Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

DNA

I. Cấu tạo hóa học


- DNA được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P
- Là đại phân tử hữu cơ kích thước lớn có thể dài tới hàng trăm hàng nghìn
micromet và khối lượng đạt hàng triệu, chục triệu đơn vị carbon (amu)
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân đơn phân là các nucleotit (nu) gồm 4 loại:
Ađênin, Timin, Guanin, Xitozin
- Cấu tạo của một nuclêôtit:
+ 1 phân tử đường đêôxiribôzơ (C5H10O4)
+ 1 gốc photphat (PO43-)
+ 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, hoặc X)
 A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro
 G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro
 DNA được cấu tạo theo NTBS
 NTBS: là nguyên tắc cặp đôi giữa các nucleotit có kích thước lớn với các
nucleotit có kích thước bé bằng liên kết hidro.
II. Cấu trúc không gian
Theo Watson và Crick:
- DNA là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục
theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ.
- DNA xoắn thành các chu kì, mỗi chu kì xoắn:
+ Dài 34 Ångström gồm 10 cặp nucleotit.
+ Đường kính một vòng xoắn là 20 Ångström.
- Các phân tử DNA mạch kép ở sinh vật nhân thực hầu hết có cấu trúc dạng
không vòng, một số ít có cấu trúc dạng mạch vòng nhỏ.
- Ở sinh vật nhân sơ, hệ gen mỗi tế bào chỉ gồm 1 phân tử DNA có cấu trúc
mạch vòng, dạng kép có kích thước lớn ở vùng nhân và một số phân tử DNA
mạch vòng, dạng kép có kích thước nhỏ ở tế bào chất (gọi là plasmid).
- Plasmid không có vai trò sống còn đối với tế bào, số lượng của chúng trong
tế bào vi khuẩn vì thế cũng rất khác nhau. Nhiều plasmid của vi khuẩn có
chứa các gen kháng lại một số loại thuốc kháng sinh.
III. Chức năng của DNA
- Truyền đạt thông tin di truyền
+ ADN có khả năng tự nhân đôi theo đúng mẫu , nhờ đặc tính tự nhân đôi
nên AND thực hiện được sự truyền đạt TTDT qua thế hệ tế bào và cơ thể.
+ Các nu liên kết theo NTBS, dễ phá vỡ, dễ hình thành  tạo điều kiện cho
DNA nhân đôi, phiên mã
+ Thông qua quá trình phiên mã và dịch mã, các gen trên DNA thực hiện
được sự truyền đạt TTDT từ nhân ra tế bào chất để tạo ra phân tử protein từ đó
biểu hiện thành tính trạng.
- Bảo quản: có tính bền vững tương đối (nhờ có NTBS và liên kết cộng hóa trị )
+ DNA là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn thành các chu kì
xoắn, liên kết với protein histon tạo nên NST được bảo vệ tốt hơn
- Lưu trữ thông tin di truyền (TTDT): DNA là đại phân tử chứa hàng triệu đơn
phân, với số lượng, trình tự và thành phần các nu khác nhau đã tạo ra vô số loại
DNA, do đó DNA có thể chứa số lượng TTDT lớn.
- DNA có thể bị đột biến, tạo ra nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

Câu hỏi thêm: Cấu trúc ADN dạng sợi kép, mạch thẳng phổ biến ở sinh vật
nhân thực có những ưu thế gì trong tiến hoá so với cấu trúc ADN dạng sợi
kép, mạch vòng phổ biến ở sinh vật nhân sơ?

Cấu trúc DNA dạng mạch thẳng có ưu thế tiến hóa so với dạng cấu trúc ADN
mạch vòng biểu hiện ở sinh vật nhân thật bởi những điểm sau:

- Đầu mút NST (phân tử DNA) dạng mạch thẳng ngắn lại một số nucleotit sau
mỗi lần tái bản là cơ chế “đồng hồ phân tử” thông tin mức độ “già hóa” của tế
bào và thúc đẩy cơ chế “tế bào chết theo chương trình” (apotosis), ngăn cản sự
phát sinh ung thư (sự phân chia tế bào mất kiểm soát).

- Phân tử DNA dạng mạch thẳng cho phép hệ gen có thể mở rộng kích cỡ (tích
lũy được thêm nhiều thông tin), nhưng vẫn biểu hiện được chức năng thông qua
các bậc cấu trúc “thu nhỏ” của chất nhiễm sắc nhờ tương tác với các protein
histon (tạo nên cấu trúc nuclêoxôm) và các protein phi histon.

- ADN dạng mạch thẳng (với kích thước hệ gen mở rộng mang nhiều trình tự lặp
lại) tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế tiếp hợp và trao đổi chéo dễ xảy ra, làm
tăng khả năng biến dị tổ hợp trong hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật nhân
thật.

You might also like