Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH KHOA LÝ LUẬN

DOANH CHÍNH TRỊ

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

0
MỤC LỤC…

MỤC LỤC… 1
CÂU I 2
TRƯỚC TÌNH THẾ "NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC CỦA VIỆT NAM SAU
THÁNG TÁM NĂM 1945, ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG ĐÃ
CÓ NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ
VƯỢT QUA TÌNH THẾ TRÊN (1945-1946)? .... 2
CÂU II 3
Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN TRÊN. TỬ VIỆC NGHIÊN CỨU NHỮNG SỰ
KIỆN LỊCH SỬ TRÊN ANH, CHỊ RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC KINH NGHIỆM
NÀO CHO BẢN THÂN? .... 3
Ý nghĩa lịch sử 3
Bài học kinh nghiệm 4
Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO… 7

1
CÂU I
TRƯỚC TÌNH THẾ "NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC CỦA VIỆT NAM SAU
THÁNG TÁM NĂM 1945, ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG ĐÃ CÓ
NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ VƯỢT QUA
TÌNH THẾ TRÊN (1945-1946)? ....
Để vượt qua tình thế nguy cấp như trên, Đảng và chính quyền cách mạng đã có những
chủ trương, đường lối như sau:
● Xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng
Xác định nhiệm vụ lớn trước mắt: diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Củng cố chính quyền, thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ "kháng chiến" và "kiến quốc". (1)
25/11/1945 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” có
những chủ trương, đường lối như sau:
+ Nêu rõ mục tiêu cách mạng là "Dân tộc giải phóng" và đề ra khẩu hiệu "Dân tộc trên
hết, Tổ quốc trên hết"; tập trung nhiệm vụ chủ yếu "Củng cố chính quyền, chống thực dân
Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân".
+ Nhanh chóng bầu cử Quốc hội để thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến pháp,
động viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến và chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
+ Về chính trị, kiên định nguyên tắc độc lập.
+ Về ngoại giao, nắm vững nguyên tắc thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực; kiên trì
chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng và tương trợ”.
+ Về kinh tế và tài chính: Mở lại các nhà máy do Nhật bỏ; khai thác các mỏ, cho tư nhân
được góp vốn vào việc kinh doanh, khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, thực
hiện khuyến nông, sửa chữa đê điều, phát hành giấy bạc, lập ngân quỹ toàn quốc.
+ Về Đảng, duy trì hệ thống tổ chức bí mật và nửa công khai, phát triển thêm đảng viên,
chú trọng gây cơ sở xí nghiệp của Đảng phát triển ăn nhịp với sự phát triển của công nhân
cứu quốc; giữ vững sinh hoạt của Đảng; thành lập đảng đoàn trong các cơ quan hành chính và
các đoàn thể quần chúng; xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội.
+ Về Mặt trận Việt Minh: phát triển và thống nhất các tổ chức cứu quốc lên toàn kỳ, toàn
quốc; sửa chữa điều lệ cho các đoàn thể cứu quốc thích hợp với hoàn cảnh mới; mở rộng Mặt
trận, giải quyết những mâu thuẫn, củng cố quyền lãnh đạo của đảng trong mặt trận. (2)
● Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói
Động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động như:
Tăng sản xuất, thực hành tiết kiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập...
Chính phủ bãi bỏ thuế thân, nhiều thứ thuế vô lý của chế độ cũ, thực hiện chính sách giảm
tô thế 25%. (3)
● Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ
Chủ trương phát động "Bình dân học vụ", học chữ quốc ngữ để xóa bỏ nạn dốt
Vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới để đẩy lùi tệ nạn, hủ tục,
thói quen lạc hậu. (4)
● Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng
Các địa phương bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, kiện toàn ủy ban hành chính các cấp.
Bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua (Hiến
pháp 1946).

2
Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, tập trung chống Pháp ở Nam bộ, Hội liên hiệp quốc
dân Việt Nam được thành lập, thành lập thêm 1 số đoàn thể xã hội mới Hội đồng cố vấn
Chính phủ.
Lực lượng vũ trang cách mạng được củng cố, mua sắm vũ khí, tích trữ lương thực, thuốc
men, tiếp tục củng cố các cơ sở và căn cứ địa cách mạng ở miền Bắc và Nam. (5)
● Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu tranh bảo
vệ chính quyền cách mạng non trẻ (6)
Nhân dân Nam bộ nêu cao tinh thần chiến đấu "Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ", dùng
các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, gậy tầm vông, giáo mác chống trả sự xâm lược.
Tổ chức, phát động chiến tranh, đốt phá, chặn đánh các đoàn xe của địch, củng cố, xây
dựng căn cứ địa của địch.
Tổ chức lại lực lượng, củng cố các khu căn cứ và lực lượng vũ trang, động viên nhân tài,
tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Chủ trương thực hiện sách lược "triệt để lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, hòa hoãn, nhân
nhượng có nguyên tắc", đề ra nhiều đối sách khôn khéo, đối phó có hiệu quả với các hoạt
động khiêu khích, gây xung đột vũ trang;thực hiện giao thiệp thân thiện, ứng xử mềm dẻo,
với các yêu sách để làm thất bại âm mưu "diệt Cộng, cầm Hồ, phá Việt Minh" của quân
Tưởng và tay sai Đảng.
Để tránh tấn công của kẻ thù, Đảng chủ trương rút vào hoạt động bí mật bằng việc ra
"Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán”, ngày 11/11/1945. (7)
Ra chỉ thị "Tình hình và chủ trương", chủ trương tạm thời "Dàn hòa với Pháp", nhân
nhượng về lợi ích kinh tế, nhưng đòi Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của Việt
Nam, để đẩy nhanh quân Tưởng về nước - bớt đi 1 kẻ thù. (8)
Ra chỉ thị "Hòa để tiến", nêu rõ: Cần tiếp tục tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng
kháng chiến bất cứ lúc nào, cần đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng. (9)
Kết luận
Những chủ trương, sách lược và đối sách đúng đắn, tinh thần quyết đoán, sáng tạo của
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống thù trong giặc ngoài
những năm đầu khi chính quyền cách mạng non trẻ đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa rất quan
trọng: ngăn chặn đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ, vạch trần làm thất bại mọi âm mưu,
hoạt động chống phá của các kẻ thù; củng cố, giữ vững và bảo vệ bộ máy chính quyền cách
mạng từ Trung ương đến cơ sở và những thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám; tạo
thêm thời gian hòa bình, hòa hoãn, xây dựng thực lực, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng
chiến lâu dài. Nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập. Triệt để lợi
dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, thực hành nhân nhượng có nguyên tắc “Dĩ bất biến,
ứng vạn biến". (10)

CÂU II
Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN TRÊN. TỬ VIỆC NGHIÊN CỨU NHỮNG SỰ KIỆN
LỊCH SỬ TRÊN ANH, CHỊ RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÀO
CHO BẢN THÂN? ....
● Ý nghĩa lịch sử
* Trong nước

3
Làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của thực dân Pháp.
Kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tăng thêm niềm tự hào dân tộc.
Củng cố, phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã
hội, tạo tiền để Đảng quyết định đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng, bảo vệ
vững chắc miền Bắc thành hậu phương lớn, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Giành được thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh độc
lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, có tính lan rộng lớn và mang tầm vóc thời đại. (11)
*Quốc tế
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới.
Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. (12)
● Bài học kinh nghiệm
Thắng lợi của cuộc kháng chiến, sự phát triển và thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng đã để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu:

1. Đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn lịch sử của cuộc kháng chiến từ
những ngày đầu
Đường lối cơ bản là "kháng chiến và kiến quốc", kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực
cánh sinh là chính. Tinh thần, khí phách đó đã phát huy cao sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và
mọi nguồn lực sáng tạo của các tầng lớp nhân dân tập trung vào nhiệm vụ chống thù trong
giặc ngoài. Kết hợp sức mạnh nội lực của nhân dân Việt Nam với việc tranh thủ tối đa những
điều kiện thuận lợi của quốc tế, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng dân chủ, tiến
bộ trong suốt thời kỳ kháng chiến. (13)
2. Kết hợp 2 nhiệm vụ cơ bản
Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến kết hợp các hình
thức đấu tranh trên các mặt trận như lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống nhân
dân, xây dựng hậu phương-căn cứ địa vững chắc luôn là những nhiệm vụ cơ bản, lấy quân sự
làm nòng cốt, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm chỗ dựa, nền tảng để củng cố phát triển cơ
sở hạ tầng chính trị-xã hội vững chắc, phát huy hiệu lực lãnh đạo và tổ chức cuộc kháng
chiến của Đảng, Chính phủ trên thực tế. (14)
3.Vừa kháng chiến vừa xây dựng
Ba là, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc kháng
chiến phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn. Phát triển các loại hình chiến tranh sáng tạo
phù hợp với đặc điểm của cuộc kháng chiến. Kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh
du kích ở cả mặt trận chính diện và vùng sau lưng địch, vùng bị tạm chiếm. Phát huy sở
trường và cách đánh sáng tạo, linh hoạt kết hợp với chỉ đạo chiến thuật tác chiến linh hoạt, cơ
động, "đánh chắc, tiến chắc, chắc thắng", từng bước tiến lên giành thắng lợi. (15)
4. Xây dựng lực lượng vũ trang gồm 3 thứ quân
Đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Xây dựng lực lượng, mô hình
tổ chức bộ máy lượng vũ trang, nhất là Quân đội nhân dân, Công an nhân dân một cách đúng
đắn, thích hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ chính trị-quân sự cuộc kháng chiến.
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trước hết và quan trọng nhất là về tư tưởng - chính trị,
trở thành công cụ sắc bén làm mũi nhọn, nòng cốt cho kháng chiến, làm chỗ dựa cho toàn dân

4
đánh giặc. Nhất là hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ" trong kháng chiến đã được xây dựng thành
công; xây dựng Công an nhân dân, mang bản chất giai cấp và tính nhân dân sâu sắc, công an
là “bạn dân" theo tư tưởng thân dân của HCM. (16)
5. Xây dựng Đảng vững mạnh
Coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện đối với
cuộc kháng chiến trên tất cả mọi lĩnh vực, mặt trận. Xây dựng hình ảnh, uy tín của Đảng và
Chính phủ phải bằng hành động thực tế, bằng sự nêu gương và vai trò tiên phong của các tổ
chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá trình tổ chức cuộc kháng chiến ở căn cứ
địa-hậu phương và vùng bị tạm chiếm. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên
mọi nguồn lực vật chất trong nhân dân, phát huy cao độ tinh thần, nghị lực; củng cố lòng tin
vững chắc của nhân dân đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. (17)
● Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân
Trong thời buổi hội nhập ngày nay thế hệ sinh viên chúng ta mang trong mình trách nhiệm
cao cả là tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước. Như Bác Hồ đã từng nói
“Vua Hùng đã có dựng nước, Bác cháu ta phải có công giữ nước" – đây là câu nói bất hủ
trải qua hàng chục năm nhưng ý nghĩa nó vẫn còn cho đến nay. Dưới sự tác động của toàn
cầu hóa: Kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, quá trình phát
triển kinh tế thị trường tạo ra những thách thức lớn cho thế hệ sinh viên. Ngoài ra, còn có
những sản phẩm phi văn hóa độc hại được lan truyền phổ biến dưới nhiều hình thức nhất là
qua mạng Internet - các phương tiện truyền thông, tạo áp lực, gây nhiều khó khăn, phức tạp
cho việc bảo vệ và phát huy văn hóa thanh thiếu niên của đất nước. Để góp phần vào công
cuộc loại trừ những ảnh hưởng xấu ấy thì với vai trò là 1 sinh viên em nghĩ cần thực hiện
những điều này:
Học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết về truyền thống dựng nước, gìn
giữ nước của tổ tiên đi trước, của toàn thể dân tộc. Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, ý chí tự
lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc. Tích cực học tập kiến thức quốc phòng - an
ninh, sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ quốc phòng, các phong trào của đoàn, phát huy đóng
góp cho công cuộc xây dựng để sớm bình ổn đất nước và không bị thụt lùi so với các nước
trên thế giới.
Có nhận thức đúng và đầy đủ trách nhiệm của 1 công dân đối công cuộc bảo vệ an ninh -
trật tự của Tổ quốc. Đây là nhiệm vụ quan trọng để gìn giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân
và cũng là nền tảng cho sự phát triển của đất nước.
Tiếp nối truyền thống của các thế hệ tổ tiên, đoàn kết chung tay vào công cuộc xây dựng
quê hương giàu đẹp, văn minh, củng cố quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Luôn chủ động tiếp thu tư tưởng, đường lối chính sách của Đảng và chủ động, sáng tạo
trong việc đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Tích
cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp tại
nhiều quốc gia, và tất nhiên nước Việt Nam cũng không thể tránh khỏi. Đại dịch Covid-19
chính là 1 cuộc chiến đấu mới lạ đầy cam go, khốc liệt... đòi hỏi thái độ trách nhiệm, tỉnh táo,
kiên trì và lòng quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của toàn thể
Nhân dân. Là thế hệ trẻ tiên phong, mỗi người đều phải có trách nhiệm khi đất nước đang rơi
vào tình trạng khó khăn. Mỗi cá nhân cùng chung tay góp sức để có thể đẩy lùi dịch bệnh qua
những hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn như các hoạt động tham gia tình nguyện trong
các hoạt động về phòng chống dịch của địa phương, của trường, tham gia giúp đỡ những

5
người có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa hay đơn giản hơn nhưng đem lại sức ảnh
hưởng lớn là thực hiện nghiêm túc các chỉ thị về phòng chống Covid 19 mà Đảng và Nhà
Nước đưa ra. Đồng thời cần tỉnh táo, chọn lọc thông tin chính xác, không lan truyền thông tin
vô căn cứ, bịa đặt tình hình dịch bệnh, không để kẻ xấu lợi dụng, kịp thời phát hiện, báo cáo
cơ quan chức năng về hành vi trái pháp luật.
Dạo thời gian gần đây có 1 vài phim ảnh của nước ngoài có nội dung xuyên tạc lịch sử,
văn hoá, truyền thống lẫn đến lãnh thổ của Việt Nam mà chính những bạn trẻ trong đó có
không ít các bạn sinh viên - những người luôn được dạy về truyền thống Uống nước nhớ
nguồn đã quên mất quãng thời gian chiến đấu của tổ tiên ta mà đã dám quay lưng lại bảo vệ
thần tượng (idol) của mình, bất chấp họ truyền bá các thông tin sai trái, xúc phạm đến Tổ
quốc mình. Trong một bài phát biểu vào Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 2019 tại Hà Nội, khi
còn giữ vị trí Thủ tướng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Đáng sợ hơn
mọi sự xâm lăng, đó là xâm lăng văn hóa, là mất gốc". Thủ tướng cho rằng văn hóa được coi
là một sức mạnh nền tảng trong xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong mọi tiến trình
dựng nước và giữ nước. Trong đó, bản sắc văn hóa là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên
bản sắc dân tộc. Dân tộc nào gìn giữ được bản sắc của mình thì dân tộc đó mãi mãi trường
tồn. (18)
Đây là một hồi chuông lớn báo động tình trạng an ninh văn hóa đang bị đe dọa và mai một
trong tầng lớp trẻ hiện nay. Cho nên, chúng ta có thể hâm mộ tất cả những điều ta thích,
nhưng trên hết phải đặt lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc lên hàng đầu.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những trang sử vẻ vang nhất trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Sự thắng lợi của cuộc Cách mạng này, nhân
dân Việt Nam đã đập tan sự mơ mộng của phát-xít Nhật, lật đổ ách thống trị của thực dân
Pháp gần 100 năm, xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến hàng nghìn năm, tổ tiên cha ông ta
đã đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới - 1 kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Là thành quả rực rỡ của khát vọng lòng dân, của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Khát vọng cao cả ấy luôn là nguồn sức
mạnh vô biên đồng hành cùng dân tộc, cổ vũ các thế hệ hôm nay vững tin tiến về phía trước.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO…
(1) Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng ngày 25/11/1945. (2021, November 25). Báo
Hải Quân Việt Nam. < https://bom.so/zSxkdI > truy cập ngày 22/3/2022.

(2) Giáo trình Lịch sử Đảng trang 63

(3) Giáo trình Lịch sử Đảng trang 63-64

(4) Giáo trình Lịch sử Đảng trang 64

(5) Giáo trình Lịch sử Đảng trang 64 -65

(6) Giáo trình Lịch sử Đảng trang 65

(7) Giáo trình Lịch sử Đảng trang 66

(8) Giáo trình Lịch sử Đảng trang 67

(9) Giáo trình Lịch sử Đảng trang 68

(10) Giáo trình lịch sử Đảng trang 69-70

(11), (12) Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản trang 85

(13) Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản trang 85 - 86

(14), (15), (16) Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản trang 86

(17) Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản trang 87


(18) Thủ tướng: 'Đáng sợ hơn mọi sự xâm lăng là xâm lăng văn hóa'. (2019, November 23).
Tuổi trẻ. < https://bom.so/ncU317 > truy cậpp ngày 25/3/2022.

You might also like