C NH Ngày Xuân9 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

CẢNH NGÀY XUÂN

A/ TÌM HIỂU CHUNG:


I/ Kiến thức tổng hợp
1/ Nêu ba thể thơ dân tộc và 7 thể thơ hiện đại
a/ Các thể thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát,
hát nói
b/ Các thể hiện đại: 5,6,7,8, tự do, hỗn hợp, thơ văn
xuối
2/ Nêu 5 loại câu chia theo cấu tạo ngữ pháp và 5 loại
chia theo mục đích nói
a/ Cấu tạo ngữ pháp
* Câu mở rộng thành phần
*Câuđơn
* Câu rút gọn (Tỉnh lược)
* Câu ghép
b/ Mục dích nói
*Phủ định
*Trần thuật
*Cảm thán
*Nghi vấn
*Cầu khiên
3/ Nêu:
a/ 5 mô hình cấu tạo đoạn văn
*Tổng phần hợp => Có hai câu chủ đề
* Diễn dịch: 1 câu chủ đề đầu đoạn
* Quy nạp: Câu chủ đề cuối đoạn
* Song hành: Không có
* Móc xích: Có thể có hoặc khônh
b/ 6 Thao tác lập luận trong văn nghị luận:
* Bác bỏ
* So sánh:
* Phân tích
* Chứng minh
* Bình luận
* Giải thích
Câu 3:
a/ Nhà thơ trung đại nào được danh xưng là
*“Bà chúa thơ Nôm” (HXH) – Xuân Diệu
* Nhà thơ nào mở đầu cho cho thơ ca chữ Nôm viết
bằng thể thơ Đường luật: Hàn Thuyên
* Nhà thơ nào đượcNnguyễn Tuân gọi là “ôm hoàng
thơ Nôn”: Tú Xương
b/ Nước nào đông dân nhất thế giới: TQ
Diện tích lớn nhất thế giới: Nga
Có nhiều giải Nobel nhất thế giới (tính theo đầu
người): Thụy sĩ
c/ Nước Mĩ
Có bao nhiêu tiểu bang : 50
Tại sao không có lịch sử trung đạị: là miền đát mới
Donnald Trump là tống thất đười thứ 45 của nước Mĩ
II/ Câu hỏi SGK:
Câu 1: Khung cảnh mùa xuân:
*Qua các h/a” con én đưa thoi, thiều quang đã ngoài 60
mươi
*Sử dụng từ ngữ giáu tính tạo hình
*Sử dụng bút pháp miêu tả
Câu 2a: Thống kê trong đoạn 2
*Từ ghép là danh từ: áo quần. ngựa xe, tài tử, giai
nhân, yến anh...
*Từ ghép là tính từ: gần xa
*Từ ghep là động từ : Sắm sửa
Câu 2b: Tìm từ Hán Việt trong 8 câu giữa
Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ
hành, tài tử, giai nhân, tiền
2.c Chỉ ra tất cả phép tu từ trong đoạn hai
*Ẩn dụ: “yến anh”
*Đảo ngữ:
-Gần xa…
-Dập dìu..
-Ngỗn ngang…
*So sánh: Ngựa xe như…
Câu 3: 6 câu cuối
a/ Cảnh vật trong sáu câu cuối vẫn đẹp nhưng mọi
chuyển động khẽ khàng hơn, cảnh vật thu nhỏ lại ở khe
nước nhỏ, dòng suối nhỏ. Cảnh vật đẹp nhưng khác 4
câu đầu: mọi chuyển động đề khẽ khàng, nhẹ nhàng,
yên ắng.
=>Bởi vì cảnh đã tàn và hội cũng tan, thời khắc chiều tà
(hoàng hôn)
b/ Các từ láy trong đoạn là :
* Tà tà
* Thơ thẩn
* Thanh thanh
* Nao nao
* Nho nhỏ
=>Tất cả là từ láy toàn bộ, trừ từ láy vần « thơ thẩn »
=> Có ba từ láy vùa tả cảnh,vừa bộc lộ tâm trạng con
người: thanh thanh, tà tà, nao nao
c/ Khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong
6 câu cuối
*Thiên nhiên: cảnh vẫn đẹp nhưng dường như thu nhỏ
lại, mọi chuyển động khẽ khàng, yên ắng
*Trạng của chỉ em K và mọi người:
~ Nỗi bâng khuâng, buồn man ,mác
~ Riêng Kiều đã gặp mồ Đạm Tiên:
Sè sè nắm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vằng nửa xanh
Nàng đã linh cảm về đời mình: “Thấy người nằm đó
biết au thế nào?”
 Hội tan, ngày tàn, nên “Lòng không sao cả hiu hiu
sẽ buồn”
Câu 4: ****Thành công nghệ thuật tả thiên nhiên
*Bút pháp:
- Kết hợp miêu tả với gợi tả bằng vài nét chấm phá (2,3)
- Sử dụng ngôn từ giàu tính tạo hình
- Sử dụng thành công các phép tu từ: Nói quá/ Ngoa
dụ.; Tương phản/ Đối lập
II/ Tìm hiểu văn bản
1/ Đề tài: Mùa xuân
*Là đề tài quen thuộc trong thơ ca VN từ cổ chí kim
*Các bài thơ:
-Trung đại (X- cuối XIX): Mộ xuân tức sự- Ng Trãi;
Cuốc kêu cảm hứng- Nguyễn Khuyến…
-Hiện đại:
+ Trước 1945:
Các bài thơ mới: Mùa xuân xanh- Nguyễn Bính; Mùa
xuân chín- Hàn Mặc Tử
+ Văn học cách mạng 1945- 1975: Một khúc ca xuân-
Tố Hữu
-Sau 1975: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
=>ND đã góp vào đoạn Cảnh ngày xuân tuyệt bút
2/ Vị trí đoạn trích:
*Nằm ở phần 1 của cốt truyện (gặp gỡ và đính ước)
*Sau khi tả tài sắc chị em Thúy Kiều, đoạn này tả cảnh
ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của
mấy chị em Kiêu (TK, TV và Vương Quan)
3/ Bố cục: 18 câu , chai làm 3 đoạn
a/ 4 câu đầu: khung cảnh mùa xuân
b/ 8 câu tiếp : cảnh lễ và hội trong tiết thanh minh
c/ 6 câu cuối: cảnh mấy chị em Kiều du xuân trở về
4/ Kết cấu:
*Kết cấu theo trình tự thời gian
*Tác dụng:
- Phù hợp với hành trình một cuộc du xuân của chị em
Kiều
- Pù hợp để diễn tả tâm trạng của con người
5/ Bút pháp: tả cảnh có sự kết hợp giữa miêu tả với gợi
tả bằng ngôn ngữ giàu tính tạo hình: từ láy, từ ghép 2
âm tiết là những danh từ, động từ, tính tứ
B/ PHÂN TÍCH - CẢM NHẬN
I/ Giới thiệu (MB): Nêu vấn đề nghị luận
1/Dẫn dắt:
a/Cách 1: văn học sử
-Tác giả: ND là “một tài năng lớn, một trái tim lớn”
trong nền văn học nước nhà
-Tác phẩm: Di sản văn học mà Tố Như để lại cho đời
sau phong phú, nhiều giá trị, nhưng đặc sắc nhất vẫn alf
“Tr Kiều”. Đọc “ĐTTT”, ta không chỉ “quỳ gối trân
trọng” trước tâm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ mà
còn “cúi đầu thán phục” trước tài năng thi ca kiệt xuất.
Tiêu biểu là nghệ thuật tả cảnh qua đoạn “CNX”
b/ Cách 2: Đề tài
*Mùa xuân là mùa của sức sống, niềm ti và hy vọng và
cũng là mùa gợi cảm hứng bất tận cho thi ca
*Có biết bao bài thơ hay viết về mùa xuân từ cổ chí
kim, như: Mộ xuân tức sự (NT), Cuốc kêu cảm hứng
(NK); Mùa xuân xanh (NB), Mùa xuân chín (HMT)…
Nằm trong cảm hứng ấy, ND đã góp vào nền thi ca
nước nhà đoạn “CNX” tuyệt bút.
c/ Cách 3: so sánh
*Đọc “TK” của đại thi hào ND, ta không chỉ cảm phục
trước tài năng tả người bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ
trong đoạn “CETK”, hay bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc
sắc ở đoạn “KOLNB” mà còn ở bút pháp nghệ thuật tả
cảnh giàu tính tạo hình qua đoạn “CNX”
d/ Cách 4: cảm nhận văn chương
*Tên tuổi của nhà thơ đi cùng năm tháng thường gắn
liền với đứa con tinh thần của họ. Vì vậy mà, khi nhắc
Lí Thường Kiệt ta nghĩ ngay đến “Sông nứi nước
Nam”, cái tên Hồ Xuân Hương gắn với “Bánh trôi
nước”, Nguyễn Trãi với “Bình Ngô đại cáo”… Và tên
tuổi của Nguyễn Du bất tử với thời gian gắn với kiệt tác
“Tr. K”
*Tác phẩm có nhiều đoạn trích thể hiện tài năng tả cảnh
đặc sắc, mà tiêu nhất vẫn là “CNX”
e/ Lí luận văn học: ngôn từ là chất liệu của thi ca
*”Văn học là nghệ thuật của ngôn từ” (M. Gorki). Vì
vậy mà danh họa người Ý L. de, Vinci đã nói: “Thơ là
một bức họa nhưng không phải để ngắm mà để suy
ngẫm”
*Hãy đến với bức họa mùa xuân trong đoạn “CNX”
(trích TK) để thấy tài thơ Nôm tiếng Việt của đại thi
hào ND và để tự hào “tiếng Việt của ta thật giàu và
đẹp”:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cay như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
(Lưu Quang Vũ- Tiếng Việt)
2/ Dẫn đề
a/ Nêu ngắn gọn ND- NT : “CNX” là bức tranh thiên
nhiên, lễ hội mùa xuân, trong sáng, tươi đẹp được gợi
lên qua từ ngữ, qua bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình
b/Đặc sắc nhất là những câu thơ…
II/ Phân tích- cảm nhận (TB): Triển khai vấn đề
nghị luận
*Cảm nhận chung (1 đoạn)
*PT- Cảm nhận cụ thể (ý chính- nhiều đoạn)
*Nhận xét- đánh giả- mở rông (1 đoạn)
1/ Cảm nhận chung: (1 đoạn)
a/ Vị trí đoạn trích:
-Nằm sau đoạn “CETK”
-Tả cảnh ngày xuân và cuộc du xuân của mấy chị m
Kiều
b/ Bố cục và kết cấu
*Bố cục: Đoạn trích có 18 câu. Nhà thơ dành 4 câu đầu
tả khung cảnh mùa xuân, 8 cau tiếp theo tái hiện cảnh lễ
và hội trong tiết thanh minh, làm sống lại nét văn hóa
cổ xưa. Đoạn trích kết thúc bằng 6 câu cuối tả cảnh
hoàng hôn và mấy chị em K du xuân trở về
*Kết cấu: ND đã có cách kết cấu theo trình tự thời gian
rất hợp lí để diễn tả cuộc du xuân của chị em K và diễn
biến tâm trạng con người
c/ Bút pháp: sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh kết
hợp gợi tả với miêu tả, bằng từ ngữ giàu sức gợi hình,
gợi cảm.
2/ Phân tích- cảm nhận cụ thể
a/ Đoạn 1: 4 câu đầu- khung cảnh ngày xuân (dẫn 4
câu thơ)
*Ý 1: hai câu đầu- Miêu tả thời gian và gợi tả không
gian
-Dẫn lại 2 câu thơ
-Phân tích:
+ H.a ước lệ mùa xuân “con én”
+ Phép so sánh “con én đưa thoi”: bầy én bay lượn
nhanh như con thoi dệt vải
+ Từ ngữ:
~ “thiều quang” là ánh sáng đẹp
~ “đã ngoài sáu mươi” để nói mùa xuân có 3 tháng, 90
ngày. Nắng vẫn đang đẹp nhưng giờ đã bước sang tháng
thứ 3.
=>Tiểu kết:
+ Bút pháp miêu tả, sử dụng hình ảnh ước lệ quen thuộc
trong thơ ca
+ Cái hay ở chỗ, nhà thơ miêu tả thời gian nhưng lại gợi
lên không gian màu xuân ắng vẫn đẹp, khung cảnh rộn
ràng bời trên bầu trời chim én chao liệng như thoi đưa
+ Dường như ý thơ còn có sự nuối tiếc trước sự chảy
trôi của thời gian: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu
mươi”
*Ý 2: Hai câu dưới- Bức họa mùa xuân
-Dẫn lại 2 câu thơ
-Phân tích
+ Bút pháp chấm phá, chỉ đôi nét nhưng đã lột tả đưuọc
linh hồn của tạo vật
+ Nghệ thuật hòa phối màu sắc độc đáo. Gam màu chủ
đạo là “xanh” của con non, của da trời. Còn màu
“trắng” là điểm xuyết, tạo điểm nhấn cho bức tranh
+ Yếu tố họa họa đậm nét ở sự hòa phối màu xanh của
cỏ non cà sắc trắng của hoa lê hài hòa tuyệt diệu. Nên
mới thấy “Thơ là bức họa bằng ngôn từ”
+ Cách ngắt nhịp ở câu cuối “Cành lê trắng/ điểm/ một
vài bông hoa” dồn trọng tâm vào tính từ trắng và từ
điểm làm choi người đọc hình dung bức trang thiw sinh
động và có hồn
=>Tiểu kết
*NT: bút pháp chấm phá tài tình, nghệ thuật hòa phối
màu sắc độc đáo
*ND: Bức tranh thơ
- Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống bởi “cỏ non”
- Khoáng đạt, trong trẻo vì “xanh tận chân trời”
- Nhẹ nhàng và thanh khiết vì “trắng điểm một vài bông
hoa”
*Mở rộng:
+ Hai câu thơ của ND gợi nhớ hai câu thơ cổ của Trung
Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cảnh lê có mấy bông hoa)
+ Tương đồng: hai bức tranh thơ vẽ bằng bút pháp
chấm phá, làm hiện lên màu xuân khoáng đạt, trong
trẻo, giàu sức sống
+ Đặc sắc riêng
~ Bức tranh trong hai câu thơ TH: màu xuân có hương
vị “cỏ thơm”, có màu xanh từ mặt đất lên bầu trời “liên
thiên bích, có đường nét của cành lê thanh nhẹ điểm vài
bông hoa (sổ điểm hoa)
~ Bức tranh thơ của ND thêm tính từ “trắng”, tạo điểm
nhấn, làm nổi bật thần sắc của hoa lê, khiến cho bức
tranh sinh động, có hồn. Qua đó hiện lên mùa xuân mới
mẻ, khoáng đạt, thanh khiết
b/ Tám câu tiếp: Cảnh lễ và hội trong tiết thanh minh
(dẫn thơ)
*Ý 1: Giải thích
- Vào tháng thứ 3 mùa xuân, có tiết thanh minh, người
xưa đi tảo mộ - chăm sóc phần mộ cho người thân và
hội đạp thanh- thú dạo chơi ở đồng quê
- Đây là nét văn hóa phong tục cổ xưa của người
phương Đông.
*Ý 2: Bút pháp miêu tả bằng ngôn từ nghệ thuật
-Để gợi lên nét văn hóa cổ xưa, tác giả đã sử dụng hệ
thống Hán Việt mang sắc thái trang trọng, cổ kính, phù
hợp để tái hiện nét văn hóa, phong tục cổ xưa: thanh
minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, yến anh, tài từ, giai nhân…
-Để làm sống lại không khí lễ hội rộng ràng, nhà thơ đã
sử dụng tài tình các từ hai âm tiết là những từ láy, từ
ghép. Đó là những danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai
nhân, ngựa xe), những động từ (sắm sửa, đạp thanh, tảo
mộ…), những tính từ (nô nức, ngổn ngang, dập dìu…)
-Đời sống tâm linh, phong tục cổ xưa trong lễ tảo mộ
được tác giả nói đến với sự cảm thông và chia sẻ qua
hai câu: “Ngổn ngang….giấy bay”. Các tài tử giai nhân
và ba chị em Kiều không chỉ nguyện cầu cho vong linh
của người đã khuất mà còn gửi gắm, khấn nguyện
những mơ ước, khát khao về tuổi xuân,về tương lai. Ý
thơ thấm đẫm tính nhân văn làm người đọc xúc động
- Nhà thơ cũng sử dụng tài tình nhiều biện pháp tu từ:
+ Phép điệp ngữ: là, như=> Nhấn mạnh không khí lễ
hội
+ Ẩn dụ: nô nức yến anh => để gợi hình những nam
thanh nữ tú, những tài tửu giai nhân, từng đoàn người
nhộn nhịp đi chơi xuân như chim yến, chim oanh bay
ríu rít
+ So sánh: “Ngựa xe như nước áo quần như nêm”=>
làm cho lời thơ giàu sức sợi hình gợi cảm, để diễn tả
người đi sắm lễ vật, quần áo mới, trẫy hội, đi lễ đông
đúc, nhộn nhịp, náo nức.
+ Đảo ngữ:
~ Dập dìu…
~ Gần xa..
~ Ngổn ngang…
=>Nhấn mạnh, làm nổi bật không khí nhộn nhịp, náo
nức của lễ hội và và quang cảnh của lễ tảo mộ
=>Tiểu kết:
-NT: Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Tám câu thơ là bức
họa đưuọc vẽ bằng ngôn từ nghệ thuật giàu tính tạo
hình
-ND: Làm hiện lện nét văn hóa và phong tục cổ xưa
c/ Sau câu cuối: Cảnh mấy chị em Kiều du xuân trở
về (dẫn thơ)
*Hội đã tan, ngày đã tàn:
-Nhịp thơ chậm rãi, nhịp sống như ngừng trôi
-Chỉ bằng vài nét gợi tả với bút pháp ước lệ mà khung
cảnh chiều xuân hiện lên rõ nét:
+ Nắng nhạt, khẽ nước nhỏ, dịp cầu nhỏ bắc ngang
+ Mọi chuyển động đều rất nhẹ nhàng, khẽ khàng: mặt
trời tà tà ngả về tây, bước chân người thì thơ thẩn, cử
chỉ dang tay, dòng nước uốn quanh
+ Cả không gian và thời gian vắng lặng, êm đềm, như
ngưng lại. Tâm tình của chị em Kiều như dịu lại trong
bóng tà dương, như đang đợi chờ một điều gì đó nên
ánh mắt cúa lần xem
+ Các từ láy: tà tà, nao nao, thanh thanh vừa gợi được
sự nhạt nhào của cảnh vật vừa nói được rung động
trong tầm tình của giai nhân khi hội tan, ngày tàn làm
sao chẳng buồn. Cảnh vật như phảng phất nỗi niềm
bâng khuâng, man mác thấm sâu vào long người và lan
tỏa vào cảnh vật
=>Nhận xét:
-NT:
+ Sử dụng tài tình từ ngữ giàu tính tạo hình, nhất là các
từ láy. Trong đó có ba từ láy vừa tả cảnh vừa nói lên
tâm trạng của con người bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình
(tà tà, nao nao, thanh thanh)
+ Bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng với những h/a
quen thuộc của chiều xuân nhưng vẫn gần gũi, thân
quen với khe suối nhỏ, dịp cầu nhỏ của quê hương đất
nước thấm đượm tính dân tộc đậm đà
-ND:
+ Khung cảnh chiều xuân vẫn đẹp nhưng dường như
thu nhỏ lại và yên ắng, êm đềm. Nó không còn nhộn
nhịp, náo nức tưng bừng như lúc lễ hội đang diễn ra ở
12 câu trên
+ Diễn tả tâm tình của mấy chị em kiều du xuân trở về
khi hội đã tan, ngày đã tàn
3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề
a/ Chốt lại:
-NT: Sử dụng bút pháp tả cảnh bằng từ ngữ giàu tính
tạo hình
-ND: Làm hiện lên bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa
xuân tươi đep, trong sáng
b/ Cảm nghĩ:
- Thơ viết về mùa xuân rất phong phú, nhưng mỗi nhà
thơ đều để lại dấu ấn cá tính sáng tạo độc đáo và tính
thẩm mĩ
- Qua đoạn trích, ta thấy ND là bậc thầy của tiếng Việt.
Ta hiểu vì sao Phạm Quỳnh đã nói: “Truyện Kiều còn,
tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”

You might also like