Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, là người xuất thân từ một nước thuộc địa, trên hành

trình tìm
đường cứu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin tìm thấy con đường cách mạng giải phóng
dân tộc qua bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-
nin. Mặc dù coi hệ thống lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là "cẩm nang thần kỳ", nhưng từ
sự nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh cho rằng, nhiều vấn đề lý luận
các nhà kinh điển đưa cho rằng, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng thuộc địa là không phải là làm ngay một
cuộc cách mạng vô sản (như các nước tư bản), mà trước hết phải tiến hành đấu tranh giành lại độc lập
cho dân tộc; có độc lập dân tộc rồi, mới có điều kiện để giải phóng giai cấp. Theo quan điểm của Người,
giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp; độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Người, trong mối quan hệ dân tộc - giai cấp, dân tộc là
tổng thể, giai cấp là một bộ phận. Do đó, quyền lợi của giai cấp, (tức ra, chỉ đúng với điều kiện châu Âu,
cho nên, cần phải nghiên cứu, bổ sung và phát triển lý luận, vận dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo,
phù hợp, không giáo điều, dập khuôn. Người nói: "Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là kim chỉ nam cho hành động,
chứ không phải là kinh thánh". "Những người cộng sản các nước phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lê-nin
cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi"

Ðối với Hồ Chí Minh, qua nghiên cứu phong trào cách mạng thuộc địa, ngay từ năm 1921, Người đã
nhận định: "trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế
quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.
Năm 1924, Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng
vô sản ở chính quốc, mà có thể giành thắng lợi trước. Hơn nữa, yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc không cho phép ỷ lại, ngồi chờ thắng lợi của cách mạng vô sản ở châu Âu để
được trả lại nền độc lập cho các dân tộc thuộc địa. Ðây là một quan điểm cách mạng sáng tạo của Hồ Chí
Minh, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Ðặc biệt, đối với cách
mạng Việt Nam, luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh đã được vận dụng một cách chủ động, sáng tạo
trong tiến trình vận động cách mạng giải phóng dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
ở Việt Nam, là một minh chứng khẳng định luận điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn đúng đắn.

Nhìn nhận từ thực tiễn tình hình lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa (nói chung), ở Việt Nam (nói
riêng), Hồ Chí Minh khẳng định, lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc "là việc chung cả dân chúng chứ
không phải việc một hai người". Lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc là lực lượng toàn
dân, trong đó "công nông là gốc cách mệnh"; học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là "bầu bạn cách
mệnh của công nông". Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, vận động tất cả
các tầng lớp nhân dân tham gia cách mạng, tập hợp trong Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi: sĩ, nông,
công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền.

Những quan điểm của Hồ Chí Minh là thành quả của một tư duy sáng tạo, thể hiện tư tưởng cách mạng
và khoa học, được kiểm chứng trong tiến trình đấu tranh cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng
thế giới. Tuyệt nhiên đó không phải là sự vay mượn, hay "nhập khẩu cách mạng". Quan điểm của Người
thấm đượm khát vọng của nhân dân Việt Nam về độc lập, tự do, công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc
hướng tới mục tiêu phục vụ cho quyền lợi và khát vọng của dân tộc, hòa quyện trong tình yêu giai cấp,
yêu nhân loại, đượm tính nhân văn, không có ranh giới quốc gia ngăn cách.

You might also like