Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Nguyễn Bính là một nhà thơ của thôn quê Việt Nam truyền thống.

Giữa bao tiếng thơ


sôi nổi cất lên trong văn học Việt Nam giai đoạn 1932-1945, ông chọn cho mình một
lối đi riêng: tìm về khung cảnh làng quê xưa để hoài niệm thương nhớ, để tìm một sự
yên lắng cho tâm hồn tránh những đa đoan rối rắm của kinh thành đô thị. Trong mạch
thơ đó, những bài thơ xuân của Nguyễn Bính có một ý nghĩa đặc biệt. Mùa xuân là
mùa nổi rõ nhất những đặc sắc phong tục cổ truyền cũng như dễ động lòng nhất những
giao cảm tình người. Nguyễn Bính lại là người sớm tha hương phiêu bạt tứ xứ, nên
mỗi độ xuân về ông càng thổn thức buồn thương vọng tưởng đến quê hương, đến
người thân. Ai đã một lần đọc thơ của thi sĩ tài hoa đất thành Nam này mà giấu được
lòng bâng khuâng xúc động cảm thương trước những bài thơ xuân tuyệt tác như: Mưa
xuân (1936), Xuân về (1937), Thơ xuân (1937), Xuân tha hương (1941).

Cảm hứng bao trùm toàn bài Mùa xuân xanh là một niềm vui sống yêu đời giữa ngày
xuân. Mùa xuân tự nó vốn đã đẹp, vốn đã chứa nhiều hy vọng hứa hẹn của một sự mở
đầu năm. Nhưng Nguyễn Bính còn nhấn mạnh thêm, tô đậm thêm cảnh đẹp và niềm
hy vọng đó bằng cách gắn liền màu xanh với mùa xuân. Cả bài thơ là một bức tranh
với một gam màu xanh trải rộng: trời xanh, lá xanh, lúa xanh. Mà lúa ở đây xanh cả
trên ba cánh đồng của tôi, của anh và của nàng, điều đó quả thực là một niềm vui. Câu
thơ vắt dòng cho màu xanh tràn trề cả đất trời lan vào hồn người. Khổ đầu của bài thơ
chỉ mới tả cảnh thôi nhưng phập phồng trong cảnh đã có những rạo rực tình cảm lứa
đôi. Khổ hai nói cái xanh tươi của sự sống ở ngày xuân lên một mức cao nữa bằng
một câu thơ thật nhân hậu tài tình - cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh. Mùa xuân vẫn là
mùa xuân, dù cho ở nơi chôn cất người chết. Nấm mộ là một chấm dứt, kết thúc, khép
lại. Ấy vậy mà ngọn cỏ trên mộ thì vẫn mọc, vẫn xanh, và kỳ lạ thay cho quy luật của
đất trời và tâm hồn của thi sĩ, cỏ cũng đang rạo rực được yêu, được sống. Chỉ một từ
“đợi” thôi, Nguyễn Bính đã làm cho cỏ không sống đời của cỏ nữa, cỏ sống đời người.

Trong khung cảnh bát ngát màu xanh đầy mời gọi giục giã ấy xuất hiện một người yêu
đợi một người yêu. Chàng đợi nàng đến bên lũy tre làng. Đó lại là một bóng mát xanh
tỏa êm dịu xuống tình yêu đôi lứa. Và kia, từ xa nàng hiện ra tiến lại phía lũy tre thì
cái đầu tiên chàng nhận thấy ở người yêu là cái thắt lưng xanh. Câu ca dao cũ chợt
hiện về: Hỡi cô thắt dây lưng xanh, Có về Nam Định với anh thì về. Hình bóng đôi
người yêu hòa vào màu xanh của đất trời, cây cỏ làm bức tranh xuân linh động hẳn
lên. Đây là bài thơ xuân vui vẻ trong sáng nhất của Nguyễn Bính, nó không mang cái
tâm trạng ngậm ngùi luyến tiếc khi thấy mỗi năm một trôi qua như ở các bài thơ xuân
khác của ông. Bài này là một tâm tình mở rộng đón mùa xuân đến với tràn trề bao ước
vọng, bao tin tưởng vào cuộc đời ngày mai. Như câu thơ cuối đời ông viết: Năm mới
tháng giêng mồng một tết, Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.

Nguyễn Bính viết thơ rất tự nhiên, linh hoạt, công phu lắm nhưng ngỡ như không
dụng công gì cả. Nhân đang nói đến màu xanh ông vẽ lại của mùa xuân ở đây, chúng
ta có thể cùng nhau thưởng thức thêm một bữa tiệc màu xanh nữa mà nhà thơ dâng
tặng.

"Mùa xuân xanh" là một bài thơ đẹp, nhỏ xinh mà ẩn chứa những niềm hy vọng thầm
kín. Bài thơ đẹp bởi nó mang màu xanh thiên nhiên, cây lá rất thân thuộc của nông
thôn Việt Nam xưa nay. Cái độc đáo của bài thơ là ở vẻ xanh của nền, vẻ xanh của
cảnh, không tạo nên những gam màu tương phản mà vẫn thu hút sự chú ý của người
đọc. Giời xanh thế, lá xanh thế, lúa xanh thế, tre xanh thế mà cũng chỉ đủ làm nền cho
"cái thắt lưng xanh". Màu xanh ấy là mùa xuân đang cựa mình sinh sôi, là tình yêu
đang dâng hương đem sự sống cho đời. Mùa xuân mà nhà thơ gửi gắm "cái thắt lưng
xanh" táo bạo ấy đến nay càng trở nên xanh mãi. Mùa xuân bừng sáng của tình yêu
lứa đôi!

You might also like