Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tình huống 9: Vì muốn có tiền để đánh bạc nên M đã đến nhà A giả vờ

hỏi mượn xe máy loại xe Wave trị giá 15 triệu đồng để đi thăm người ốm. Khi
A cho H mượn xe thì M đã đi xe máy này đến cửa hàng mua bán xe máy và bán
được 5 triệu đồng và M lấy số tiền này để đánh bạc. Vậy H phạm tội gì?

Hình ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trả lời :
M có hành vi dùng thủ đoạn gian dối (giả vờ mượn xe máy loại xe LEAD trị
giá 35 triệu đồng để đi thăm người ốm) làm cho A là chủ sở hữu chiếc xe máy
tưởng là thật nên đã tự nguyện giao xe máy cho M. Khi M nhận được xe máy
của A thì M đã có hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy (bán xe máy được 5 triệu
đồng để lấy tiền đánh bạc). Hành vi đó của M là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, do đó M đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174
Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm
2015 thì mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện ở hành vi
duy nhất đó là hành vi chiếm đoạt nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối.
Trong đó thủ đoạn gian dối là điều kiện để thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Gian dối là đưa ra thông tin hay hành động không đúng sự thật nhằm
đánh lừa người khác để người khác tin đó là sự thật. Thủ đoạn gian dối được
thực hiện rất đa dạng có thể qua lời nói, sử dụng giấy tờ giả, giả danh người có
chức vụ, quyền hạn… Hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm
để chiếm đoạt tài sản, còn nếu có hành vi gian dối không nhằm mục đích chiếm
đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác, dù mục đích này có tính tư lợi cũng không
cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải được thể hiện
bằng những hành vi cụ thể để nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người có trách
nhiệm quản lý tài sản. Luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người có thủ đoạn gian dối thuộc về tư tưởng, suy nghĩ mà không biểu
hiện ra bên ngoài bằng hành vi.
Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có
việc giao tài sản giữa người người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận
được tài sản thì không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường
hợp có thể phạm tội khác.
Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển
dịch tài sản của người khác thành tài sản của mình bằng thủ đoạn gian dối.
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể
là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 500.000 đồng trở
lên mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá
trị dưới 500.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng,
hoặc người có hành vi lừa đảo đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt
hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm thì mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội phạm hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra.

You might also like