Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

10.

2
“Bữa tiệc cuối cùng” hay “Bữa tiệc ly” (Tiếng Ý: Il Cenacolo hay L’Ultima Cena), là bức họa vô cùng nổi
tiếng của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498, miêu tả
trai phòng của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano

Thời bấy giờ, trong hoàn cảnh nhà cầm quyền La Mã cùng với giới lãnh đạo tôn giáo lợi dụng tín ngưỡng
của người dân để trục lợi và làm điều xấu, sự xuất hiện của Chúa Jesus đã làm chấn động Do Thái giáo.
Ngài đã chỉ ra sự giả trá trong đời sống tôn giáo, chỉ ra rằng nơi cầu nguyện ăn năn đã biến thành chốn
trục lợi, chỉ ra thói đạo đức giả trong cách suy nghĩ của người làm chính trị, v.v.

Chính vì lẽ đó, nhà chức trách quyết định phải bắt giữ Chúa Jesus vì xem ngài là mối đe dọa cho quyền
lực của họ. Tuy nhiên, họ chỉ dám làm việc này vào ban đêm hầu tránh bùng nổ bạo loạn vì Chúa Jesus
được dân chúng yêu mến.

Trong bữa tiệc cuối cùng trước khi bị bắt giữ, Chúa Jesus bẻ bánh, dâng lời tạ ơn, đưa bánh cho các môn
đồ mà nói rằng “Này là thân thể ta”; Rồi lấy chén, tạ ơn, đưa cho các môn đồ mà nói rằng “Hết thảy hãy
uống đi; vì này là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Sau cùng, ngài
căn dặn môn đồ: “Hãy làm điều này để nhớ đến ta”. Chúa Jesus đã tiên tri với các môn đồ rằng, có một
người sẽ bán rẻ ngài… Quả là như vậy, Judas đã phản bội Chúa Jesus để đổi lấy 30 đồng bạc, bằng cách
chỉ điểm ngài cho quân lính qua một nụ hôn…

Trong bức “Bữa tiệc cuối cùng”, Leonardo da Vinci tập trung mô tả phản ứng của từng môn đồ khi nghe
lời tiên tri của Chúa Jesus. Mỗi môn đồ lại có một cung bậc cảm xúc riêng biệt. Do sự xuống cấp của bức
“Bữa tiệc cuối cùng” theo thời gian, có thể sử dụng một tác phẩm phục chế lại (1520) của Andrea Solari
để thay thế. Ở đây, từ trái qua phải bức tranh chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm ba môn đồ:

Nhóm thứ nhất: Bartholomew, James, và Andrew đều biểu lộ ra nét ngạc nhiên khi nghe lời tiên tri của
Chúa.

Nhóm thứ hai: Peter biểu lộ sự tức giận khó kìm chế được, trong tay cầm một con dao, nói chuyện với
John. Hành động này biểu lộ cho sự kiện sau đó, khi Peter nổi nóng tấn công lính La Mã bằng một con
dao lúc Chúa Jesus sắp bị bắt giữ. Judas biểu lộ nét sợ hãi khi nghe lời tiên tri, trong tay nắm chặt một túi
tiền, có lẽ là tiền mà Judas đã nhận để phản Chúa. Ông ta là người duy nhất đặt khuỷu tay lên bàn, và
đầu cũng được đặt ở vị trí thấp nhất so với những người khác. Người môn đồ trẻ tuổi là John thì có vẻ
như đang bị sốc đến mức gần ngất đi.

Nhóm thứ ba: Thomas trông có vẻ rất buồn, và giơ một ngón tay lên, khuôn mặt tỏ rõ sự ngờ vực. Hành
động đó cũng biểu lộ cho sự kiện xảy ra sau này, khi Thomas nghi ngờ sự phục sinh của Chúa Jesus cho
đến khi được tự mình cảm nhận quyền năng của Chúa. James tỏ vẻ bất ngờ đến mức không thể tin
được, với hai tay giang ra. Trong khi đó, Philip có vẻ như muốn xin Chúa giải thích, bày tỏ lòng trung
thành của mình.

Nhóm thứ tư: Matthew và Jude Thaddeus quay qua Simon với vẻ thắc mắc, hỏi xem liệu Simon có câu
trả lời cho câu hỏi của họ về lời tiên tri của Chúa Jesus.
Bản thân Chúa Jesus lộ rõ sự bình thản và nét thoáng buồn, như biết trước tội lỗi của Judas, cũng như
những gì mình sắp phải trải qua. Ngài được đặt giữa bức tranh, là tâm điểm trong tranh, thu hút từ mọi
góc nhìn thông qua bố cục điêu luyện của người họa sĩ.

Ngoài ra, trong bức tranh, chúng ta còn thấy rằng tay phải của Chúa Jesus đang với tới một chiếc bánh
mì, còn tay trái đang đặt mở trên bàn, cũng hướng tới chiếc bánh mì khác. Điều này cũng được nhắc đến
trong Kinh Thánh, là do Chúa Jesus đã tiên tri rằng kẻ phản Chúa sẽ lấy bánh mì vào cùng thời điểm với
ngài. Ngài diễn đạt lời tiên tri đó bằng tay trái, khiến cho Thomas và nhất là James kinh ngạc sửng sốt.
Cùng lúc đó, vì bị phân tâm bởi cuộc nói chuyện giữa Peter và John, Judas đã đưa tay ra lấy một cái
bánh, cũng chính là cái bánh mì mà tay phải của Chúa Jesus đang với tới. Từ đó, Judas chính là kẻ phản
Chúa ứng nghiệm với lời tiên tri.

10.3
Ý nghĩa của “Đức Mẹ Sầu Bi”

Đức Mẹ Sầu Bi có nghĩa là Đức Mẹ đau khổ, thương khó, thống khổ... Đức Mẹ là mẹ Đức Chúa Giêsu,
trong cuộc đời 33 năm của Đức Chúa Giêsu, Mẹ đã cảm nhận nhiều nỗi đau thương: Lời tiên báo của
ông Simêon (x. Lc 2,34-35); Cuộc chạy trốn sang Ai Cập (x. Mt 2,13-21); Lạc mất Chúa ba ngày (x. Lc
41,50); Vác thập tự giá lên đỉnh Calvê (x. Ga 19,17); Chúa bị đóng đinh và tử nạn trên thập tự giá (x. Ga
19,18-30); Tháo xác Chúa (x. Ga 19,39-40); Táng xác Chúa (x. Ga 19,40-42).

Và cho đến ngày hôm nay, tuy đã về trời, Đức Mẹ Maria vẫn còn tiếp tục phải chịu bao đau khổ khi
chứng kiến biết bao ích kỷ, hận thù, chia rẽ, chiến tranh... giữa đoàn con cái của mình. Nhưng nỗi thống
khổ lớn nhất của Đức Mẹ chính là việc trầm luân của biết bao linh hồn đang sống trong tội lỗi và sẽ sa
xuống hoả ngục. Lời tiên tri của cụ già Simêon khi xưa quả rất hiện thực, vì con tim của Đức Mẹ vẫn
không ngừng bị bao lưỡi đòng đâm thấu, và người đâm thấu tâm hồn Đức Mẹ lại chính là những đứa
con mà Đức Mẹ đã một lần sinh ra trong ân sủng. Trong số những đứa con phản nghịch ấy, phải chăng
có tôi và bạn?

Giáo Hội đã đặt lễ Đức Mẹ Sầu Bi ngay sau ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá để như muốn nói rằng: “Khi Đức
Kitô chịu treo trên thập giá, Chúa đã muốn cho Thánh Mẫu của Chúa đứng kề bên mà thông phần đau
khổ” [15]. Cuộc đời Mẹ luôn kết hợp với những nỗi khổ đau của Con. Có lẽ không đau khổ nào lớn hơn
đau khổ của chính Đức Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà theo lời của Thánh Gioan, “đã đứng kề bên thập tự giá
Đức Chúa Giêsu” (Ga 19,25) trên đồi Calvê. Không ai hiểu con cho bằng người mẹ, và cũng không ai đau
khổ hơn người mẹ khi phải chứng kiến sự đau khổ và cái chết của con mình

Dựa theo giáo huấn Công đồng Vatican II, Giáo Hội muốn lòng sùng kính Đức Mẹ của chúng ta hướng về
Đức Chúa Kitô. Do đó, Giáo Hội muốn chúng ta sùng kính Đức Mẹ đồng thụ nạn với Đức Chúa Kitô khổ
nạn để chúng ta noi gương Mẹ, mà kết hợp cuộc đời khổ đau của ta với cuộc đời tử nạn của Đức Chúa
Kitô, ngõ hầu mai sau chúng ta cùng được hưởng phúc trường sinh vinh hiển với Đức Chúa như Đức Mẹ.

10.4
“Trường học Athens” không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp
những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Raphael nổi bật hóa vị trí của
mình trong bức tranh, và vì thế có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho
loài người

Danh hoạ thời đại Phục hưng Italia Raphael Sanzio, thường gọi là Raphael là một trong những hoạ sĩ vĩ
đại. Trong cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của mình, Raphael đã làm nên phong cách hội hoạ và nhân cách
có sức hấp dẫn lạ thường. Ông cùng với Leonardo Da Vinci, Michelangelo, Titian trở thành những đại
biểu xuất sắc nhất của mỹ thuật phục hưng Italia. Tác phẩm được đánh giá là kiệt tác nhất mang theo
tâm huyết của ông là bức: Trường học ở Athens.

Trong 4 chủ đề: Thần học “Disputa”, thơ ca “Parnassus” và luật học “Jurisprudence”, ‘‘Trường học
Athens”, Raphael lựa chọn một chủ đề mang đậm tính triết học để khắc lên tường, đó chính là bức
Trường học ở Athens.

Đây được coi là một kiệt tác được nhắc đến nhiều nhất khi những nhân vật trong tranh của ông đều đại
diện cho cái nôi của sự phát triển văn hóa loài người. Tính triết học và khoa học hiện thực của bức họa

này lấy đi của ông gần 3 năm, và cũng là một tác phẩm mà ông tâm huyết nhất .
Nét nghệ thuật trong lối vẽ của ông là sự lựa chọn và phối hợp những tinh hoa của những họa sĩ nổi
tiếng tài ba.

Trong bức họa Trường học ở Athens, người xem có thể thấy đây như một bức họa quần tụ các nhân vật
xuất chúng, rất nhiều nhân vật được khắc họa trong đó. Nhưng người chiêm ngưỡng bức tranh lại không
hề có cảm giác ngột ngạt hay lộn xộn.

Đây là kĩ thuật vẽ chiều sâu, để mở rộng không gian bức tường. Một cách khéo léo của Raphael trong
việc phối cảnh, cùng với kĩ thuật tạo màu tương phản sáng tối, khiến cho bức tranh vẫn có điểm nhấn
tập trung vào nhân vật trung tâm mà không hề gây rối loạn do nhiều nhóm nhân vật.

Trong cách vẽ của Michelangelo thì người ta ví ông như một nhà “giải phẫu học’’, bởi sự khắc họa tinh tế
qua nét vẽ của ông làm nổi bật vẻ đẹp hình thể của mỗi nhân vật.

Ở bức tranh Trường học ở Athens, người ta dễ dàng nhìn nhận thấy thủ pháp này trong nét vẽ của
Raphael. Ông vận dụng kĩ thuật vẽ ấy một cách linh hoạt, khiến bức họa sinh động và có sức hấp dẫn
hơn.

Bên cạnh đó ông cũng sử dụng một kĩ thuật họa của Leonardo de Vinci, một bậc thầy về sự tinh tế của
nghệ thuật tạo hình ảnh qua góc nhìn sáng, tối. Khiến bức họa trường học ở Athens vô cùng nổi bật.

Một sự kết hợp tuyệt đỉnh của những danh họa hàng đầu đã làm nên sức sống mãnh liệt của bức tranh
mà ông đã dành 3 năm tâm huyết tạo dựng lên.

Có nhà phê bình nghệ thuật cho rằng:

“Trường học Athens không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp
những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Raphael nổi bật hóa vị trí của
mình trong bức tranh, và vì thế có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho
loài người”.Phải chăng Raphael đang thâu lược tóm tắt một bức tranh toàn cảnh đang ngự trị trong tư
tưởng của con người thời đó, đồng thời khắc họa kĩ càng và chi tiết 2 trường phái tư tưởng đối lập.

Thời kì Phục Hưng là thời kì mà những giá trị của Hi Lạp và La Mã cổ xưa được sống dậy, vẻ đẹp con
người, hệ thống tư tưởng đạo đức truyền thống được tôn vinh

Có nhiều tư tưởng cho rằng, thời kì Phục Hưng là thời kì mà những giá trị của Hi Lạp và La Mã cổ xưa
được sống dậy, vẻ đẹp con người, hệ thống tư tưởng đạo đức truyền thống được tôn vinh. Và tư tưởng
của con người thời đó cũng là một đề tài nóng bỏng được Raphael lựa chọn.

Raphael khắc họa một chân lí rằng, con người khi quay trở về với giá trị truyền thống cổ xưa, khi tư
tưởng trở nên thuần khiết, tức con người trở về với bản chất phát triển tự nhiên của họ, lấy thần học và
tôn giáo làm gốc rễ thì đồng nghĩa với sự đột phá của khoa học, toán học, nghệ thuật, hay sự phát triển
của công nghệ khác cũng đồng thời xuất sinh.

Nhưng nhìn tổng thể bức tranh thì người ta lại thấy, mặc dù hai trường phái là đối lập, là có mâu thuẫn,
thế nhưng, họ lại cùng nhau đứng dưới mái vòm của Athens được mở ra dưới một bầu trời xanh trong
đầy hi vọng.

Đó cũng được hiểu như khát khao cuối cùng của con người dẫu cho họ chọn đi theo con đường nào,
chọn hệ thống tư tưởng nào thì cũng đều mong muốn được khám phá vũ trụ.

Trong bức tranh, chú ý tới cuốn sách trên tay Plato được đặt theo hình dọc còn trên tay Aristotle lại
được đặt theo hình ngang tượng trưng cho sự “dọc, ngang” của trời đất. Và cũng là mô tả con đường đi
của 2 trường phái này, một theo hướng nhắm thẳng, một đi theo đường vòng mà không lên tới đích.

Trong bức tranh, chú ý tới cuốn sách trên tay Plato được đặt theo hình dọc còn trên tay Aristotle lại
được đặt theo hình ngang tượng trưng cho sự “dọc, ngang” của trời đất.

Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng, đây là chi tiết rất đắt trong bức họa chứa nhiều hình ảnh tượng
trưng mà không phải họa sĩ nào cũng lột tả được bản chất của nó.

Trong bức họa này, sự xuất hiện của những gương mặt thuộc nhân vật kiệt xuất, những đại biểu cho tư
tưởng của nhân loại, những nhà toán hoạc, nhà khoa học, nhà thơ, triết gia… của Hi Lạp.

Những nhân vật được đánh số đều là những vĩ nhân lừng lẫy ngoài đời.

Rất nhiều người nể phục sự bài trí và cách sắp xếp cũng như bố cục toàn cảnh của bức họa với đầy đủ
những gương mặt thành tựu cho một nền tư tưởng Hi Lạp cổ đại tại La Mã thời Phục Hưng.

Chỉ với một tranh mà có thể khắc họa đầy đủ trạng thái của một thời kì, đây chính là sự tài hoa tuyệt vời
của Raphael.

Hai triết gia, một người “ngước” lên Trời, một người “hướng” xuống Đất, cùng nhau đứng dưới mái vòm
Athens mở ra bầu trời xanh. Socrates đứng bên trái (gần Plato) đang thuyết giảng luân lý cho học trò
(Hình 3). Còn bên phải, Euclid đang thể hiện một minh họa hình học cho những người xung quanh Quả
đất tượng trưng cho kiểu triết học khoa học tự nhiên và con người, còn quả cầu Thiên đàng biểu trưng
cho thần học, một mối liên hệ mật thiết giữa nghiên cứu bản chất tôn giáo, Chúa Trời với trí tuệ con
người. “Trường học Athens” của Raphael miêu tả nền tư tưởng “Hi Lạp cổ đại” tại La Mã thời Phục Hưng
(thế kỷ 14,15,16).

You might also like