NHÓM 5 TTHC LẦN 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐAI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ


LỚP: 117-HS45.2

BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ NĂM


MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Giảng viên: Dũng Thị Mỹ Thẩm
Nhóm: 05
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Đặ ng Nguyễn Kim Ngân 2053801013087
2 Nguyễn Quỳnh Ngân 2053801013092
3 Lê Trung Nghĩa 2053801013097
4 Đỗ Trương Bả o Ngọ c 2053801013100
5 Nguyễn Thị Hồ ng Ngọ c 2053801013101
6 Võ Thị Thu Nguyên 2053801013108
7 Nguyễn Thị Nguyệt Nhi 2053801013116
8 Lâm Yến Phi 2053801013126
9 Dương Vinh Quang 2053801013136
10 Lê Ngọ c Như Quỳnh 2053801013140
11 Nguyễn Tấ n Thành 2053801013147
12 Lê Thị Ngọ c Thả o 2053801013150
MỤC LỤC
CHƯƠNG VII: XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.....................................1
A. Nhận định...............................................................................................................1
1. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm thì Hội
đồng xét xử sẽ đình chỉ giải quyết vụ án..................................................................1
2. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể buộc người bị kiện phải bồi thường thiệt hại
cho người khởi kiện nếu xét thấy QĐHC bị khởi kiện là trái pháp luật...............1
3. Khi được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người khởi kiện, người đại
diện của họ vắng mặt tại phiên toà sơ thẩm thì Hội đồng xét xử phải đình chỉ
giải quyết yêu cầu của họ..........................................................................................1
4. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người bị kiện..........................................1
5. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên
toà mà không có Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu thay thế
thì Toà án phải hoãn phiên tòa.................................................................................1
6. Việc đối đáp của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm được tiến hành theo sự
điều khiển của Hội đồng xét xử................................................................................2
7. Trong trường hợp Hội thẩm nhân dân vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ
thẩm VAHC thì Hội đồng xét xử có thể không hoãn phiên tòa..............................2
8. Khi tất cả những người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa xét xử sơ
thẩm thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa........................................................2
9. Tại phiên toà xét xử sơ thẩm, người khởi kiện bổ sung yêu cầu bồi thường
thiệt hại thì có thể được Hội đồng xét xử chấp nhận..............................................2
10. Đối với thủ tục giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri, Toà án không
thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc hoãn phiên toà...................2
11. Hội đồng xét xử sơ thẩm VAHC có thể không có Hội thẩm nhân dân........3
12. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, đương sự có quyền đề
nghị thay đổi người đại diện của người bị kiện.......................................................3
13. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu phát hiện thời hiệu
khởi kiện đã hết thì Hội đồng xét xử sẽ tạm ngừng phiên tòa................................3
14. Trong trường hợp QĐHC là đối tượng khởi kiện có nội dung không đúng
với quy định của pháp luật, HĐXX sơ thẩm có quyền sửa đối QĐHC đó............3
15. Phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHC không nhất thiết phải trải qua thủ tục hỏi
tại phiên tòa................................................................................................................ 4
17. Nếu đương sự không đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét
xử không được quyền buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại do quyết định
hành chính trái pháp luật gây ra tục hành chính....................................................4
18. Trường hợp Tại phiên tòa sơ thẩm, người bị kiện xuất trình quyết định
hành chính mới sửa đổi quyết định bị khởi kiện thì Tòa án bắt buộc phải xem
xét tính hợp pháp của quyết định sửa đổi để có phán quyết về việc giải quyết vụ
án đúng pháp luật......................................................................................................4
19. Kiểm sát viên được quyền phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án tại
phiên tòa sơ thẩm......................................................................................................5
20. Sau khi bản án của Tòa án đã được ban hành thì không được sửa chữa,
bổ sung........................................................................................................................ 5
B. Bài tập..................................................................................................................... 5
CHƯƠNG VIII: THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH...........................7
A. Nhận định...............................................................................................................7
1. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC là bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm...................................................................7
2. Có trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm
không phải là đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC.7
3. Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ là đương sự của
VAHC.........................................................................................................................7
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có quyền
kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm VAHC..................................7
5. Đối tượng của kháng cáo và đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm VAHC là như nhau..........................................................................................7
6. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo không thể tiếp tục
tham dự phiên tòa vì lý do sức khỏe thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn
phiên tòa..................................................................................................................... 7
7. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo chết thì Hội đồng xét
xử có thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC....................................8
8. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì
Hội đồng xét xử phải ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử phúc
thẩm VAHC...............................................................................................................8
9. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể rút
kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới...................................................................8
10. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể
tiếp tục tiến hành tố tụng thì Tòa án phải ra quyết định tạm ngưng phiên tòa....8
11. Khi Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì
bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật...........9
12. Trong quá trình giải quyết phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút
đơn khởi kiện thì Toà án ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án................................................................................................................. 9
13. Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị kiện hủy bỏ
QĐHC bị kiện, Tòa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án.................................................................................................................9
14. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết
định bị kháng cáo......................................................................................................9
15. Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu họ vắng
mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.........................................................................9
16. Người kháng cáo chỉ có quyền rút, thay đổi, bổ sung kháng cáo trước khi
mở phiên tòa phúc thẩm.........................................................................................10
17. Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, Tòa án phát hiện người khởi
kiện không có quyền khời kiện thì Tóa án phải ra quyết định đình chỉ xét xử
phúc thẩm.................................................................................................................10
18. Tòa án cấp phúc thẩm có thể ban hành phán quyết buộc người bị kiện
phải bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện trong VAHC................................10
19. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án
cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ
lý sai thẩm quyền theo lãnh thổ..............................................................................10
20. Tòa án cấp phúc thẩm phải sửa bản án hành chính sơ thẩm nếu phát hiện
Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm về việc thu thập chứng cứ vụ án........................10
B. Bài tập................................................................................................................... 11
Bài tập 1...................................................................................................................11
Bài tập 2:..................................................................................................................12
CHƯƠNG VII: XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
A. Nhận định
1. Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm
thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
Nhận định sai.
Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 165 và điểm b, c khoản 1 Điều 143 Luật TTHC
2015 nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người khởi kiện rút đơn khởi kiện,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập thì mới đình chỉ giải
quyết vụ án.
2. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể buộc người bị kiện phải bồi thường
thiệt hại cho người khởi kiện nếu xét thấy QĐHC bị khởi kiện là trái pháp luật.
Nhận định đúng.
Vì căn cứ theo Điểm g khoản 2 Điều 193 Luật TTHC năm 2015 thì Hội đồng xét
xử sơ thẩm có quyền quyết định buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do QĐHC trái pháp luật gây ra.
3. Khi được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người khởi kiện,
người đại diện của họ vắng mặt tại phiên toà sơ thẩm thì Hội đồng xét xử phải
đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
Nhận định sai.
Thẩm quyền đình chỉ giải quyết yêu cầu của người khởi kiện, người đại diện của
họ vắng mặt tại phiên toà sơ thẩm trong trường hợp được Toà án triệu tập hợp lệ lần
thứ hai là thẩm quyền thuộc về Toà á chứ không phải của Hội đồng xét xử.
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 157 Luật TTHC 2015.
4. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể kiến nghị người đứng đầu cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người bị kiện.
Nhận định sai.
Hội đồng xét xử chỉ có thẩm quyền kiến nghị người đứng đầu cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của
cơ quan nhà nước
CSPL: điểm h khoản 2 Điều 193 Luật TTHC 2015
5. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham
gia phiên toà mà không có Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu
thay thế thì Toà án phải hoãn phiên tòa.
Nhận định sai.
Theo khoản 1 Điều 156 Luật TTHC 2015 thì trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt
thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Còn trường hợp Kiểm sát viên không thể tiếp
tục tham gia phiên toà mà không có Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ
đầu thay thế thì Toà án tạm ngừng phiên tòa chứ không phải hoãn phiên tòa theo điểm
a khoản 1 Điều 187 Luật TTHC 2015. 

5
6. Việc đối đáp của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm được tiến hành theo
sự điều khiển của Hội đồng xét xử.
Nhận định sai.
Hội đồng xét xử chỉ có thể yêu cầu các bên đương sự tranh luận bổ sung về
những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án. Còn việc đối đáp của các đương
sự được tiến hành theo sự điều khiển của Chủ toạ phiên toà.
CSPL: điểm d, đ khoản 1 Điều 188 Luật TTHC 2015.
7. Trong trường hợp Hội thẩm nhân dân vắng mặt tại phiên tòa xét xử
sơ thẩm VAHC thì Hội đồng xét xử có thể không hoãn phiên tòa.
Nhận định đúng.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 155 Luật TTHC 2015 trong trường hợp có Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này
được thay thế thành viên hội đồng xét xử vắng mặt để tham gia xét xử vụ án chứ không
cần phải hoãn phiên tòa.
CSPL: Điều 155 Luật TTHC 2015.
8. Khi tất cả những người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa xét
xử sơ thẩm thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa
Nhận định sai.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 157 Luật TTHC 2015 thì Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ
nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử
hoãn phiên tòa. Do đó chỉ cần một trong số những người nêu trên nếu vắng mặt thì phải
hoãn phiên toà.
CSPL: Điều 157 Luật TTHC 2015.
9. Tại phiên toà xét xử sơ thẩm, người khởi kiện bổ sung yêu cầu bồi
thường thiệt hại thì có thể được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 7, khoản 1 Điều 173 Luật TTHC 2015.
Vì trong Luật TTHC 2015 không có nêu rõ rằng tại phiên toà nào thì người khởi
kiện có thể bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chỉ quy định rằng người khởi kiện
có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo khoản 1 Điều 7 Luật TTHC 2015 và Hội
đồng xét xử có quyền chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc
thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu
cầu độc lập ban đầu theo khoản 1 Điều 173 Luật TTHC 2015.
10. Đối với thủ tục giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri, Toà án
không thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc hoãn phiên toà.
Nhận định đúng.
CSPL: khoản 1 Điều 199 và Điều 201 Luật TTHC 2015.
Vì theo khoản 1 Điều 199 Luật TTHC 2015 có quy định trong thời hạn 2 ngày kể
từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán được phân công phải ra một trong các quyết định:
quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc đình chỉ vụ án và trả lại đơn kiện. Trong đó, không

6
có nêu rằng Toà án có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc hoãn phiên
toà. Và căn cứ theo Điều 201 Luật TTHC 2015 nêu rõ: "Các quy định khác của Luật
này được áp dụng để giải quyết vụ án hành chính đối với khiếu kiện về danh sách cử
tri trong trường hợp Chương này không quy định, trừ các quy định về hoãn phiên tòa,
gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu trước khi mở phiên tòa và các quy định
về thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm." Cho nên, đối với thủ tục giải quyết
khiếu kiện về danh sách cử tri, Toà án không thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án hoặc hoãn phiên toà.
11. Hội đồng xét xử sơ thẩm VAHC có thể không có Hội thẩm nhân dân.
Nhận định đúng.
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ
trường hợp xét xử sơ thẩm VAHC theo thủ tục rút gọn thì do một Thẩm phán thực hiện
không có Hội thẩm nhân dân. Vậy Hội đồng xét xử sơ thẩm VAHC có thể không có
Hội thẩm nhân dân.
CSPL: Điều 154 và Khoản 1 Điều 249 Luật TTHC 2015.
12. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, đương sự có quyền
đề nghị thay đổi người đại diện của người bị kiện.
Nhận định đúng
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, đương sự có quyền đề nghị thay
đổi người đại diện của người bị kiện khi có căn cứ cho rằng người đại diện đó thuộc
các trường hợp quy định tại Điều 45 Luật TTHC. Đó cũng là một trong quyền và nghĩa
vụ của đương sự được quy định tại Khoản 14 Điều 55 Luật TTHC là: “Yêu cầu thay
đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng”.
CSPL: Khoản 14 Điều 55 Luật TTHC 2015.
13. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu phát hiện thời
hiệu khởi kiện đã hết thì Hội đồng xét xử sẽ tạm ngừng phiên tòa.
Nhận định sai.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu phát hiện thời hiệu khởi kiện
đã hết thì Hội đồng xét xử không tạm ngừng phiên tòa. Mà Hội đồng xét xử sẽ ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 165 dẫn chiếu sang Điều 143 và Điều 187 Luật
TTHC 2015.
14. Trong trường hợp QĐHC là đối tượng khởi kiện có nội dung không
đúng với quy định của pháp luật, HĐXX sơ thẩm có quyền sửa đối QĐHC đó.
Nhận định sai.
Hội đồng xét xử có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong
hoạt động kiểm toán nhà nước, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết
khiếu nại và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

7
Như vậy Hội đồng xét xử không có quyền và nghĩa vụ sửa đổi quyết định hành
chính khi phát hiện đối tượng khởi kiện có nội dung không đúng với quy định của pháp
luật.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 193 LTTHC
15. Phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHC không nhất thiết phải trải qua thủ
tục hỏi tại phiên tòa.
Nhận định sai.
Để xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án thì hội đồng xét xử cần phải hỏi và
nghe trình bày, tranh luận trực tiếp về tình tiết, chứng cú của vụ án của người khởi
kiện, người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, …. Theo quy
định tại khoản 2 Điều 152 Luật TTHC 2015. Như vậy, thủ tục hỏi tại phiên tòa xét xử
sơ thẩm là bắt buộc phải có.
16. Có trường hợp chủ thể được quyền tham gia hỏi tại phiên tòa sơ
thẩm cũng được quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định đúng.
Đó chính là trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện và người bị kiện. Cụ thể, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện và người bị kiện có quyền được hỏi theo điều 177 Luật TTHC 2015 và tại điểm a,
b khoản 1 Điều 188 Luật TTHC 2015 cũng đã trao quyền tham gia tranh luận đối với
các chủ thể trên. Ngoài ra, người khởi kiện và người bị kiện có thể trực tiếp đặt ra câu
hỏi (Điều 177 Luật TTHC 2015) và tham gia tranh luận bổ sung nếu Hội đồng xét xử
xét thấy cần thiết (Điểm d khoản 1 Điều 188 Luật TTHC 2015).
17. Nếu đương sự không đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Hội
đồng xét xử không được quyền buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại do
quyết định hành chính trái pháp luật gây ra tục hành chính. 
Nhận định đúng.
Vì theo Điều 7, 8 Luật TTHC năm 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật của cơ quan, tổ chức gây ra,
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của đương sự là quyền tự định đoạt nên Tòa án
không có thẩm quyền quyết định, tự định đoạt thay đương sự yêu cầu cơ quan, tổ chức
phải bồi thường thiệt hại.
18. Trường hợp Tại phiên tòa sơ thẩm, người bị kiện xuất trình quyết
định hành chính mới sửa đổi quyết định bị khởi kiện thì Tòa án bắt buộc phải
xem xét tính hợp pháp của quyết định sửa đổi để có phán quyết về việc giải quyết
vụ án đúng pháp luật. 
Nhận định sai.
Vì theo Khoản 3 Điều 165 Luật TTHC năm 2015 thì trong phiên tòa sơ thẩm,
người bị kiện xuất trình quyết định hành chính mới sửa đổi quyết định bị khởi kiện thì
Tòa án bắt buộc phải xem xét tính hợp pháp của quyết định sửa đổi và nếu quyết định
hành chính đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang xét xử sơ thẩm vụ án thì Hội
đồng xét xử đình chỉ việc xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền.

8
19. Kiểm sát viên được quyền phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án
tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 190 Luật TTHC 2015.
Theo quy định tại Điều 190 Luật TTHC 2015 thì kiểm sát viên được quyền phát
biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm. Theo trình tự
những người tham gia tố tụng tranh luận và đối đáp xong thì Kiểm sát viên sẽ phát biểu
ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký
phiên tòa, …
20. Sau khi bản án của Tòa án đã được ban hành thì không được sửa
chữa, bổ sung.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 197 Luật TTHC 2015.
Theo quy định tại Điều 197 Luật TTHC 2015, trường hợp phát hiện lỗi sai rõ ràng
về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì có thể được sửa chữa, bổ sung
theo quy định của Luật TTHC.
B. Bài tập
Bài tập 1: Ngày 06/07/2019, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh CT (có trụ sở đặt tại thành phố CT, tỉnh CT) đã ban hành Quyết định số
342/QĐ-XPVP về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn M với
số tiền là 10 triệu đồng do có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Cho rằng Quyết
định trên là sai, ngày 08/07/2019 ông khiếu nại và Chánh Thanh tra tỉnh CT đã
ban hành Quyết định số 112/QĐ-GQKN giải quyết khiếu nại lần đầu với nội dung
bác khiếu nại của ông M. Ngày 26/8/2019, ông M khởi kiện vụ án hành chính và
vụ việc đã được Tòa án thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
a) Anh (chị) hãy xác định đối tượng mà ông M có thể khởi kiện trong
vụ án trên.
Căn cứ Điều 30 Luật TTHC 2015.
-Đối tượng mà ông M có thể khởi kiện trong vụ án trên là Quyết định số 342/QĐ-
XPVP và Quyết định số 112/QĐ-GQKN.
b) Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội thẩm nhân dân vắng mặt, Hội đồng xét
xử sẽ xử lý như thế nào?
- Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu Hội thẩm nhân dân vắng mặt nhưng không có Hội
thẩm nhân dân dự khuyết ngay từ đầu thì Hội đồng xét xử sẽ tiến hành xét xử theo thủ
tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện theo quy định tại khoản Điều 154 và khoản 1
Điều 249
c) Tại phiên tòa sơ thẩm, ông M phát hiện Thư ký phiên tòa là em ruột
của Kiểm sát viên nên đã yêu cầu thay đổi Thư ký phiên tòa. Theo Anh (Chị) Hội
đồng xét xử có chấp nhận yêu cầu này không?
- Theo khoản 3 Điều 47 thì thư ký Tòa án phải bị thay đổi trong trường hợp là
người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó, mà
kiểm sát viên lại là một trong những người tiến hành tố tụng hành chính. Do đó, ông M

9
sẽ có quyền yêu cầu thay đổi thư ký phiên tòa và Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận yêu cầu
này.
d) Bản án hành chính sơ thẩm tuyên bác yêu cầu của người khởi kiện và giữ
nguyên QĐHC bị kiện. Anh (Chị) có nhận xét gì về phán quyết trên của Tòa án?
Phán quyết của Tòa án là không hợp lý.
Cơ sở pháp lý: Điểm a, Khoản 2, Điều 193 Luật TTHC 2015
Theo điểm a Khoản 2 Điều 193 Luật TTHC 2015: “Bác yêu cầu khởi kiện, nếu
yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật” thì HĐXX chỉ bác bỏ yêu cầu khởi kiện nếu
yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật nhưng trong trường hợp này, quyết định số
342/QĐ-XPVP và quyết định 112/QĐ-GQKN đều thuộc trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 3 và không thuộc trường hợp tòa án không giải quyết theo quy định tại
Khoản 1 Điều 30=> có căn cứ pháp luật.
Bài tập 2: Bà A là chủ hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ bình dân tại phường
TN, thành phố P, tỉnh X. Vào khoảng 21 giờ 10 phút ngày 23/4/2018, Đoàn kiểm
tra đến kiểm tra và lập Biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VVPHC. Căn cứ
biên bản vi phạm hành chính trên, ngày 28/04/2018 Chánh Thanh tra Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh X đã ban hành Quyết định số 23/QĐ-XPHC phạt bà M
số tiền 5.000.000 đồng. Quyết định xử phạt được trao cho bà M cùng ngày. Bà M
muốn khởi kiện VAHC đối với quyết định xử phạt nêu trên. Hỏi:

a) Tòa án có thẩm quyền thụ lý và tư cách đương sự trong vụ án


- Tòa án có thẩm quyền thụ lý: Tòa án nhân dân tỉnh X ( khoản 3 Điều 32 Luật
TTHC 2015).
- Tư cách đương sự trong vụ án: Người khởi kiện.
b) Thời hiệu khởi kiện.
- Thời hiệu khởi kiện là 1 năm ( điểm a) khoản 2 Điều 116 Luật TTHC 2015).
Tình từ ngày 28/4/2018 đến ngày 28/4/2019.
c) Nêu cách thức giải quyết của Hội đồng xét xử nếu tại phiên tòa sơ
thẩm.
C1: Người bị kiện được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng vắng mặt.
- Hội đồng xét xử sẽ cho hoãn phiên tòa ( khoản 1 Điều 157 Luật TTHC 2015).
C2: Hội thẩm nhân dân vì lý do sức khỏe không thể tiếp tục tham gia phiên
tòa.
- Căn cứ khoản 2, 3 Điều 155 Luật TTHC 2015. Nếu có Hội thẩm nhân dân dự
khuyết tham gia từ đầu và được thay thế thì phiên tòa sẽ được tiếp tục còn nếu không
có Hội thẩm nhân dân tham gia dự khuyết từ đầu thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn
phiên tòa.

10
CHƯƠNG VIII: THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH
CHÍNH
A. Nhận định
1. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC
là bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Nhận định sai.
Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC là bản án,
quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng
nghị. Như vậy, nếu một bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực pháp
luật thì sẽ không là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị.
Cơ sở pháp lý: Điều 203 LTTHC.
2. Có trường hợp quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp
sơ thẩm không phải là đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
VAHC.
Nhận định đúng.
Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực pháp
luật sẽ không phải là đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC.
Cơ sở pháp lý: Điều 203 LTTHC.
3. Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ là đương sự
của VAHC.
Nhận định sai.
Chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm ngoài đương sự còn người
đại diện hợp pháp của đương sự.
CSPL: Điều 204 Luật TTHC 2015.
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể có
quyền kháng cáo bản án sơ thẩm theo trình tự phúc thẩm VAHC.
Nhận định sai.
Chỉ có đương sự, người đại diện của đương sự mới có quyền kháng cáo bản án sơ
thẩm theo trình tự phúc thẩm VAHC.
5. Đối tượng của kháng cáo và đối tượng của kháng nghị theo thủ tục
phúc thẩm VAHC là như nhau.
Nhận định đúng.
Tuy người có quyền kháng cáo và người có quyền kháng nghị là khác nhau
nhưng chúng có chung đối tượng kháng cáo-kháng nghị, đó là bản án, quyết định tạm
đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định tại Điều
204, 211 Luật TTHC 2015.
6. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo không thể tiếp
tục tham dự phiên tòa vì lý do sức khỏe thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định
hoãn phiên tòa.
Nhận định sai.

11
Vì trường hợp này không thuộc các trường hợp hoãn phiên tòa tại Điều 232 Luật
TTHC 2015. Trường hợp nếu người kháng cáo không thể tiếp tục tham dự phiên tòa vì
lý do sức khỏe thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa chứ không
phải ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định Điều 238, 187 Luật TTHC 2015.
7. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người kháng cáo chết thì Hội
đồng xét xử có thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC.
Nhận định đúng.
Theo Điều 204 và  Khoản 7 Điều 3 Luật TTHC năm 2015 thì người kháng cáo
bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Căn
cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 229 Luật TTHC năm 2015 thì tại phiên tòa
phúc thẩm vụ án hành chính, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử vụ án đối với
trường hợp người kháng cáo là người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền nghĩa vụ
của họ không được thừa kế.
8. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện rút đơn khởi
kiện thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử
phúc thẩm VAHC.
Nhận định sai.
Theo Khoản 1 Điều 234 Luật TTHC năm 2015 quy định về việc người khởi kiện
rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm được chia làm
hai trường hợp:
Trường hợp 1: Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì hội đồng xét xử sẽ hỏi
hỏi ý kiến của của người bị kiện, nếu người bị kiện không đồng ý về việc rút đơn khởi
kiện của người thì Hội đồng xét xử sẽ không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của
người khởi kiện.
Trường hợp 2:  Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử sẽ hỏi
ý kiến của của người bị kiện, Nếu người bị kiện đồng ý về việc rút đơn của người khởi
kiện thì Hội đồng xét xử sẽ ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử phúc
thẩm.
Vậy câu nhận định trên sẽ sai khi rơi vào trường hợp 1.
9. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể
rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới.
Nhận định đúng
Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 218 Luật TTHC năm 2015 thì Viện kiểm sát cấp
trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
10. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
không thể tiếp tục tiến hành tố tụng thì Tòa án phải ra quyết định tạm ngưng
phiên tòa.
Nhận định sai
Vì căn cứ theo Điều 238 và Điểm a khoản 1 Điều 187 Luật TTHC năm 2015
trường hợp thay thế được Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thì Tòa án không phải ra quyết
định tạm ngưng phiên tòa.

12
11. Khi Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
thì bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật.
Nhận định đúng.
Vì theo khoản 2 Điều 229 Luật TTHC 2015 thì bản án, quyết định sơ thẩm có
hiệu lực pháp luật từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc
thẩm.
CSPL: khoản 2 Điều 229 Luật TTHC 2015.
12. Trong quá trình giải quyết phúc thẩm VAHC, nếu người khởi kiện
rút đơn khởi kiện thì Toà án ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án.
Nhận định sai.
Vì theo điểm a khoản 1 Điều 234 Luật TTHC 2015 còn quy định trường hợp nếu
người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi
kiện.
CSPL: Điều 234 Luật TTHC 2015.
13. Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị kiện hủy bỏ
QĐHC bị kiện, Tòa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ án
Nhận định đúng.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 235 Luật TTHC năm 2015 quy định về Người bị kiện
sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, dừng, khắc phục hành
vi hành chính bị khởi kiện. Thì trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, nếu người bị
kiện hủy bỏ QĐHC bị kiện, Tòa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ
giải quyết vụ án.
CSPL: Khoản 1 Điều 235 Luật TTHC năm 2015.
14. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án,
quyết định bị kháng cáo.
Nhận định sai
Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị
kháng cáo. Ngoài ra, đơn kháng cáo cũng có thể được gửi cho Tóa án cấp phúc thẩm.
Trong trường hợp này thì Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm
để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định tại Điều 216 Luật TTHC năm 2015.
CSPL: Khoản 7 Điều 205 Luật TTHC năm 2015.
15. Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, nếu họ
vắng mặt thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Nhận định sai.
Căn cứ Điều 224 Luật TTHC 2015, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa
khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị. Còn trong
trường trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt không thể tham tiếp tục tham gia phiên tòa,
nhưng có Kiểm sát dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế
Kiểm sát viên vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử.

13
CSPL: Điều 224 Luật TTHC 2015.
16. Người kháng cáo chỉ có quyền rút, thay đổi, bổ sung kháng cáo trước
khi mở phiên tòa phúc thẩm.
Nhận định sai.
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 218 Luật TTHC 2015, người kháng cáo có quyền rút,
thay đổi, bổ sung kháng cáo trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm.
CSPL: khoản 2, 3 Điều 218 Luật TTHC 2015.
17. Trong quá trình xét xử phúc thẩm VAHC, Tòa án phát hiện người
khởi kiện không có quyền khời kiện thì Tóa án phải ra quyết định đình chỉ xét xử
phúc thẩm.
Nhận định sai.
Về bản chất, thủ tục xét xử phúc thẩm là việc Tòa án xét xử lại vụ án khi mà bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị nên trong phiên
tòa xét xử phúc thẩm, khái niệm người khởi kiện là không tồn tại mà thay vào đó sẽ là
người kháng cáo. Theo quy định tại điều 204 Luật TTHC 2015, đương sự hoặc người
đại diện hợp pháp của đương sự là những người có quyền kháng cáo, tất nhiên trong số
này bao gồm cả đương sự không có quyền khởi kiện. Như vậy, người khởi kiện không
có quyền khởi kiện vẫn có quyền kháng cáo và không thuộc trường hợp nào trong Điều
229 Luật TTHC 2015 thì Tòa án không phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
18. Tòa án cấp phúc thẩm có thể ban hành phán quyết buộc người bị
kiện phải bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện trong VAHC.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 241 Luật TTHC 2015 vè thẩm quyền của Hội đồng
xét xử phúc thẩm không có ghi nhận về quyền ban hành phán quyết buộc người bị kiện
phải bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện. Nếu có thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có
thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc bãi bỏ phán quyết yêu cầu người bị kiện phải bồi thường
thiệt hại của tòa án sơ thẩm chứ không có quyền ban hành một phán quyết độc lập
khác.
19. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ
vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã
thụ lý sai thẩm quyền theo lãnh thổ
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 241 Luật TTHC 2015.
Theo thủ tục tố tụng, trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý sai thẩm quyền theo
lãnh thổ là trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, do đó Hội đồng xét xử phúc
thẩm có thể ra quyết định hủy bản án và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm
xét xử lại. Việc này nhằm đảm bảo tính hợp pháp của bản án sơ thẩm, đảm bảo căn cứ
pháp lý về nội dung và thủ tục tố tụng.
20. Tòa án cấp phúc thẩm phải sửa bản án hành chính sơ thẩm nếu phát
hiện Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm về việc thu thập chứng cứ vụ án.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 241 Luật TTHC 2015.

14
Nếu Tòa sơ thẩm có vi phạm về việc thu thập chứng cứ vụ án, cần phải thu thập
chứng cứ mới quan trọng mà Tòa phúc thẩm không thể bổ sung ngay được thì Hội
đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa sơ thẩm
xét xử lại, là trường hợp vi phạm về việc thu thập chứng cứ vụ án, cụ thể là chứng cứ
chưa được thu thập đầy đủ, nhưng Tòa phúc thẩm không thể bổ sung ngay được.
B. Bài tập
Bài tập 1.
Ngày 04/03/2019, ông Minh (ngụ tại xã NH huyện NT tỉnh NĐ) nhận được
Quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) số BQ 5143 của UBND huyện NT. Cho rằng diện tích đất cấp cho
ông Minh nếu trên có 30m2 thuộc diện tích đất của mình nên ngày 03/04/2019 ông
Trung (cư ngụ tại xã A huyện TN tỉnh TB) đã khởi kiện VAHC yêu cầu Toà án
huỷ Quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND và GCNQSDĐ số BQ 5143 của
UBND huyện NT đã cấp cho ông Minh.
1. Xác định Toà án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm và thành phần
đương sự trong vụ án trên.
Trong vụ án trên ông Trung khởi kiện Quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND và
GCNQSDĐ số BQ 5143 của UBND huyện NT đã cấp cho ông Minh. Căn cứ theo quy
định tại khoản 4 Điều 32 ⇨ TA có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm là TAND cấp tỉnh
có cùng phạm vi địa giới hành chính với UBND huyện NT ⇨ TAND tỉnh NĐ
Căn cứ vào khoản 7 Điều 3 Luật TTHC 2015 thì đương sự bao gồm:
 Người khởi kiện: ông Trung.
 Người bị kiện: UBND huyện NT.
 Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: ông Minh.
2. Vụ việc được đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 15/09/2019 Tòa án ban
hành Bản án sơ thẩm số 12/2019/HC-ST tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi
kiện của ông Trung, huỷ một phần Quyết định giao đất số 2244/QĐ-UBND và huỷ
một phần GCNQSDĐ số BQ 5143 của UBND huyện NT đối với diện tích 30m2 đã
cấp cho ông Minh. Không đồng ý, người bị kiện kháng cáo toàn bộ bản án sơ
thẩm.
2.1 Hãy xác định Toà án có thẩm quyền thụ lý phúc thẩm VAHC 
- Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Tổ chức TAND năm 2014 về thẩm quyền
của TAND cấp cao, theo đó: “Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền
theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của
luật tố tụng”.
- Như vậy, trong trường hợp này, TAND cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ mà
tỉnh NĐ trực thuộc sẽ có thẩm quyền thụ lý phúc thẩm.
2.2 Anh (Chị) hãy cho biết Toà phúc thẩm sẽ phán quyết như thế nào
khi:
- Trường hợp 1: Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện

15
Căn cứ theo Điều 234 Luật TTHC năm 2015, nếu như ông Trung rút toàn bộ yêu
cầu khởi kiện, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Nếu UBND huyện NT không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện => Tòa án sẽ
tiếp tục xét xử phúc thẩm.
+ Nếu UBND huyện NT chấp nhận việc rút đơn khởi kiện => Tòa án ra quyết
định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
- Trường hợp 2: Người kháng cáo rút toàn bộ đơn kháng cáo
Căn cứ theo Điều 229 Luật TTHC năm 2015, theo đó, nếu như ông Trung rút toàn bộ
đơn kháng cáo, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Nếu VKS không có yêu cầu kháng nghị hoặc đã rút toàn bộ yêu cầu kháng nghị
⇨ TA ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực.
+ Nếu VKS có yêu cầu kháng nghị ⇨ TA vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm VAHC.
Căn cứ theo điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 229 đình chỉ xét xử phúc thẩm và
án sơ thẩm có hiệu lực thi hành.
Bài tập 2:
Ngày 04/07/2016 ông Nguyễn Văn là chủ sở hữu căn nhà số B2 – 55 Lô S14,
khu phố 1, phường BC, quận TĐ, thành phố H nhận được Thông báo nộp tiền sử
dụng đất số 112/TB – CCT của Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H. Không đồng
ý với Thông báo này, ngày 08/07/2016 ông Nguyễn Văn đã khiếu nại đến Chi cục
Thuế quận TĐ, thành phố H. Ngày 15/7/2016, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận
TĐ, thành phố H ban hành Quyết định số 511/QĐ-CCT giải quyết khiếu nại với
nội dung bác đơn khiếu nại, giữ nguyên Thông báo số 112/TB-CCT. Không đồng
ý, ngày 28/7/2016, ông Nguyễn Văn khởi kiện VAHC với yêu cầu Tòa án có thẩm
quyền tuyên hủy Thông báo số 112/TB-CCT của Chi cục Thuế quận TĐ, thành
phố H.
1. Anh (Chị) hãy xác định thời hiệu khởi kiện, thành phần tư cách những
người tham gia tố tụng trong vụ án trên? (Biết rằng, ông Nguyễn Văn nhận được
Quyết định số 511/QĐ-CCT vào ngày 18/7/2016).
- Thời hiệu khởi kiện là 1 năm (từ ngày 18/7/2016 đến ngày 18/7/2017), căn cứ
điểm a) khoản 3 Điều 116 Luật TTHC 2015.
- Người khởi kiện: ông Nguyễn Văn.
- Người bị kiện: Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H.
2. Vụ việc được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo đúng quy định.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông Nguyễn Văn xin bổ sung thêm yêu
cầu buộc Chi cục Thuế quận TĐ, thành phố H bồi thường thiệt hại 50 triệu đồng
do Thông báo số 112/TB-CCT gây ra. Theo anh (chị) việc bổ sung yêu cầu này có
được Tòa án chấp nhận hay không? Vì sao?
- Việc bổ sung yêu cầu này sẽ không được Tòa án chấp nhận. Bởi vì, việc bổ sung
này không được quy định trong Luật TTHC 2015.
3. Vụ việc được đưa ra xét xử sơ thẩm, Tòa án ban hành Bản án sơ thẩm số
121/2016/HC-ST với phần tuyên xử: bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông

16
Nguyễn văn, giữ nguyên Thông báo số 112/TB-CCT bị kiện. Anh (Chị) nêu ý kiến
về phán quyết này của Tòa án cấp sơ thẩm?
- Phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, khi Tòa án xét
thấy Quyết định giải quyết khiếu nại là hoàn toàn đúng và có cơ sở pháp lý rõ ràng thì
Tòa án có thẩm quyền bác yêu cầu khởi kiện và giữ nguyên bản án .
4. Bản án sơ thẩm số 121/2016/HC-ST nêu trên bị ông Nguyễn Văn kháng
cáo hợp lệ theo trình tự thủ tục phúc thẩm. Anh (Chị) hãy xác định:
- Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm?
- Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ quyết định như thế nào khi nhận định rằng
Thông báo số 112/TB-CCT là đúng quy định của pháp luật?
- Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm là: Tòa án nhân dân thành phố H
- Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ bác yêu cầu kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ
thẩm.

17

You might also like