QPPL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật
sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và
con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có
thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án
giải quyết việc ly hôn
2. Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm
căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang
giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc
xác định đó
3. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực
hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi
khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này
quy định.
4. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ
nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an
ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
5. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân
dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ
Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng
đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế
6. Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa,
cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
7. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
8. Văn bản quy phạm pháp luật phải được  gửi đến cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra
9. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm soát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt, giam, giữ người do luật định
10. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có
hành vi đầu tư kinh doanh vốn nhà nước khi chưa được cơ quan có thẩm
quyền thẩm định chấp thuận sử dụng vốn nhà nước để đầu tư
11. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng
mặt mà không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo quy định tại điều 130 của Bộ
luật này; nếu vắng mặt mà có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. Nếu bị cáo
bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ
vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm
đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
12. Tòa án có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a.Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b.Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c.Nếu sự vắng mặt của bị cáo không làm trở ngại cho việc xét xử và họ đã
được triệu tập hợp lệ.
13. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuất
bản bản tin, tài liệu, tờ rơi mà không có giấy phép
14. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường.
15.Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp
sau đây:
a)Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh
doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh
nghiệp;
b)Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm
công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật
cách chức mà tái phạm;
c)Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20
ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

You might also like