Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

6.5.

1/ NPSH (net positive suction head)

Hầu hết bơm trong hệ HVAC không thể kéo (pull) nước vào bơm, chúng phải được đẩy
(push) vào. Đường cong NPSHR đơn thuần chỉ xác định một lượng đẩy bao nhiêu. Nếu
lượng áp suất đó được duy trì ở đường hút của bơm, xâm thực không thể xảy ra. Làm thế nào để
tính NPSH cần thiết (NPSHA) để khỏi xâm thực bơm?. Một lượng thực NPSH (NPSHA) ở đầu
hút của bơm phải lớn hơn NPSH yêu cầu của bơm (NPSHR). Một lượng thực áp suất tại cửa hút
của bơm được gọi là NPSHA.

NPSHA ≥ NPSHR

Hay tóm lại, bơm cho hệ HVAC không thể tự kéo nước vào bơm, nước phải được đẩy vào cửa
hút của bơm hay nói cách khác phải có một áp suất dương vừa đủ trước cửa hút của bơm. Một
lượng áp suất dương bao nhiêu được nhà sản xuất đưa ra với các lưu lượng khác nhau và được
biết đến với thông số NPSHR và một lượng áp suất dương thực tế tại công trình là NPSHA, và
được tính với công thức sau:
NPSHA=Pa ± P s−Pvp −Pf

+ Pa (Pa): áp suất mặt thoáng bể hút

+ Ps ( m): cột áp tĩnh của nước tính từ cao độ ngõ vào bơm đến mặt thoáng bể hút

+ Pvp (Pa): áp suất bay hơi (bão hòa) ở nhiệt độ lưu chất qua bơm

+ Pf (m): tổn thất trên đường hút của bơm

Giá trị của áp suất tĩnh Ps (m) mang dấu “–” hay “+” tùy thuộc vào vị trí của bể nước và của hút
của bơm. Ps (m) mang dấu “–” khi bể hút nằm phía dưới cửa hút của bơm. Ps ( m) mang dấu
“+” khi bể hút nằm phía trên của hút của bơm và trường hợp này hay gặp trong hệ HVAC.
Xem các phương trình dưới đây.

Hình 6.5.1.1 mô tả một cấu hình bơm với bể chứa nước ở phía dưới cửa hút của bơm. Mặt phẳng
quy chuẩn (datumn) lấy tại cửa hút của bơm, xét tại mặt cắt 1 – 1, 2 – 2 và áp dụng định luật
Bernoulli :
2 2
P 1 v1 P 2 v2
+ −P s= + + Pf
γ 2g γ 2g

+ P1=Pa (Pa): áp suất mặt thoáng bể hút

N
+ γ( )
3 : trọng lượng riêng của nước (specific gravity)
m
+ v (m/ s): vận tốc tại vị trí mặt cắt

+ Pf (m): tổn thất trên đường hút của bơm

+ Ps ( m): cột áp tĩnh hút

Hình 6.5.1.1:pump suction lift.

Ps ở đây mang dấu “–” vì nằm dưới mặt phẳng quy chuẩn, mặt phẳng quy chuẩn thường lấy tại
cửa hút của bơm. Từ phương trình trên ta suy ra:
P 1 v 12 P 2 v22
+ −P s−Pf = +
γ 2g γ 2g
Để không xảy ra hiện tượng xâm thực bơm thì cột áp toàn phần tại lối vào của bơm, nới có áp
suất bé nhất, nguy hiểm nhất phải lớn hơn áp suất bão hòa của chất lỏng tại nhiệt độ làm việc.
2
P 2 v2 P
+ ≥ ∇ h+ vp
γ 2g γ

P vp
+ ∇ h(m): cột áp chống xâm thực, xem như là phần dôi ra bắt buộc so với
γ

Kết hợp hai phương trình lại ta được, v1 =0tại bề mặt thoáng:
P 1 v 12 P vp
+ −P s−Pf ≥ ∇ h+
γ 2g γ
Pa Pvp
−Ps−P f − ≥∇h
γ γ

NPSHA ≥ NPSHR

Hình 6.5.1.2:pump suction head.


Hình 6.5.1.2 mô tả một cấu hình bơm với bể chứa nước ở phía trên cửa hút của bơm. Cần lưu ý
rằng đây là kiểu mắc bơm nên được khuyến khích trong hệ HVAC. Tương tự mặt phẳng quy
chuẩn (datumn) lấy tại cửa hút của bơm, xét tại mặt cắt 1 – 1, 2 – 2 và áp dụng định luật
Bernoulli:

2 2
P 1 v1 P2 v 2
+ + Ps = + + P f
γ 2g γ 2g

Ps ở đây mang dấu “+” vì nằm trên mặt phẳng quy chuẩn, mặt phẳng quy chuẩn thường lấy tại
cửa hút của bơm. Từ phương trình trên ta suy ra:
P 1 v 12 P v2
+ + Ps −P f = 2 + 2
γ 2g γ 2g
Để không xảy ra hiện tượng xâm thực bơm thì cột áp toàn phần tại lối vào của bơm, nới có áp
suất bé nhất, nguy hiểm nhất phải lớn hơn áp suất bão hòa của chất lỏng tại nhiệt độ làm việc.
P 2 v22 P
+ ≥ ∇ h+ vp
γ 2g γ

Kết hợp hai phương trình lại ta được, v1 =0tại bề mặt thoáng:
2
P 1 v1 Pvp
+ + Ps −P f ≥ ∇ h+
γ 2g γ

Pa P vp
+ P s−Pf − ≥∇h
γ γ

NPSHA ≥ NPSHR
Như vậy từ phương trình trên ta nhận thấy rằng, khi lắp bơm phía dưới bể chứa nước như
hình 6.5.1.2 thì ta được lợi thêm phần cột áp tĩnh Ps vì Ps mang dấu “+”. Nếu cách lắp ở
hình 6.5.1.1 ta bị thiệt đi phần cột áp tĩnh Ps vì Ps mang dấu “–”.
Để hiểu thêm ta xét một ví dụ và xem xét cách lắp bơm trước hay sau chiller để giải nhiệt sẽ có
lợi hơn.

Hình 6.5.1.3configuration installation 1.

Hình 6.5.1.4: configuration installation 2.


Hình 6.5.1.3 và 6.5.1.4 mô tả hai cấu hình lắp chiller, tháp và bơm. Cấu hình 1 bơm lắp ở giữa
tháp và chiller, bơm hút nước từ bể chứa nước của tháp và đi vào chiller, trong khi cấu hình 2
bơm sẽ hút nước từ chiller tạo lực hút qua tháp. Trong đó P s là cột áp hút của bơm hay cao độ từ
mặt thoáng bể chứa nước đến ngõ hút của bơm, cột áp tĩnh của hệ thống được tính từ điểm vào
của bơm cho đến bề mặt thoáng của bể chứa nước. Các thông số giả sử được cho như sau:

No Ma sát Cục bộ fitting Cục bộ van Tổn thất tại coil Chiller Tổng

(kPa) (kPa) (kPa) (kPa) (kPa)

Cấu hình 1 5 3 7 - 15

Cấu hình 2 5 3 7 77 89

Bảng trên mô tả các tổn thất trên đường hút mà bơm gặp phải, các tổn thất ma sát dọc đường và
tổn thất cục bộ tại fittings và các van điều khiển. Riêng đối với tổn thất tại coil của chiller đối với
cấu hình 1 không tồn tại tổn thát này do coil của chiller nằm ở phía đường đẩy của bơm. Riêng
đối với cấu hình 2 coil của chiller nằm phía trước bơm nên tổn thất này được tính cho phần hút
của bơm. Bảng dưới tổn hợp các tổn thất và quy đổi đơn vị từ kPa sang mH20.

No Ps (m) Pf (m) Cột áp tĩnh (m) Ghi chú

Cấu hình 1 3 1.5 4

Cấu hình 2 1 9.1 4

Cấu hình hai có một sự thay đổi trong cách lắp nên có sự thay đổi của P s còn lại các giá trị tổn
thất ma sát và cục bộ đều giống với cấu hình 1. P s ở đây là cột áp tĩnh hút (suction head) được
tính theo đơn vị mH20 và chính là cao độ từ ngõ vào của bơm đến mặt thoáng của bể hút tháp.
Bảng dưới cho thấy kết quả tính toán NPSHA của bơm, lấy nhiệt độ nước vào bơm ở 16 0C:

No NPSHR4 (m) NPSHA (m) Trạng thái Ghi chú

Cấu hình 1 4 11.6 No Cavitation NPSHA>NPSHR

Cấu hình 2 4 2.1 Cavitation NPSHA<NPSHR

Từ kết quả trên cho thấy đối với cấu hình 2 sẽ xảy ra hiện tượng xâm thực bơm, dẫn đến tuổi thọ
bơm sẽ giám đi đáng kể, tăng chi phí thay thế sửa chữa và những chi phí khác đi kèm. Hình dưới
cho thấy các dữ liệu tính toán được viết từ excel của cấu hình 2.
Hình 6.5.1.5: calculated value.

Từ những kết quả ở trên có thể rút ra rằng, việc lắp đặt bơm quyết định đến hiệu suất và tuổi thọ
của bơm. Trong hệ mạch nước chiller, coil chiller là thực thể gây tổn thất áp lớn nhất trên toàn
bộ hệ thống nên do đó tránh việc lắp đặt như cấu hình 2 để giảm thiểu tổn thất lên đầu hút của
bơm nhằm ngăn chặn tình trạng xâm thực bơm. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng cấu hình
2 không thể ứng dụng trong hệ HVAC. Đối với các toàn nhà siêu cao tầng khi cột áp tĩnh là quá
lớn đòi áp suất của bơm tại ra ở đầu đẩy phải lớn, trong trường hợp nếu áp suất làm việc của coil
chiller không chịu nổi áp suất nước do bơm tạo ra tại đầu đẩy thì cấu hình 1 sẽ gây nên quá áp
trong coil chiller làm hỏng chiller. Lúc này cấu hình 2 sẽ là phương án tốt hơn so với cấu hình 1,
tuy nhiên người thiết kế phải tính toán đảm bảo rằng NPSHA > NPSHR, và việc bảo trì cũng
phải thường xuyên hơn tránh tình trạng tắc nghẽn tăng thêm trở lực làm giảm NPSHA.

Hình 6.5.1.6: pressure gradient in pump suction.


Có một số ý kiến cho rằng việc bố trí như cấu hình 1 sẽ gây thuận tiện cho việc điều chỉnh lưu
lượng của nước qua chiller, tuy nhiên ý kiến này là không đúng vì lưu lượng nước qua bơm luôn
bảo toàn, do đó nước vào bơm bao nhiêu thì ra bơm bấy nhiêu (lý tưởng, xem tổn thất qua bơm
nhỏ) tuy nhiên cột áp động của cửa đẩy bơm sẽ lớn hơn rất nhiều so với hút bơm. Cửa hút bơm
nơi có áp suất thấp nhất hệ thống. Hình 6.5.1.6 miêu tả áp suất hút của bơm.

Tóm lại cách mắc như cấu hình 1 và 2 đều được ứng dụng trong hệ HVAC và mỗi cách đều có
ưu nhược điểm riêng tồn tại song song. Khi lựa chọn phương án người kĩ sư nên cân nhắc và có
một cái nhìn toàn diện để đảm được hiệu suất cho hệ thống cũng như sự hoạt động toàn diện của
bơm.

You might also like