Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Có thể nói mùa xuân là đề tài bất tận trong thi ca, khơi nguồn cảm hứng cho

rất nhiều nghệ sĩ. Mỗi người


có một cảm nhận riêng về mùa xuân. Đối với Nguyễn Du, mùa xuân gắn với cảnh vật và con người, với
những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ông không chỉ tả tình sâu sắc mà ngòi bút trong tả cảnh
cũng rất tài hoa. Với đoạn trích "Cảnh ngày xuân", ông không những vẽ lên một bức tranh xuân trong sáng,
tươi đẹp mà còn gợi lên không khí lễ hội rộn ràng và tưng bừng.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích hay của truyện Kiều. Sau bức chân dung tài
sắc của chị em Thuý Kiều là bức hoạ về cảnh sắc mùa xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của trai
tài gái sắc.Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian, rất phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật trong
cuộc du xuân.

Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả khung cảnh ngày xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi


...
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Không gian mùa xuân được gợi nên bởi hình ảnh những bầy én đang bay lượn rập rờn nhanh như con thoi
dệt vải.“Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” ấy là khi những ngày xuân tươi đẹp đã bước sang tháng
thứ ba. Dường như ý thơ còn có sự tiếc nuối trước sự chảy trôi của thời gian. Đồng thời, bức tranh thiên
nhiên còn được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la. Sắc cỏ tháng thứ ba đầy tươi
non, êm ái, lại còn trải đến “tận chân trời” khiến ta như hình dung bức tranh sinh động và có hồn. 

Đến tám câu thơ tiếp theo của bài thơ đã tái hiện khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh

Thanh minh trong tiết tháng ba,


...
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Vào tháng thứ 3 mùa xuân, có tiết Thanh minh,người xưa đi tảo mộ - chăm sóc phần mộ cho người thân
và hội đạp thanh – thú dạo chơi ở đồng quê. Để gợi lên nét văn hóa cổ xưa, tác giả đã sử dụng những từ Hán
Việt mang sắc thái cổ kính, phù hợp để tái hiện nét văn hóa, phong tục cổ xưa. Không khí rộn ràng của lễ hội
mùa xuân được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép,từ láy. Các từ này được đặt cạnh nhau để dồn dập gợi nên
không khí đông đúc, vui tươi sôi nổi. Đời sống tâm linh, phong tục cổ xưa trong lễ tảo mộ được tác giả nói
đến với sự cảm thông và chia sẻ qua hai câu: “Ngổn ngang ... giấy bay”. Tám câu thơ trên là bức họa được
vẽ bằng ngôn từ nghệ thuật giàu tính tạo hình nhằm làm hiện lện nét văn hóa và phong tục cổ xưa

Hội rồi cũng phải tan. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều tiếc nuối ra về:

“Tà tà bóng ngả về tây,


...
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Nhịp thơ chậm rãi, nhịp sống như ngừng trôi khiến cho tâm trạng của con người trở nên nặng nề và buồn
rầu hơn. Các từ láy: tà tà, nao nao, thanh thanh vừa gợi được sự nhạt nhào của cảnh vật vừa nói được rung
động trong tầm tình của giai nhân khi hội tan, ngày tàn làm sao chẳng buồn. Cảnh vật như phảng phất nỗi
niềm bâng khuâng, man mác thấm sâu vào long người và lan tỏa vào cảnh vật.

Tóm lại, đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho ta những cảm nhận về một bức tranh ngày xuân vui tươi, rộn
ràng, náo nức và có chút buồn phiền. Nguyễn Du quả là bậc thầy của tiếng Việt. Ông đã sử dụng bút pháp tả
cảnh bằng từ ngữ giàu tính tạo hình từ đó người đọc có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên trong thơ
thật đẹp được tạo nên từ hồn thơ nhạy cảm và ngòi bút tài hoa.

You might also like