Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÁO CÁO THỰC HÀNH: ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG LIPIT

Họ tên: Bùi Quốc Bảo


MSV: 705301018
K70A Khoa Sinh học
Lớp Thực hành Hóa sinh chiều thứ 3
1. Định tính
1.1. Tính tan của mỡ trung tính
- Nguyên liệu: Dầu thực vật, ethanol, acetone, ether
- Tiến hành
+ Ghi nhãn vào 4 ống nghiệm lần lượt là 1.1, 1.2, 1.3, 1.4
+ Cho vào mỗi ống 3 giọt dầu thực vật và cho vào lần lượt các ống theo thứ tự là
nước, ethanol, acetone, ether
+ Quan sát mức độ hòa tan của dầu thực vật trong từng ống nghiệm
- Kết quả
Ống 1.1, dầu thực vật không hòa tan được trong nước
Ống 1.2, dầu thực vật tan một phần nhỏ
Ống 1.3, dầu thực vật tan nhiều, tan gần hết
Ống 1.4, dầu thực vật tan hết
- Kết luận: Lipit không tan trong nước, tan ít trong ethanol, tan nhiều trong aceton
và tan hoàn toàn trong ether.
- Giải thích: Cấu tạo của lipid có chứa các cấu tử kị nước ( rượu béo cao hoặc
aldehit béo bậc cao)nên không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ.

1.2. Nhận biết lipid bằng thuốc thử sudan III


- Nguyên liệu: Dầu thực vật, thuốc thử sudan III
- Tiến hành
+ Lấy 1 ống nghiệm ghi nhãn là 2, cho vào 1ml nước cất, sau đó thêm vào 1ml
dầu thực vật
+ Nhỏ vào 3 giọt thuốc thử sudan III, trộn đều, để yên trong 5p
+ Quan sát sự phân bố màu của thuốc thử sudan III trong dung dịch của ống
nghiệm
- Kết quả: Dung dịch bắt màu sudan III
- Kết luận: Lipid bắt màu sudan III. Dùng sudan III nhận biết được lipid
- Giải thích: Do sudan III tan được trong dầu mỡ, định màu trong đó.

1.3. Phản ứng tạo nhũ tương


- Nguyên liệu: Dầu thực vật, soda (NaHCO3 1%), lecithin, acid mật
- Tiến hành
+ Lấy 6 ống nghiệm, ghi nhãn thứ tự từ 3.1-3.6. Xếp thành 2 hàng chẵn, lẻ
+ Cho vào ống 3.1 1ml H2O, 3.3 1ml mật pha loãng, 3.5 1ml soda 1%. Thứ tự
chất tương tự với 3.2, 3.4, 3.6.
+ Ở các ống lẻ, cho vào mỗi ống 3 giọt dầu thực vật. Ở các ống chẵn cho vào 3
giọt lecithin.
+ Quan sát kết quả, ghi lại
- Kết quả: 3.1 không tan, 3.2 tan ít, 3.3 không tan, 3.4, 3.5, 3.6 đều tạo kết tủa
- Kết luận: Lipid được nhũ tương hóa nhờ acid mật.
- Giải thích: Do acid mật là tác nhân hoạt hóa bề mặt, làm giảm sức căng bề mặt
của các giọt lipid, bao quanh chúng, ngăn các giọt lipid không tích tụ với nhau.

1.4. Xác định chỉ số acid


- Nguyên liệu: Dầu thực vật, ethanol 96%, phenolphtalein, KOH 0,025N
- Tiến hành
+ Cho vào bình nón 1g dầu thực vật và 10ml ethanol 96%, lắc cho tan hoàn toàn
dầu
+ Cho vào bình 3 giọt phenolphtalein, chuẩn độ bằng KOH 0,025N đến khi xuất
hiện màu hồng bền trong 30s
- Kết quả: Thể tích KOH cần dùng là V=0.35; X = 0.536
- Kết luận: Chỉ số acid phản ánh mức độ ôi của mỡ
- Giải thích:Cho ethanol để hòa tan dầu thực vật. KOH trung hòa acid béo nhờ phản
ứng acid, bazo, từ đó tính trọng lượng acid béo dựa vào lượng KOH. Khi xuất
hiện màu hồng bền nghĩa là acid béo tự do đã phản ứng hết với KOH, màu hồng
xuất hiện là phenolphtalein phản ứng với KOH khi không còn acid tự do trong
dung dịch

1.5. Xác định chỉ số xà phòng


- Nguyên liệu: Dầu thực vật, ethanol 96%, phenolphtalein, KOH 0,025N, HCl 0,5N
- Tiến hành
+ Lấy 2 bình nón 750 ml
+ Cho vào bình 1: 1ml nước cất và 10ml KOH 0,025N
+ Cho vào bình 2: 1g dầu thực vật và 10ml KOH 0,025N
+ Thêm vào mỗi bình 10ml ethanol 96%, lắc kĩ
+ Đun cả 2 bình trên nồi cách thủy trong 50p, để nguội
+ Thêm vào mỗi bình 15ml nước cất và 3 giọt phenolphtalein. Lắc đều, dung dịch
có màu hồng.
Chuẩn độ dung dịch trong 2 bình bằng HCl 0,025N đến khi mất màu hồng.
Tính bằng công thức: X=(Vk – Vt).f.28/g
- Kết quả: Vk=6,15; Vt= 6,55
- Kết luận: Nói lên trọng lượng trung bình của lipid đó
- Giải thích: KOH trung hòa acid béo nhờ phản ứng acid, bazo, từ đó tính trọng
lượng acid béo dựa vào lượng KOH. Khi xuất hiện màu hồng bền nghĩa là acid
béo tự do đã phản ứng hết với KOH, màu hồng xuất hiện là phenolphtalein phản
ứng với KOH khi không còn acid tự do trong dung dịch. Chuẩn độ bằng HCl để
trung hòa hết KOH còn dư.

1.6. Xác định chỉ số iod


- Nguyên liệu: Cồn 96%, I2 0,02N, Na2SO3 0,02N, tinh bột 1%, dầu thực vật
- Tiến hành
+ Lấy 2 bình nón, cho vào bình 1: 1ml nước cất, bình 2: 1g dầu thực vật.
+ Thêm vào mỗi bình 10ml ethanol 96%, 10ml I2 0,02N lắc đều.
+ Chuẩn độ bằng Na2S2O3 đến khi dung dịch có màu vàng nhạt
+ Thêm vào mỗi bình 10 giọt tinh bột 1%, tiếp tục chuẩn độ đến khi mất màu
xanh.
Tính bằng công thức: X= (Vk – Vt).f.2,54,100/g
- Kết quả: Vt=0,735
- Kết luận: Iod dùng để xác định các acid béo không no trong thành phần của chất
béo
- Giải thích: Do I2 phá vỡ với các liên kết đôi trong acid béo không no

2. Định lượng
Định lượng lipid bằng phương pháp Soxhlet
- Nguyên liệu: Giấy lọc Kích thước 8x10 cm, máy soxhlet, bột lạc
- Tiến hành
+ Chuẩn bị mẫu: Gấp giấy thành bao đựng mẫu, sấy khô giấy, để nguội
Cân 1 gam bột lạc khô
+ Chuẩn bị máy Soxhlet: Đặt bình thủy tinh lên bình đun nồi cách thủy, lắp bình
chiết khớp với miệng đun, dùng đũa thủy tinh đặt bao đựng mẫu vào đáy của bình
chiết; lắp ống sinh hàn khớp với miệng bình chiết; đặt phễu thủy tinh lên miệng
ống sinh hàn; lắp các ống cao su vào các vị trí làm lạnh; mở máy nước để nước
chảy vòa hệ thống sinh hàn và chảy ra ngoài. Sau đó dùng kẹp để kẹp đầu ống cao
su cho nước tạm ngừng chảy. Rót dung môi hữu cơ (ether) qua phễu thủy tinh sao
cho lượng dung môi đủ ngập mẫu và chiếm 2/3 thể tích bình đun.
Kiếm tra máy, nếu không bị thoát dung môi ra ngoài thì hoàn thành.
+ Các bước thực hiện:
Gấp giấy
Cân giấy ( ghi số liệu )
Cho mẫu vào giấy ( Khoảng 1g )
Sấy mẫu
Cân mẫu ( ghi số liệu )
Chiết mẫu
Sấy mẫu
Cân mẫu ( ghi số liệu )
Tính theo công thức: X=(Gm – Gc).100
- Kết quả:
- Kết luận
- Giải thích:

You might also like