Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

CHƯƠNG 9
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

ThS. Nguyễn Minh Đức


Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Email: duc.nguyenminh4@hust.edu.vn
Chương 8: Tổ chức công tác kế toán
8.1 Tổ chức công tác kế toán
8.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
8.3 Xây dựng hệ thống chứng từ
8.4 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
8.5 Tổ chức vận dụng các hình thức kế toán
8.6 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
8.7 Tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính
EM 3500 Nguyên lý Kế toán 2
Mục tiêu của bài
● Sau khi học xong bài này, người học sẽ có thể
● Hiểu được các thức tổ chức bộ máy kế toán
● Nắm được hệ thống chứng từ và nguyên tắc tổ chức hệ
thống chứng từ
● Nắm được cách thức tổ chức hệ thống tài khoản trong
doanh nghiệp
● Nắm được các hình thức kế toán
● Nắm được cách thức tổ chức công tác kiểm tra kế toán,
xây dựng các báo cáo
EM 3500 Nguyên lý Kế toán 3
Các nội dung chính
9.1 Tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán là việc xác định những công
việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay
phải tham mưu cho các bộ phận phòng ban khác thực
hiện nhằm hình thành một bộ máy kế toán và một cơ
cấu kế toán đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán chỉ dừng lại khi đạt được
các mục tiêu và yêu cầu nhất định

EM 3500 Nguyên lý Kế toán 4


- Mục tiêu của tổ chức công tác kế toán
▪ đáp ứng việc tổ chức ghi nhận, xử lý và cung cấp thông
tin
▪ đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
▪ phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp
▪ đảm bảo ứng dụng được các phầm mềm quản lý, phần
mềm kế toán, các chương trình phân tích tài chính….

EM 3211 Nguyên lý marketing 5


- Các nguyên tắc tổ chức công tác kế toán
- Phải tuân thủ các qui định của pháp luật về kế toán
- Phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của
doanh nghiệp
- Phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn
của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán
- Đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả

EM 3500 Nguyên lý Kế toán 6


Nội dung công tác tổ chức kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức kiểm tra kế toán
Tổ chức lập, phân tích báo cáo kế toán

EM 3500 Nguyên lý Kế toán 7


9.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Các phần hành kế toán thường có trong doanh nghiệp:
+ Kế toán tài sản cố định
+ Kế toán vật tư, sản phẩm, hàng hóa
+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Kế toán bán hàng
+ Kế toán quỹ tiền mặt
+ Kế toán tiền gửi ngân hàng và thanh toán
+ Kế toán chi phí, giá thành
+ Kế toán vốn, quỹ
+ Kế toán tổng hợp
+ Kế toán thuế
EM 3500 Nguyên lý Kế toán 8
Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung

EM 3211 Nguyên lý marketing 9


Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán

EM 3211 Nguyên lý marketing 10


Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
vừa tập trung, vừa phân tán

EM 3211 Nguyên lý marketing 11


● Các căn cứ để xây dựng bộ máy kế toán
- cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh và hoạt động của
doanh nghiệp
- Khối lượng, tần suất và tính đa dạng của các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh
- yêu cầu quản lý của đơn vị
- trình độ cán bộ kế toán
- mức độ ứng dụng tin học trong công tác kế toán
EM 3211 Nguyên lý marketing 12
9.3. Xây dựng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản
ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn
thành làm căn cứ ghi sổ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán gồm: chứng từ bắt buộc và
chứng từ hướng dẫn.

EM 3211 Nguyên lý marketing 13


+ Đối với chứng từ bắt buộc: căn cứ vào danh mục và
mẫu biểu của hệ thống chứng từ qui định Doanh
nghiệp có thể lựa chọn loại chứng từ phù hợp với hoạt
động của đơn vị để sử dụng, các chỉ tiêu trên chứng từ
bắt buộc phải đầy đủ như qui định
+ Đối với chứng từ hướng dẫn: Doanh nghiệp căn cứ
vào thực tế hoạt động, yêu cầu quản lý và mẫu biểu
trong qui định để xây dựng các chỉ tiêu cũng như hình
thức, mẫu mã của chứng từ cho phù hợp
EM 3211 Nguyên lý marketing 14
● Hệ thống danh mục chứng từ
- Chứng từ về lao động tiền lương
- Chứng từ về hàng tồn kho
- Chứng từ về bán hàng
- Chứng từ tiền tệ
- Chứng từ về Tài sản cố định

EM 3211 Nguyên lý marketing 15


● Căn cứ xây dựng hệ thống chứng từ kế toán
- Các qui định của pháp luật về kế toán
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp
- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
- Yêu cầu của nhà quản trị

EM 3211 Nguyên lý marketing 16


9.4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Theo qui định các Doanh nghiệp phải áp dụng thống
nhất hệ thống tài khoản thống nhất do Bộ Tài chính ban
hành
- Đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo
qui định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày
26/8/2016
- Đối với các Doanh nghiệp khác thực hiện theo qui
định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014

EM 3211 Nguyên lý marketing 17


● Các yêu cầu đối với hệ thống tài khoản áp dụng tại DN
- Phản ánh, hệ thống hóa đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh của doanh nghiệp;
- Phù hợp với danh mục hệ thống tài khoản kế toán do Nhà
nước ban hành;
- Phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp;
- Đáp ứng yêu cầu về thông tin cần cung cấp của các đối
tượng sử dụng thông tin.
EM 3211 Nguyên lý marketing 18
● Qui trình xây dựng hệ thống tài khoản kế toán tại DN
Bước 1: Xác định các chu trình sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp để định hình các nghiệp vụ kinh tế
tài chính phát sinh;
Bước 2: Xác định đối tượng kế toán liên quan đối với
mỗi nghiệp vụ, đây là cơ sở quan trọng để lựa chọn tài
khoản sử dụng (tài khoản cấp 1)

EM 3211 Nguyên lý marketing 19


Bước 3: Xác định yêu cầu về thông tin cần cung cấp, yêu cầu
quản lý liên quan đến mỗi đối tượng kế toán trong từng
nghiệp vụ, đồng thời căn cứ vào khả năng xử lý thông tin của
phần mềm kế toán hoặc các chương trình kế toán máy để
mở tài khoản cấp 2, cấp 3….
Bước 4: Thiết lập danh mục các tài khoản sử dụng bao gồm
kết cấu, nội dung của từng tài khoản, các tài khoản chi tiết.
Bước 5: Xây dựng các qui định về cách thức ghi chép, tổng
hợp số liệu, đối chiếu số liệu của các tài khoản từ khi ghi
nhận nghiệp vụ đến khi tổng hợp phản ánh vào các báo cáo
tài chính.

EM 3211 Nguyên lý marketing 20


9.5. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi sổ, mối
quan hệ kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán là các nội
dung của công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán (hay còn gọi
là lựa chọn hình thức kế toán)
Các hình thức kế toán
● Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
● Hình thức kế toán nhật ký – chứng từ
● Hình thức kế toán nhật ký chung
● Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái.
● Hình thức kế toán máy
EM 3211 Nguyên lý marketing 21
Hình thức nhật ký sổ cái

EM 3211 Nguyên lý marketing 22


Hình thức chứng từ ghi sổ

EM 3211 Nguyên lý marketing 23


Hình thức Nhật ký chung

EM 3211 Nguyên lý marketing 24


Hình thức Nhật ký - Chứng từ

EM 3211 Nguyên lý marketing 25


Hình thức Kế toán trên máy tính

EM 3211 Nguyên lý marketing 26


● Căn cứ Lựa chọn hình thức kế toán
- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, số lượng, tần suất, tính đa dạng của các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Trình tự, phương pháp ghi chép, kiểm tra đối chiếu giữa các
sổ trong mỗi hình thức kế toán.
- Yêu cầu công tác quản lý của doanh nghiệp: thể hiện mức
độ chi tiết các thông tin cần cung cấp;
- Trình độ, nghiệp vụ của cán bộ kế toán;
- Điều kiện trang bị phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý
thông tin.

EM 3211 Nguyên lý marketing 27


9.6. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
- Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đối soát dựa trên
chứng từ kế toán số liệu ở sổ sách, báo biểu kế toán và
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính đúng đắn của việc
tính toán, ghi chép, phản ánh, tính hợp lý của các
phương pháp kế toán được áp dụng.

EM 3211 Nguyên lý marketing 28


● Hoạt động kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp do
Giám đốc và kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ
đạo.
● Quá trình kiểm tra được thực hiện theo một trong hai cách
thức: từ chứng từ đến sổ sách và cuối cùng là báo cáo tài
chính hoặc kiểm tra từ báo cáo đến ghi chép trên sổ rồi
đến chứng từ.
● Ngoài việc kiểm tra số liệu, trong trường hợp doanh
nghiệp có các đơn vị trực thuộc công tác kiểm tra còn tập
trung xem xét công tác tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự,
mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận chức
năng khác trong đơn vị trực thuộc.
EM 3211 Nguyên lý marketing 29
● Trình tự thực hiện tổ chức công tác kiểm tra kế toán
- Xác định những nội dung cần kiểm tra cụ thể cho từng kế toán
viên, cho kế toán trưởng, cho bộ phận kế toán chính, cho bộ
phận kế toán tại các đơn vị phụ thuộc
- Xây dựng kế hoạch và chế độ kiểm tra kế toán trong toàn đơn
vị bao gồm ở đơn vị chính và các đơn vị phụ thuộc
- Tổ chức và hướng dẫn cho bản thân các kế toán viên kiểm tra
chứng từ, kiểm tra việc ghi sổ, hạch toán của mình, kiểm tra chéo
giữa các kế toán viên.
- Tổ chức kiểm tra công tác kế toán của các bộ phận kế toán và
các đơn vị kế toán trong toàn đơn vị theo kế hoạch đã xây dựng
EM 3211 Nguyên lý marketing 30
9.7. Tổ chức lập và phân tích BCTC
Hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 loại báo cáo:
● Bảng cân đối kế toán
● Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
● Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
● Thuyết minh báo cáo tài chính

EM 3211 Nguyên lý marketing 31


Thời điểm lập Báo cáo tài chính: tùy thuộc vào loại hình
doanh nghiệp mà các đơn vị phải lập hệ thống báo cáo
tài chính khác nhau gồm: báo cáo tài chính năm, báo
cáo tài chính giữa niên độ.
Các tổng công ty, tập đoàn và các đơn vị các đầu tư vào
các công ty con thì phải lập báo cáo tài chính hợp nhất

EM 3211 Nguyên lý marketing 32


● Phân tích BCTC
Phân tích Báo cáo tài chính gồm những nội dung cơ bản sau:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính;
- Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản - nguồn vốn;
- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán;
- Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ;
- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản;
- Phân tích khả năng sinh lời;
- Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính.

EM 3211 Nguyên lý marketing 33


Have a good study!

EM 3500 Nguyên lý Kế toán 34

You might also like