Tình hình cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 50

Chủ đề 1:

Câu 1(5 điểm):Trình bày tình hình cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ,tóm tắt diễn biến chính và nguyên
nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam trước khi Đảng CSVN ra đời? 
Bài làm
 Tình hình cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
 Bối cảnh quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

+  Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang độc quyền, đám mây đen của chủ nghĩa đế quốc bao trùm toàn thế giới. Điều đó không chỉ dẫn tới
sự phát triển gay gắt mâu thuẫn giữa các đế quốc trong việc tranh giành thuộc địa dẫn tới chiến tranh thế
giới thứ hai 1914-1918, mà còn làm mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa bị áp bức với chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân ngày càng sâu sắc. Các phong trào chống đế quốc giành độc lập các dân tộc
thuộc địa trở thành một nội dung lớn của phong trào cách mạng thế giới, một vấn đề có tính thời đại.
+ Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Chủ
nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, là thế giới quan, hệ tư tưởng chính trị của giai cấp
công nhân, là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống tư bản chủ nghĩa, mở ra
một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng
Mười Nga nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
 Bối cảnh trong nước (1858-1930)
+ Trong bối cảnh các nước đế quốc đẩy mạnh tìm kiếm thuộc địa, Việt Nam trở thành đối tượng nằm
trong mưu đồ thôn tính của thực dân Pháp trong cuộc chạy đua với nhiều nước khác.
+ Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng
quốc gia dân tộc. Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối
ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam
Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột
kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.
+ Về kinh tế, từ năm 1897, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành khai thác thuộc địa. Thực
dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên;
xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác
thuộc địa.
+ Về văn hoá – xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù nhiều hơn
trường học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hoá, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong
kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc thanh niên Việt Nam,
ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của nước “Đại Pháp”...
+ Chính sách cai trị của thực dân Pháp không chỉ làm phân hóa các giai cấp cũ, mà còn làm xuất hiện
các giai cấp, tầng lớp xã hội mới trong xã hội Việt Nam. Các giai cấp cũ gồm giai cấp địa chủ và nông
dân; các giai cấp mới ra đời gồm giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.
 Các phong trào yêu nước đòi độc lập của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng
 Phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến (1858-1896)

Ngay khi bắt đầu xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của mọi
tầng lớp nhân dân. Hàng trăm cuộc đấu tranh thể hiện tinh thần quật cường bảo vệ nền độc lập của dân
tộc của nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của ngoại bang đã diễn ra. Một số phing trào tiêu biểu
như: phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết đứng đầu (1885-1896). Các cuộc khởi nghĩa Ba Đình
(Thanh Hoá), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hương Khê (Hà Tĩnh), phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang)
dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Hoa Thám… diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần quật
cường chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, đến cuối cùng, những phong trào ấy đều
đi đến thất bại.
Những phong trào ấy thất bại do một số nguyên nhân sau: hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, vẫn mang
nặng “cốt cách phong kiến”; phương thức là đấu tranh vũ trang nhưng diễn ra rời rạc, lẻ tẻ, không có sự
liên kết; kẻ thù là Pháp hơn hẳn về mọi mặt.
 Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (1897-1930)
+ Giai đoạn 1897-1918 diễn ra hai xu hướng bạo động (do Phan Bội Châu tổ chức) và xu hướng cải cách
(Phan Châu Trinh). 
+ Giai đoạn 1919-1930 diễn ra phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Mục đích của Việt
Nam Quốc dân đảng là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ cộng
hòa tư sản, với phương pháp đấu tranh vũ trang nhưng theo lối manh động, ám sát cá nhân và lực lượng
chủ yếu là binh lính, sinh viên… Nhưng cuối cùng phong trào đi đến thất bại.
Nguyên nhân dẫn đến thế bại là do cả hai giai đoạn đề không đề ra được đường lối cách mạng đúng
đắn; lãnh đạo đều không phải giai cấp tư sản và thiếu đi một giai cấp tiên phong.
Chủ đề 4:
Tại sao Nguyễn Ái Quốc lựa chọn lại đi theo con đường cách mạng vô sản?
1 Bối cảnh lịch sử( qt và ttrong nc)
2 các phong trào yêu nc theo
3 NAQ ra đi tìm đường cứu nc và tìm ra cmg vô sản
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5-6-1911,
người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngoài, bắt đầu đi
tìm con đường cứu nước. Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lý
luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ), tích cực tham gia hoạt động trong
Đảng Xã hội Pháp.

- Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục V.I.Lênin và đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ, bảo
vệ cách mạng Nga; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Những hoạt động cách mạng phong phú đó đã
giúp Người từng bước rút ra những bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của
mình.

- Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn
trở. Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúngđắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; xác định những vấn đề cơ bản của đường lối
giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với
chủ nghĩa xãhội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước
với phong trào cách mạng vô sản thế giới.

- Đối với Nguyễn Ái Quốc, đây là bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một
chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt
mở đường thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ViệtNam. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu
tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng
dân tộc ViệtNam.

- Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thuộc địa; nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào
Việt Nam qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế
độ thực dân Pháp (1925).
- Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tháng 1l-1924,
Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam. Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập
và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927)... nhằm tuyên truyền chủ nghĩa
Mác - Lênin vào trong nước. Người tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chính
trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.

- Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp công nhân và
nhân dân Việt Nam đón nhận như''người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn''. Nó
lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu
tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở thành một lực lượng chính
trị độc lập. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm
cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải
có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:

+ Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.

+ Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.

+ Ngày l-l-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ.

- Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập. Điều đó
phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức
cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách
mạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân
và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng
lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ
chức cộng sản.

- Từ ngày 6-l đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương
Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng
thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương
trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.

- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước
ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá
trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng
chí Nguyễn Ái Quốc.

=> Đó là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng
hoảng về đường lối cứu nước.Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi
thảo, được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đã xác định: cách mạng Việt Nam phải
tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con
đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội, giải phóng con người.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp
công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
4.1 Nêu trình bày các phong trào yêu nc Vn và nn thất bại và hoàn cảnh( như chủ đề 4)
Chủ đề 5 Nd của con đg cứu nc của NAQ
1 Hc
2 nd con đg cứu nc của NAQ
(Sự cbi về tư tưởng chính trị của NAQ)
A, tên các sách báo tp
B, nd con đg cứu nc
Vừa nghiên cứu lý luận, vừa tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
dưới nhiều phương thức phong phú, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối
với nhân dân các thuộc địa, đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác-Lênin, xây dựng mối quan hệ
gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Người
đã viết nhiều bài đăng trên báo Le Paria (Người cùng khổ), L’Humanite (Nhân đạo), La Vie Ouvriere (Đời
sống công nhân), La Revue Communiste (Tạp chí Cộng sản), Báo Pravđa của Liên Xô.... Năm 1922, Ban
nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập, Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng Tiểu
ban Nghiên cứu về Đông Dương.
Khi Người sang hoạt động ở Liên Xô tham dự và trình bày các tham luận tại đại hội của các tổ chức mang
tính quốc tế: Đại hội Quốc tế nông dân, Quốc tế thanh niên, Quốc tế phụ nữ, Quốc tế cứu tế đỏ,… Các bài
tham luận của Người đã chỉ rõ sự cần thiết phải thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời
tuyên truyền tư tưởng của V.I.Lênin soi sáng con đường cách mạng con đường phát triển của cách mạng
thuộc địa.
Đặc biệt, tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (họp từ ngày 17-6 đến 18-7- 1924) , Người đã trình bày
bản báo cáo rất quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bằng nhiều số liệu và tư liệu cụ thể, bản báo cáo
đã làm sáng rõ và phát triển một số luận điểm của V.I.Lênin về bản chất của chủ nghĩa thực dân, về nhiệm
vụ của các đảng cộng sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột và giải phóng đấu tranh ở
các thuộc địa. Năm 1925, cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp được xuất bản lần đầu tiên ở Pari, đã tố
cáo, kết tội chế độ bóc lột, cai trị của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, thức tỉnh nhân dân các dân
tộc bị áp bức nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.
Đây là sự chuẩn bị quan trọng về tư tưởng, lý luận cho quá trình thành lập Đảng, như Nguyễn Ái Quốc đã
xác định: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ
nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây
giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, những chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là
chủ nghĩa Lênin”.
Về chính trị:
Xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa, kế thừa và phát triển quan điểm của V.I.Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đưa
ra những luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc. Đường lối cách mạng được phác thảo rõ
nét nhất là ở nội dung các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ năm
1925 đến năm 1927, được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông tập hợp, in trong cuốn Đường Cách
mệnh. Trong đó, trước hết, Người khẳng định rằng, con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng
sản. Đường lối chính trị của Đảng cách mạng phải hướng tới độc lập cho dân tộc tự do, hạnh phúc cho đồng
bào, hướng tới xây dựng Nhà nước mang lại quyền và lợi ích cho nhân dân.
Người xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cách mạng vô sản
thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở “chính quốc” có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, nhưng cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa
không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở “chính quốc” mà có thể thành công trước cách mạng vô sản ở
“chính quốc”, góp phần tích cực thúc đẩy cách mạng vô sản ở “chính quốc”.
Đối với các dân tộc thuộc địa, Người chỉ rõ: trong nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông
đảo nhất, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, vì vậy phải thu phục và lôi cuốn được nông dân,
phải xây dựng khối liên minh công nông làm động lực cách mạng: “công nông là gốc của cách mệnh; còn
học trò nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... là bầu bạn cách mệnh của công nông”. Do vậy, Người xác định rằng,
cách mạng “là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người”.
Về Đảng Cộng sản, Người khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận
động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững
cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” .
Phong trào “Vô sản hóa” do Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phát động từ ngày 29-9-
1928 đã góp phần truyền bá tư tưởng vô sản, nhiệm vụ chính trị, rèn luyện cán bộ và phát triển tổ chức của
công nhân.
Về tổ chức:
Sau một năm rưỡi hoạt động ở Liên Xô tháng 11-1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc)- nơi có rất
đông người Việt Nam yêu nước hoạt động-để xúc tiến các công việc tổ chức thành lập chính đảng mác xít.
Lấy tên là Lý Thụy, công tác trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật
Tiên, do Bôrôđin làm trưởng đoàn.
Tháng 2-1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn
Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung
Quốc), nòng cốt là Cộng sản đoàn. Hội xuất bản tờ báo Thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực
tiếp chỉ đạo), tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội, truyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và về phương
hướng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam. Báo Thanh niên đánh dấu sự ra đời của
báo chí cách mạng Việt Nam.
Sau khi thành lập, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, phái
người về nước vận động, lựa chọn và đưa một số thanh niên tích cực sang Quảng Châu để đào tạo, bồi
dưỡng về lý luận chính trị.
Từ đầu năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã bắt đầu phát triển cơ sở ở trong nước, đầu năm
1927 các kỳ bộ được thành lập, ngoài ra còn chú trọng xây dựng cơ sở ở Thái Lan, để mở rộng hoạt động
tuyên truyền trong Việt kiều.
Năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu được xuất bản thành cuốn sách Đường Cách
mệnh. Tác phẩm xác định rõ con đường, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh của cách mạng Việt
Nam, thể hiện tư tưởng nổi bật của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dựa trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam. Những điều kiện về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức để thành lập
Đảng đã được nêu rõ trong tác phẩm.
Sau sự biến chính trị ở Quảng Châu (4-1927), Nguyễn Ái Quốc trở lại Mátxcơva (Liên Xô) và sau đó được
Quốc tế Cộng sản cử đi công tác ở Châu Âu. Năm 1928, Người trở về Châu Á và hoạt động ở Xiêm (tức
Thái Lan).
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chưa phải là chính đảng cộng sản, nhưng chương trình hành động đã
thể hiện quan điểm lập trường của giai cấp công nhân là tổ chức tiền thân dẫn tới ra đời các tổ chức cộng sản
ở Việt Nam. Hội là tổ chức trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước và cũng là sự chuẩn bị
quan trọng về tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. Đó là tổ chức tiền
thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3 kết luận về vai trò của NAQ
Nguyễn Ai Quốc là người đặt nền móng cho CNCS ở Việt Nam.
Chủ đề 8 vai trò của NAQ trong vc thành lập Đảng
1 hoàn cảnh
Trong bối cảnh lịch sử đất nước đang bị thực dân Pháp kìm kẹp, các phong trào yêu nước đều thất bại thì
Nguyễn Ái Quốc đã sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của nhân loại về "tự do, bình đẳng, bác ái", với tầm
nhìn chiến lược và phương pháp tư duy sáng tạo đã sớm hình thành ý chí cứu nước, cứu đồng bào ở Người.
Đồng thời, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin,
Người đã tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước là con đường cách mạng vô sản, giải
phóng dân tộc để tiến tới giải phóng con người. Người đã nhận thấy sự cần thiết của một Đảng lãnh đạo và
chỉ có kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thì mới có thể xây
dựng được một Đảng cách mạng chân chính, đảm bảo cách mạng phát triển đúng hướng và đi đến thắng lợi.
1 sự cbi về tư tg chtri

- Về tư tưởng: từ giữa năm 1921, tại Pháp, cùng 1 số nhà cmg của các nước thuộc địa, NAQ tham gia
thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sang lập tờ báo Le Paria ( Người cùng khổ). Người viết
nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Tạp chí Cộng sản,..

Năm 1922, Ban Nghiên cứu thuộc địa về Đông Dương, vừa nghiện cứu lý luận, vừa tham gia hoạt
động thực tiễn trong phong trào cs và công nhân quốc tế, dưới nhiều phương thức phong phú, NAQ
tích cực tố cáo, lên án bản chất áp bức, bóc lột, nô dịch của chủ gnhixa thực dân đối nhân dân các
thuộc địa và kêu gọi , thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Ng chỉ rõ bản chất của
CNTD, xđ CNTD là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động. Đồng thời, Người tiến hành tuyên truyền tư tưởng của con đường cmg vô sản, con đườngcmg
theo lý luận Mac Leenin , xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những ng cộng sản và nhân dân lao
động Pháp.

Năm 1927, NAQ kđ ‘ Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu,
ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy’. Đảng mà k có chủ nghĩa cũng giống như người không có trí khôn,
tàu không có bàn chỉ nam. Phải truyền bá tư tưởng vô sản, lý luậnMác Lenin vào phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

- Về chính trị : NAQ đã hình thành 1 hệ thống luận điểm chính trị

+ Chỉ rõ bản chất CNTD, xđ CNTD là kẻ thù chung của dân tộc thuộc địa, của giai cấp và nhân dân
lao động trên TG

+ xđ cmg GPDT là 1 bộ phân cmg vô sản thế giới , CM GPDT ở các nc thuộc địa và CM chính
quốc có quan hệ chặt chẽ, hỗ trọ thúc đẩy cho nhau nhưng không thục thuộc vào nhau.

+ CM cần phải lôi cuốn sự tham gua của nông dân , xd khối công nông lm nòng cốt, là động lực của
cmg, đồng thời tập hợp dc sự tham gia của đông đảo các giai tầng khác

+ CM muốn giành thắng lợi trc hết phải có đảng, cmg năm vai trò lãnh đạo, đảng muốn giữ vững
phải trang bị cn Mac Lenin

+ CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ kp của 1 2 ng

3. Sự cbi về tổ chứ vai trò của tc thanh niên

- Nguyễn Ái Quốc dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản của giai cấp công
nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ từ các lớp huấn luyện do Người tiến hàng ở Quảng Châu
để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội
Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí, từ
đó giúp chõ những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách
mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công của Nguyễn Ái Quốc trong chuẩn bị về mặt tổ
chức cho Đảng ra đời.
- Đồng thời, trong những năm 1928 - 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục phát
triển mạnh về số lượng và chất lượng. Chủ nghĩa Mác được Nguyễn Ái Quốc và những chiến sĩ tiên phong
truyền bá về trong nước, cùng với phong trào "vô sản hoá" đã làm chuyển biến phong trào công nhân và giác
ngộ họ. Thông qua phong trào "vô sản hoá", lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn,
giác ngộ lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phong
trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của tổ chức cộng sản đầu tiên ở
Việt Nam, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng.

4 Hội nghị thành lập đảng


- Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cmg trong nc, vs tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản,
23/12/29, NAQ đến Hồng Kông(TQ) triệu tập đại biểu của Đông Dương CS đảng và An Nam CS
Đảng đến họp tại Cửu Long(HK) tiến hành hội nghị hợp nhất các t ccs thành 1 chính đảng duy nhất
của VN.
- Thời gian HN từ 6/1 đến 7/2/30 ( sau này đảng quyết nghị lấy ngày 3/2 dương lịch lm ngày kỷ niệm
thành laajp đảng). trong Bao cáo gửi Quốc tế CS , ngày18/2/30, NAQ viết:” Chuang tôi họp vào
ngày mồng 6-1,Với tư cách là phái viên của QT cs có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên
quanđến phong trào cmg ở Dông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải lmj. Họ đồng ý
thống nhất vào 1 đảng. chúng tôi cùng nhau xđ cương lĩnh và chiến lược theo đg lối của QTCS.. Các
đại biểu trở về An Nam ngày 8-2”
- Thành phần dự HN: gồm 2 đại biểu của ĐD CS Đảng( Trịnh ĐìnhCửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại
biểu của An Nam CS Đảng( Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu), dưới sự chủ trì của lãnh tụ NAQ đại
biểu của Quốc tế CS.
- Chương trình nghị sự của Hội nghị:
1. Đại biểu của quốc tế cộng sản nói lý do cuộc hội nghị
2. Thảo luận ý kiến của đại biêu quốc tế cộng sản về: - vc hợp nhất all các nhóm cộng sản thành tổ
chức chung , tc này sẽ là 1 đảng cộng sản chân chính; - kế hoạch thành lập tổ chức đó. Lãnh tụ
NAQ nêu ra 5 điểm lớn cần thảo luận và thống nhất
1. Bỏ mọi ý kiến xung đột cũ, thanh thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản đông dương
2. Định tên đảng là đảng cộng sản vn
3. Thảo chính cương và điều lệ sơ lược
4. Định kế hoạch thực hiện vc thống nhất trg nc
5. Cử 1 ban trung ương lâm thời
- Hội nghị thảo luận , tán thành ý kiến chỉ đạo của NAQ , thông qua các văn kiện quan trọng do lãnh
tụ NAQ soạn thảo : chánh cương vắn tắt của đảng , sách lc vắn tắt của đảng, chương trình tóm tắt của
đảng, điều lệ vắn tắt của đảng cộng sản vn
- Hội nghị xđ rõ tôn chỉ mục đích của đảng: ‘ đcsvn tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ lm giai
cấp tranh đấu tiêu từ tư bản đế quốc chủ nghĩa, lm cho thực hiện xã hội cs’. Quy định đk vào Đảng:
là những ng’ tin theo CNCS , chương trình đảng và quốc tế cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy
sinh phục tùng mệnh lệnh đảng và đống kinh phí, chịu phấn đấu trong 1 bộphận đảng’.
- Chủ trương của Hội nghị về hệ thống tổ chức Đảng từ chi bộ, huyện bộ, thị bộ hay khu bộ, tỉnh bộ,
thành bộ hay đặc biệt bộ và Trung ương, đồng thời xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của Đảng
viên, quy định rõ chế độ dân chủ và kỷ luật trong Đảng.
- Ngoài ra, Hội nghị còn quyết định chủ trương xây dựng các tổ chức công hội, nông hội, cứu tế, tổ
chức phản đế và xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền của Đảng
 trước yêu cầu của lịch sử cách mạng Việt Nam cần phải thống nhất các tổ chức cộng
sản trong nước, chấm dứt sự chia rẽ bất lợi cho cách mạng, với uy tín chính trị và
phương thức hợp nhất phù hợp, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời triệu tập và chủ
trì hợp nhất các tổ chức cộng sản. Những văn kiện được thông qua trong Hội nghị hợp
nhất dù “vắt tắt”, nhưng đã phản ánh những vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho
cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới.
5 ý nghĩa về sự ra đời của đảng
- đảng ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lich sử cách mạng nước ta chấm dứt thời kỳ khủng
hoảng về đường lối cứu nước trong những năm đầu thế kỷ 20 đồng khẳng định vị trí lãnh đạo của
giai cấp công nhân
VN
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu khách quan phù hợp với xu thế thời đại
- đảng ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng VN. Đây
chính là điều kiện cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VN .
- Đảng ra đời mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc –thời kỳ độc lập dân tộc dân chủ gắn
liền với CNXH .Đảng ra đòi trở thành ngọn cờ đoàn kết các yếu tố giai cấp dân tộc quốc tế tạo ra
sức mạnh tổng hợp của cách mạng giành thắng lợi.
8.1 Vai trò của NAQ trong tc về tổ chức
A hc
B sự cbi về tc
C ý nghĩa của sự ra đời của đảng
Chủ đề 6 : ý nghĩ sự ra đời của đảng
Tại sao ns đcsvn ra đời là sự kết hợp chính ucra 3 nhân tố Quy luật về hình thành đảng
1 hc
2 qui luật hình thành đảng là sự kết hợp biện chứng của 3 nhân tố
A sự truyền bá của cn Mac
B sự phát triển phong trào công nhân và pt yêu nc
C mối quan hệ giữa 3 nhân tố đó trong gíao trinh
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: chấm dứt sự khủng
hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước của các phong trào yêu nước Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược
đến những năm 20 của thế kỷ XX.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó là sự phản ánh quy luật ra đời và cội
nguồn sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào
đặc điểm của dân tộc Việt Nam, là thành quả của bản lĩnh, trí tuệ và sự nhạy bén chính trị của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong công cuộc vận động thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam-một
nước thuộc địa nửa phong kiến.
Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ là ở sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho
dân tộc Việt Nam, mà còn linh hoạt, sáng tạo trong phương thức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong
trào công nhân Việt Nam khi mà giai cấp công nhân lúc đó chỉ chiếm trên 1% dân số, khi mà công nhân Việt
Nam không chỉ phải chịu sự áp bức, bóc lột của thực dân và giai cấp tư sản mà còn chịu sự kìm kẹp hà khắc
của phong kiến phản động. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên-chính là cầu
nối-chuyển tải lý luận cách mạng vô sản đến với cách mạng Việt Nam. Khi các tổ chức cộng sản ra đời ở ba
kỳ, xuất hiện tình trạng phân tán, chia rẽ lực lượng cách mạng Việt Nam, trước tình hình “hai nhóm cộng
sản sử dụng nhiều-nếu không nói là tất cả-nghị lực và thời gian trong cuộc đấu tranh nội bộ và bè phái”1 ,
với tinh thần chủ động, sáng tạo và uy tín chính trị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã “có sáng kiến đúng” kịp thời
giải quyết yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam. Phương pháp hợp nhất các tổ chức cộng sản là
phương pháp tối ưu trong tình hình lúc bấy giờ vì các tổ chức này đều vì mục đích giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp, đều khẳng định đi theo con đường cách mạng vô sản. Trong tác phẩm Sơ thảo lịch sử phong
trào cộng sản ở Đông Dương, được công bố năm 1933, tác giả Hồng Thế Công (Hà Huy Tập) đã đánh giá
cống hiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự kiện thành lập Đảng: “Công lao to lớn của đồng chí là đã
tập hợp được các lực lượng cộng sản phân tán lại thành một khối, nhờ đó mà đưa lại cho những người lao
động Đông Dương một đội tiên phong chiến đấu và kiên quyết cách mạng” .
Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của
cách mạng vô sản thế giới.
3 ý nghĩ về sự ra đời của sự ra đời của đảng (như trên)
6.1 tại sao nói đảng ra đời là bước ngoặt trọng đại trong ls cmg Vn
– Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc “tưởng chừng không có lối ra” ở VN. Mở
ra 1 thời kỳ mới: thời kỳ CMVN đi theo con đường CMVS, sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng giai cấp công nhân và giải phóng toàn xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.
– Kết thúc thời kỳ đấu tranh tự phát để chuyển sang thời kỳ đấu tranh tự giác của giai cấp công nhân. Chứng
tỏ giai cấp công nhân VN đã đến độ trưởng thành đủ sức nắm vai trò lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên
phong cách mạng của mình.
– Mở đầu 1 thời kỳ mới cách mạng Việt Nam, đã có 1 nhân tố cơ bản nhất, quyết định nhất, để liên tục dẩy
lên các cao trào cách mạng, đưa CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Chấm dứt khủng hoảng về đg lối (cdd4)


Sự pt của giai cấp cn
Trc khi có đảng và khi có đảng
6.2 ts nó đảng ra đời là 1 tất yếu 3 lý do
– Đó là kết quả chín muồi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại lịch sử mới.
– Đó là kết quả của sự chuẩn bị công phu và khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên cả ba mặt chính trị,
tư tưởng và tổ chức.
– Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac-Lenin với phong trào đấu tranh của GCCN và phong
trào yêu nước của nhân dân VN trong đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của ĐCSVN vừa thể hiện quy luật phổ biến
của sự hình thành chính đảng CM của GCCN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào công nhân) vừa thể
hiện quy luật đặc thù VN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào CN và phong trào yêu nước VN).
Chủ đề 7: cương lĩnh chính trị
1. hc HN hợp nhất trong qua
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước có ý nghĩa
như Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đại biểu Quốc
tế Cộng sản triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại biểu Đông Dương Cộng sản
Đảng (6-1929); hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (10-1929) và một số đồng chí Việt Nam hoạt động
ngoài nước. Hội nghị họp bí mật ở nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu Long (Hương Cảng), từ ngày
6-1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí
thông qua 7 tài liệu, văn kiện, trong đó có 4 văn bản hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng.

2. nd Cương lĩnh (6nd)


- Lực lượng cmg: phải đk công nhân, nông dân- đây là lực lug cơ bản, trog đó giai cấp công nhân lđ;
đồng thời chủ trg đk all các giai cấp, các ll tiến bộ, yêu nc để tập trung chống đế quốc tay sai. Do
vậy, đảng ‘ phải thu phục cho dc đại bộ phận giai cấp mình’, ‘ phải thu phục cho dc đại bộ phận dân
cày,.. hết sức liên lạc vs tiểu tư sản, trí thức, trung nông.. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. CCòn
đối vs bọ phú nông, trung, tiểu địa chủ vaftuwbarn An Nam mà chưa rõ mặt phản cmg thì phải lợi
dụng, ít lâu mới lm cho hộ đứng trung lập’.
- Nv cmg: về chính trị, xđ nv chủ yếu trc mắt của cmg VN: ‘ đánh đổ đế quốc chủ nghĩa P và bọn pk’,
‘lm chon c Nam dc hoàn toàn độc lập’. Cương lĩnh xđ : chống đế quốc và chống pk là nv cơ bản để
giành độc lập cho dt và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dt đc đặt ở
vị trí hàng đầu. về phương diện xh, cương lĩnh xđ rõ ‘dân chúng dc tự do tổ chứ; nam nữ bình quyền,
…; phổ thông giáo dục theo công nông hóa’. Về phương diện kt, cương lĩnh xđ: thủ tiêu hết các thứ
quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn cửa tư bản đế quốc CN Pđẻgiao cho chính phủ công nông binh
quản lý; thâu hết ruộng đất của đế quốc CN lm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho
dân cày; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày lm 8h;…
- Pp cmg: xđ pp tiến hành cmg GPDT, cương lĩnh kđ phải = con đg của quần chúng, trong bất cứ hc
nào cũng k dc thỏa hiệp. có sách lược đấu tranh cmg thích hợp đểlôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung
nông về phía gc vô sản, nhưng kiên quyết:’ bộ phận nào đã ra mặt phản cmg thì phải đánh đổ”.
- Vai trò lđ: “ đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho dc đại bộ phận gc mình,
phải lm cho giai cấp mình lãnh đạo dc dân chúng’. ‘đảng là đội tiên phongcura đạo quân vô sản gồm
1 số lớn của gia cấp cnvaf lm cho họ có đủ năng lực lđ quần chúng’.
- Pp chiến lc: cương lĩnh chính trị đầu tiên xđ mục tiêu chiến lc của cmg VN: từ việc phân tích thực
trạng và mâu thuẫn trog xh VN – 1 xh thuộc địa nửa pk, mâu thuẫn giữa dt VN trong đó có công
nhân, nông dân với dế quốc ngày càng gay gắt cần phải giải quyết, đi đến xđ đường lối chiến lc của
cmg VN “ chủ trg lm tư sản dân quyền cmg và thổ địa cmg để đi tới xhcs” . như vậy, mục tiêu chiến
lc dc nêu ra trong clctđtcủa đảng đã lm rõ nd của cmg thuộc địa nằm trong phạm trù của cmg vô sản
- Đk quốc tế: xđ tinh thần đk qt. cương lĩnh chỉ rõ ràng trong khi thực hieejnnv giải phóng dân tộc,
đồng thời tranh thủ sự đk , ủng hộ của các dt bị áp bức và giaicaasp vô sản TG, nhất là gc vô sản P.
cương lĩnh nêu rõ cmg VN liên lạc mật thiết và là 1 bộ phân của cmg vô sản TG: “ trong khi tuyên
truyền và thực hành liên lạc vs bị áp bức dân tộc và vô sản gc TG’. Như vậy , ngay từ khi thành lập,
ĐCSVN đã nêu cao chủ nghĩa qt và mang bản chất quốc tế ủa gc công nhân.

3. Ý nghĩa của cương lĩnh


 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng
Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử,
nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc.

- Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay chân dân đi
tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.

- Nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc
có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau, song với sự bổ sung của Luận cương Chính trị được
thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã
được hoàn thiện hơn.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã
nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống kiến, thực hiện dân tộc lập, người cày ruộng. Cương lĩnh ấy rất
phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ra là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được
những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, còn các đảng phái của các giai cấp khác thì
hoặc bị phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta – Đảng của giai cấp công nhân không
ngừng củng cố và tăng cường.

4 so sánh vs luận cương chính trị năm 30


( 4 nd giống pp ,dkqt, đều là cuộc cmg tư sản dân quyền)
1 bên chống đq, dk công nông,…
1 bên chống all
Cương lĩnh chính trị 2/30 và luận cương chính trị 10/30 cơ bản có sự thống nhất với nhau về nhiều nội
dung quan trọng, cụ thể như là :
- Thống nhất về phương hướng chiến lc : cmg vn trải qua 2 giai đoạn cmg: giai đoạn đầuphải tiến hành
cmg tư sản dân quyền, sau đó tiến lên CMXHCN để xây dựng CNXHvà CNCS ở vn , bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản cn
- Thống nhất về nv chiến lc: cả 2 văn kiện đều đi sâu nghiên cứu về cmg tư sản dân quyền và đều cho
rằng cuộc cmg này có 2 nv là dánhđổ đế quốc để giành độc lập dân tộc và đánh đổ pk để đem lại dân
chủ cho nd ( thực hiện khẩu hiệu “ ng cày có ruộng) ; như vậy cmg tư sản dân quyền để giải quyết 2
vđ là vđ dân tộc và vđ về giai cấp
- Thống nhất về ll cmg : nhìn chung 2 văn kiện đều cho rằng ll cmg chủ yếu dựa vào công nhân và
nông dân, nghĩa là dựa vào 2 giai cấp cơ bản nhất của xhvn
- Thống nhất về pp cmg: car2 văn kiện đều chỉ ra rằng pp cmg vn phải tiến hành bằng con đg đấu
tranh camg chứ k thể thực hiện từng phần theo kiểu cải cách dân chủ, đấu tranh theo kiểu cải lương.
- Thống nhất về quan hệ của cmg vn với cmg thế giới: khi nhận định về mối quan hệ giữa cmg vn và
cmg thế giới, cả 2 văn kiện đều cho rằng cmg vn là 1 bộ phận của cmg thế giới, cho nên cmg vn phải
đặt trong dòng chảy chung của cmg thế giới để kết hợp đc sm dân tộc với sm của thời đại
Giữa … có sự khác nhau là:
- 10/30: k đưa nv giải quyết vđề dân tộc lên hàng đầu mà đưa về giai cấp lên lm nv chủ yếu, do chưa
nhìn thấy mâu thuẫn cơ bản chủ yếu của xh thuộc địa đó là mâu thuẫn dân tộc rất gay gắt
- 2/30 ssax han chế ll cmg trong công nhân và nông dân mà k mở rộng khối đại đk dt , do sự nhìn nhận
vđ giai cấp là chủ yếu nê xđ ll cmg là công nhân và nông dân, k nhìn thấy đc sm của những giai tầng
yêu nc khác. Từ đó, luận cương chính trị 10/30 đã k đề ra 1 chiến lc liên minh dân tộc và giai cấp
rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược tay sai.
Chủ đề 10: chủ trương của đảng trong cuộc vận động 36-39
Thành quả kinh nghiệm
1. hc trc năm 36

Tình hình thế giới:

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 ở các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa đã làm
cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và phong trào cách mạng của quần chúng
dâng cao.

Chủ nghĩa phátxít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như phátxít Hítle ở Đức, phátxít Phrăngcô ở Tây
Ban Nha, phátxít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật Bản. Chế độ độc tài phátxít là nền chuyên
chính của những thế lực phản động nhất, sôvanh nhất, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh
xâm lược, bành trướng và nô dịch các nước khác. Tập đoàn phátxít cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật đã liên
kết với nhau thành khối "Trục", ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và thực hiện mưu
đồ tiêu diệt Liên Xô - thành trì cách mạng thế giới — nhằm hy vọng đẩy lùi phong trào cách mạng vô sản
đang phát triển mạnh mẽ. Nguy cơ chủ nghĩa phátxít và chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hòa
bình và an ninh quốc tế.

Trước tình bình đó, Đại hội lần thứ VII cùa Quôc tê cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 7-1935) dưới sự chủ
trì của G.Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự đại
hội.

Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa
phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít.

Đại hội vạch ra nhiệm vụ tnrớc mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải
là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chính quyền, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít, chống
chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.
Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các đảng cộng sản và nhân dân các nước trên thể giới phải thống nhất
hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hòa bình
và cải thiện đời sống.

Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ: Do tình hình thế giới và trong nước thay đổi
nên vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

Tình hình trong nước:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống các giai cấp và tầng
lóp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm
quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành
chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
Tình hình trên đây làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực
dân, tư bản độc quyền Pháp và đều có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống,
quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảnd và các cơ sở cách
mạng của quần chúng đã được khôi phục. Mặt khác, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số
chính sách dân chủ có lợi cho các thuộc địa. Đây là những yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển
mới của phong trào cách mạng nước ta.

2. chủ trương

Ban Chấp hành Trung ương xác định, cách mạng ở Đông Dương vẫn là "cách mạng tư sản dân quyền - phản
đế và điền địa- lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng
xã hội chủ nghĩa". Song, xét rằng, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới
tình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề điền địa. Trong khi đó,
yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đàng phải
nắm lấy những yêu cẩu để phát động quần chúng đấu tranh, tạo nền để đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn
sau này.

Về kẻ thù của cách mạng: Kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dương cần tập trung đánh đổ
là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

Về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phátxít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động
thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Để thực hiện những nhiệm vụ trước mắt của
cách mạng, Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai
cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên
minh công - nông. Để phù kợp với yêu cầu tập hợp lực lượng cách mạng trong tình hình mới, Mặt trận nhân
dân phản đế dã được đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Về đoàn kết quốc tế: Để tập trung, cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản động thuộc địa và tay sai
của chúng ở Đông Dương, đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, thì không những phải đoàn kết chặt chẽ
với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, "ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp", mà còn phải đề ra khẩu
hiệu "ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp" để cùng nhau chống lại kè thù chung là Phátxít ở Pháp và
bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.

Về  hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Phải chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang
các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho
Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các
hình thức và khẩu hiệu thích hợp. Trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai,
hợp pháp thì tránh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức
và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp và không hợp pháp
và phải đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt động công khai, hợp
pháp.
3. Thành quả kinh nghiệm
- Đảng tích lũy them nhiều kinh nghiệm mới. đó là kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lc: giải quyết mối
quan hệ giữa mục tiêu chiến lc và mục tieeutrc mắt; về xây dựng 1 mặt trận thống nhất rộng rãi phù
hợp với yêu cầu của nv chính trị, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất; về kết hợp các
hifnhthuwsc tổ chức bismaajt và công khai để tập hợp quần chúng và các hình thức, pp đấu tranh: tổ
chứ đông dương đại hội, đấu tranh nghị trường, trên mặt trận báo chí, đòi dân sinh, dân chủ, bãi công
lớn curacoong nhân vùng mỏ (12-11-1936), kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1-5.
10.1 so sánh đg lối giai đoạn 30-35 và 36-39( viết thành văn)
Nêu hc và so sánh và nhận xét
Chủ đề 12 k/c chống Pháp và Mỹ
Ý nghĩa lịch sử
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành liên tục
trong hơn 9 năm đầy gian khổ. Thắng lợi giành được tuy chưa trọn vẹn, nhưng đánh dấu một bước phát triển
vượt bậc có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, đối
với cách mạng Việt Nam; có tính lan tỏa rộng lớn trong khu vực và mang tầm vóc thời đại sâu sắc.
Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược có quy mô lớn của đội quân xâm lược
nhà nghề có tiềm lực quân sự và kinh tế hùng mạnh, được điều hành bởi các nhà chính trị lão luyện, các
tướng tá quân sự tài ba của Pháp-Mỹ, cùng với các phương tiện chiến tranh, trang bị vũ khí, công nghệ khoa
học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất lúc bấy giờ. Đập tan hoàn toàn ách thống trị kéo dài hơn 80 năm của chủ
nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến tay sai ở Việt Nam. Và đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc
địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam,
đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Thắng
lợi này cũng góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh vĩ đại của nhân loại tiến bộ, vì nền hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới; có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào ðấu tranh giải
phóng dân tộc thuộc ðịa ở các châu lục Á, Phi, Mỹ La tinh.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã bảo vệ và phát triển tốt nhất các thành quả của cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945; củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; bước đầu phát huy cao nhất quyền dân chủ căn bản của người dân Việt
Nam, mang đến niềm tin vào sức sống và thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến và con đường quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Qua quá trình kháng chiến lâu dài, gian khổ lực lượng vũ trang nhân dân chính quy (Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân) cùng các lực lượng vũ trang khác được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh, rèn
luyện, giáo dục đã có sự phát triển và trưởng thành mạnh mẽ về mọi mặt; lực lượng vũ trang nhân dân đã
đóng vai trò nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, là mũi nhọn sức mạnh làm nên những thắng lợi quyết định
trên mặt trận quân sự. Lực lượng vũ trang nhân dân từng bước phát triển và đã thực sự trở thành công cụ
chuyên chính sắc bén, tin cậy của Đảng và Nhà nước trên mặt trận đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, có
bản lĩnh giai cấp vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, làm rường cột để
phát triển chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân chống xâm lược và trên cơ sở đó xây dựng nền nghệ
thuật quân sự cách mạng độc đáo Việt Nam.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã đưa đến việc giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo ra tiền đề
về chính trị-xã hội quan trọng để Đảng quyết định đưa miền Bắc phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng và bảo vệ vững chắc miền Bắc, đưa miền Bắc trở thành hậu phương lớn, chỗ dựa vững chắc chi viện
cho tiền tuyến lớn miền Nam sau này và đóng vai trò là nhân tố quyết định nhất đối với công cuộc đấu tranh
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nn thắng lợi
Bài học
Chủ đề 11
C1 Phân tích chủ trương chiến lược ms
C2 Nd chuyển hướng (điều chỉnh)
2 câu tương đương
1. hc
a Tình hình TG 1/9/39 CTTG 2 bùng nổ, lôi cuốn nhiều nc: 6/40 P bị Đ chiếm đóng P đầu hàng; 22/6/41
Đ tấn công Lx
b Trong nc
2. chủ trương chuyển hướng ( HNTW 678)
nhấn mạnh mâu thuẫn dân tộc , kđ nc gpdt là nv cần kíp , gác lại cmrđ
quyết ..
ý nghĩ và nx
11.1 hổi về 3 HNTW 6-7-8
HC
ND
Ý nghĩa, nx
HNTW 6 năm 1939
1. hoàn cảnh
a, Quốc tế
 Tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ,  chính phủ Đalađiê thi hành
một loạt các biện pháp đàn áp lực lượng quân dân trong nước và phong trào cách
mạng ở thuộc địa. Cùng lúc đó, Đức tấn công Pháp, đến 3-9-1939, Pháp chính thức
tham chiến, sự kiện này đã làm thay đổi chính sách mà chính quyền thực dân Pháp đối
với giai cấp công nhân, quần chúng lao động và hệ thống các nước thuộc địa của
Pháp. 
 Từ giữa năm 1941, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến đổi to lớn. Ngay khi
chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, quân phiệt Nhật lần lượt đánh chiếm nhiều
thuộc địa Mỹ 
 Ở Viễn Đông, phát xít Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc và tiến sát
vào biên giới Việt- Trung 
B, Trong nước
 Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, lúc này Pháp đứng trước 2 nguy cơ:
 Một là: phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương đang dâng cao có
thể thiêu sống chúng.
 Hai là: sự lăm le đe dọa của phát xít Nhật, chúng sẽ hất cẳng Pháp. Để đối phó
lại, bọn thực dân pháp thực hiện chính sách hai mặt: một mặt chúng thẳng tay
đàn áp các p trào cách mạng của nhân dân ta, mặt khác chúng thỏa hiệp bắt tay
cấu kết với phát xít nhật để cùng bóc lột nhân dân Đông Dương. Còn bọn phát
xít nhật một mặt ép thực dân pháp đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác,
mặt khác lại lôi kéo một số phần tử trong địa chủ và tư sản bất mãn với pháp
lập chính quyền tay sai để phục vụ cho mưu đồ xâm lược của chúng.
 Đảng ta đã trưởng thành, khi thực dân pháp điên cuồng khủng bố, Đảng ta đã kịp thời chỉ đạo cho
các lực lượng cách mạng kịp thời rút vào hoạt động bí mật( 1938), chuyển trọng tâm công tác về
nông thôn.
=> Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ
ra, ban chấp hành trung ương ĐCS Đông Dương đã triệu tập hội nghị lần chuyển hướng chỉ đạo cn
thứ 6 (11/1939) để hiến lược.
2. Nội dung
- Hội nghị BCHTW 6 được tiến hành từ ngày 06 đến 08/11/1939 tại Bà Điểm, Gia Định do đồng chí
Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư BCH TW Đảng chủ trì (Tham dự có các đồng chí: Lê Duẩn, Phan
Đăng Lưu, Võ văn Tần) hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược;
Hội nghị quyết định: Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương; Hội nghị quyết
định thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển hướng hình thức đấu tranh: Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất
của địa chủ mà chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai; Không nêu khẩu hiệu thành lập chính
phủ Xô viết công nông binh mà đề ra khẩu hiệu lập Chính phủ Liên bang cộng hòa dân chủ Đông Dương;
- Hội nghị quyết định: Thành lập Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương, thay thế cho Mặt trận
thống nhất dân chủ Đông Dương.
3. Ys nghĩa và nx
Ý nghĩa:
- Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 6 đã đánh dấu bước quan trọng của đảng- đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu. 

- Lần đầu tiên, Hội nghị làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, xác định
rõ nhiệm vụ phản đế là quan trọng, làm rõ thêm tính chất khăng khít nhưng không tiến hành nhất loạt
ngang nhau giữa hai nhiệm vụ đó.

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 6 đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo
chiến lược cách mạng. đảng Cộng sản đông Dương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đoàn kết
rộng rãi các tầng lớp, giai cấp và dân tộc đông Dương trong cùng một Mặt trận Dân tộc Thống nhất,
mở đường đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

- Bên cạnh đó, hội nghị cũng đánh dấu bước phát triển quan trọng về lý luận và đường lối phương
pháp cách mạng của Đảng, thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. Nghị
quyết góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của Đảng ta về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Nhận xét:

 Đảng không có sự thay đổi chiến lược cách mạng, mà dựa trên cơ sở tổ chức sự thay đổi của tình
hình thế giới và Đông Dương, như yêu cầu của khách hàng quản lý cách mạng, bổ sung phát triển
chiến lược cách mạng phù hợp, nhằm thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng phát
triển, mau thắng.
 Đây là chủ đề cho sự chuyển đổi của mình cách mạng sau các hội nghị TW 7, 8 tiếp theo, là sự kết
nối tiếp theo, phát triển chiến lược cách mạng của Đảng ở thời kỳ mới, có thể tư duy mới về chuyển
hướng chỉ đạo chiến thuật cách mạng.
 Đó là chủ trương đúng đắn, khoa học của Đảng trong giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược và chỉ
đạo chiến lược trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Hội nghị trung ương 7 năm 1940


1. Hoàn cảnh
- Tình hình thế giới:
+ Năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức lần lượt chiếm các nước Tây Âu.
Chủ nghĩa phát xít đang đe dọa đến sự tồn vong của loài người. 
+ Cuộc chiến tranh thế giới ngày càng lan rộng, đế quốc Pháp đã bại trận, phát xít Nhật thừa cơ mở
rộng chiến tranh, giành lấy những thuộc địa của Pháp, Anh, Mỹ ở Viễn Đông.
+ Quốc tế cộng sản họp tìm cách đối phó với chủ nghĩa phát xít, kêu gọi sự đoàn kết cùng nhau
chống chủ nghĩa phát xít. Phong trào giải phóng dân tộc có những chuyển biến mới. Phong trào cách
mạng thế giới phát triển và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đạt được nhiều thành tựu
quan trọng.
- Tình hình trong nc :
o +Trung ương Đảng vẫn còn trăn trở, chưa thật dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu được đề ra tại Hội nghị tháng 11-1939. 
o Ngày 17-1-1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt. Nhiều đồng chí Trung ương cũng
sa vào tay giặc. 
o Tháng 6-1940, Pháp đầu hàng phát xít Đức, lập Chính phủ bù nhìn Visi (Vichy). Lợi dụng
lúc Pháp thua Đức, ngày 22-9-1940 phát xít Nhật đã tiến vào Lạng sơn và đổ bộ vào Hải
Phòng. Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật. Từ dó, nhân dân ta
chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta và đế
quốc, phát xít Pháp — Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.
2. Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lc cmg
- Khẳng định sự đúng đắn của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị trung ương
Đảng tháng 11-1939 giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Xác định kẻ thù chính của nhân dân
Đông Dương là đế quốc Pháp - Nhật.
- Hội nghị đã cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời, phân công đồng chí Trường Chinh làm quyền
bí thư trung ương Đảng, quyết định chắp nối liên lạc với quốc tế cộng sản và bộ phận của Đảng ở
ngoài nước. Hội nghị quyết định hai vấn đề cấp bách:
+ Một là, duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, khi cần thiết thì chiến
đấu chống khủng bố, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới lập
căn cứ địa du kích, lấy Bắc Sơn-Vũ Nhai làm trung tâm.
+ Hai là, chỉ thị cho xứ uỷ Nam Kỳ hoãn ngay cuộc khởi nghĩa vì chưa đủ điều kiện bảo đảm cho
khởi nghĩa thắng lợi.
⇒ ND quan trọng nhất: Khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cần kíp
3. Nx và ý nghĩa tác dụng

-  Dưới áp lực của hoàn cảnh “một cổ hai tròng” khi Pháp đầu hàng Nhật, Hội nghị Trung ương 7
(11/1940) xác định rõ nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách của cách mạng
Việt Nam. Kế thừa chiến lược cách mạng mới đề ra tại Hội nghị Trung ương 6, Đảng đã bổ sung và
hoàn chỉnh đường lối chiến lược mới của cách mạng Việt Nam. Ở một số địa phương dần xuất hiện
hình thức đấu tranh vũ trang. Đây là một chủ trương sáng suốt của Hội nghị Trung ương tháng 11-
1940, thể hiện việc nắm vững lý luận về khởi nghĩa vũ trang cách mạng.

- Hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ tuy thất bại nhưng để lại nhiều bài học, kinh nghiệm và
động lực tiếp sức cho nhân dân có niềm tin về Đảng, về chiến lược đấu tranh vũ trang của Đảng. Hai
cuộc khởi nghĩa đã thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân
trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Cùng với thực tiễn của phong
trào Xô viết - Nghệ Tĩnh, khởi nghĩa Bắc Sơn và cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã tạo cơ sở để Đảng ta
đề ra chủ trương đi từ khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước.

Hội nghị TW 8 5/41


1. Hoàn cảnh
A, thế giới
- Sauk hi chiếm phần lớn các nc châu Âu, đức chuẩn bị tấn công Liên Xô
- Nhật mở rộng xâm lc TQ và tiến sát biên giới Việt Trung
 Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mới. Thế giới hình thành hai trận tuyến: Một bên là các lực
lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu; một bên là khối phát xít  do Đức đứng đầu làm cho tính chất
của cuộc chiến tranh thay đổi.

B, Trong nc
 Nhân dân ta đều rên xiết dưới hai tầng áp bức bóc lột Pháp- Nhật. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta
với đế quốc phát xít Pháp Nhật vô cùng sâu sắc.
  Nhân dân ta ngày càng được cách mạng hóa với nhiều cuộc đấu tranh như khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi
nghĩa Nam Kỳ…
 Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28/1/1941 Nguyễn Ái Quốc về
nước triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII họp từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Pác Bó (Cao
Bg)
*Đây là một hội nghị đặc biệt sau 30 năm bôn ba nước ngoài Người về nước trực tiếp chỉ đạo
hội nghị Trung Ương lần thứ 8 

2. Nd
o – Đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu:
o + Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
o + Thống nhất lực lượng cách mạng trên toàn cõi Đông Dương.
o –  Giành quyền độc lập tự do cho các dân tộc Đông Dương theo quan điểm thực hiện quyền dân tộc
tự quyết (thành lập chính phủ liên bang hay đứng riêng tùy ý). Ở Việt Nam, sau khi đánh đuổi
Pháp – Nhật sẽ lập nên nước Việt Nam mới theo chế độ Dân chủ Cộng hoà. Lấy cờ đỏ sao vàng
5 cánh làm quốc kỳ, Chính phủ do nhân dân bầu ra. => Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn
khổ từng nước.
o – Hội nghị xác định tính chất của cuộc cách mạng: Lúc này, cách mạng Đông Dương mang tính chất
là “cách mạng dân tộc giải phóng”.
o – Về Mặt trận: Phải có một tên mới có tính chất dân tộc hơn, có sức mạnh hiệu triệu đồng bào trong
nước. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 chủ trương lấy tên là Mặt trận Việt Nam độc
lập đồng minh gọi tắt là Mặt trận Việt Minh. Các giới quần chúng được tổ chức và tập hợp trong các
Hội cứu quốc: Hội Nông dân cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc,…
o – Hội nghị xác định vị trí, điều kiện, hình thức khởi nghĩa:
o + Nhận định điều kiện để cuộc khởi nghĩa nổ ra thắng lợi: giai cấp thống trị lâm vào khủng hoảng
đến cực điểm, nhân dân không thể sống dưới ách thống trị của Nhật – Pháp, sẵn sàng vùng dậy khởi
nghĩa, phe dân chủ đại thắng ở mặt trận Thái Bình Dương, Mặt trận cứu quốc đã thống nhất trên toàn
quốc.
o + Ra sức chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền ở địa phương,
tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
o – Về xây dựng Đảng: Yêu cầu của công tác xây dựng Đảng lúc này là nhằm làm cho Đảng có đủ
năng lực lãnh đạo cách mạng Đông Dương đi đến toàn thắng.
o + Tổ chức Đảng ở miền Nam giúp đỡ việc xây dựng Đảng ở Campuchia.
o + Tổ chức Đảng ở miền Trung giúp việc xây dựng Đảng ở Lào.

4. Nx và ý nghĩa

* Nhận xét : Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( 5/1941 ) đã hoàn chỉnh chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng , được đề ra tại Hội nghị tháng 11/
1939 , nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương
sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ ấy .
* Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng lần 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược cách mạng đề ra từ hội nghị TW lần thứ 6.

– Kiên quyết giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên
hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết.

– Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược là chống đế quốc và phong kiến.

– Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể là: Tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa vũ trang giành
chính quyền đi từ khởi nghĩa từng phần đến tiến tới tổng khởi nghĩa.

Chương 2:
Chủ đề 13 45-75
I Đg lối kc chống P
1 hc( thuận lợi và khó khăn và nx ) nếu tóm tắt
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta còn nằm trong vòng vây của Chủ nghĩa đế quốc và
phản động quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta
thực hiện các giải pháp về: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
Điều này đã đưa ta thoát khỏi thế ngàn cân treo sợi tóc, tạo thế, tạo lực cho sau này. Đảng ta đã thực
hiện sách lược hòa hoãn với Pháp bằng việc ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
Nhưng với dã tâm xâm lược, cuối năm 1946 Pháp phản bội mọi cam kết, quyết cướp nước ta một lần
nữa. Ngày 18-12-1946, ở Hà Nội , Pháp gửi tối hậu thư cho ta, tra quyền kiểm soát thủ đô và giải tán
quân tự vệ. Tiếp đó, Pháp gây vụ thảm sát ở phố Hàng Bún Hà Nội. Trước hành động ngày càng lấn
tới của thực dân Pháp, ta không thể nhân nhượng được nữa, nhân nhượng nữa là mất nước. Vì vậy,
ngay đêm 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã phát động toàn quốc kháng chiến.
- Thuận lợi của nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là: cuộc chiến
tranh của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc, ta đã có sự chuẩn
bị cần thiết về mọi mặt, nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược.
- Khó khăn của ta là: Tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa được
nước nào công nhận, giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước
Lào, Campuchia và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở
Miền Bắc.

2 nd chỉ thị kc kiến quốc ( 25/11/45)


Từ cơ sở thực tiễn đấu tranh ngày càng phong phú của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng lâu dài,
đường lối quân sự của Đảng ngày càng có thêm những cơ sở khoa học vững chắc, có tính chiến đấu cao nên
ngày càng hoàn chỉnh và trở thành ngọn cờ trăm trận trăm thắng của lực lượng vũ trang cách mạng Việt
Nam và toàn dân tộc Việt Nam.
Đường lối quân sự của Đảng là đường lối khởi nghĩa vũ trang toàn dân; Tính chất kháng chiến: trường kì
kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn
diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
– Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, “đánh phản động thực dân
Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
– Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân
tộc độc lập và dân chủ tự do…nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và phát triển dân chủ mới”.
– Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân,
toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Kháng chiến toàn dân: “Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già,
người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến
sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
+ Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
 Chính trị
- Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng đất nước,
củng cố chính quyền nhân dân bằng cách kiên quyết trừng trị bọn phản quốc, tiến hành tổng
tuyển cử để bầu Quốc hội, lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp, có thể cải tổ
chính phủ trước khi bầu cử, sửa đổi cách làm việc của chính quyền nhân dân địa phương.
 Quân sự
- Động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối
đánh du kích với phương pháp bất hợp tác triệt để của nhân dân ở vùng địch chiếm đóng, mở
rộng chiến tranh du kích ở Campuchia và phát triển tuyên truyền vũ trang trên đất Lào.
 Ngoại giao
- Kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng, trương trợ”. Phương
châm là “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết” và “muốn ngoại giao
được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”. Đối với Tưởng Giới Thạch thì chủ trương Hoa-
Việt thân thiện, đối với Pháp độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế.
- Tận dụng khả năng hòa hoãn, đàm phán để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân
dân. Đồng thời vẫn đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến trang lan ra cả
nước khi có kẻ địch bội ước.
 Kinh tế tài chính
- Mở lại các nhà máy do Nhật bỏ; khai thác các mỏ, cho tư nhân được góp vốn vào việc kinh
doanh các nhà máy và mỏ ấy; khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã, mở các hội
cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà. Thực hiện khuyến nông, sửa chữa đê điều, lập quốc
gia ngân hàng, phát hành giấy bạc, định lại ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các
tỉnh.
 Văn hóa, xã hội

- Tổ chức bình dân học vụ, tích cực xóa mù chữ, mở các trường đại  học, phổ thông trung học,
cải cách việc học với tinh thần mới, xóa bỏ cách dạy học nhồi nhét,tuyển truyền cổ động văn
hóa cứu, xây dựng nền văn hóa mới theo ba nguyên tắc: khoa học hóa, dân tộc hóa và đại
chúng hóa. 

-  Khuyến khích sản xuất nông nghiệp, làm cho tá điền và địa chủ nhân nhượng nhau để tiếp
tục cấy cày như thường, “Tấc đất tấc vàng”, tổ chức tiếp tế, ngăn cấm đầu cơ tích trữ, tổ chức
cứu trợ dân nghèo, thực hành khẩu hiệu “sẻ cơm nhường áo”của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về
phần Chính phủ, phải lo nhập cảng ngũ cốc. Những công việc trên đây, muốn các kết quả, các
đồng chí phải hết sức vận động các tầng lớp phú hào, địa chủ tham gia cùng
+ Kháng chiến lâu dài (trường kì): là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có
thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng
từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch. + Dựa vào sức mình là chính:
“phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía. Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ
sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại.
+ Triển vọng kháng chiến: mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn song nhất định thắng lợi.
3. Chỉ thị nhấn mạnh, Đảng và Mặt trận Việt Minh cần đc củng cố
 Về Đảng

- Cần duy trì hệ thống tổ chức bí mật hoặc nửa công khai, kết nạp thêm đảng viên mới, tập
trung gây dựng thêm cơ sở Đảng đoàn thể , mở rộng các tổ chức nghiên cứu chủ nghĩa Mác,
bao gồm cả những người có khuynh hướng cộng sản hoặc có tình cảm với tổ chức, nhưng
phải do những người cộng sản kiểm soát. Trong công tác phát triển đảng viên và củng cố tổ
chức đảng, chỉ thị nêu rõ phải phản ánh cả hai khuynh hướng: ở một số nơi tổ chức Đảng quá
hẹp, quá chậm, chưa bỏ được cái bệnh hẹp hòi, cố chấp của thời kỳ hoạt động hoàn toàn bí
mật, một số nơi khác thì tổ chức Đảng quá rộng và quá nhanh dễ làm cho các thành phần
phức tạp dễ trà trộn vào tổ chức.

- Đồng thời bản chỉ thị cũng nêu rõ: các tổ chức Đảng phải giữ vững và duy trì sinh hoạt đều
đặn, xây dựng, củng cố các chi bộ Đảng trong các cơ quan hành chính hay các hội hợp pháp.
Thành lập chi bộ trong quân đội, phối hợp hoạt động bí mật với hoạt động công khai, trong
đó đặc biệt coi trọng đến hoạt động bí mật và không để xảy ra xung đột giữa các cơ quan bí
mật và cơ quan công khai.

 Về Mặt trận Việt Minh

- Cố gắng hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc. Thống nhất các tổ chức ấy lên toàn kỳ, toàn
quốc; sửa chữa lại điều lệ cho các đoàn thể cứu quốc cho thích hợp với hoàn cảnh mới; mở
rộng Mặt trận Việt Minh, lập các đoàn thể cứu quốc mới, giải quyết những mâu thuẫn giữa
Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận,
thống nhất Mặt trận Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia chống Pháp xâm lược.

13.1: tình hình VN sau cmg t8 ( hc như trên)


13.2 các biện pháp / Qúa trình thực hiện hcur trương hoặc kết quả
1 hc
2 các bp bv chính quyền
a, giới thiệu về chỉ thị kc kiến quốc (tóm tắt)
b, các bp : chính trị(tổng tuyển cử và thông qua hiến pháp), kinh tế tài chính, văn hóa, quân sự đv toàn dân
tham gia kc , ngoại giao
1/ Biện pháp về chính trị : 
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời đã phải đương
đầu với những khó khăn, thử thách hết sức nghiêm trọng.  
Trước tình hình hoạt động ráo riết của nhiều kẻ thù, Đảng và Nhà nước Việt Nam mới thực hiện sách lược
vừa nguyên tắc vừa mềm dẻo.  Đối với các tổ chức, đảng phái phản động, Nhà nước ban hành một loạt sắc
lệnh: giải tán Đại Việt Quốc gia xã hội đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng, giải tán "Việt Nam Hưng quốc
thanh niên", "Việt Nam Ái quốc thanh niên", thiết lập tòa án quân sự, giải tán các cơ quan thuộc Phủ toàn
quyền Đông Dương.
Về phần Pháp và Tưởng,lúc tạm hòa với Tưởng để rảnh tay đối phó với Pháp, lúc tạm hòa với Pháp để đuổi
Tưởng ra khỏi đất nước. 
Để tăng cường thực lực cách mạng, Nhà nước Việt Nam mới rất quan tâm phát triển các tổ chức trong Mặt
trận Việt Minh, tổ chức thêm các đoàn thể cứu quốc, trong đó có các lực lượng yêu nước, tiến bộ.   Để chính
quyền cách mạng tiêu biểu cho khối đại đoàn kết toàn dân, Nhà nước mở rộng thành phần Chính phủ, đưa
các nhân sĩ, trí thức vào tham gia. Đồng thời, ban hành các sắc lệnh tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và
Uỷ ban hành chính các cấp;  quy định cách tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân; quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp, v.v. 
 Để thiết thực xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước, Chính phủ ban hành Sắc lệnh Tổng tuyển cử
trong cả nước để bầu ra Quốc dân Đại hội và ấn định Hiến pháp của nước Việt Nam mới.  Trong hoàn cảnh
vô cùng phức tạp, bọn đế quốc và bọn phản động ra sức chống phá, Chính phủ đã kiên quyết lãnh đạo, tổ
chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam mới.  Người dân cả nước nô nức đi bầu cử.  Các đại
biểu do Mặt trận Việt Minh giới thiệu đều đạt được tín nhiệm tuyệt đối. 
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trên nguyên tắc: "Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, trai gái, giai cấp, tôn giáo. Bảo đảm các
quyền tự do dân chủ. Từ đây, quyền làm chủ nước nhà, quyền và nghĩa vụ của công dân, hệ thống chính
quyền nhà nước các cấp được thể chế trong Hiến pháp.
2/ Kinh tế- tài chính:
Nhà nưóc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, công nghiệp đình đốn,
nông nghiệp bị hoang hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang; nền tài chính, ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng;
các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục, 95% dân số thất học, mù chữ, nạn
đói cuối năm 1944, đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói.
       => Dân ta phải đối mặt với nạn đói năm  1945
 Kêu gọi toàn dân tự nguyện đóng góp cho “Quỹ độc lập” thực hiện “Tuần lễ vàng”.
  Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
⇒  Kết quả:
       + Nhân dân cả nước đóng góp được 20 triệu đồng và 370 kg vàng.
       + Tiền Việt Nam được lưu hành trong cả nước vào ngày 23/11/1946

3/ Biện pháp về văn hóa: 


Về hoạt động Văn hoá, tờ báo Bãi Sậy do Ty Thông tin phụ trách, phát hành hàng ngày với số lượng 2.000
số. Ngoài ra trong tỉnh còn có 100 tờ “bích báo” của các ngành và cơ sở.
Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh
giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ
bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc "Cụ
Hồ" được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới, thành lập Trường Đại
học Văn khoa Hà Nội. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều
tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi.Các hủ tục lạc
hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục; 95% dân số thất học, mù chữ.( Nạn đói cuối năm
1944 đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đó). Cuối năm 1946, cả nước đã có thêm 2.5 triệu người biết
đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. Đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhân dân
tin tưởng vào chế độ mới, nêu cao quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.
4/ Biện pháp về Quân sự: 
Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, các thế lực đế quốc, phản động quốc tế đã cấu kết, bao
vây, chống phá phòng thủ tiêu mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta, đặt lại ách thống tri của chúng,
xoá bỏ nền độc lập mà dân tộc ta vừa giành được. Tình hình trên đòi hỏi Đảng và chính quyền cách mạng có
đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân mới có thể bảo vệ và phát triển
thành quả cách mạng.
Tăng cường thực lực cách mạng trên cơ sở phát huy sức mạnh của toàn dân để giữ vững chính quyền. Ngày
25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, vạch con đường đi lên
cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính của
dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược.. Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và
mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên
kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung
Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực
hiện sách lược nhân nhượng với quân đội. Tưởng tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực
lượng chống Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tưởng ký Hiệp ước Trùng Khánh (28-2-1946), thỏa thuận mua
bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại mau lẹ chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn,
dàn xếp với Pháp để buộc quân Tưởng phải rút về nước. Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà
Lạt, ở Phôngtennơblô (Phongtennebleau, Pháp), Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có
thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.

5/ Biện pháp về ngoại giao:


- Ngoại giao giai đoạn trước Toàn quốc kháng chiến đã khôn khéo, tận dụng mâu thuẫn nội bộ đối phương,
kiềm chế và hòa hoãn với Tưởng, tập trung chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Hội nghị cán bộ
Bắc Kỳ của Đảng (từ ngày 10 đến 11-9-1945) đã nêu một số chủ trương ngoại giao, thể hiện rõ Đảng ta đã
khéo léo trong việc phân loại đối phương và triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa họ, có đối sách phù hợp với
từng đối tượng: Đối với Pháp, ta cương quyết chống lại Pháp De Gaulle mưu mô chiếm lại Đông Dương,
tranh thủ Mỹ công nhận nền độc lập của Việt Nam và “giao hòa với chúng ta”; đối với Tưởng Giới Thạch
“nên tránh xung đột quân sự mà chỉ xung đột bằng chính trị”… Chính quyền cách mạng đã sử dụng lực
lượng của Tưởng có mặt ở Việt Nam làm đối trọng với lực lượng của thực dân Pháp, kiềm chế âm mưu của
Pháp sớm khôi phục lại sự kiểm soát với Đông Dương.
- Tài ngoại giao của Người còn là việc nhìn nhận đúng thời cơ và việc sáng suốt ra những quyết sách kịp
thời. Nhờ nhãn quan chính trị và sự nhạy bén trước chuyển biến mau lẹ của tình hình, vào thời điểm khi cả
Pháp và Tưởng đều cần phía Việt Nam thỏa thuận với Pháp về một giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận
được để tránh cuộc xung đột mở rộng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm bắt khoảnh khắc lịch sử,
kịp thời ký bản Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 theo những điều kiện có lợi nhất có thể được với Việt Nam, phù
hợp với tình hình trong nước và quốc tế cũng như tương quan lực lượng lúc bấy giờ.
c, ý nghĩa, tác dụng

Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc
chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; đã làm thất bại âm
mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương;
giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở rộng địa
bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia
đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực phân
Pháp.

13.3 = hiểu biết về ls , hãy trình bày nguyên tắc và sách lược ngoại giao của HCM để bv chính quyền cmg
1 hc đầy đủ
2 nêu bp ngoại giao
a, chỉ thị kc kiến quốc và các bp trong đó Người thể hiện cái nguyên tắc và sách lc ngoại giao của hcm
b, bp ngoại giao trong slide lý do , nd, kết quả
- Ngoại giao giai đoạn trước Toàn quốc kháng chiến đã khôn khéo, tận dụng mâu thuẫn nội bộ đối phương,
kiềm chế và hòa hoãn với Tưởng, tập trung chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Hội nghị cán bộ
Bắc Kỳ của Đảng (từ ngày 10 đến 11-9-1945) đã nêu một số chủ trương ngoại giao, thể hiện rõ Đảng ta đã
khéo léo trong việc phân loại đối phương và triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa họ, có đối sách phù hợp với
từng đối tượng: Đối với Pháp, ta cương quyết chống lại Pháp De Gaulle mưu mô chiếm lại Đông Dương,
tranh thủ Mỹ công nhận nền độc lập của Việt Nam và “giao hòa với chúng ta”; đối với Tưởng Giới Thạch
“nên tránh xung đột quân sự mà chỉ xung đột bằng chính trị”… Chính quyền cách mạng đã sử dụng lực
lượng của Tưởng có mặt ở Việt Nam làm đối trọng với lực lượng của thực dân Pháp, kiềm chế âm mưu của
Pháp sớm khôi phục lại sự kiểm soát với Đông Dương.
- Tài ngoại giao của Người còn là việc nhìn nhận đúng thời cơ và việc sáng suốt ra những quyết sách kịp
thời. Nhờ nhãn quan chính trị và sự nhạy bén trước chuyển biến mau lẹ của tình hình, vào thời điểm khi cả
Pháp và Tưởng đều cần phía Việt Nam thỏa thuận với Pháp về một giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận
được để tránh cuộc xung đột mở rộng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm bắt khoảnh khắc lịch sử,
kịp thời ký bản Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 theo những điều kiện có lợi nhất có thể được với Việt Nam, phù
hợp với tình hình trong nước và quốc tế cũng như tương quan lực lượng lúc bấy giờ.

Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lc( dĩ bất biến, ứng vạn biến)
Chủ đề 14: đường lối kc chống Pháp
1 hc sự (bội ước của Pháp)

Tháng 11-1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phổ Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ
lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội. Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm
cách liên lạc với phía Pháp để giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán, thương lượng.

Trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, để cho chúng kiểm soát an ninh trật tự
ở Thủ đô, ngày 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc
(Hà Đông) dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị đã cử phái viên đi
gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết quả. Hội nghị cho rằng, hành động của Pháp chứng tỏ chúng
cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa. Khả năng hòa hoãn không còn. Hội nghị đã quyết định hạ quyết tâm
phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn
kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. 

2 nd đg lối
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được Đảng hình thành, bổ sung, phát triển qua thực tiễn cách
mạng Việt Nam trong những năm 1945 đến 1947. Nội dung cơ bản của đường lối đó được thể hiện trong
nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, lời kêu gọi, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí
Tổng Bí thư Trường Chinh, trong đó tập trung ở các văn bản: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc (25- 11-1945);
Chỉ thị tình hình và chủ trương (3-3-1946); Chỉ thị hòa để tiến (9-3-1946); Chỉ thị toàn dân kháng chiến (12-
12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946); Tác phẩm kháng
chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (8-1947). Quan điểm chỉ đạo cuộc kháng chiến toàn
dân, toàn diện được nêu ra gồm những nội dung chính sau đây:
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của thực
dân Pháp. Mục tiêu của cuộc kháng chiến là đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành nền độc lập, tự do,
thống nhất hoàn toàn. Đây là hình thức tiếp tục sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, vì nền tự do
dân chủ, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn diện, lâu
dài và dựa vào sức mình là chính.
Kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn dân, đoàn kết toàn dân tộc
tích cực tham gia cuộc kháng chiến. Phải xây dựng sự đồng thuận, nhất trí của cả nước, đánh địch ở mọi nơi,
mọi lúc, “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi phố là một mặt trận”. Trong đó
Quân đội nhân dân và các lực lượng vũ trang là lực lượng làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Kháng chiến toàn diện là tư tưởng chỉ đạo của Đảng ngay từ ngày đầu kháng chiến. Cuộc chiến tranh về
tổng thể là một cuộc đọ sức, đọ tài toàn diện giữa các bên tham chiến, không phải chỉ trên lĩnh vực quân sự,
vũ trang.
Kháng chiến lâu dài là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong bối cảnh so sánh lực lượng ban đầu giữa
ta và địch quá chênh lệch, không cân sức. Trường kỳ kháng chiến là một quá trình vừa đánh tiêu hao lực
lượng địch vừa xây dựng, phát triển lực lượng ta, từng bước làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến
trường có lợi cho ta. Thời gian được xác định là lực lượng vật chất để chuyển hóa nhỏ thành lớn, yếu thành
mạnh. Đây là một quy luật cơ bản của cuộc chiến tranh nhân dân lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn trong
lịch sử chiến tranh của dân tộc Việt Nam. Kháng chiến lâu dài nhưng không phải là kéo dài vô thời hạn mà
phải luôn tranh thủ, chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước tiến nhảy vọt về chất, thắng từng bước
để đi đến thắng lợi cuối cùng. Tư tưởng chỉ đạo này đánh dấu sự hình thành, bước đầu phát triển tư duy lý
luận quân sự mới trong cách mạng dân tộc dân chủ và nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng ta.
Kháng chiến dựa vào sức mình là chính, là sự kế thừa tư tưởng chiến lược trong chỉ đạo sự nghiệp cách
mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” của Hồ Chí Minh. Cuộc
kháng chiến của nhân dân ta nổ ra trong điều kiện quốc tế bất lợi, phe đế quốc chủ nghĩa hung hăng hiếu
chiến; Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, chưa có nước nào giúp đỡ ta. Con đường duy
nhất đúng đắn lúc bấy giờ là phải tự lập, tự cường, tự cấp, tự túc về mọi mặt; phải dựa vào nguồn nội lực của
dân tộc, phát huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựa chủ yếu, nguồn
lực chủ yếu của cuộc chiến tranh. Đồng thời, trong kháng chiến không để bị bao vây, cô lập mà cần thiết
phải tìm được các nguồn lực ủng hộ, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất của quốc tế, trước hết là các nước các
nước láng giềng, phe xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ và phát huy cao độ ngoại lực khi có điều kiện.
A, quá trình hình thành(1h23)

Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực tiễn.

Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, Đảng đã nhận
định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc ta là thực dần Pháp xâm lược, phải tập trung mũi nhọn đấu
tranh vào chúng.

Trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp
đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách Nam Bộ ra khỏi Việt
Nam.

Ngày 19-10-1946, Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất, do Tổng Bí
thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định “không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng
nhất định phải đánh Pháp”‘, Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để
quân dân cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-11-
1946), Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và
khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.

Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và
công bố ngay trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là văn kiện Toàn dân kháng chiến
của Trung ương Đảng (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chi Minh (19-12-1946) và
tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.

B, cơ sở để đảng đưa ra đường lối


C, nd đg lối

3 ý nghĩa
– Ý nghĩa trong nước: việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ
cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất
bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông
Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa,
hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
– Đối với quốc tế: thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mở rộng địa
bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới, cùng với nhân dân Lào và Campuchia
đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực
dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: “Lần
đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó cũng là
một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng
hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới”

14.1 = hiểu biết về thực tiễn cmg, hãy CMR đg lối kc chống Pháp là đúng đắn, phù hợp với yc khách quan
( giá trị của đương lối kc)
(như chủ đề 14)
1 hc ( pháp bội ước)
2 nd đườnglối kc
3 quá trình hình thành đg lối, cơ sở để đảng đề ra đg lối

14.2 = hiểu biết về ls hãy pt phuương châm kc chống P . CM đglối kc chống P là đúng đắn, khoa học , giá
trijcura đg lối
1 hc

2 nd (
Phân thích phuong châm
1. Phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện - nhân tố cơ bản quyết định sự thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
         Đường lối kháng chiến của Đảng  giai đoạn 1946 – 1954 từng bước hoàn chỉnh và thể hiện tập trung
trong 3 văn kiện lớn được soạn thảo, công bố trước và sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Đó là văn
kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ
Chí Minh (19/12/1946); tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.
         Đó là sự kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước, truyền thống quân sự cả nước chung sức đánh
giặc của dân tộc Việt Nam lên một trình độ mới, một chất lượng mới phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại và thực tế của cách mạng Việt Nam. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến được Đảng ta xác định
là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.
Toàn dân kháng chiến:  là nội dung chính của chiến tranh nhân dân Việt Nam, chi phối mọi chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, chi phối kế hoạch tác chiến nghệ thuật quân sự và phương hướng xây
dựng lực lượng.
            Toàn dân kháng chiến là tất cả mọi người dân Việt Nam đều tham gia đánh giặc, trong đó lực
lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt. Cách đánh giặc trong chiến tranh nhân dân là thế “thiên la địa
võng” đối với quân thù; đánh địch ở phía trước, ở phía sau, ngay trong lòng địch, chiến trường không phân
chiến tuyến. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, tạo ra thế cài răng lược, chiến
tranh lộn ẩu, chiến tranh bao vây, chiến tranh không mặt trận, chiến tranh tiêu thổ. Điều này đã được Chủ
tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (tháng 12-1946): “Bất kỳ đàn ông, đàn bà,
bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên
đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì
dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”, đây chính là một định
hướng chiến lược, một cẩm nang hoạt động đối với toàn dân ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.
        Toàn diện kháng chiến: là kháng chiến cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhằm
huy động mọi tiềm lực vật chất, tinh thần của đất nước, liên hiệp với mọi lực lượng cách mạng tiến bộ và
hòa bình trên thế giới, kết hợp mọi hình thức đấu tranh để đánh bại kẻ thù.
        Tính đúng đắn, sáng tạo của Toàn dân, toàn diện kháng chiến được Đảng ta xây dựng trên cơ sở,
điều kiện của một nước đất không rộng, người không đông, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cơ sở công nghiệp
rất nhỏ yếu. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với phương châm toàn dân kháng chiến, toàn diện
kháng chiến, nhân dân ta đã kế thừa truyền thống oanh liệt của ông cha ta để tạo nên sức mạnh tổng hợp
nhằm đánh thắng đội quân nhà nghề của đế quốc luôn hơn ta về sức mạnh quân sự và các lĩnh vực khác,
Đảng đã huy động lực lượng rộng rãi và mạnh mẽ của cả nước, của toàn dân, đánh địch về các mặt quân sự,
chính trị, binh vận, ngoại giao và đã từng bước giành thắng lợi.
         Sở dĩ, Đảng động viên được sức mạnh của toàn dân vì nhân dân các dân tộc đã được Đảng giáo dục,
giác ngộ về mục đích chính trị của cuộc kháng chiến, đó là mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và
chủ nghĩa xã hội, đó cũng chính là mục tiêu do nhân dân và vì nhân dân.   Đó là cơ sở để giác ngộ nhân dân
sâu sắc về nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ kháng chiến và cũng là cơ sở để huy động sức mạnh chính trị,
tinh thần và vật chất của toàn dân vào cuộc kháng chiến.
         Bên cạnh phương châm toàn dân, toàn diện kháng chiến, trường kỳ và tự lực cánh sinh cũng là những
yếu tố độc đáo, sáng tạo của Đảng ta trong xây dựng đường lối kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Muốn trị lửa phải dùng nước, địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị
nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”. Đồng thời, Đảng ta xác định tiến hành kháng chiến chủ yếu
dựa vào sức mình là chính: đó chính là dựa vào sức mạnh tổng hợp của đất nước, của dân tộc; mặt khác,
tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế khi có điều kiện.
         Như vậy, với phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh được
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định ngay từ khi cuộc kháng chiến vừa bùng nổ đã trở thành ngọn cờ
dẫn dắt quân dân ta vượt qua mọi khó khăn, liên tiếp giành thắng lợi và đưa cuộc kháng chiến đến toàn
thắng.

3 nêu giá trị

Chủ đề 17 :Ý nghĩa ls và nn thắng lợi và bài học kinh nghiệm


1 ý nghĩa ls
a, vs dân tộc
Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc
chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm
mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương;
giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu
thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín
của Việt Nam trên trường quốc tế.

b, quốc tế
Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; mở rộng địa
bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia
đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực
dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.

Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần
đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một
thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân
chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".

2 nn thắng lợi
Khách quan

+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.

+ Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân
Pháp và loài người tiến bộ.
chủ quan

+ Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự
và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và
mở rộng.

+ Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn,
vững chắc về mọi mặt.

3 bài học kinh nghiệm


- Kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Nhiệm vụ chống phong kiến phải tiến
hành có kế hoạch, từng bước để vừa phát triển lực lượng cách mạng, vừa giữ vững khối đoàn kết dân tộc.
- Xác định và quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là
chính. Đây là bí quyết thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương vững mạnh để đẩy mạnh kháng chiến.
- Kiên quyết kháng chiến lâu dài, đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy. Kết hợp chặt chẽ giữa
chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.
- Xây dựng Đảng vững mạnh và bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, với đường lối chiến tranh nhân
dân đúng đắn, có chủ trương và chính sách kháng chiến ngày càng hoàn chỉnh, có ý chí quyết chiến và quyết
thắng kẻ thù. Có đội ngũ đảng viên dũng cảm, kiên cường, là những chiến sĩ tiên phong trong chiến đấu và
trong sản xuất

II, Đường lối kc chống Mỹ 54-75


A- giai đoạn 54-64
Chủ đề 19 : Nghị quyết 15
1. Hoàn cảnh lịch sử
 Hoàn cảnh LS: Đây là giai đoạn đế quốc mỹ từng bước thiết lập chế độ chủ nghĩa thực dân kiểu mới
ở miền nam và xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm từng bước xé bỏ hiệp định Giơnevơ
đàn áp ptrào đấu tranh của ndân ta. Thực hiện chính sách tố cộng diệt công với phương châm giết
nhầm còn hơn bỏ sót. Vì vậy phong trào cách mạng miền Nam chịu những tổn thất hết sức nặng nề.
Về phía ta Đảng kiên trì lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị.
Tuy nhiên trước những đòi hỏi của phong trào CM miền Nam Đảng ta đã từng bước tìm tòi để xây
dựng đường lối CM ở miền Nam và được đánh dấu bằng nghị quyết hội nghị TW lần 15 tháng 1 năm
1959.
 Tính chất: 
 Thuận lợi: 
o Sau hội nghị Giơ-ne-vơ, hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh về mọi mặt (KT, QS, KH
KT), nhất là ở Liên Xô
o Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mĩ
la tinh, phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước TBCN. 
o Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ổn định về chính trị, làm căn cứ địa vững chắc
cho cả nước, thế và lực của CM đã lớn mạnh sau chín năm kháng chiến. 
 Khó khăn: 
o Đất nước chia cắt 2 miền, xuất hiện 2 chế độ chính trị khác nhau. Nhân dân Việt Nam
chẳng những phải củng cố và phát huy thắng lợi đã giành được, phải củng cố miền
Bắc đã được độc lập, mà còn phải giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất nước
nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ. 
o Đế quốc Mỹ từng bước thiết lập chế độ chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam và
xây dựng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đàn áp phong trào CM ⇒ Mâu thuẫn
giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến, và bọn tư
sản mại bản quan liêu thống trị ở miền Nam và một bên là dân tộc Việt Nam, nhân
dân cả nước Việt Nam, bao gồm nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam.  
o Vẫn còn mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa
ở miền Bắc. 
⇒ Chính sách khủng bố, đàn áp tàn bạo của chính quyền phát-xít Ngô Ðình Diệm, nhất là với các
biện pháp tố Cộng, diệt Cộng ngày càng quyết liệt, thì phương châm đấu tranh chính trị đơn thuần cũng như
đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ như trước đó không còn phù hợp với thực tế tình hình. Ðiều
này đòi hỏi Ðảng phải có sự chuyển hướng chỉ đạo kịp thời để duy trì và phát triển phong trào cách mạng.
Đáp ứng yêu cầu đó, tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã ra nghị quyết về cách mạng miền
Nam với tinh thần cơ bản là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sử dụng bạo lực cách mạng
với hai lực lượng chính trị và vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, tiến tới khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân.

2. Nội dung 
 Nghị quyết xác định: Cách mạng Việt Nam lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược song song là tiến hành
cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. 
 Nghị quyết chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của tình hình xã hội miền Nam sau năm 1954: 
 Mâu thuẫn xã hội: 
o Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với bọn đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai Ngô Đình
Diệm 
o Mâu thuẫn giữa nhân dân, trước hết là nông dân với địa chủ phong kiến.
 Mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa với con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc
=> Hai mâu thuẫn này tuy mang tính chất khác nhau, song chúng quan hệ biện chứng với nhau và tác
động mạnh mẽ lẫn nhau.
 Từ sự phân tích mâu thuẫn trên, Nghị quyết chỉ ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là: 
 Nhiệm vụ cơ bản: là giải phóng miền Nam thoát khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến ,
thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thốg
nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
 Nhiệm vụ trước mắt : là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc xâm lược và
gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; thành
lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam; thực hiện độc lập dân tộc và các
quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững hòa bình; thực hiện thống nhất
nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế
giới.
 Về lực lượng cách mạng, Nghị quyết xác định: 
 Giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, lấy liên minh công nông làm cơ
sở
 Nền tảng của cách mạng là công - nông và trí thức
 Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng
 Về đối tượng cách mạng: Đế quốc Mỹ, tư sản mại bản, địa chủ phong kiến và tay sai của đế quốc Mỹ.
 Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh:
 Con đường phát triển cơ bản của cách mạng ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về
tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của
quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và
phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân.
 Về khả năng phát triển của tình hình, Nghị quyết dự báo: đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất,
cho nên trong bất kỳ điều kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển
thành cuộc khởi nghĩa vũ trang trường kỳ và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.
 Về vai trò của Đảng bộ miền Nam, Nghị quyết khẳng định: sự tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền
Nam dưới chế độ độc tài phát-xít là một yếu tố quyết định thắng lợi của phong trào cách mạng miền
Nam. Vấn đề mấu chốt là phải củng cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức. Trong hoàn cảnh mới, Đảng bộ phải hết sức đề cao công tác bí mật, triệt để lợi dụng khả
năng hợp pháp để gìn giữ lực lượng của Đảng... Để bảo vệ cơ quan đầu não và che giấu cán bộ cần xây
dựng ở các địa phương những cơ sở an toàn và khu an toàn.

3. Ý nghĩa nghị quyết 15  (1-1959).   


Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng  Việt Nam
 Nghị quyết đã chứng tỏ quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong việc vận dụng lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm của các nước XHCN, kinh nghiệm Cách mạng Tháng
Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp vào điều kiện cụ thể của đất nước để đưa cách mạng Việt
Nam phát triển. Đó là sử dụng “lực lượng vật chất để đánh bại lực lượng vật chất”; sử dụng bạo lực
cách mạng; khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền v.v…
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 là một nghị quyết có giá trị lịch sử sâu sắc, tạo nên sự chuyển
biến căn bản của phong trào cách mạng miền Nam, đưa cách mạng miền Nam tiến lên, đáp ứng
nguyện vọng bức thiết của cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng cách mạng, giáng một đòn bất
ngờ vào chiến lược của đế quốc Mỹ và tay sai, làm thất bại chiến lược “Chiến tranh một phía” của
địch, tạo cơ sở vững chắc để nhân dân ta đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc
Mỹ.
 Nghị quyết là một thành công điển hình của Đảng về phương pháp tiến hành cách mạng bạo lực, về
nghệ thuật chỉ đạo khởi sự cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam. Mở đầu bằng “Đồng khởi” do
đồng bào và chiến sỹ miền Nam trực tiếp tiến hành, cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thực sự
đã được khởi động một cách độc đáo, khéo léo, phù hợp với năng lực cách mạng của nhân dân miền
Nam, phù hợp với thời cơ lịch sử, gây bất ngờ lớn cho kẻ địch, làm yên lòng nhiều bạn bè quốc tế.

19.1 nghị quyết TW nào quyết định chuyển cmg miền Nam sang Phải sd bạo lực cmg để giành chính quyền
( lm giống chủ ddeef19)
Phân tích ý nghĩa, giá trị nghị quyết 15

Chủ đề 20: đg lối đại hội 3


1 hc thuận lợi và kk
Tháng 09/1960, trong diễn văn khai mạc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội
lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình
thống nhất nước nhà”. Để làm rõ quan điểm trên, chúng ta cùng tìm hiểu đường lối
cách mạng Việt Nam mà Đảng đề ra tại Đại hội III (9-1960). Đầu tiên, chúng ta
cùng xem lại sơ lược bối cảnh lịch sử của Đại hội III này.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra
từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 tại Hà Nội. Tham dự đại hội có tất cả 525 đại biểu
chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 50.000 đảng viên của cả hai
miền đất nước, cùng với sự có mặt của hơn 16 Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc
tế khác. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III diễn ra trong bối cảnh miền Bắc Việt
Nam vừa hoàn thành khôi phục kinh tế sau Kháng chiến chống Pháp và Cải cách
ruộng đất cùng với Cải tạo công thương nghiệp; trong khi ở miền Nam một phong
trào chống chính quyền Ngô Đình Diệm và Mỹ đang diễn ra từ cuối năm 1959 và
trở thành Phong trào Đồng khởi từ đầu năm 1960

2 nd chép trong sách tăng cường đk … ct TG xong ghi nd


Đại hội đã thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và thông qua
Nghị quyết về Nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, thông qua Báo cáo về xây dựng Đảng
và báo cáo về Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,…. Sau đây, tôi xin phân
tích nội dung đường lối cách mạng Việt Nam mà Đảng đề ra tại Đại hội III (tháng 9-1960). Có 6 nội dung
chính như sau:
Thứ nhất, về đường lối chung của cách mạng Việt Nam, trên cơ sở phân tích tình hình và đặc điểm nước ta,
Đại hội xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là phải thực hiện đồng thời hai
chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai
là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành
độc lập và dân chủ trong cả nước.
Thứ hai, về mục tiêu chiến lược chung, Đại hội cho rằng, cách mạng ở miền Bắc và cách mạng ở miền Nam
thuộc hai chiến lược khác nhau, có mục tiêu cụ thể riêng, song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là
giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước.
Thứ ba, về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền, Đại hội nêu rõ: Cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu
thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải
phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước
nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Thứ tư, về hòa bình thống nhất Tổ quốc, Đại hội chủ trương (hay phương châm) kiên quyết giữ vững đường
lối hòa bình để thống nhất nước nhà, vì chủ trương đó phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân cả
nước ta cũng như của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Song ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác,
chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng
xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng lên đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và
thống nhất Tổ quốc.
Thứ năm, về triển vọng của cách mạng, Đại hội nhận định cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước
nhà là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân cả nước ta. Đó là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian
khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng
nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà.
Thứ sáu, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, xuất phát từ đặc điểm của miền Bắc, trong đó, đặc điểm lớn nhất là
từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa, Đại hội xác định rằng, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là một quá trình cải biến
cách mạng về mọi mặt. Đó là quá trình đấu tranh gay go giữa hai con đường, con đường xã hội chủ nghĩa và
con đường tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật nhằm
đưa miền Bắc từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ nền sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội về kinh tế được xem là hai mặt của cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất, hai mặt này có quan hệ mật thiết, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn
nhau cùng phát triển. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ
quá độ ở nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Cùng với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về kinh tế, phải tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa,
nhằm thay đổi cơ bản đời sống tư tưởng, tinh thần và văn hóa của toàn xã hội phù hợp với chế độ xã hội mới
xã hội chủ nghĩa. Từ những luận điểm đó, Đại hội đã đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta là: Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù của
nhân dân ta và đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc trở thành cơ sở
vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Thành công cơ bản, to lớn nhất của Đại hội lần thứ III của Đảng là đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược
chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai
chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam, nhằm thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước là giải phóng miền
Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc.
Đó chính là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc
vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam vừa phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã
phát huy và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba
dòng thác cách mạng trên thế giới, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc, do
đó tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế, đường lối chung của Đảng còn là sự thể
hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử,
vừa đúng với thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế thời đại.

- Quyết tâm và mục tiêu chiến lc: Quyết định phát động kháng chiến chống Mỹ trên cả nc, coi
đó là nv thiêng liêng của cả dân tộc; tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nc nhà
- Phương châm chỉ đạo: tiếp tục và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kc lâu dài,
dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời
gian tương đối ngắn ở miền Nam.
- Tư tưởng chỉ đạo với miền Nam: giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và
liên tục tiến công; kiên trì phương châm kết hợp quân sự và chính trị; triệt để thực hiện 3 mũi
giáp công đánh địch trên cả 3 vùng chiến lc
- Tư tưởng chỉ đạo với miền bắc: chuyển hướng xây dựng kt trong đk có chiến tranh, tiến hành
cuộc chiến tranh nhân dân để bv miền bắc. động viên sức ng sức của cao nhất để chi viện
miền Nam.
- Nv và mối quan hệ giữa 2 miền: Mb là hậu phương lớn, miền Nam là tiền tuyeesnlowsn. 2
nv có mối quan hệ khăng khít và k tách rời nhau nhăm mục tiêu chung đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược.

3 ý nghĩa
- Đường lối tiến hành đồng thời 2 chiến lược cmg thể hiện tư tưởng chiến lc giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
- thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sang tạo của đảng trong việc giải quyết những vấn đề riêng của cmg
VN
- Là cơ sở để đảng chỉ đạo các nv cmg ở mỗi miền về mục tiêu
20.1 =hiểu biết về ls cmg vn hãy CMR đg lối tiến hành đồng thời 2cmg là đúng đăn, phù hợp vd thực tiễn.
(54-75)
1 hc đạihội 3
2 nd đg lối đại hội 3+ nd hội nghị TW 11 3/65 và HNTW 12 12/65
NHTW 11

Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt:

 Đảng ta đã định hướng nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là tích cực kiềm chế và thắng địch trong
cuộc chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng
của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời chuẩn
bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam nếu địch gây ra; tiếp tục xây
dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ
miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa bằng không quân và hải quân của địch,
chuẩn bị sẵn sàng để đánh bại địch trong trường hợp chúng đưa cuộc chiến tranh phá hoại hiện nay
đến một trình độ ác liệt gấp bội, hoặc chuyển nó thành một cuộc chiến tranh cục bộ cả ở miền Nam
lẫn miền Bắc, ra sức động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam; ra sức giúp đỡ cách
mạng Lào.

 Tư tưởng chỉ đạo miền Bắc: chuyển hướng xây dựng kinh tế ,tăng cường lực lượng quốc phòng cho
kịp với sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh; ra sức chi viện cho miền Nam với mức cao
nhất để đánh bại địch ở chiến trường chính miền Nam;

HNTW 12
Nhiệm vụ chung mà Đảng ta xác định trong kỳ hội nghị này là phải làm sao đánh bại giặc Mỹ bảo vệ
miền Bắc, giải phóng Miền Nam. Nhận định rõ mối quan hệ giữa cách mạng hai miền, Miền Bắc sẽ là hậu
phương vững chắc, vận động toàn diện sức người, sức của đế chi viện cho chiến trường miền nam, ở Miền
Nam thì phải kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ và bọn tay sai tiến đến giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc. 
Nhiệm vụ tiếp theo mà Đảng đề ra trong hội nghị lần này đó là phương châm đấu tranh chúng ta vẫn
giữ nguyên phương châm “ đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị triệt để vận dụng ba mũi giáp
công(quân sự, chính trị và binh vận)”. Vì nhiệm vụ của Đảng để ra là nhanh chóng đánh thắng địch trong
thời gian ngắn nên việc kết hợp ba phương châm đấu tranh trên sẽ đẩy nhanh hiệu quả chiến đấu và để
phòng được việc quân Mỹ đang ngày càng tăng cường lực lượng vào chiến trường miền Nam. Một trong
những nhân tố không thể thiếu trong những ngày đầu làm cách mạng Đảng ta đã nhận định rõ ràng đó chính
là “ dựa vào sức mình là chính nhưng đồng thời chúng ta hết sức tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và viện trợ
quốc tế”.

20.2 : ( đg lối 65-75) HNTW lần thứ 11 3/65 và HNTW 12 12/65


1 hc thuận lợi và kk
2 nd ( ngắn thôi ) ( gộp như trên hoặc rieengtrong sách)

Chủ đề 22 quá trình ht và nd pt đg lối kc chống Mỹ


1 hc đại hội 3
2 a. quá trình ht

B, nd đg lối ( câu 20.1)


Nhận xét
3 ý nghĩa

22.1 = hiểu biết về ls , hãy CMR đg lối kc chống Mỹ là đúng đắn , phù hợp yc khách quan của tình hình
( như cđ 22 )
Quá trình ht cho xuống cuối

22.2 hãy CMR thắng lợi của cuộc kc chống Mỹ cứu nc là thắng lợi của đg lối giương cao ngọn cờ và độc
lập cnxh
Chương 3 đảng lãnhđạo cả nc quá độ lên cnxh (1975- nay)
A- giai đoạn 75-85
Chủ đề 28 Các bc đột phá và qtđổi mới
1 hc
Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, chúng ta có tư tưởng chủ quan, nóng vội muốn tiến
nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
trong đó về quản lý kinh tế, những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp bộc lộ ngày
càng gay gắt, dẫn tới đất nước dần dần lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Trong hoàn cảnh ấy,
vấn đề sống còn là đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Muốn vậy, trước hết phải thay đổi mạnh mẽ
cách nghĩ, cách làm. Từ đó có những tìm tòi thử nghiệm và cách làm ăn mới, đưa ra những lời giải đáp mới
cho những vấn đề đặt ra.Hoạt động đầu tiên để tiến hành đổi mới chính là đổi mới tư duy mà trước hết là tư
duy kinh tế.

2 các bc đột phá 4 bc


Bước 1
Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8-1979) với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất "bung ra"
là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta.
- Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải
tạo xã hội chủ nghĩa;
- Điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển:
- Ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc lưu thông tự do;
khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hoá;
- Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức (quốc doanh, tập thể, gia đình);
- Sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất;
- Sửa lại chế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất, định
lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động,...  
Kết quả: có những chuyển biến trong tư duy về kế hoạch hóa kinh tế, về chính sách giá thu mua nông sản,
về khoán sản xuất. Tuy nhiên mặt trái của sự "phá rào" là gây ra những lộn xộn, mất trật tự
Ý nghĩa: Bước đột phá vào kinh tế trung ương 1979 với chủ trương và quyết tâm làm cho sản xuất “bung
ra” là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta
 Bước 2: Chỉ thị 100, Quyết định 25 CP, 26CP của Chính phủ (1981)
- Nội dung các chỉ thị, quyết định trên là nhằm giải phóng sức sản xuất. Những điều chỉnh này đã tạo ra hình
thái song song tồn tại giữa kinh tế công hữu kế hoạch hóa với phi công hữu và thị trường tự do. Đây là nét
đặc thù từ sau Hội nghị Trung ương 6. “Cộng sinh” và “xung đột” giữa hai loại cơ chế kinh tế, hai loại thị
trường là đặc trưng cơ bản của thời kỳ manh nha cho sự ra đời của thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam.

Ý nghĩa : Thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, ý thức tự
giác của người lao động được nâng cao, tác động tốt đến hiệu quả sản xuất, kinh
doanh của địa phương. Nhờ vậy, sản xuất từng bước có phát triển, đời sống các tầng
lớp nhân dân đã phần nào giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều
yếu tố mất ổn định. Nền kinh tế của cả nước vẫn chìm sâu vào khủng hoảng. Những
hạn chế trên trước hết là do khả năng lãnh đạo và năng lực quản lý của ta còn nhiều
mặt hạn chế. Nhưng nguyên nhân sâu xa còn do những chủ trương đổi mới lúc bấy
giờ vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, tìm tòi, mang tính chất từng mặt, từng phần,
chưa triệt để, toàn diện, việc thực hiện của địa phương cũng chỉ là góp phần trải
nghiệm nhằm tổng kết thực tiễn để tiếp tục hoàn chỉnh thêm đường lối đổi mới của
Đảng.

 Bước 3: Đại hội V của Đảng (1982)


- Nhấn mạnh: Xác lập chế độ quản lý và kế hoạch hóa đúng đắn, đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hiện hành.
Xóa bỏ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp.

- Về kế hoạch hóa nền kinh tế, kế hoạch phải thấu suốt nguyên tắc hạch toán kinh doanh XHCN.

- Để chấn chỉnh và phát huy tốt vai trò của phân phối lưu thông, Đại hội chủ trương kết hợp chặt chẽ cả ba
biện pháp quản lý: Kinh tế, hành chính, giáo dục, trong đó biện pháp kinh tế là gốc. Như vậy, Đảng đã nhận
thức được vai trò của các biện pháp kinh tế, của các động lực kinh tế, thay vì đề cao, tuyệt đối hóa các biện
pháp hành chính mệnh lệnh như trước đây.

 Bước 4: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (6-1985)


- Chủ trương xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN,
thừa nhận quy luật của sản xuất hàng hóa.

- Đề cập ba nội dung quan trọng của cái cách: Giá cả, tiền lương, tiền tệ (giá – lương – tiền).

+ Giá cả: Thực hiện cơ chế một giá thống nhất và đánh giá đúng, đủ chi phí cho giá thành sản phẩm.

+ Tiền lương: Xóa bỏ chế độ tiền lương hiện vật, thực hiện tiền lương tiền tệ gắn với xóa bỏ bao cấp. Chế độ
tiền lương phải đảm bảo cho người lao động tái tạo sức lao động và gắn với chất lượng và hiệu quả lao động.

+ Tiền tệ: Đổi mới lưu thông tiền tệ; thu hút tiền nhàn rỗi; đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiên; chuyển
ngân hàng sang hạch toán kinh doanh XHCN.

Đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định: “Việc bố trí lại cơ cấu
kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế...” Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
trở thành nhu cầu cấp thiết và cấp bách.

Ý nghĩa:
Đây là những nhận thức về sự cần thiết phải giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, sự cần thiết phải tạo
ra động lực thiết thực cho người lao động – đó là quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất thiết thân
của người lao động,… Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới mang tính chất từng mặt, từng bộ
phận, chứa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát
triển nhảy vọt ở Đại hội VI.
Năm 79 81 82 85các đại hội
Nêu hc curabc đột phá và nêu ý nghĩa luôn

B – từ 86- nay
Chủ đề 32 : đahi hội 6
1 hc
Đại hội VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18-12-1986, trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối thoại trên thế giới đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới
đã trở thành xu thế của thời đại. Liên Xô và các nước XHCN đều tiến hành cải tổ xây dựng CNXH.
Trong khi đó, Việt Nam đang bị các nước đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận, khủng hoảng kinh
tế xã hội diễn ra trầm trọng. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng khan hiếm, lạm phát tăng lên 774%
năm 1986. Các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên trái phép khá phổ biến. Đổi mới đã trở
thành đòi hỏi bức thiết của đất nước.

2 nd đổi ms về kt
Với tư tưởng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá thành tựu, nghiêm túc
kiểm điểm, chỉ rõ sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong giai đoạn 1975-1986. Đại hội lần thứ VI đã chỉ rõ
những sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức
thực hiện. Những sai lầm đó, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành
động đơn giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân bắt nguồn từ
những khuyết điểm trong hạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Từ đó, Đại hội rút ra bốn
bài học quý báu:
Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc.
Hai là, Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ của một đảng cầm quyền đang lãnh đạo nhân dân
tiến hành cách mạng XHCN.
Trên cơ sở đó, Đại hội chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế. Đổi
mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp
kế hoạch với thị trường.
Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên
là: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba
chương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đó là sự cụ thể
hóa nội dung Công nghiệp hóa trong chặng đường đầu thời kỳ quá độ.
Thực hiện cải tạo XHCN thường xuyên với hình thức, bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp
và lực lượng sản xuất phát triển. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết cho được những vấn đề cấp bách
về phân phối, lưu thông. Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thực, có hiệu quả các chính sách xã hội.
Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.
Đại hội đề ra 5 phương hướng lớn phát triển kinh tế là: Bố trí lại cơ cấu sản xuất; điều chỉnh cơ cấu đầu tư
và củng cố quan hệ sản xuất XHCN; sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối
ngoại.
Đại hội nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo của chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai
thác mọi tiềm năng của đất nước, sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN.
Đổi mới công tác đối ngoại nhằm góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và cnxh. Tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước
XHCN; bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam
Á và trên thế giới. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông
Dương, Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương.
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới về công tác tư tưởng. Đổi mới
công tác cán bộ và phong cách làm việc, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng…Đảng cần
phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và tăng
cường vai trò quản lý của Nhà nước để huy động lực lượng quần chúng.

3 ý nghĩa
Đại hội VI của Đảng là đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới
trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Các Văn kiện của đại hội mang tính khoa học và cách mạng, tạo bước
ngoặt cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, hạn chế của đại hội VI là chưa tìm ra những
giải pháp hiệu quả tháo gỡ tình trạng rối ren trong phân phối lưu thông
32.1 ( chủ đề 31) hỏi về 4 bài học kinh nghiệm
1 hc
2 nêu tên là phân tích 4 bài học
chủ đề 32.2 hãy nêu rõ nd chính của công nghieejphoas xhcn trong chặng đg tiếp theo do đại hội đại biểu
đảng toàn quốc lần thứ6đề ra tháng 12/86
1 hc
2 nói sơ về nd đại hội 6
3 phân tích 3 chương trình đại hội kt
Chủ đề 33: đặc trưng cơ bản .. do cương lĩnh đại hooji7 đểa và thực hiện
1 hc
2 nêu 6 đặc trưng cơ bản phân tích ngắn thôi 4-5 dòng
Nêu đại hội 11 đã bổ sung hoàn thiện và thêm 2 đặc tưng
K ghi 8 đặc trưng
33.1 hãy nêu các đặc trưng cơ bản do đh 11 đề ra
8 đăhc trưng và so sánh vs cương lĩnh đại hội 9

3 tính ưu việt
Các nc tuwbarn đế quốc k có 8đặctrưng đó

Chủ đề 34 : pt những thời cơ và thách thức


1/94
1 hc
2 thời cơ
3 thách thức

Chủ đề 35: đại hội 8


Phân tích đẩy mạnh pt CNH-HĐH của đảng
1 hc
2 nd về quan điểm chỉ đạo
1-Hoàn cảnh 
Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về
dân tộc, sắc tộc và tôn giáo chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. 
Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản
xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống
xã hội. 
Sau 10 năm đổi mới, nhân dân VN đã giành được những thắng lợi bước đầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phòng , an ninh, phá được thế bị bao vây, cô lập nhưng vẫn nghèo, kém phát triển.
Bối cảnh quốc tế nói trên, có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 28-6
đến 1-7-1996, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130
nghìn đảng viên trong cả nước. Đại đã thông qua các văn kiện chính trị quan trọng và bầu đồng chí Đỗ Mười
tiếp tục làm Tổng Bí thư của Đảng. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội VIII đã bổ
sung đặc trưng tổng quát về mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh và nổi bật những vấn đề trọng tâm sau:Tổng kết 10 năm đổi mới (1986-1996) đất
nước thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã
hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được xác định rõ
hơn. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ
bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. “Xét
trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng
định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc và kéo dài , dẫn
đến chệch hướng ở lĩnh vực này, hay lĩnh vực khác, ở mức độ này, hay mức độ khác”
2_ Quan điểm
Quan điểm về công nghiệp hoá trong thời kỳ mới gồm: 
1) Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối
ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. 
2) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
3) Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.  Động viên
toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế
gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo
vệ môi trường.
4) Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp công nghệ truyền thống
với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. 
5) Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công
nghệ.Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô
vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công
trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung
thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều
phát triển. 
6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh. 
        ⇒  Xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là
vấn đề có ý nghĩa quyết định hàng đầu. Đảng phải tiếp tục sự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức
chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục cho được các biểu hiện tiêu cực và yếu kém.Cần phải
giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm
chất và năng lực cán bộ, đảng viên; củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung
dân chủ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ; nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và đổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng. 

 Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000


Để xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, trong 5 năm tới,
phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1) Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ
hoạt động của Nhà nước: 
 Về hoạt động lập pháp: Ban hành các đạo luật cần thiết để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã
hội. 
 Về hoạt động giám sát: Nâng cao chất lượng hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân.
2) Cải cách nền hành chính nhà nước: Là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước trong những
năm trước mắt, công cuộc cải cách hành chính phải dựa trên cơ sở pháp luật và tiến hành động bộ trên các
mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính.
3) Cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp:xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ
sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư
pháp, Xây dựng đội ngũ có phẩm chất chính trị và đạo đức chí công vô tư, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh.
4) Đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng: phải gắn với đấu tranh chống buôn lậu, lãng phí, quan liêu;
tập trung vào các hành vi lợi dụng chức quyền tham ô, làm thất thoát tài sản nhà nước, nhận hối lộ; chú ý
những lĩnh vực trọng điểm như đất đai, nhà ở, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, tài chính, ngân hàng,...
 Đại hội nêu ra sáu bài học chủ yếu qua 10 năm đổi mới: Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới. Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính
trị; lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Ba là, xây dựng nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân phát huy
sức mạnh của cả dân tộc. Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của
nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. 

3. Y nghĩa
+/  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới -
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã
hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị
và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. 
+/ Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta sắp
bước vào thế kỷ XXI.
Chủ đề 36: phân tích 1 luận điểm của đh 9
1 hc
Đại hội IX của Đảng đã họp tại Hà Nội, từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001, là Đại hội mở đầu thế kỷ XXI, cách
mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Sau sự kiện 11-9-2001 ở Mỹ,
một nước lớn lợi dụng chống khủng bố, tăng cường can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều nước. Khu vực
Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhưng tiềm ẩn
những nhân tố gây mất ổn định. Sau 15 năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế
và lực mới nhưng nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm mà Đại hội VIII đề ra là 9-10% đã không đạt. Các nguy cơ mà Hội
nghị giữ nhiệm kỳ của Đảng (1-1994) đã nêu ra vẫn là những thách thức lớn của cách mạng nước ta.
2 nêu rõ động lực để pt đn,,….
1. Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân:
     Ðoàn kết là một truyền thống tốt đẹp, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước;
điều này được thể hiện đậm nét trong lịch sử dân tộc ta, nhất là trong cuộc cách mạng giải phóng đất
nước. Trong công cuộc đổi mới, Ðảng ta tiếp tục xác định xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực chủ yếu, nhân tố có ý nghĩa quyết
định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
     Nói đến động lực phát triển xã hội là nói đến khả năng, nhất là khả năng trí tuệ của con người, có
thể tạo nên sức mạnh to lớn của toàn xã hội, làm chuyển động và thay đổi một cách toàn diện xã hội
theo hướng phát triển, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người. Nhưng để biến những
khả năng đó thành hiện thực trong cuộc sống thì phải có một lực lượng xã hội to lớn, đó là khối đại
đoàn kết toàn dân. Động lực phát triển đất nước cũng có sự thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử,
trong đó có những yếu tố tồn tại một cách xuyên suốt, vĩnh hằng. 
 
     Bất kỳ quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển cũng phải tạo ra sức mạnh đoàn kết của quốc gia,
dân tộc đó. Đối với Việt Nam, sự hình thành khối đại đoàn kết toàn dân có tính đặc thù do phải trải
qua rất nhiều khó khăn, thử thách để chống lại thiên tai, dịch bệnh khắc nghiệt và các kẻ thù xâm
lược hùng mạnh hơn từ bên ngoài. Do đó, đoàn kết đã được hun đúc từ đời này qua đời khác và trở
thành một truyền thống quý báu lâu đời, sức mạnh vô địch của dân tộc ta. Đúng như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã rút ra những kết luận có tính chân lý: “Đoàn kết làm ra sức mạnh”, “Đoàn kết là sức
mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. 
 
     Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tư tưởng đại đoàn
kết dân tộc đã được kế thừa và phát triển đến cao độ; được thể hiện nhất quán và xuyên suốt quá
trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đổi mới,
Đảng ta đã xác định rõ những động lực phát triển đất nước, bao gồm: Đại đoàn kết toàn dân tộc;
Dân chủ xã hội chủ nghĩa; kết hợp hài hòa lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân, quan tâm lợi ích thiết
thân của con người; Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; Công bằng xã hội; Đổi mới, sáng tạo… Trong đó, đại đoàn kết toàn dân tộc
được xem là động lực hàng đầu.
 
     Riêng nhận thức về đại đoàn kết dân tộc, động lực chủ yếu của sự phát triển trong 30 năm đổi
mới, cũng có những thay đổi, phát triển phù hợp với điều kiện thực tế. Đó là xây dựng đại đoàn kết
gắn với đồng thuận xã hội, trong đó đồng thuận vừa là phương thức vừa là mục tiêu của đại đoàn
kết; đã hình thành những bộ phận mới trong khối đại đoàn kết và ngày càng đóng vai trò quan trọng
đối với sự phát triển đất nước như doanh nhân chẳng hạn; hình thành phương châm mới xây dựng
đại đoàn kết là gắn với phát huy dân chủ, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai
cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, đề cao tinh thần dân
tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung…
 
     Sở dĩ, đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng ta coi là động lực chủ yếu bảo đảm thắng lợi của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, khi được
quy tụ, tổ chức, có sự lãnh đạo thống nhất, thì sẽ động viên đến mức cao nhất sức mạnh của tất cả
các giai tầng trong xã hội, đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước để hướng đến mục tiêu chung là
xây dựng và phát triển “Một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do đó, đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ là động lực
chủ yếu thúc đẩy sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới, khác với quan điểm tuyệt đối hóa đấu
tranh giai cấp trước đây.
 
     Trong tình hình hiện nay, đại đoàn kết dân tộc chỉ trở thành động lực khi: (1) Độc lập, tự do và
cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong chủ nghĩa xã hội - lợi ích cơ bản của nhân dân, của dân tộc -
được thể hiện cụ thể, sinh động hàng ngày trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng. (2) Quyền làm chủ đất nước của nhân dân được tôn trọng, nhân dân thực sự là
người chủ và thực sự làm chủ đất nước, như Hiến pháp đã quy định. (3) Các chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải có tác dụng trực tiếp và quyết định đến đời sống nhân dân
và kết quả xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. (4) Mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân được thắt chặt một cách bền vững, thực chất… 
 
     Tuy nhiên, để hiện thực hóa quan điểm, tư tưởng đúng đắn đó, Nhà nước cần thể chế hóa đường
lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật; đồng thời tổ chức thực hiện các chính sách,
pháp luật một cách nghiêm minh, có hiệu quả, thông qua bộ máy công quyền trong sạch, công tâm,
hết lòng phục vụ nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cần làm tốt vai trò
đại diện cho lợi ích chung và lợi ích của các giai tầng trong xã hội, là cầu nối quan trọng giữa Đảng,
chính quyền và nhân dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải thông qua Mặt trận, các đoàn thể nhân dân
và bằng các hình thức đa dạng nhằm thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động chung, cũng
như trong từng lĩnh vực. Đại đoàn kết phải được thực hiện từ cơ sở, trong từng cộng đồng dân cư,
thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị… 
 
     Trước mắt, cần tập trung phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp
và chế độ tự quản của cộng đồng dân cư) và giữ vững kỷ cương trong xã hội; tổ chức và động viên
nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế, văn hóa - xã
hội, ai ai cũng đều phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng và đất nước; chăm lo và bảo vệ lợi
ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội; tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu,
dẫn dắt của những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, tôn giáo…
 
     Nhờ có truyền thống lâu đời và biết giữ gìn và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nên
dù phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng dân tộc Việt Nam vẫn không bị suy yếu, không
bị đồng hóa và ngày nay đang vững bước đi lên CNXH vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng và văn minh”, từng bước hội nhập quốc tế. Để truyền thống tốt đẹp đó biến thành sức mạnh, là
động lực chủ yếu và nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm sự thắng lợi bền vững của đất nước
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, từng cán bộ, đảng viên, cũng
như mọi người dân, trước hết là các cấp ủy đảng và người đứng đầu cấp ủy cần quán triệt sâu sắc tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc; nắm vững những quan điểm cơ bản và cũng là những
định hướng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đã được Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
thông qua. Từ đó, hết sức trân trọng, giữ gìn và không ngừng kế thừa, phát huy, phát triển trong thời
kỳ mới. 
2. Liên minh công nhân, nông dân, trí thức
     Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công
nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã
hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.Quan hệ các
giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân,đoàn kết và hợp
tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp
hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức,
bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân
tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

3. Do Đảng lãnh đạo:


     Đảng có nhiều chủ trương, quyết sách và biện pháp quan trọng để tiếp tục củng cố, mở rộng và
phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, chăm lo đời sống nhân
dân, động viên nhân dân phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, hăng hái tham gia các phong trào
thi đua yêu nước, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội kịp thời
có chính sách, pháp luật đúng đắn, phù hợp với mọi lực lượng nhân dân tham gia vào khối đại đoàn
kết dân tộc, góp phần động viên nhân dân phát huy tinh thần sáng tạo, năng động, hăng hái tham gia
các phong trào thi đua, tham gia xây dựng Đảng nhà nước và chính quyền các cấp mở rộng quan hệ
hữu nghị giữa dân tộc Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới 

4. Để thực hiện luận điểm trên ta cần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế-xã hội; làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống
tinh thần của nhân dân;góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư
tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, về năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan
dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã
hội.Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam Sẵn
sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển.
3 lm j để nêu rõ .. tri thức

Chủ đề 37-38-39-40 lm tương tự nhua


1 hc của đại hoojiddosi ( nếu hỏi 30nawm là ĐH 12, 35 năm hoặc đến nay là đh 13)
2 nd ( thành tựu hạn chế, nn thắng lợi, bài học,…)
 Hoàn cảnh diễn ra Đại hội XII
 Tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, rất phức tạp, khó lường
 Đất nước đã qua 30 năm đổi mới, thế và lực tăng lên rõ rệt, có cả những thuận lợi, thời cơ
đan xen với những khó khăn, thách thức gay gắt      
1/ Nêu thành tựu của  công cuộc đổi mới vì CNXH từ 1986 đến nay( 2016-ĐH XII của Đảng)    
     Kinh tế tăng trưởng khá: Thực lực của nền kinh tế tăng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát
được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý và được đánh giá là thuộc nhóm nước có mức tăng
trưởng khá cao trên thế giới. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát
triển có thu nhập trung bình. Môi trường đầu tư được cải thiện, đa dạng hóa được nhiều nguồn vốn đầu tư
cho phát triển. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với các nước trong
khu vực và thế giới, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình trên thế giới. 
Tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước được thể
chế hoá thành pháp luật, cơ chế, chính sách. Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và chế độ phân phối
đã phát triển đa dạng, từng bước tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường và phù hợp với điều kiện của
đất nước. Các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật, ngày càng phát
huy vai trò tích cực trong nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường đang hình thành,
phát triển, cơ bản đã có sự liên thông, gắn kết thị trường trong nước với thị trường khu vực và thị trường
quốc tế. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, đô thị được đầu tư xây dựng tăng lên đáng kể, nhất là
đường bộ, sân bay, bến cảng, cầu. Xây dựng các ngành công nghiệp hiện đại, dầu khí, điện với các nhà máy
thủy điện lớn Hòa Bình, Sơn La, Trị An, Tuyên Quang, Lai Châu và nhiều nhà máy nhiệt điện.
Văn hóa-xã hội có bước phát triển. Bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi.
Những nhân tố mới, giá trị mới của văn hóa, con người Việt Nam từng bước được định hình trong đời sống.
Việc giải quyết các vấn đề xã hội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chính sách về lao động và
việc làm của Nhà nước đã chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Mỗi năm bình quân tạo ra 1,5-1,6 triệu việc làm mới. Đã tiến hành điều chỉnh
chuẩn nghèo theo từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước. Thành tựu về giảm nghèo
của Việt Nam đã được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao. Chăm sóc sức khỏe
nhân dân đã có nhiều tiến bộ, coi trọng cả về xây dựng thể chế, y tế dự phòng, y học cổ truyền, quản lý
thuốc, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Phát triển và ngày càng hoàn thiện. Nhận
thức ngày càng rõ hơn bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một trong hai nhiệm vụ chiến lược, có
mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời; trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, phải
đồng thời coi trọng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Có xây dựng tốt mới tạo được sức mạnh cho bảo vệ Tổ quốc,
có bảo vệ tốt mới tạo được điều kiện thuận lợi cho xây dựng đất nước. Nhận thức về kết hợp chặt chẽ nhiệm
vụ kinh tế với quốc phòng; quốc phòng với an ninh và đối ngoại ngày càng đầy đủ, toàn diện hơn. Nhận
thức về vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với lực lượng
vũ trang, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc ngày càng hoàn thiện. Nhận thức về đối ngoại quốc
phòng và hội nhập quốc tế về quốc phòng có sự phát triển.
Việc kết hợp hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
xây dựng khu kinh tế-quốc phòng có chuyển biến quan trọng; nhất là kết quả về hoàn thành phân giới, cắm
mốc đường biên giới trên bộ, phận định ở Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; từng bước hoàn thiện việc phân
giới, cắm mốc đường biên giới trên bộ với Lào, Campuchia. Những kết quả nói trên góp phần nâng cao thế
và lực của đất nước, tăng cường sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc. 
Đối ngoại đạt được nhiều thành tựu mới. Nhận thức chung của Đảng ta về thời đại, về thế giới và
khu vực ngày càng rõ và đầy đủ hơn. Từ định hướng coi “đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn
luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại” từng bước chuyển sang đa dạng hóa, đa phương hóa các quan
hệ đối ngoại. Từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”, “là bạn, là đối tác tin cậy”, là “thành viên
có trách nhiệm” của cộng đồng quốc tế. Đổi mới nhận thức về hợp tác và đấu tranh, từ quan niệm về địch,
ta, chuyển sang cách nhìn nhận có tính biện chứng về đối tác và đối tượng trên cơ sở lợi ích quốc gia-dân tộc
trong từng hoàn cảnh cụ thể. Nhận thức thực tế hơn quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè truyền
thông và quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn; đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu.Từ
“phá thế bị bao vây, cấm vận” tiến đến “hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới”, và tiếp theo là “chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế” một cách toàn diện.     
Sau 30 năm đổi mới em nghĩ thành tựu đổi mới về kinh tế là to lớn nhất bởi vì đưa đất nước ta
ra khỏi khủng hoảng kinh tế và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập
trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế tạo ra môi trường thu
hút nguồn lực xã hội phát triển                       
  
2/Hạn chế của công cuộc đổi mới vì CNXH 1986- nay( 2016-ĐH XII của Đảng)           
*Hạn chế 
Thực tiễn phát triển công cuộc đổi mới cũng bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục. Công tác tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa làm rõ một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để định
hướng trong thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn có một số vấn đề cần
phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ.  
Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được
huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi
chậm. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế còn
thấp.  Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, hệ thống thị trường
hình thành và phát triển chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa
đồng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát triển; việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại còn chậm và gặp nhiều khó khăn. 
  Trên lĩnh vực chính trị và hệ thống chính trị, đổi mới chính trị còn chậm, chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế,
nhất là đổi mới về tổ chức, thể chế, cơ chế, chính sách. Hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu lực, hiệu quả
hoạt động còn thấp, chưa ngang tầm với nhiệm vụ.Biên chế của hệ thống chính trị ngày càng tăng lên,
nhưng chất lượng công  vụ thấp.
   Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường, còn nhiều hạn chế,
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý
phát triển xã hội chưa được nhận thức và giải quyết có hiệu quả. Đạo đức xã hội có một số mặt xuống cấp;
văn hóa phẩm độc hại, lai căng tác động tiêu cực đến đời sống  tinh thần của xã hội; tài nguyên bị khai thác
bừa bãi, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng tác động đến Việt Nam gây
hậu quả nặng nề; trên một số mặt, một số lĩnh vực, người dân chưa được thực hưởng đầy đủ, công bằng
thành quả đổi mới. 
Nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy
đủ và giải quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội. Trên một số mặt,
một số lĩnh vực, một bộ phận nhân dân chưa được thụ hưởng đầy đủ, công bằng thành quả của công cuộc
đổi mới. Năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ. 
Việc tạo nền tảng để cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được
mục tiêu đề ra. 

Chủ đề 41 : những thắng lợi to lớn mang tầm vóc ls


1 cmg t8thawsng lợi
2 chống P năm 54
3 kc chống Mỹ 75
4 thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đến nay

41.1 thành tựu đổi mới


41.2 = hiểu biết về ls hãy CMR sự lãnh đạo đúng đắn của đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho mọi cmg
vn
1 chủ đề 41
2 nn thắng lợi của cmgt8

– Nguyên nhân quốc tế dẫn đến thành công của cách mạng Tháng Tám năm 1945:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định.
Thời điểm này thì chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đồng minh đánh bại, phong trào đấu tranh giải
phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên Thế giới cũng đang trên đà  phát triển
mạnh.

– Nguyên nhân trong nước dẫn đến thành công của cách mạng Tháng Tám năm 1945:

+ Đầu tiên thì chúng ta cần phải kể đến sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng cộng sản Việt
Nam. Đây chính là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một
cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng cộng sản Việt Nam đã có phương pháp, chiến lược, chiến
thuật cách mạng rất phù hợp, linh hoạt; bên cạnh đó thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã nhận thức được
thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong
cả nước.

+ Cách mạng Tháng Tám thành công thì một nguyên nhân nữa đó là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí
quật cường của các tầng lớp nhân dân ta. Nhân dân ta không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất
nước; toàn bộ nhân dân đều một lòng đi theo Đảng cộng sản Việt Nam và đã được Đảng lãnh đạo qua các
cuộc tổng diễn tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ khó khăn
và gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu
xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Các
nguyên nhân này đều có những ý nghĩa quan trọng và vai trò to lớn đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám năm 1945. Chiến thắng của cách mạng Tháng Tám năm 1945 tuy đã lùi xa nhưng cho đến nay, ta thấy
được rằng, tầm vóc ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì vẫn
còn nguyên giá trị và vẫn đang ngày càng tỏa sáng. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một
trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử của dân tộc ta, đây cũng chính một dấu mốc lớn trên con đường
phát triển trong suốt chiều dài mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của toàn dân tộc Việt Nam.

Nn thắng lợi của kc chống P:

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ của nhân dân ta giành được thắng lợi là
do nhiều nguyên nhân tạo nên. Trước hết, thắng lợi của kháng chiến là do đường lối chính trị – quân sự đúng
đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nắm vững nội dung và xu thế phát triển của
thời đại, ngay từ đầu, trong chỉ đạo chiến tranh, Đảng ta gắn mục tiêu giải phóng dân tộc với giải phóng giai
cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Thực hiện phương châm thêm bạn, bớt thù, Đảng ta đã dùng mọi biện pháp để tập hợp lực lượng, củng cố
mối quan hệ với bạn đồng minh, tranh thủ lực lượng trung gian, cô lập kẻ thù chủ yếu. Nhờ có đường lối ấy,
không những khối liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương ngày càng được tăng cường, mà mặt trận nhân
dân thế giới ủng hộ Việt Nam, phản đối thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ ngày càng được mở rộng.

Tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong suốt quá trình cách mạng và chiến tranh cách mạng là quan điểm về con
người, về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

Đánh giá cao vai trò quần chúng nhân dân, trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến, Đảng ta xác định
đúng đắn vai trò, vị trí của các giai cấp, các giới, các lực lượng, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của
công nhân và nông dân. Đảng ta coi liên minh công nông là đội quân chủ lực, là lực lượng chủ yếu quyết
định thắng lợi của kháng chiến, là nền tảng của khối đoàn kết toàn dân.

Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng ta đã tổ chức cả nước thành một mặt trận; mỗi người
dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài. Sức mạnh toàn dân đã đưa cuộc kháng chiến từ không đến
có, từ yếu đến mạnh và cuối cùng giành được thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ và Hiệp định Giơnevơ.

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là do ta có lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân sớm được xây
dựng và ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đó là đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì
nhân dân mà chiến đấu, luôn luôn gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin yêu, đùm bọc, nuôi dưỡng.

Trong các vùng tự do, nơi có điều kiện thuận lợi, nhân dân ta ra sức xây dựng chế độ mới dân chủ nhân dân
trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đó chính là những nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh to
lớn của hậu phương, cho phép huy động đến mức cao nhất và nhiều nhất sự tham gia đóng góp nhân, tài, vật
lực của toàn dân vào sự nghiệp kháng chiến, kiến
quốc.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn do ta có sức mạnh của khối đoàn kết chiến đấu
ngày càng bền chặt giữa nhân dân ba nước Đông Dương; sức mạnh của sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ
ngày càng to lớn từ các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước hết là Trung Quốc, Liên Xô, cũng như
nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Pháp.

Mỹ
- Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng với đg lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ,
đúng đắn sáng tạo. đó là đg lối tiến hành đồng thời cmg xhcn ở miền Bắc và cmg dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nc nồng nàn. Trong cuộc kc chống Mỹ cứu nc do đảng ta
lãnh đạo, truyền thống đó dc phát huy cao độ và nhân lên gấp bội.
- Miền Bắc xhcn dc bv vững chắc, dc xây dựng củng cố và k ngừng tăng lên về tiềm lực kinh
tế quốc phòng, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến.
- Tình đoàn kết gắn bó giữa nd ta 3 nc Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống 1 kẻ thù chung
đã tạo nên sức mạnh to lớn cho lực lượng chung của cmg 3 nc và cho từng nc đông dương.
- Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các ll cmg, hòa bình dân chủ trên thế giới. nhất là
Liên Xô Trung Quốc và các nc xhcn anh em.
 Trong những nn trên thì sự lãnh đạo của Đảng với đg lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn
sáng tạo.. là nn quan trọng nhất. Vì: Đảng lãnh đạo là nn bao trùm, chi phối các nn khác…Nếu k có
đảng lãnh đạo thì sẽ k có sm tổng hợp của dân tọc, k thể kết hợp đc sm dt với sm thời đại. sự lãnh
đạo của đảng là 1 nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của cmg VN.
sự nghiệp đổi ms

Chủ đề 42 như 37-38-39-40


Hỏi về bài học của đảng
V. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
1. Lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng những đối kháng giai cấp trong xã hội có giai cấp là cơ sở của sự hình thành
ra các chính đảng. Chính đảng là lãnh tụ chính trị của giai cấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ lợi ích của giai
cấp.
Trong cuộc đấu tranh của mình, giai cấp công nhân muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử trở thành giai cấp
cầm quyền, đúng trên vũ đài lịch sử, thiết lập phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, xóa bỏ cơ sở kinh
tế, xã hội của chế độ người bóc lột người thì điều kiện tiên quyết là phải tổ chức ra chính đảng độc lập của
mình. Chính đảng độc lập có vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chuyển từ đấu
tranh tự phát, lẻ tẻ, rời rạc, vì mục đích kinh tế trước mắt thành cuộc đấu tranh tự giác, có tổ chức, có lãnh
đạo, vì mục đích chính trị rộng lớn là phát triển giai cấp công nhân từ một giai cấp “tự mình” thành giai cấp
“vì mình”. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ:
“Trong cuộc đấu tranh của mình chống quyền lực liên hợp của các giai cấp hữu sản, giai cấp công nhân, chỉ
khi được tổ chức thành một chính đảng độc lập với tất cả các chính đảng cũ do các giai cấp hữu sản lập nên,
thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp.
Việc tổ chức như vậy giai cấp công nhân thành một chính đảng là cần thiết để bảo đảm thắng lợi của cách
mạng xã hội và giành được mục đích cuối cùng của nó là thủ tiêu các giai cấp”.
V.I.Lênin nhấn mạnh vai trò của Đảng tiền phong cách mạng phải được trang bị lý luận khoa học, có tổ chức
chặt chẽ, có kỷ luật và trình độ tổ chức đưa giai cấp vô sản và những người lao động vào cuộc đấu tranh
cách mạng. “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng…chỉ đảng nào được
một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong cuộc đấu tranh giải phóng mình, tất yếu đòi hỏi sự
ra đời và lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân với tư cách là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong của
giai cấp.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
Tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rất rõ
vai trò, sức mạnh của quần chúng trong lịch sử và đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân
tộc, giải phóng nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Vai trò, sức mạnh ấy chỉ có thể được phát huy
đúng đắn, giành được thắng lợi to lớn, cơ bản và bền vững khi được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đảng là người đề ra đường lối, chủ trương cách mạng, là người tập hợp, tuyên truyền, giáo dục, giác
ngộ quần chúng, đưa đường lối, chủ trương vào quần chúng, tổ chức quần chúng đấu tranh giải phóng dân
tộc và xây dựng xã hội mới. Nếu không có Đảng lãnh đạo thì cách mạng Việt Nam không thể giành thắng
lợi. Ngay trong tác phẩm Ðýờng Kách mệnh xuất bản nãm 1927, Ngýời khẳng ðịnh cách mệnh “Trước hết
phải có ðảng cách mệnh, ðể trong thì vận ðộng và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức
và vô sản giai cấp mọi nõi. Ðảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng nhý ngýời cầm lái có vững
thuyền mới chạy”.
Từ năm 1947, trong điều kiện Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh nêu rõ 12 điều về tư cách của Đảng chân
chính cách mạng và trong Di chúc Người nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ
gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân
dân”.
Trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các phong trào yêu nước, chống Pháp, mưu giành độc lập cho
dân tộc diễn ra liên tiếp, anh dũng, kiên cường nhưng đều lần lượt thất bại.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác.
Để lật đổ ách áp bức của thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, Đảng đã lãnh đạo, đoàn kết toàn dân
tiến hành ba cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936 - 1939, 1939-1945). Khi thời cơ đến, Đảng đã nhanh
chóng chớp lấy thời cơ, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Với thắng lợi của
cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc ta đã giành lại nền độc lập sau hơn 80 năm bị thực dân đô
hộ, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc Việt Nam đã bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Vừa ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã phải đối mặt với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và
giặc ngoại xâm. Vận mệnh của đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng ta, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đề ra những chủ trương và quyết sách khôn khéo, đúng đắn trên các mặt chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhờ đó động viên được sức mạnh đoàn kết của
toàn dân tộc, củng cố, giữ vững chính quyền cách mạng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa
vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước vượt qua mọi
khó khăn, gian khổ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, kết thúc bằng Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ,
giải phóng miền Bắc, góp phần dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng,
song ở miền Nam, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã xóa bỏ Hiệp định Giơnevơ âm mưu chia cắt lâu dài đất
nước ta. Trước tình hình mới, Đảng đã xác định con đường phát triển độc đáo của cách mạng Việt Nam là
phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây
dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã cùng một lúc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng:
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Qua 21 năm nỗ lực phấn đấu, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc đã đạt được những thắng lợi
rất đáng tự hào. Quân dân miền bắc đã chiến thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, điển hình là
chiến thắng lịch sử của trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972. Miền Bắc
không chỉ chia lửa với các chiến trường mà còn hoàn thành xuất sắc vai trò là căn cứ địa của cách mạng cả
nước và làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
Ở miền Nam, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, lần lượt đánh thắng các
chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm
1975 và với thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và mở ra một thời kỳ mới-thời kỳ độc
lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tiếp theo đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chiến thắng các cuộc Chiến tranh biên giới Tây
Nam và phía Bắc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nghĩa
vụ quốc tế
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, là thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cách
mạng Việt Nam có nhiều thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức mới. Với
phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, nêu rõ những sai lầm, khuyết
điểm nghiêm trọng do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan. Tư tưởng chủ quan,
nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn, việc bố trí sai cơ cấu kinh tế, cùng
với những khuyết điểm của mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp làm cho tình hình kinh tế-xã hội rơi
vào trì trệ, khủng hoảng. Đảng đã nghiêm túc tự phê bình, sửa chữa khuyết điểm, tự đổi mới, chỉnh đốn để
tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.
Để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải đổi mới mạnh mẽ, cơ bản cách
nghĩ, cách làm. Trải qua ba bước đột phá, Đại hội VI (12- 1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất
nước, bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức cán bộ, đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công
tác. Đại hội đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; phải nắm vững quy luật
khách quan, dân là gốc.
Với đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt
Nam, Đảng đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta thực hiện đường lối đổi mới đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đưa đất
nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Với đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh,
thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung
bình. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện. Đời sống về vật chất và tinh
thần của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa và khối đại đoàn kết toàn dân
tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị-xã hội ổn định. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có
bước phát triển mới. Quốc phòng và an ninh được giữ vững và tăng cường. Vị thế Việt Nam trên trường
quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều. Những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta giành được trong công cuộc đổi
mới đất nước đã góp phần khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với
thực tiễn Việt Nam, khẳng định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam gồm những đại biểu tiên tiến nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
dân tộc Việt Nam, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân và Dân tộc, luôn đi đầu, sẵn
sàng hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích
của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam, Đảng không có lợi ích
nào khác. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là một thực tiễn lịch sử không ai có thể phủ nhận được.

You might also like