênh lệch sẽ gây ra nhiễu rất lớn trong hệ thống.
- Ta có đầu ra của tín hiệu truyền dẫn OFDM biểu diễn bởi công thức:
Y k , m=H k , m . X k ,m +O+ Z k ,m

- Nếu có độ lệch sóng mang trong hệ thống thì giá trị số O sẽ thay đổi, gây khó
khăn cho việc giải mã thông tin về sau.
** Các khối chức năng trong hệ thống OFDM liên quan đến vấn đề độ lệch tần
số sóng là: Khối IFFT và FFT
Lí do: Bởi vì chuỗi dữ liệu đầu vào song song của khối IFFT được điều chế bởi
sóng mang phụ trực giao sau đó các sóng mang này được cộng với nhau và được
phát lên kênh truyền đồng thời, ở quá trình thu thì ngược lại, đầu vào của FFT
được giải điều chế sóng mang phụ trực giao nên hai khối này liên quan đến độ
lệch tần số sóng.
Câu 3:
a) Như hình trên ta có thể thấy trạm gốc có nhiều anten phát và 2 thuê bao di
động thu tín hiệu, khi trạm gốc phát đi tín hiệu S1 trong cùng khoảng thời gian
và cùng tần số thì cả thuê bao 1 và 2 đều nhận được tín hiệu, mà ở đây ta mong
muốn tín hiệu S1 chỉ truyền đến thuê bao 1, tương tự như vậy khi trạm gốc phát
đi tín hiệu S2 trong cùng khoảng thời gian và tần số thì cả thuê bao 1 và 2 đều
nhận được tín hiệu, mà tín hiệu S2 là tín hiệu thuê bao 1 không mong muốn
nhận được từ đó gây ra nhiễu đồng kênh ở thuê bao 1, tương tự với thuê bao 2.
Ta có công thức mô tả:
- Tín hiệu tại thuê bao 1 thu được:
M M
y 1=S1 ∑ h1 , m+ ¿ S 2 ∑ h 1, m +¿ ¿ ¿ Z1
m=1 m=1

- Tín hiệu tại thuê bao 2 thu được:


M M
y 2=S1 ∑ h2 , m+ ¿ S 2 ∑ h 2 ,m +¿ ¿ ¿ Z2
m=1 m=1

b) Để hạn chế hoặc loại bỏ nhiễu đồng kênh ta sử dụng phương pháp tiền mã
hoá Precoding, ta sẽ nhận được tín hiệu phát S1, S2cho trong số W
Từ đó tín hiệu thu được ở thuê bao 1 và 2 lần lượt là:
M M
y 1=S1 ∑ w 1 ,m . h1 ,m +¿ S 2 ∑ w2 , m . h1 , m +¿ ¿ ¿ Z1
m=1 m=1

M M
y 2=S2 ∑ w 2 ,m . h2 ,m +¿ S1 ∑ w1 , m . h2 , m +¿ ¿ ¿ Z2
m=1 m=1

- Từ đó ta xác định giá trị W để can thiệp nhiễu đồng kênh vào là bé nhất. Ví dụ
như với thuê bao 1 ta tìm được w 2 ,msao cho tổng đó bé nhất, tương tự với thuê
bao 2, ta tìm được w 1 ,m sao cho tổng đó là bé nhất.
- Theo nghiên cứu cách đơn giản nhất trong việc xử lý tín hiệu đó là chọn W là
ma trận nghịch đảo của ma trận h, có nghĩa là ma trận tiền mã hoá được xác định
bằng ma trận nghịch đảo của ma trận đáp ứng kênh truyền hệ thống thì ta sẽ hạn
chế được nhiễu đồng kênh, thể hiện qua công thức:

[ ][ ]
[ ] [ ][ ]
y1 h … … h1 , M S1 Z 1
= 1,1 w 1,1 w 2,1 +
y2 h2,1 … … h2 , M . . S2 Z 2
. .
. .
. .
w1 ,M w 2, M

Cách này làm cho tín hiệu thu Y1 chỉ phụ thuộc vào S1, nhưng trên thực tế tín
hiệu thu Y1 của thuê bao 1 ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiễu dù lớn hay
nhỏ, nên trong thực tế cách này ít được sử dụng nhưng vẫn là phương pháp đơn
giản nhất trong xử lý tín hiệu.

You might also like