Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

Câu 1: Kim loại có các tính chất vật lý chung là


A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng ?
A. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện.
B. Một chất oxi hoá gặp một chất khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng hoá học.
C. Với một kim loại, chỉ có thể có một cặp oxi hoá – khử tương ứng.
D. Đã là kim loại phải có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 3: Trường hợp không xảy ra phản ứng là
A. Cu + (dd) HNO3 B. Cu + (dd) Fe2(SO4)3 C. Cu + (dd) HCl D. Fe + (dd) CuSO4
Câu 4: Thứ tự hoạt động của 1 số kim loại: Mg > Zn > Fe > Pb > Cu > Hg. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Nguyên tử Mg có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
B. Nguyên tử Pb có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
C. Nguyên tử Cu có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
D. Nguyên tử Fe có thể khử ion kẽm trong dung dịch.
Câu 5: Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất
A. Bột Fe dư, lọc. B. Bột Cu dư, lọc. C. Bột Ag dư, lọc. D. Bột Al dư, lọc.
Câu 6: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Zn thành Zn ? 2+

A. Fe B. Ag+. C. Al3+. D. Mg2+.


Câu 7: Cho 3 kim loại Cu, Fe, Al và 4 dung dịch ZnSO 4, AgNO3, CuCl2 và MgSO4. Kim loại nào sau đây khử
được cả 4 dung dịch muối?
A. Cu B. Fe C. Al. D. Tất cả đều sai.
Câu 8: Phương trình phản ứng hoá học sai là
A. Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag. B. Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb.
C. Cu + Fe → Cu + Fe.
2+ 2+
D. Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+.
Câu 9: Những tính chất vật lý chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính ánh kim được xác
định bởi yếu tố nào sau đây?
A. Các electron tự do. B. Khối lượng nguyên tử.
C. Các ion dương kim loại. D. Mạng tinh thể kim loại.
Câu 10: Cho các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo thứ tự
Na+/Na<Al3+/Al< Fe2+/Fe< Ni2+/Ni< Cu2+/Cu< Fe3+/ Fe2+< Ag+/Ag< Au3+/Au. Trong các kim loại Na(1),
Al(2), Fe(3), Ni(4), Cu(5), Ag(6), Au(7) thì kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt III là
A. 3, 4, 5, 6, 7. B. 2, 3, 4, 5, 6. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Câu 11: Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thì hiện tượng là
A. Có hiện tượng sủi bọt khí. B. Có kết tủa vàng. C. Không có hiện tượng gì. D. Có kết tủa trắng.
Câu 12: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Fe, Cu và bột Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp vào một
lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dung dịch X là dung dịch của
A. AgNO3 B. NaOH C. H2SO4 D. HCl
Câu 13: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Bạc B. Vàng C. Đồng D. Chì
Câu 14: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch CuSO4?
A. Fe B. Al C. Ag D. Zn.
Câu 15: Đốt 1 kim loại trong bình kín chứa clo dư thu được 65 gam muối clorua và thấy thể tích khí clo trong
bình giảm 13,44 lit (đktc). Kim loại đã dùng là:
A. Fe B. Cu C. Zn D. Al
Câu 16: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại
sau tăng theo thứ tự
A. Al < Ag < Cu B. Cu < Al < Ag C. Al < Cu < Ag D. Cu < Al < Ag.
Câu 17: Cho các ion: Fe (1); Na (2); Au (3). Thứ tự sắp xếp theo chiều giảm tính oxi hoá là
2+ + 3+

A. (2) > (1) > (3) B. (3) > (1) > (2) C. (3) > (2) > (1) D. (1) > (2) > (3)
Câu 18: Cho 1 lá sắt vào dung dịch chứa 1 trong những muối sau: ZnCl 2 (1); CuSO4 (2); Pb(NO3)2 (3); NaNO3
(4); MgCl2 (5); AgNO3 (6). Các trường hợp xảy ra phản ứng là
A. (1); (2); (4); (6). B. (1); (3); (4); (6). C. (2); (3); (6). D. (2); (5); (6).
Câu 19: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Fe thành Fe ?
2+ 3+

A. Mg B. Ag+. C. K+. D. Cu2+.


Câu 20: Chất nào sau đây có thể khử Ag+ thành Ag?
A. Pt B. K+. C. H2. D. Au
Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Lấy 9,94 gam X hòa tan trong lượng dư dung dịch HNO 3 loãng thì
thoát ra 3,584 lít khí NO ( đktc). Tổng khối lượng muối khan tạo thành là
A. 39,7g B. 29,7g C. 39,3g D. Kết quả khác
Câu 22: Để khử hoàn toàn 1 lượng oxit kim loại thành kim loại cần vừa đủ V (l) khí H 2. Hoà tan lượng kim loại
tạo thành bằng H2SO4 loãng, dư được V (l) H2 (các khí đo cùng điều kiện). Oxit kim loại đó là
A. MgO B. Fe2O3. C. FeO D. CuO
Câu 23: Ngâm 1 vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Sau 1 thời gian lấy
vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng của vật sau khi lấy vật ra là
A. 9,82 gam. B. 10,76 gam C. 10,80 gam D. 9,60 gam
Câu 24: Cho 19,2 gam 1 kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 thì thu được 4,48 lit NO (đktc). Vậy
kim loại M là
A. Zn B. Mg C. Cu D. Fe
Câu 25: Hoà tan 2 gam kim loại M (hoá trị II) vào H2SO4 dư rồi cô cạn được 10 gam muối khan. M là
A. Mg B. Cu C. Ca D. Zn
Câu 26: Cation M có cấu hình electron 1s 2s 2p . Vậy M là nguyên tố:
+ 2 2 6

A. Ở chu kỳ 2, nhóm IIIA B. Ở chu kỳ 3, nhóm IA


C. Ở chu kỳ 3, nhóm IIIA D. Ở chu kỳ 2, nhóm IIA.
Câu 27: Cho 10 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 3,733
lit H2(đkc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là:
A. 50%. B. 35%. C. 20%. D. 40%.
Câu 28: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích
khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.
A. 2,24 lit. B. 4,48 lit. C. 6,72 lit. D. 67,2 lit.
Câu 29: Cho 4,05 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 thu V lít N2O (đkc) duy nhất. Giá trị V là
A. 2,52 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 1,26 lít.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với
dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H 2 (đkc). Phần
% khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 60%. B. 40%. C. 30%. D. 80%.
Câu 32: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở
đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2.
Câu 33: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối
khan thu được là (Cho H = 1, Zn = 65, Cl = 35,5)
A. 20,7 gam. B. 13,6 gam. C. 14,96 gam. D. 27,2 gam.
Câu 34: Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 6,72. C. 3,36. D. 2,24.
Câu 35: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 5,40. D. 1,35.
Câu 36: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 4,48. C. 2,24. D. 3,36.
Câu 37. Cho 8,64 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe 2(SO4)3 1M và CuSO4
1M, sau phản ứng hoàn toàn lọc được chất rắn X và phần dung dịch có khối lượng không đổi so với dung dịch
ban đầu. Xác định phần trăm khối lượng kim loại Mg trong hỗn hợp ban đầu?
A. 22,22 %. B. 58,33 %. C. 77,78 %. D. 41,67 %.
Câu 38. Cho m gam bột Mg và 0,27 gam bột Al vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe 2(SO4)3 0,1M và Cu(NO3)2
0,2M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl không thấy khí
thoát ra. Giá trị lớn nhất có thể của m là
A. 1,08 gam. B. 1,20 gam. C. 0,96 gam. D. 1,44 gam.
Câu 39. Cho m gam Mg vào dung dịch gồm 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian phản
ứng, thu được 19,44 gam chất rắn và dung dịch X chứa hai muối. Cho 8,4 gam bột Fe vào X đến phản ứng hoàn
toàn, thu được 9,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,8. B. 4,32. C. 4,64. D. 5,25.
Câu 40. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,06 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu
được 11,664 gam chất rắn và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 5,04 gam bột sắt vào dung
dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 5,616 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,784. B. 3,168. C. 2,880. D. 2,592.
Câu 41. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Cho m gam bột Fe (dư) vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3;
Cho m gam bột Fe (dư) vào dung dịch chứa b mol H2SO4 đặc, nóng.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm bằng nhau. Mối quan hệ giữa
a và b là
A. 3a = 2b. B. a = b. C. 3a = b. D. 2a = b.
Câu 42. Hòa tan hết m gam Fe vào V lít dung dịch HNO 3 2,5M, thu được 0,15 mol NO (sản phẩm khử duy
nhất) và dung dịch H. Cho 1,824g Mg vào dung dịch H, khi phản ứng kết thúc Mg tan hết và không thấy khí
thoát ra, đồng thời thu được 40,428g muối. Giá trị của V là
A. 0,349 B. 0,256 C. 0,240 D. 0,304
Câu 43. Hòa tan 9,6 gam bột Cu bằng 200ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO 3 0,5M và H2SO4 1M. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận dung dịch X
thu được khối lượng muối khan là
A. 32,0 gam. B. 28,2 gam. C. 24,0 gam. D. 28,8 gam.

You might also like