Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ÁNH TRĂNG (1978)

Nguyễn Duy
A/ KHÁI QUÁT
I/ Tác giả
*Nguyễn Duy sinh 1948 tại TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh
Hóa. Năm 1965,ông làm tiểu đội trưởng dân quân trực
chiến khu vực Hàm Rồng- Thanh Hóa. Năm 1966 ông
gia nhập Bộ Tư Lệnh Thông Tín và chiến đấu ở chiến
trường khác nhau. Đến 1976, ND chuyển ngành và làm
việc ở báo Văn nghệ Giải Phóng. 1977, ông là đại diện
báo Văn nghệ- chi nhánh TP. HCM.
*NG Duy từng đoạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn
nghệ 1972- 1973 (đồng giải với Hoàng Nhuận Cầm,
Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Đức Mậu) cho chùm thơm
gồm 4 bài: Hơi ấm ổ rơm, Tre Việt Nam, Bầu trời
vuông, Giọt nước mắt và nụ cười. Ông được nhận giải
thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
*Sáng tác:
-Viết văn xuôi và làm thơ, thành công nhất vẫn là thơ
-Các tác phẩm:
+ Tiểu thuyết: Khoảng cách
+ Bút kí: Nhìn ra bể rộng trời cao
+ Các tập thơ”
~ Cát trắng
~ Ánh trăng
~ Mẹ và em
~ Quà tặng thơ…
=>Các bài thơ hay:
^ Hơi ấm ổ rơm
^ Tre VN
^ Ánh trăng
^ Đò Lèn
^ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa…
*Phong cách thơ
-Sử dụng hay và sáng tạo thể thơ lục bát (Tre VN), năm
chữ (Ánh trăng)
-Có khả năng sáng tạo hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm
và đa nghĩa
-Có giọng điệu rất tự nhiên, kết hợp hay phương thức tự
sự với biểu cảm và chất nghị luận
-Có sự kết hợp giữa phong vị dân gian và vẻ đẹp hiện
đại
=>Nhà phê bình Hoài Thanh: “Thơ ND có một vẻ đẹp
không gì so sánh được”, “quen thuộc mà không nhàm
chán”, “chất thơ của ND là vẻ đẹp hiền hậu, rất Việt
Nam”
II/ Bài thơ
1/Hoàn cảnh sáng tác:
*Viết năm 1978, sau đó đưa in trong tập thơ cùng tên
*Lúc này tác giả đang công tác tại báo Văn nghệ chi
nhánh Tp.HCM
2/ Ý nghĩa nhan đề
* Ánh trăng trước hết để chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, đất
nước tươi đẹp, hiền hòa.
* AT là ánh sáng kì diệu - tượng trưng cho nghĩa tình
đẹp đẽ của quá khứ, gắn với những năm tháng gian lao
của đời lính
* AT chính là ánh sáng len lỏi vào những nơi khuất lấp
trong tâm hồn để lay thức, thức tỉnh nhận ra những sai
trái, từ đó giúp con người hướng đến lẽ sống thủy
chung với quá khứ, “Uống nước nhớ nguồn”
3/ Sự sáng tạo của thể thơ
* ND đã sử dụng sáng tạo thể thơ năm chữ
- Nhà thơ chỉ viết hoa chữ đầu mỗi khổ thơ
- Chỉ có một dấu chấm cuối bài thơ
* Tác dụng:
- Việc viết hoa chữ đầu tiên mỗi khổ tạo ấn tượng về
một câu kể dài, phù hợp với dáng dấp bài thơ như một
câu chuyện kể
- Chỉ một dấu chấm ở cuối bài nhằm để dòng cảm xúc
cứ tuôn trào một cách tự nhiên, không bị đứt quãng.
4/ Bố cục: Có nhiều cách chia
a/ 4 đoạn:
*Đ 1: hai khổ đầu- VT trong quá khứ (gắn với tuổi thơ
và đời lính)
*Đ 2: khổ thứ 3- VT trong hiện tại và sự lãng quên của
con người
*Đ 3: khổ 4- Tình huống gặp lại VT
*Đ 4: khổ 5,6- cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi gặp
lại VT
b/ 3 đoạn
-C1:
+Đ 1: khổ 1,2- VT trong quá khứ
+Đ 2: khổ 3,4- VT hiện tại
+Đ 3: khổ 5,6- Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả
-C 2:
+ Đ 1: 3 khổ đầu- VT trong quá khứ và hiện tại
+ Đ 2: khổ 4- Tình huống gặp lại VT
+ Đ 3: khổ 5,6- Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ
III/ Bài tập tiếng Việt
BT 2. Hãy chỉ ra thủ pháp nghệ thuật nổi bật trong bài
thơ

*Đối lập:
-VT của quá khứ (tri kỉ, tình nghĩa)>< VT hiện tại (như
người dưng qua đường)
-Trăng (QK vẫn thủy chung, nghĩa tình)>< con người
(đã lãng quên trăng)
BT 2: Tìm phép tu từ cho từng khổ thơ (nên tên phép tu
từ, chỉ ra từ ngữ được sử dụng, nêu tác dụng)
1/ Khổ 1: VT gắn với tuổi thơ và đời lính
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
*Phép điệp từ:
- Với
- Hồi
=>Tạo ẩm hưởng, nhịp điệu tha thiết cho lời thơ
=>Nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật:
^ từ “hồi”: dấu mộc thời gian
^ từ “với”: tuổi thơ của tác giả đi nhiều, trải nghiệm
nhiều
*Liệt kê (tang cấp của không gian từ hẹp=> rộng)
- đồng, sông, bể
=>làm nổi bật tuổi thơ của tác giả trải nhiệm nhiều
=>đồng: h/a của quê hương; sông, bể=> h/a của đất
nước
*Nhân hóa: VT thành tri kỉ
=>Làm cho sự diễn đạt sinh động, gần gũi
=>Những năm tháng chiến tranh, trăng là người bạn tri
âm, trỉ của người lính trên khắp ẻo đường chiến đấu
2/ Khổ 2- VT với đời lính là bầu bạn, gắn bó khăng khít
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
*So sánh: hồn nhiên như cây cỏ
=>làm cho sự diễn đạt sinh động, giàu sức gợi hình, gợi
cảm
=> làm nổi bật lối sống bình dị, mộc mạc, gần gũi với
thiên nhiên
*Nhân hóa “vầng trăng tình nghĩa”
=>làm cho sự diễn đạt gần gũi, sự vật cũng giống như
con người
=>khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa
người lính với trăng
LÀM 4 KHỔ CÒN LẠI (KHÔNG NÊU TÁC DỤNG),
ĐƯA LÊN NHÓM

You might also like