Con người là nô lệ của cảm xúc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Con người là nô lệ của cảm xúc

1. Hỏi 1 vòng các giám khảo xem bản thân họ là người thiên về lý trí hay cảm
xúc hơn ?

2. Đưa ra các tính huống :” hãy lăng nghe 4 tình huống giả tưởng sau và trả lời
xem hành vi của các nhân vật sau là đúng hay sai và tại sao ?”

- Một người đàn ông cứ mối cuối tuần lại vào siêu thị mua 1 con gà nhưng
trước khi chế biến , anh quan hệ tình dục với nó , sau đó anh nấu con gà
lên và ăn nó.
- 1 chiếc oto vô tình đâm chết chú chó cưng ngay trước cửa nhà chủ. Nhà
chủ nghe nói là thịt chó rất là ngon nên quyết định xẻ thịt chú chó làm
món ăn tối . Không 1 ai biết về hành động này.
- 2 anh em Linda và Mark trong trong kỳ nghỉ trước khi vào đại học .
Trong 1 đêm nó chỉ có 2 anh em trong chiếc cabin gàn biển và họ quyết
định quan hệ với nhau cho vui, ít nhất thì đây cũng là 1 trải nghiệm mới
mẻ đối với cả 2 . Linda đã dung thuốc tránh thai nhưng Mark cứ sử dụng
thêm bao cao su cho an toàn. Cả 2 đuề thích thú với trải nghiệm này
nhưng đều đồng ý sẽ không bao giờ làm lại . 2 anh em xem chuyện này
như là bí mất giữa 2 người , điều khiến tình cảm an em ngày càng sâu
đậm hơn.
- Một người phụ nữ tìm thấy lá cờ Việt Nam ở trong tủ và quyết định xé nó
ra làm giẻ lau bàn . Có trường hợp thì nói là lau chân

“Em đoán mọị người đều có câu trả lời trong tíc tắc : trong cả 4 trường hợp các
nhân vật đều đang thực hiện các hành động hoàn toàn sai trái , vô đâọ đức , phi
nhân tính, bỉ ối, kinh tởm, tư cách không bằng con vật v.v…. Nhưng câu trả lời em
quan tâm hơn là lý do mn biện hộ cho phán xét của mình. Suy cho nếu mn là có là
bộ trưởng bộ văn hóa và cấm tiệt các hành vi trên chỉ vị nó khiến mn thấy tởm lợm
thì mn lại hành động phi lý trí rồi”
Loại người thường đặt tầm vóc bản thân cao hơn các loại vật khác khi tự hào rằng
chúng ta có khả năng tư duy lý trí. Sự thật đúng là chúng ta có món bảo bối đó mà
không loài động vật nào có đc. Nhưng sự thật ngạc nhiên hơn khi chúng ta lại hiếm
khi dung nó. Và nếu bạn chịu dùng lý luận trong 4 trường hợp kể trên thì hẳn câu
trả lời của bạn sẽ là : họ chẳng làm gì sai cả. Ta hãy thử phân tích vấn đề .
- Trong trường hợp đầu tiên : con gà đã chết và nếu chưa thì cũng còn xa
con người mới đạt đẳng cấp đạo đức để bảo vệ trinh tiết cho một con gà .
Không ai bị làm hại , nhưng ta vẫn cảm thấy k ổn với hành vi này.
“Nhưng quan hệ với động vật là hành vi không thể chấp nhận đc “. Ở mĩ
số nam giới có quan hệ với động vật chiếm 8% và 3,6% với nữ và tỉ lệ
này lên tới 40-50% với những người sống gần các nông trai, theo cuốn
sách Kinsey Reports).

Hay trong ví dụ số 3 về tình huống loạn luân giữa 2 anh em, bạn có lại
cho rằng 2 người này đã làm một điều hoàn toàn sai trái không? Nếu bạn
sử dụng lý do phổ biến trong trường hợp này khi cho rằng lỡ may cô gái
thụ thai và sinh ra con khuyết tật thì đề bài đã nêu rõ rằng cả hai đều đã
sử dụng các biện pháp tránh thai, và giả sử 100% sẽ không có em bé, liệu
bạn có cảm thấy sai sai nữa không? Em đoán là bạn vẫn "cảm thấy" gì đó
"không ổn" ở đây. Quan hệ với động vật là sai và với anh chị em là sai,
nhưng tại sao? Vì mọi người cảm thấy nó kinh tởm ?

Đây chính là những tình huống mà nhà tâm lý học nổi tiếng Jonathan
Haidt đặt ra cho những người tham gia thí nghiệm để tìm hiểu bản chất
thực sự của các lập luận đạo đức. Liệu có phải chúng ta đi đến kết luận 1
hành vi là đúng hay sai (ví dụ quan hệ với con gà) dựa vào các lập luận
logic hay dựa vào cảm xúc (uây, trông nó kinh tởm quá) rồi sau đó mới
sử dụng lý lẽ như 1 ông luật sư để bào chữa cho tuyên ngôn của thân chủ
cảm xúc của mình. Ai thực sự là ông chủ ở đây? Lý trí hay cảm xúc?

Phán xét đạo đức nhanh và chậm.


Nếu bạn đã từng đọc cuốn sách Tư duy nhanh và chậm (và em mong mọi người sẽ
đọc nó) thì mọi người biết rằng có 2 mẫu hình tư duy: Hệ thống 1, rất nhanh, bản
năng, cảm xúc, vô thức, tự động, và hệ thống 2, rất chậm, lý trí, logic, có ý thức.
Con người sử dụng hệ thống 1 khi “ đcọ nhữgn cữb” cố tình đánh lỗi hay chỉ mất
tích tắc để trả lời 2+2=. Và sử dụng hệ thống 2 trong khi 212+1156= , khi viết
luận, khi đi thi, khi tranh cãi với phe rồ Mẽo và rồ Nga trên mạng... tất cả những
công việc đòi hỏi đến lý trí.
Hệ thống 1 hoạt động nhanh và đòi hỏi ít năng lượng hơn rất nhiều hệ thống 2, vô
cùng tốn tài nguyên (bạn đã tính ra kết quả của 212+1156= chưa ). Đó là lý do tại
sao mọi người không nên gặp người yêu lúc vừa đi làm về khi cả đều đã kiệt sức
trên công ty, không còn đủ năng lượng cho hệ thống 2 để đưa ra các quyết định lý
trí, vì vậy rất dễ để hệ thống 1, đầy cảm xúc lên ngôi, dễ gây đến cãi nhau. Nó
cũng giải thích cho những cuộc họp 4h chiều điên rồ, thời điểm tồi tệ nhất cho các
giải pháp năng suất, vì không ai còn đủ nhiên liệu để tiếp sức cho hệ thống 2 (bữa
trưa đã tiêu hóa hết từ lâu) (Bạn có thể tự kiểm nghiệm bằng cách đi giải phương
trình lúc 12h trưa). Tuy nhiên, câu chuyện về Tư duy nhanh và chậm xin được bàn
đến ở các bài viết khác, còn trong bài viết này em chỉ muốn liên hệ nó đến mô hình
xử lý kép tương tự trong các quyết định đạo đức.

Có lẽ phải có 90% các quyết định trong cuộc sống của chúng ta là các quyết định
đạo đức. Bỏ tù 2 thanh niên cướp bánh mì vì quá đói là đúng hay sai? Hoa hậu Kỳ
Duyên hút thuốc là có phải là quyền tự do của cô hay không? Tại sao lại cấm mại
dâm mà không coi nó là một ngành nghề lao động (sử dụng cơ quan sinh dục) như
các ngành nghề sử dụng các bộ phân khác như chân tay, trí óc? Tại sao chúng ta
cấm hôn nhân đồng giới, loạn luân, quan hệ với động vật...? Ngoài địa hạt khoa
học, đương đầu với những câu hỏi về sự thật (ví dụ Trái Đất quay quanh mặt Trời
hay ngược lại) thì con người hàng ngày luôn phải đối mặt với các câu hỏi đạo đức:
Mình (và người khác) làm thế này là đúng hay sai? Nó có chấp nhận được về mặt
đạo đức hay không?

Với một vấn đề vô cùng quan trọng và gẫn gũi như trên, nhưng trong gần như suốt
thế kỉ 20, các nhà triết học, tâm lý, xã hội học vẫn cho rằng con người đi đến một
quyết định đạo đức đơn thuần bằng lý trí, cảm xúc chỉ đóng vai trò thứ yếu. Giáo
sư Jonathan Haidt đề ra một mô hình mà tôi cho rằng là đúng hơn và ngày nay
nhận được nhiều sự đồng thuận trong giới nghiên cứu hơn khi giải thích về các
phán xét đạo đức.

Ông cho rằng “các phán xét đạo đức cũng không khác gì các phán xét về cái đẹp.
Khi bạn nhìn thấy một bức tranh, bạn thường thường tự động và ngay lập tức biết
rằng bạn có thích nó hay không. Nếu ai đó hỏi bạn tại sao nó đẹp, bạn bắt đầu bịa.
Bạn không thực sự biết tại sao bạn lại nghĩ cái gì đó là đẹp, nhưng mô đun diễn
giải của bạn (hệ thống 2) rất giỏi trong việc bịa ra một lý do. Bạn tìm kiếm một lời
giải thích hợp lý trong đầu về lý do thích bức tranh và chộp ngay lấy bất cứ cài này
hiện lên đầu tiên nghe có vẻ hợp lý...

Các tranh luận đạo đức cũng giống hệt như thế: 2 người cảm thấy bất bình về một
vấn đề, cảm xúc của họ đến trước, và lý lẽ được sáng tác ngay tại chỗ, để lôi ra cãi
nhau. Khi bạn bẻ gẫy được lập luận của một người, liệu cô ấy thường có thay đổi ý
kiến của mình và đồng ý với bạn không? Tất nhiên là không, bởi vì lập luận bạn
vừa chiến thắng không phải là nguyên nhân cốt lõi trong lập trường của cô. Nó
được bịa ra sau phán xét đã được đưa ra bởi cảm xúc.”

Lý trí không phải là ông chủ ra quyết định mà cảm xúc mới thật sự là người đứng
sau giật giây. Như khi đọc 4 ví dụ đầu tiên, nếu tự quan sát mình trong gương, bạn
sẽ cảm thấy cảm xúc kinh tởm hiện lên thoáng qua trong gương mặt bạn (mắt nheo
lên, mũi nhăn lại). Rồi sau đó, đến khi em hỏi lý do tại sao, bạn mới bắt đầu "bịa"
ra lý do để thỏa đáng hóa câu trả lời của mình. Bạn chống lại việc ăn thịt thú cưng,
kể cả khi nó đã chết và cũng không ai biết được việc này? Là do bạn lo cho linh
hồn của nó sẽ bị ô uế hay bạn cảm thấy thật kinh tởm khi ăn thịt "bạn thân" của
mình. Bạn chống lại hôn nhân đồng tính? Có phải lý do là bạn lo cho con cái của
họ sau này sẽ không được phát triển toàn diện (có cha - có mẹ)

Nếu nhìn các phán xét đạo đức theo mô hình này thì đâu sẽ là các biện pháp can
thiệp đúng đắn để thay đổi định kiến của mọi người. Nếu bạn muốn một ai đó
ngừng kì thị người da đen, người nhập cư, LGBT, người khuyết tật, người dân tộc
thiểu số... thì bạn nên tiếp cận lên cảm xúc hay ý chí của họ. Mở một lớp về quyền
con người, tập trung vào ý tưởng trìu tượng về quyền bình đẳng và mưu cầu hạnh
phúc cho các học viên.

Có thể có hiệu quả, nhưng em dám cá là sẽ không nhiều vì bạn chỉ đang tác động
vào kẻ nô lệ là lý trí. Một cách hiệu quả hơn mà em nghĩ có thể sử dụng là tác động
sâu cảm xúc của họ như cuốn tiểu thuyết Túp lều bác Tôm đã làm với người châu
Phi da đen hay cô gái Đan Mạch với người đồng tính. Có vẻ sau ngần đấy năm thì
triết gia David Hume cũng đúng khi cho rằng: “Lý trí là, và phải là nô lệ cho cảm
xúc, và không bao giờ có thể giả vờ làm việc gì khác ngoài phục tùng và tuân lệnh
ông chủ.”

You might also like