Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tình hình kinh doanh giảm trở lại trong tháng 7

Chỉ số quản lí thu mua của Việt Nam đã giảm xuống dưới ngưỡng trung tính 50 điểm trong
tháng 7 khi đạt 47,6 điểm trong khi đó số điểm của tháng 6 là 51,1 điểm. Các điều kiện
kinh doanh cũng xấu đi trong năm trong sáu tháng qua.
Dữ liệu cho thấy sau khi tăng trưởng trở lại trong tháng 6, sản lượng sản xuất của Việt
Nam giảm nhẹ trong tháng 7. Tuy nhiên, tình trạng giảm sản lượng là tương đối nhẹ so với
mức giảm sâu gần đây.
Những người trả lời khảo sát cho biết đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến các quá
trình hoạt động sản xuất, khi số lượng đơn đặt hàng mới được báo cáo giảm. Cả lĩnh vực
sản xuất háng hóa trung gian và hàng hóa đầu tư cơ bản đều giảm sản lượng, trong khi
lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng có sản lượng tăng.
Cũng giống như sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới giảm sau khi tăng trong tháng 6.
Tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm do số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm
mạnh, và lý do được cho là những hạn chế đi lại và nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu
giảm vì đại dịch Covid-19.
Với các đơn đặt hàng mới lùi lại một bước, các công ty đã có thể cạn kiệt lượng công việc
tồn đọng của họ³ một lần nữa vào tháng Bảy. Hoạt động kinh doanh nổi bật đã giảm trong
tháng thứ sáu hoạt động và ở mức độ lớn hơn so với giai đoạn khảo sát trước đó.
Theo báo cáo, khối lượng công việc giảm được cho là lý do dẫn đến việc làm tiếp tục giảm,
một số công nhân được cho là đã quyết định nghỉ việc để tìm kiếm cơ hội ở nơi khác. Khối
lượng công việc vẫn tiếp tục giảm đều.
Ngoài việc giảm việc làm, các nhà sản xuất đã giảm hoạt động mua hàng, dự trữ nguyên
liệu đầu vào và tồn kho hàng thành phẩm vào đầu quý 3. Trong tất cả các trường hợp, sự
sụt giảm trong tháng 7 sau khi tăng trưởng trong tháng 6 được cho là do số lượng đơn đặt
hàng mới giảm.
Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã bị kéo dài trong suốt 8 tháng. Những khó khăn
trong việc nhận hàng từ các nhà cung cấp ở Trung Quốc và các vấn đề về vận chuyển
đường biển được cho là lý do dẫn việc đến kéo dài thời gian sản xuất gần đây.
Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu đã góp phần làm tăng chi phí đầu vào tháng thứ hai
liên tiếp trong tháng 7. Tuy nghiên, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức thấp.
Trong khi đó, giá đầu ra đã giảm trong tháng thứ sáu liên tiếp. Mức giảm gần đây nhất là
nhẹ, nhưng vẫn mạnh hơn so với tháng 6.
Mặc dù sản lượng sụt giảm trong tháng 7, các công ty vẫn lạc quan về triển vọng sản xuất
trong 12 tháng tới. Tâm lí kinh doanh chỉ giảm nhẹ so với tháng trước. Theo những người
trả lời khảo sát, kỳ vọng cải thiện nhu cầu thị trường và số lượng đơn đặt hàng mới dẫn
đến tâm lý (triển vọng) lạc quan về sản lượng.

You might also like