Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

Bảng tóm tắt các sự kiện lịch sử

Năm Sự kiện lịch sử chính


214-208 TCN - Kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần
207 TCN - Nước Âu Lạc của An Dương Vương thành lập
179 TCN - Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm
40 - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ
42-43
- Kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán
- Nước Lâm Ấp thành lập
192-193
248 - Khởi nghĩa Bà Triệu
542 - Khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ
544 - Nước Vạn Xuân thành lập
550 - Triệu Quang Phục giành lại độc lập
679
- Nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ
Đầu tk VIII
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
776-791
- Khởi nghĩa Phùng Hưng
905 - Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành quyền tự chủ
930-931 - Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất
938 - Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng-> khẳng
định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta
939 - Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa
- Loạn 12 sứ quân
965-967
968
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp “Loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước, lên ngôi vua
968-980 - Nhà Đinh thành lập, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư
981 - Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược Tống
980-1009 - Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra nhà Tiền Lê, đóng đô ở Hoa Lư
1009 - Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập
1010
- Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long
1042
- Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư
- Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
1054
1070 - Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử
1075 - Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên, Lê Văn Thịnh đỗ đầu
1076 - Lập Quốc Tử Giám ở kinh đô
1077 - Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi
1226 - Trần Cảnh lên ngôi, nhà Trần thành lập
1230 - Ban hành Quốc triều hình luật
- Lập Quốc học viện và Giảng Võ Đường
1253
1258
- Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất
1285 - Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ 2
1288 - Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ 3
1400 - Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, thành lập nhà Hồ
1400-1407 - Nhà Hồ quản lí đất nước, đặt quốc hiệu là Đại Ngu
1401
- Định quan chế và hình luật nước Đại Ngu
- Hơn 20 vạn quân Minh kéo sang xâm lược nước ta
1406
1407 - Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại
1418 - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo bùng nổ
1427 - Khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi
1428 - Lê Lợi lên ngôi vua, đặt lại quốc hiệu là Đại Việt
1442 - Khóa thi hội đầu tiên của nhà Lê được tổ chức
- Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ luật Hồng Đức
1483
- Năm sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thường được gọi là Trạng Trình. Ông là 1 nhà tư
tưởng, nhà thơ lớn của thời đại. Tương truyền, ông còn là 1 nhà lí số, để lại những
1491
câu “sấm” ứng nghiệm cả vài trăm năm sau

1497 - Lê Thánh Tông qua đời, con trai là Tranh lên ngôi tức Lê Hiến Tông (1497-1504),
là vị vua hiền đức, thương dân, đất nước yên bình, dân chúng vui vẻ làm ăn
1504 - Lê Hiến Tông mất-> con là Thuần làm vua, tức Lê Túc Tông, trị vì 5 tháng, làm
được nhiều việc tốt rồi đột ngột qua đời

1505-1527 - Triều Lê bắt đầu suy vong kể từ Lê Uy Mục( bị gọi là Quỷ vương, 1505-1509), Lê
Tương Dực (Trư vương, 1510-1516), Lê Chiêu Tông (1516-1522) Lê Cung Hoàn
(1522-1527)
1510
- Vũ Quỳnh soạn “Đại Việt thông giám thông khảo”, 26 quyển
- Khởi nghĩa Trần Tuân
1511
- Vũ Như Tô xây dựng Cửu trùng đài theo lệnh Lê Tương Dực. Năm 1516, công việc
1512
chưa hoàn thành thì vua và Như Tô đều bị giết, Cửu trùng đài bị san phẳng
1516
- Khởi nghĩa Trần Cảo: Trần Cảo nổi loạn, xưng vương, lấy niên hiệu là Thiên Ứng,
từng đánh đến Thăng Long làm chao đảo vương triều. Trần Chân dẹp được “loạn
Trần Cảo” và nắm luôn binh quyền. Lê Chiêu Tông nghi kị, mưu giết đi
- Các bộ tướng của Trần Chân vây kinh thành trả thù cho chủ. Chiêu Tông triệu
1522 Mạc Đăng Dung từ Hải Dương để dẹp tan quân phản loạn. Đăng Dung được phong
làm Minh Quận công
1526 - Mạc Đăng Dung giết vua, đưa Lê Cung Hoàng kế vị
1527 - Mạc Đăng Dung ép Cung Hoàng nhường ngôi, lên làm vua, lập ra nhà Mạc. Sau 3
năm trị vì, Đăng Dung nhường ngôi cho con, lên làm Thái thượng hoàng.
- Mạc Đăng Doanh lên kế vị. Trong 10 năm cầm quyền (1530-1540), Doanh
1530 làm được nhiều việc, giữ đất nước yên ổn, chú trọng việc học hành, thi cử,
chọn được nhân tài ra giúp nước
- Cựu thần nhà Lê tập hợp quanh Nguyễn Kim lập con Lê Chiêu Tông là Ninh
1533 lên làm vua, tức Lê Trang Tông, chống lại nhà Mạc. Khởi đầu nhà Lê Trung
Hưng.
1533-1592 - Thời kì Lê-Mạc và cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều. Đánh 38 trận lớn, gay
đau thương tang tóc cho cả nước, kinh tế kiệt quệ
1536 - Mạc Đăng Doanh cho trùng tu Quốc tử giám, mở đầu việc phát triển văn
hóa-giáo dục dưới triều nhà Mạc.
1541 - Vua Thế Tông nhà Minh uy hiếp Đại Việt. Để tránh chiến tranh, Đăng
Dung tự trói mình trước phủ nhà Minh, nộp sổ địa bạ và dân đinh, xin nội
phụ. Đăng Dung mất ngay năm đó vì nhục nhã
- Nguyễn Kim chết. Con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền, lập kinh đô ở
1546 Vạn Lại (Thanh Hóa)
- Trịnh Kiểm đầu độc Nguyễn Uông, con trưởng của Nguyễn Kim, em vợ
1558 mình. Người em là Nguyễn Hoàng nhờ chị ruột nói với Kiểm cho vào trấn
thủ Thuận Hóa, mở đầu cơ nghiệp dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong.
- Trịnh Kiểm mất, con là Trịnh Tùng lên thay, được vua Lê Anh Tông ban
1570 tước Trưởng quận công, năm trọn quyền binh
1572 - Trịnh Tùng giết Lê Anh Tông, lập hoàng tử Đàn lên ngôi, tức Lê Thế Tông.
Trịnh bắt đầu chuyên quyền, áp chế vua.
- Nguyễn Phúc Nguyên, con trai Nguyễn Phúc Nguyên, con trai Nguyễn
1585 Hoàng chỉ huy một thủy đội đánh đuổi 5 chiếc tàu của Nhật xâm phạm
Của Việt trong cuộc đụng độ đầu tiên với chiến hạm hiện đại.
1593 - Nam triều (Lê-Trịnh) đánh ra Thăng Long, chiếm được kinh đô, bắt sống
vua Mạc là Mạc Mậu Hợp và con là Mạc Toàn vừa được truyền ngôi. Nhà
Mạc kết thúc sau 5 đời vua, 66 năm; sau con cháu tiếp tục kéo dài thêm 4
đời nữa (85 năm) mới dứt
- Vương triều Lê được khôi phục, gọi là nhà Hậu Lê. Trịnh Tùng sửa lại thể
chế, có vua lại có chúa, sử cũ gọi là “vua Lê chúa Trịnh” kéo dài 200 năm.
- Nguyễn Hoàng ra Thăng Long chúc mừng, ở lại miền Bắc 7 năm để che giấu
ý đồ tự chủ
1594 - Chúa Trịnh khởi công xây dựng phủ Chúa nguy nga ở phía Nam Thăng
Long.
1600 - Nguyễn Hoàng mang gia tướng trốn về Thuận Hóa tổ chức lại chính quyền,
củng cố binh bị, mở rộng bờ cõi. Bắt đầu thời các chúa Nguyễn.
1602 - Nguyễn Phúc Nguyên được giao Trấn thủ Quảng Nam, phát triển Hội An
thành thương cảng phồn thịnh ở Đông Nam Á.
1611 - Nguyễn Hoàng bắt đầu quá trình mở mang bờ cõi từ cực nam Bình Thuận
đến hết Phú Yên ngày nay,
1613 - Nguyễn Hoàng mất. Con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tức chúa Sãi,
không thuần phục nhà Lê-Trịnh nữa
1623 - Trịnh Tùng mất. Trịnh Tráng lên thay
- Chúa Sãi đặt trạm thu thuế ở Prey Conor(Sài Gòn) và Kas Krobey (Bến
Nghé), đặt bước chân đầu tiên lên Nam Bộ. Ông cho thành lập đội Hoàng
Sa hoạt động trên vùng biển đảo phía Đông bắc Cù lao Ré(Lí Sơn)
1627 - Đào Duy Từ gặp được chúa Sãi, chỉ trong 7 năm giúp cho Đàng trong tiến
bộ vượt bậc về mọi mặt.
1627-1672 - Nội chiến Đàng Trong-Đàng Ngoài xảy ra 7 lần trong 35 năm, gọi là thời
Trịnh-Nguyễn phân tranh. Hai bên đều kiệt quệ, dân tình điêu đứng, sau
phải đình chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới.
- Thế tử Nguyễn Phúc Tần (sau là chúa Hiền) đánh tan hạm đội Hà Lan, gồm
1643 3 chiến hạm lớn trang bị hiện đại do Trịnh Táng thuê để phối hợp tấn công
Đàng Trong.
- Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1591-1660) cho xuất bản ở La Mã Tự điển
1651 Việt-Bồ-Latinh. Cuốn sách được đưa về Việt Nam để giúp cho công việc
truyền giáo
1655 - Chúa Nguyễn Phúc Tần sai các tướng Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Tiến
đem quân thủy bộ vượt sông Gianh đánh ra Bắc. Sau gần 5 năm, đem về
Đàng Trong được 3 vạn tù binh để khi khẩn vùng đất mới, trong đó có tổ
tiên anh em nhà Tây Sơn.
- Hậu duệ nhà Mạc bị Trịnh tạc đuổi khỏi Cao Bằng, sau khi bị mất chỗ dựa
1667 của nhà Minh (bị nhà Thanh diệt từ 1663). Đến đây nhà mạc dứt hẳn.
- Chúa Nguyễn Phúc Tần nhận đoàn người Trung Hoa chống đối sự thống trị
1679 của nhà Thanh bỏ nước ra đi: Trần Thượng Xuyên vào Biên Hòa, Dương
Ngạn Địch vào Mĩ Tho. Họ làm ăn buôn bán, khai khẩn đất hoang và Việt
hóa nhanh chóng.
- Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Caanh đem quân vào các vùng đất
1693 còn lại của Chiêm Thành. Sau hơn 15 thế kỉ tồn tại, đến đây vương quốc
này hoàn toàn diệt vong
1697 - Đại Việt sử kí toàn thư được khắc in ở Thăng Long . Bộ sách được biên
soạn trên cơ sở Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên, sau đó
được Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hi, Nguyễn Quý Đức viết tiếp và bổ
sung thành một bộ quốc sử thống nhất.
1698 - Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí miền Nam, tổ chức
các đơn vị hành chính, đặt người cai trị.
- Mạc Cửu xin sáp nhập vùng Hà Tiên do ông khai phá vào Đàng Trong để
1708 tránh sự cướp phá của Tiêm La (Xiêm). Chúa đồng ý, đổi thành Trấn Hà
Tiên và phong Mạc Cửu làm tổng binh. Dưới thời Nguyễn Phúc Chu, nước
ta đã kéo dài đến Cà Mau và hình hài tựa như bây giờ.
1720 - Năm sinh của Lê Hữu Trác (dnah xưng là Hải Thượng Lãn Ông). Ông viết
bộ Y Tâm Lĩnh, gồm 28 tập, 66 quyển, bao quát các vấn đề của y học và
dược học.
1726 - Năm sinh của Lê Quý Đôn. Ông là một bộ óc bách khoa, thâu tóm mọi
keien thức của thời đại, để lại nhiều tác phẩm có giá trị văn học, sử học,
địa lí như Đại Việt thông sử, Quần thư khảo biện, Vân đài loại ngữ, Phủ
biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục…
1739-1769 - Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
1740-1751 - Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
1741-1751 - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
1744 - Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, kép theo hàng loạt thay đổi tiêu
cực khiến dân chúng khổ cực và bất mãn
1765 - Võ vương Nguyễn Phúc Khoát mất. Quyền thần Trương Phúc Loan tự xưng
là Quốc Phó, giết con lớn, lập con nhỏ của chúa là Nguyễn Phúc Thuần mới
12 tuổi lên ngôi (Định Vương) để dễ lộng hành
- Trịnh Sâm nối ngôi cha là Trịnh Doanh. Do si mê Tuyên phi Đặng Thị Huệ,
1767 Sâm bỏ trưởng (Trịnh Khải, còn gọi là Trịnh Tông) lập thứ (Trịnh Cán, con
Đặng Thị Huệ), gây nên mầm họa.
1771 - Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ(Tây Sơn tam kiệt) dựng
cờ khởi nghĩa, lấy danh nghĩa diệt quyền thần Trương Phúc Loan và phương
châm lấy của người giàu chia cho người nghèo. Dân chúng theo rất đông.
- Tây Sơn hạ được thành Quy Nhơn, cuối năm tấn công vào Nam chiếm
1773 được một vùng kéo dài đến Bình Thuận ngày nay.
1774 - Chúa Trịnh Sâm sai Viện Quận công Hoàng Ngũ Phúc đem quân vượt sông
Gianh để đánh chúa Nguyễn với khẩu hiệu đánh đổ Trương Phúc Loan, tiêu
diệt Tây Sơn. Quân Trịnh chiếm được Phú Xuân, đặt quan cai trị Thuận
Hóa.
- Lê Quý Đôn khảo sát vùng đất mới chiếm được, viết cuốn Phủ biên tạp lục
có nhiều tư liệu đặc biệt quý về Hoàng Sa, Trường Sa
1775 - Quân Trịnh vượt đèo Hải Vân đánh Quảng Nam. Nguyễn Nhạc hòa hoãn
tạm thời với Trịnh để tấn công truy đuổi họ Nguyễn.
- Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh Gia Định lần 2, giết được chúa
1777 Nguyễn Phúc Thuần và con trai là Hoàng tôn Dương. Em Dương là Nguyễn
Phúc Ánh(Nguyễn Ánh) chạy thoát.
- Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Đức, phong Nguyễn
1778 Huệ làm Long Nhương tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế, đặt các ban bệ
triều đình, lấy thành Đồ Bàn (Quy Nhơn) làm kinh đô.
1781 - Chúa Trịnh Sâm mất
- Đặng Tuyên Phi cấu kết với Hoàng Đình Bảo (tức Quận Huy) đưa Trịnh
1782
Cán lên ngôi. Lính Tam phủ nổi lê, truất ngôi Cán, giết quận Huy cùng phe
cánh, đưa Trịnh Khải lên ngôi vương
- Lính Tam phủ lộng hành, càn rỡ, đòi phong các chức tước, tiền bạc. Trịnh
1784-1785
Khải chém mấy người chủ xướng để răn đe thì họ làm binh biến, đến đập
phá nhà của các quan, kể cả phủ chúa-> gọi là “loạn kiêu binh”
- Ở Đàng Trong, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Tiêm La đem 5 vạn quân thủy bộ
cùng 300 chiến thuyền sang giúp. Nguyễn Huệ đem binh vào chống giữ,
nhử quân Xiêm đến gần Rạch Gầm-Xoài Mút đánh cho tan tác (đêm 19-
rạng sáng 20 tháng 1 năm 1785). Nguyễn Ánh bị truy đuổi gắt, phải lẩn
trốn ở đảo Thổ Chu.
- Nguyễn Ánh cho con là hoàng tử Cảnh theo giám mục Bá Đa Lộc sang
Pháp cầu cứu vua Louis 16, song do cách mạng tư sản Pháp nổ ra sau đó
nên việc không thành.

1786
- Nguyễn Huệ theo lệnh vua anh, kéo quân ra “nhổ cái gai Phú Xuân”
- Tháng 6: Nghe lời khuyên của Nguyễn Hữu Chỉnh , Nguyễn Huệ thần tốc
kéo quân ra Bắc, chiếm Vị Hoàng, làm bàn đạp tiến đánh Thăng Long.
Quân Trịnh do đích thân Trịnh Khải chỉ huy bị thua to, sau Khải bị bắt và
tự vẫn tại Vĩnh Phúc. Cơ nghiệp nhà Chúa chấm dứt tại đây.
- Nguyễn Nhạc chia đất, làm Trung ương hoàng đế, cai trị từ Quảng Nam
đến Bình Thuận; Nguyễn Huệ được phong làm Bắc Bình Vương, phòng giữ
từ Thuận Hóa trở ra đến sông Gianh (có “biên giới” với nhà Lê); Nguyễn Lữ
được phong Đông Định Vương, cai quản phần đất từ Phú Yên đến Hà Tiên
trước sự uy hiếp của lực lượng Nguyến Ánh đang lớn mạnh từng ngày.
- 31/7: Nguyễn Huệ dẫn các tướng lĩnh Tây Sơn đến yết kiến vua Lê Hiển
Tông tại điện Kính Thiên, dâng biểu báo công diệt Trịnh, trình sổ quân.
Vua Lê phong ông làm Nguyên Soái Phụ chính Dực vũ Uy quốc công và gả
con gái cho.
- 4/8: Lễ cưới giữa người anh hùng áo vải đất Tây Sơn và công chúa Lê Ngọc
Hân lá ngọc cành vàng diễn ra tại Thăng Long. Sau lễ cưới Nguễn Huệ rút
quân Tây Sơn về Phú Xuân.
1787 - Lê Chiêu Thống gọi Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp, dẹp được Trịnh Bồng, đốt
phủ chúa. Hữu Chỉnh trở nên kiêu ngạo, lập phủ đệ riêng chẳng khác chúa
Trịnh xưa, lại có ý chống Tây Sơn. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm đem
quân ra Bắc diệt Trịnh
- Nguyễn Ánh về Hà Tiên xây dựng lực lượng. Nhân anh em Tây Sơn bất
hòa, Ánh mang quân đánh ra, dần dần chiếm toàn vùng đất Nam Bộ.
1788
- Vũ Văn Nhậm bắt được Chỉnh, Lê Chiêu Thống bỏ trốn. Nhậm lại theo vết
xe đổ của Chỉnh, tự ý thao túng mọi việc. Để ổn định Bắc Hà, Nguyễn Huệ
ra gấp Thăng Long giết Nhậm, trao quyền cho Ngô Văn Sở và Ngô Thì
Nhậm rồi quay về Phú Xuân.
- 22/12: Nghe tin Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân Thanh vượt biên giới sang
xâm lược nước ta theo lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống, Nguyễn Huệ lên
ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi xuất quân ra
Bắc.
- Nguyễn Ánh chiếm được Gia Định, tổ chức chính quyền, khuyến khích sản
xuất, tích lũy lương thảo, khẩn trương đóng tàu bè, rèn đúc vũ khí theo
kiểu phương tây, huấn luyện quân sĩ. Bá Đa Lộc chiêu mộ quân sĩ Pháp đến
giúp đỡ nên lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh mạnh hẳn lên.
- 15/1: Quang Trung dừng chân ở Thanh Nghệ, tuyển thêm quân, cắt đặt
1789
tướng sĩ
- 25/1: chiến dịch đại phá quân Thanh bắt đầu đúng đêm giao thừa
- 30/1: các cánh quân đồng loạt xuất phát, chia nhau tiến vào Thăng Long
và các ngả khác chặn đường rút quân của giặc.
- Trưa ngày 30/1( tức 5 Tết Kỉ Dậu) giải phóng hoàn toàn Thăng Long sau
khi giành chiến thắng liên tiếp tại Ngọc Hồi, Đầm Mực, Khương Thượng-
Đống Đa
- Tháng 7: nhà Thanh cử sứ giả đến Thăng Long phong vương cho vua
Quang Trung. Lê Chiêu Thống sống những ngày tàn tại Trung Quốc cho
đến khi mất.
1792 - Quang Trung đột ngột mất ở tuổi 40, ở ngôi được 4 năm. Cái chết đã làm
dừng lại mọi hoài bão xây dựng đất nước của ông. Con là Quang Toản, 12
tuổi lên ngôi, niên hiệu là Cảnh Thịnh. Các quan trong chiều bắt đầu chia
rẽ, bè phái.
- Nguyễn Ánh thống lĩnh thủy quân đánh Nha Trang, rồi phối hợp với quân
1793 bộ tiến đánh Quy Nhơn. Vua Thái Đức gợi Cảnh Thịnh mang quân vào ứng
cứu, nhưng quân Cảnh Thịnh lại chiếm luôn đất khiến Nguyễn Nhạc uất ức
mà chết. Con ông là Nguyễn Bảo cũng bị giết.
- Mâu thuẫn trong triều đình Tây Sơn lên đến đỉnh điểm, các tướng tranh
1795 giành đánh giết lẫn nhau. Cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh ở thế
giằng co, tranh đoạt thành Quy Nhơn nên quân Nguyễn cũng chưa vượt
qua được địa điểm này để tiến ra Bắc.
- Quy Nhơn mất về tay Nguyễn Ánh, dưới sự chỉ huy của Võ Tánh và Ngô
1799 Tùng Châu
- Triều đình Tây Sơn cử Vũ Văn Dũng và Trần Quang Diệu vào lấy lại thành
1800
Quy Nhơn
- Nguyễn Ánh huy động toàn bộ thủy quân vào trận quyết chiến ở Thị Nại.
Nhờ yếu tố bất ngờ và thuận gió, quân Nguyễn dùng kế hỏa công đã thắng
1801
to. Mất đi toàn bộ lực lượng thủy quân, triều đình Tây Sơn suy sụp.
- 13/6: Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân. Via Cảnh Thịnh và tàn binh Tây
Sơn chống đỡ không nổi, bỏ chạy ra Bắc Hà.
- 2/5: Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long. Triều Nguyễn được
1802
dựng lên từ đó.
- 17/6: tả quân Lê Văn Duyệt chiếm được thành Thăng Long và đến 20 đón
vua Gia Long vào thành. Họ hàng vua Cảnh Thịnh và nhiều quan lại, tướng
lĩnh bị bắt, hứng chịu sự trả thù tàn bạo của Nguyễn Ánh
- Triều đại Tây Sơn chấm dứt, để lại trong lịch sử nhiều chiến công chống
ngoại xâm hiển hách, trong đó nổi bật là hình ảnh của vua Quang Trung
Nguyễn Huệ.
1804 - Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam, kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế)
1815 - Hoàng Việt/Hoàng triều luật lệ (Bộ luật Gia Long) được khắc in
1820 - 3/2: vua Gia Long qua đời sau 18 năm chính thức trị vì
- Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng
- 18/9: đại thi hào Nguyễn Du qua đời, sau những năm làm quan bất đắc dĩ
cho triều Nguyễn, để lại Truyền Kiều kiệt tác.
Cuối những - Nguyễn Công Trứ chiêu mộ dân quai đê lấn biển, lập nên hai huyện Kim
năm 20 Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình)
1821-1827 - Khời nghĩa Phan Bá Vành
1831-1832 - Nhà Nguyễn (Minh Mạng) sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong cả nước
- Tổng thống Mĩ Andrew Jackson gửi đại sứ sang đàm phán với vua Minh
1832 Mạng về quan hệ mậu dịch song phương, nhưng không thành. Lần sau
(1836) cũng vậy
- Khời nghĩa Nông Văn Vân
1833-1835
- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi
- Vua Minh Mạng xin hoàng đế nhà Thanh cho đổi quốc hiệu là Đại Nam và
1838
nhà Nguyễn đã sử dụng quốc hiệu này cho đến năm 1945
- 20/1: vua Minh Mạng qua đời
1841
- Nguyễn Phúc Tuyền lên ngôi, lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Trong 6 năm trị vì,
ông đã giải quyết được vấn đề Chân Lạp, giữ cho biên giới Tây Nam được
bình yên
- Tháng 10 âm lịch: Nguyễn Phúc Hồng Nhậm lên ngôi, lấy niên hiệu là Tự
1847 Đức
1854-1856 - Cao Bá Quát khởi nghĩa chống lại triều đình (khởi nghĩa Mĩ Lương, hay còn
gọi là giặc châu chấu)
1858 - 1/9:Thực dân Pháp nổ súng xâm lược VN tại bán đảo Sơn Trà- Đà Nẵng.
Lịch sử Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới
- Sáng 10/12: Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực phục kích trên sông Vàm Cỏ
1861
Đông, đốt cháy pháo hạm Esperance (hi vọng) của Pháp.
- 5/6: triều đình nhà Nguyễn kí “hòa ước” Nhâm Tuất với Pháp, để mất 3
1862
tỉnh miền Đông Nam Bộ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) cho giặc
- Tháng 6: triều đình Huế cứ phái đoàn do Phan Thanh Giản làm chánh sứ
1863 sang Pháp điều đình, xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông, nhưng không thành
- 20/8: vị nguyên soái được nhân dân phong Trương Định tử tiết trong một
1864 trận huyết chiến với quân Pháp.
1865 - 16/5, tờ báo quốc ngữ đầu tiên- Gia Định báo- được xuất bản, ban đầu do
một người Pháp làm “Tồng tài”, nhưng đến năm 1869 thì chuyển sang cho
Trương Vĩnh Ký làm giám đốc, Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút

1866 - 16/9: anh em Đoàn Hữu Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở kinh thành Huế, âm
mưu lật đổ nhà vua nhưng không thành; sử gọi là loạn Chày Vôi.
- 20-24/6: Pháp chiếm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên; để mất nốt 3 tỉnh
1867
miền Tây, cả lục tỉnh Nam Bộ rơi vào tay Pháp
- 7/8: Kinh lược sứ Phan Thanh Giản tự vẫn; ông bị quy trách nghiệm về việc
kí hòa ước Nhâm Tuất mà thực chất là một hiệp ước đầu hàng
1871 - Nguyễn Trường Tộ qua đời; ông được coi là nhà canh tân đi trước thời đại,
tác giả của nhiều bản điều trần tâm huyết không được triều đình nhà
Nguyễn sử dụng
- Đêm 19-rạng sáng 20/11: quân Pháp do đại úy hải quân Francis Garnier
1873
chỉ huy nổ súng đánh úp thành Hà Nội. Thành Hà Nội do Khâm sai đại
thần Nguyễn Tri Phương chỉ huy thất thủ sau một giờ chống trả quyết liệt
- 20/12: Nguyễn Tri Phương từ trần sau khi bị trọng thương và bị giặc bắt
- 21/12: Francis Garnier bị quân Cờ Đen phục kích ở gần Cầu Giấy giết chết
- 15/3: triều đình Huế kí Hòa ước Giáp Tuất với Pháp, công nhận chủ quyền
1874 của Pháp ở Nam Kì, chấp nhận sự lệ thuộc về ngoai giao đồng thời mở của
cho Pháp tự do buôn bán và truyền đạo.
1881 - Khởi công xây dựng tuyến đường xe lửa đầu tiên từ cột cờ Thủ Thiêm đến
bến xe Chợ Lớn dài 13km, đánh dấu sự ra đời của Đường Sắt VN.
- 20/7/1885: chuyến tàu hỏa đầu tiên được khởi hành.
- Sáng 25/4: quân Pháp do đại tá hải quân Henri Riviere chỉ huy tấn công
1882
thành Hà Nội lần thứ hai. Thành mất, tổng đóc Hoàng Diệu tuẫn tiết để
bảo toàn khí tiết
- 19/5: Henri Riviere bị quân triều đình do Hoàng Kế Viêm chỉ huy phối hợp
1883 với quân Cờ Đen giết chết, cũng ở gần Cầu Giấy.
- Tháng 7: vua Tự Đức qua đời không có con nối dõi. Chỉ trong vài tháng
triều đình phải thay vua đến 3 lần
- 25/8: triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hòa ước Harmand (Quý Mùi),
xác lập quyền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi VN.
1884 - 2/8: hoàng tử Ưng Lịch lên ngôi khi mới 13 tuổi (vua Hàm Nghi)
- 6/6: Pháp buộc triều đình Huế kí bản hiệp ước mới, gọi là Hòa ước
Patenôtre (Hòa ước Giáp Thân), thêm điều khoản chia nước ta ra làm 3
xứ: Bắc Kì (Tokin), Trung Kì (Annam), Nam Kì( Cochinchine) với ba chế độ
khác nhau. Thời Pháp thuộc bắt đầu
1884-1913 - Khởi nghĩa Yên Thế
- Rạng sáng 6/7: Tôn Thất Huyết phát động cuộc nổi dậy, tấn công tòa

1885 Khâm sứ và Đồn Mang Cá. Việc không thành, Tôn Thất Huyết đưa vua
Hàm Nghi cùng triều đình đi đánh Pháp.
- Tại căn cứ vùng núi Quảng Bình, vua Hàm Nghi phát hịch Cần Vương, khơi
dậy một phong trào đánh Pháp rộng lớn.
1887 - 17/10: Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, bao gồm Bắc Kì, Trung Kì,
Nam Kì, và Cao Miên (đến 19/4/1899) thì sáp nhập thêm Lào)
1888 - 3/7: nhà thơ, nhà yêu nước Nguyễ Đình Chiểu từ trần, để lại tấm gương về
lòng yêu nước sáng như trăng cao cùng nhiều tác phầm văn học có giá trị.

1889
- 13/1: vua Hàm Nghi bị Pháp bắt đi đày ở Angiêri
1893 - 21/6: Yersin tìm ra cao nguyên Lang Biang
1895 - 28/12: Phan Đình Phùng , một lãnh tụ của phong trào Cần Vương, hi sinh
trong một trận giao tranh ác liệt với quân địch
- Hà Nội bắt đầu có điện
- 12/9: khởi công xây dựng cầu Long Biên, cây cầu Thép đầu tiên bắc qua
1898
sông Hồng
- Buổi chiếu phim đầu tiên ở VN trước dinh tổng đốc Chợ Lớn.
1903
- Mạng điện thoại được thiết lập ở Hà Nội
- Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội, sau đó (1905) phát động phong trào
1904
Đông Du
- Hà Nội bắt đầu có nước máy
- Tháng 3: khai trương trường Đông Kinh nghĩa thục do Lương Văn Can làm
1907 Thục trưởng, với sự góp sức của nhiều nhà trí thức hàng đầu lúc bấy giờ
- Đầu tháng 9: vua Thành Thái bị phế truất do có thái độ chống Pháp, bất
tuân nhiều qui định của triều đình
- 5/9: hoàng tử Vĩnh San được lập vua khi mới 7 tuổi, tức vua Duy Tân
- Pháp thành lập Trường Đại học Hà Nội gồm năm trường cao đẳng là Luật
và Pháp chính, Khoa học, Y khoa, Xây dựng, Văn chương.
- 5/6: Nguyễn Tất Thành xuống tàu Đô đốc Latouche-Tréville, rời bến cảng
1911
Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước
- Pháp xây xong Nhà hát Lớn (còn gọi là Nhà hát thành phố) ở Hà Nội
- Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ đánh Pháp
1912
giành độc lập để xây dựng một nước “Cộng hòa dân quốc Việt Nam”
- 10/2: Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, lãnh tụ của khởi nghĩa Yên Thế bị
1913 Pháp sát hại, phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 tạm lắng.
- Chiến tranh thế giới thứ Nhất bùng nổ, chấm dứt cuộc khai thác thuộc địa
1914 lầ I của thực dân Pháp ở Đông Dương
- 2/3: vua Duy Tân bị Pháp bắt cùng Thái Phiên, Trần Cao Vân, các lãnh tụ
1916 Việt Nam Quang Phục hội ở Trung Kì khi âm mưu khởi sự chống Pháp
- 3/11:vua Thành Thái và con là Duy Tân bị Pháp đưa đày ở đảo Resunion
thuộc Ấn Độ Dương
1917 - Đêm 30/8:khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ, do Đội Cấn và Lương Ngọc
Quyến lãnh đạo
1919 - 18/6: Nguyễn Tất Thành thay mặt Hội những người An Nam yêu nước,
mang tới hội nghị Versailles bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam
- Khoa thi cuối cùng trong lịch sử Nho học Việt Nam
- 22/10: vở kịch chén thuốc độc của Vũ Đình Long được công diễn tại Nhà
1921
hát Lớn, đánh dấu sự ra đời của kịch nói ở Việt Nam
- 14/3: bộ phim Kim Vân Kiều dựa trên tác phẩm của Nguyễn Du, được chiếu
1924 lần đầu tiên trên màn ảnh, đánh dấu sự ra đời của phim truyện trong lịch
sử điện ảnh Việt Nam.
- Trường Mĩ Thuật Đông Dương, hay còn gọi là Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông
Dương được thành lập, do Victor Tardieu làm hiệu trưởng.
1925 - 21/6: báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên; ngày
này sau trở thành ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
- Tháng 6: hội VN Cách mạng Thanh niên thành lập
- Phan Bội Châu bị Pháp bắt cóc ở Thượng Hải và đưa về xử tại tòa Đề hình
Hà Nội; phiên tòa đã biến thành một làn sóng phản đối rầm rộ khiến Pháp
phải tuyên bố “ân xá” cho ông.
- 4/4: đám tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh diễn ra trong cả nước, trở
1926
thành cuộc biểu dương tinh thần dân tộc và đòi các quyền tự do, dân chủ.
1927
- 25/12: Việt Nam Quốc dân đảng thành lập
1928
- Tháng 7: Tân Việt Cách mạng Đảng thành lập
- Tháng 6: Đông Dương Cộng Sản Đảng thành lập
1929 - Tháng 8: An Nam Cộng sản Đảng thành lập
- Tháng 9: Đông Dương Cộng Sản liên đoàn được thành lập
1930 - 3/2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc chủ
trì tại Cửu Long, Hương Cảng
- 10/2: cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra ở Yên Bái với
phương châm “Không thành công cũng thành nhân”
- 1/5: cuộc biểu tình của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân
các xã ven thành phố Vinh, Nghệ An mở đầu cho cao trào Xô Viết Nghệ
Tĩnh diễn ra trong các năm 1930-31
- 10/3: Phan Khôi trình làng bài Tình già trên tờ Phụ nữ tân văn, được coi
1932
là bài thơ mở đầu cho phong trào Thơ Mới.
- Tự lực văn đoàn chính thức thành lập, gồm Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng
1933 Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu
1934 - Họa sĩ Nguyễn Cát Tường cho ra đời chiếc áo dài tân thời còn gọi là áo “lơ
muy”; chiếc áo sau được họa sĩ Lê Phổ cái tiến thêm có dạng như hiện nay,
trở thành chiếc “áo dài” Việt Nam nổi tiếng thế giới.
1935 - Tháng 3: Đại hội lần thứ nhất của Đảng
1936 - 29/7: báo La Lutte ( Tranh đấu) đăng bài của Nguyễn An Ninh, kêu gọi
thành lập Ủy ban Trù bị Đông Dương Đại hội-sự kiện được coi là mở đầu
cho phong trào Đông Dương Đại hội sôi nổi trong cả nước
- Phong trào đấu tranh đòi dân chủ công khai
1938
- 25/5: Hội truyền bá quốc ngữ được thành lập tại Hà Nội, do Nguyễn Văn
Tố làm Hội trưởng, Phan Thanh làm Tổng thư kí
- Tân nhạc, được nhen nhóm từ 1935 với những ca khúc theo nhạc mới của
nhiều nhạc sĩ tiên phong, chứng kiến một dấu mốc quan trọng với những
buổi biểu diễn và thuyết trình của nhạc sĩ- ca sĩ Nguyễn Văn Tuyên
1940 - 27/9: Khởi nghĩa Bắc Sơn
- 23/11: Khởi nghĩa Nam Kì
1941 - 13/1: Binh biến Đô Lương
- 28/1: Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- 19/5: thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, thường được gọi là Mặt
trận Việt Minh với mục đích “đánh đuổi Nhật-Pháp, dựng lên một nước VN
Dân chủ Cộng hòa”
- Tháng 3: tổ chức Văn hóa cứu quốc được thành lập, với các thành viên
1943
ban đầu là Học Phi, Như Phong, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Hữu Đang,
Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao…
1944 - 22/12: thành lập đôi Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân
của Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
1945 - 9/3: Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương, đề ra chủ thuyết Đại
Đông Á mị dân
- 17/4: Nội các Trần Trọng Kim ra đời; mặc dù bị hạn chế nhiều mặt nhưng
đã có một số hoạt động thiết thực, đặc biệt trong việc cứu đói.
- 16/8: đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, cử ra Ủy ban Giải phóng dân tộc
Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
- 19/8: Cách mạng tháng Tám- khởi nghĩa thành công ở Hà Nội
- 26/8: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà
Nội. Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố
Hàng Ngang
- 2/9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
1946 - 6/3: Kí hiệp định Sơ bộ giữa Chính phủ VNDCCH và Chính phủ Pháp
- Kí Tạm ước Việt-Pháp
- Sáng ngày 20 tháng 12: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí
Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp vào cuối
năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa với Pháp, vào giữa năm 1946, để công nhận một nước Việt
Nam độc lập, không thành công. Đêm hôm trước - ngày 19 tháng 12, khi
chiến sự bùng nổ - là ngày được gọi là "Toàn quốc kháng chiến".
1947
- Tháng 10: chiến dịch Việt-Bắc
1950 - Tháng 9: Chiến dịch Biên giới
1951 - Tháng 2: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
1954 - 7/5: chiến thắng Điện Biên Phủ
- 21/7: Hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí
kết
1959-1960 - Phong trào “Đồng Khởi” ở miền Nam
- Tháng 9: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
- 20/12: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
1968 - 30/1: tổng tiến công và nổi dậy Tết MậuThân
1972 - Tháng 12: Chiến thắng của quân dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ
trên không”
- 27/1: Hiệp đinh Paris về chấm dứt chiến tranh ở VN được kí kết
1973
- Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Thọ từng được trao tặng giải
Nobel Hòa bình cùng với cố vấn ngoại giao Henry Kissinger vào năm
1973, nhưng ông đã từ chối nhận giải với lý do đất nước Việt Nam chưa
thể có được hòa bình chừng nào chưa đánh đổ được chế độ tay sai của
Mỹ. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay.
1975 - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
- Ngày 1/4/1975, Sư đoàn 320 tiến quân theo đường số 7, cùng lực lượng
vũ trang tỉnh Phú Yên giải phóng thị xã Tuy Hòa.
- Ngày 2/4/1975, quân ta giải phóng thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, tiến
ra tấn công Đà Lạt.
- Ngày 3/4/1975, thành phố Đà Lạt được giải phóng.
- Ngày 2 và 3/4/1975, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và Quân
cảng Cam Ranh được giải phóng.
- Ngày 5/4/1975, Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh củng cố khẩn
cấp các tuyến phòng thủ. Tuyến phòng ngự từ xa Phan Rang - Xuân Lộc -
Tây Ninh và tuyến phòng ngự ngoại vi Sài Gòn được địch hết sức chú
trọng.
- Ngày 6/4/1975, tại chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị công bố quyết
định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch Sài Gòn - Gia Định.
- Ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khẩn vào chiến
trường: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ
từng giờ, từng phút. Xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến
và toàn thắng”.
- 5h30 sáng ngày 30/4, quân ta từ 4 hướng đồng loạt tổng tiến công vào
Sài Gòn. Cả thành phố rung chuyển. Tất cả các cầu và đầu mối giao thông
quan trọng trong thành phố đã được các đơn vị đặc công đánh chiếm
trước và khống chế. Địch chống cự phản kích yếu ớt, thậm chí có những
căn cứ án binh bất động, như chờ quân Giải phóng tới tiếp quản. Các đơn vị
xe tăng, thiết giáp và xe cơ giới quân ta ào ào tiến vào như vũ bão, đi tới
đâu cờ đỏ sao vàng và cờ của Mặt trận giải phóng dân tộc tung bay tới đó.
- Mũi thọc sâu của Quân đoàn 2 nhanh chóng qua cầu Thị Nghè, tiến thẳng
vào Dinh Độc Lập. Xe tăng ta húc đổ cổng sắt Dinh Độc Lập. Trung úy Bùi
Quang Thận cùng một số chiến sỹ nhanh chóng lao lên ban công tầng
thượng của tòa nhà giật bỏ lá cờ ngụy và kéo lá cờ giải phóng lên cột cờ
cao nhất của Dinh Độc Lập vào lúc 11h30’ ngày 30/4/1975. 13h30 cùng
ngày, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố
đầu hàng không điều kiện chấm dứt chế độ Việt Nam cộng hòa. Đây cũng là
giờ phút báo hiệu khoảnh khắc cuối cùng về cuộc chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mỹ kéo dài 21 năm ở Việt Nam.
- 30/4: Thống nhất Đất nước (tên gọi của Nhà nước Việt Nam) hoặc ngày
Sài Gòn sụp đổ (Fall of Saigon) hoặc Ngày Quốc hận và Tháng Tư Đen
trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoài, là sự kiện chấm dứt
Chiến tranh Việt Nam khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải
phóng miền Nam tiến vào thành phố Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng
hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt. Ngày này là kết quả
trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng
trong lịch sử Việt Nam. Thành phố Sài Gòn sau đó được đổi tên thành
Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa Hồ Chí Minh nhằm vinh danh ông và sự kiện này.
1976 - 25/4: Tổng tuyển cử trong cả nước
- Tháng 12: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng , đề ra đường lối
xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, quyết định phương
hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1976-1980)
- 20/9: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
1977
- Tháng 12: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, kỳ họp thứ nhất
1986
quyết định đổi tên nước ta thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
1995
- 28/7: Việt Nam gia nhập ASEAN

1940 Chiến dịch Đông Dương thuộc Pháp năm 1940 hay Chiến dịch Đông Dương lần
thứ nhất là quá trình Đế quốc Nhật Bản tấn công vào Đông Dương thuộc
Pháp năm 1940. Một trong những mục đích của Nhật Bản là cắt đứt một
trong những tuyến viện trợ chính của Hoa Kỳ cho Trung Quốc trong chiến
tranh Trung-Nhật (1937 - 1945) qua đường cảng Hải Phòng và tuyến đường
sắt Hải Phòng - Vân Nam.Ngày 22.6.1940, Pháp ký thỏa thuận ngừng bắn với
Đức Quốc Xã, Chính phủ Vichy được thành lập, thừa kế hầu hết các vùng
lãnh thổ hải ngoại của Pháp, bao gồm cả Đông Dương.Trung Quốc lúc đó
đang trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1937 - 1945), bị bao vây và
Đông Dương là một trong những cửa ngõ duy nhất còn lại để nhận viện trợ từ
bên ngoài (Hoa Kỳ) là qua tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam. Dù bị Nhật
liên tiếp oanh tạc nhưng tuyến đường sắt vẫn hoạt động. Nhật Bản muốn ép
chính phủ Vichy đóng cửa tuyến đường sắt này. Ngày 5 tháng 9 năm 1940,
Nhật Bản thành lập Đông Dương phái khiển quân để đồn trú tại Đông Dương.
Lực lượng này sẽ nhận được sự hỗ trợ bằng máy bay và tàu chiến của Nhật từ
căn cứ ở đảo Hải Nam. Tướng Nhật Takuma Nishimura được giao quyền chỉ
huy quân đoàn Hoa Nam, tiến hành đàm phán với đô đốc Pháp Decoux, toàn
quyền Đông Dương, để thỏa thuận triển khai quân Nhật trên lãnh thổ Đông
Dương thuộc Pháp. Cuộc đàm phán tiến triển quá chậm chạp nên giới tướng
lãnh Nhật chỉ huy quân đoàn Hoa Nam quyết định gây hấn để phá hoại quá
trình đàm phán. Để tránh giao tranh, ngày 21 tháng 9 năm 1940, phía Pháp
đồng ý nhượng bộ, cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ, được quyền sử
dụng 4 sân bay, đồng thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc kỳ vào
Vân Nam, quyền sử dụng cảng Hải Phòng để vận chuyển một sư đoàn thuộc
quân đoàn 21. Bất chấp việc đàm phán đã ngã ngũ, lực lượng quân sự Nhật
vẫn tiến hành khởi sự. 9 giờ tối ngày 22 tháng 9, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực
thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua
ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Giao tranh lan
ra các đồn binh Pháp dọc biên giới. Xe bọc thép Nhật uy hiếp Lạng Sơn,
buộc quân Pháp tại đây giương cờ đầu hàng. Tới lúc này các đơn vị quân
thuộc địa bắt đầu hoảng loạn rút chạy, hàng trăm lính tập rã ngũ, vứt bỏ vũ
khí lại trên đường chạy về Hà Nội. Cùng thời gian, máy bay thuộc hải quân
Nhật cất cánh từ tàu sân bay trên vịnh Bắc Bộ bắn phá các mục tiêu Pháp
trên bộ ngày 24 tháng 9. Hải quân Nhật tiến hành đổ bộ 4,500 lính bộ binh
và hơn một chục xe tăng ở phía nam cảng Hải Phòng, tiến hành tước khí giới
quân Pháp tại Đồ Sơn. Tới tối ngày 26, quân Nhật đã chiếm sân bay Gia Lâm,
trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào Cai và Phủ Lạng Thương trên
tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Phòng,
600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh (gọi ngắn gọn là Đội) là một tổ chức cộng sản dành cho
thiếu niên nhi đồng hoạt động tại Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ngày 15 tháng 5 năm
1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng
dẫn. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được dựa trên nền tảng
hoạt động của Phong trào Thiếu niên Tiền phong tại các quốc gia
cộng sản.

 Ngày 15 tháng 5 năm 1941: Đội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập bởi
lãnh tụ hang Pác Bó, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ, xã Trường
Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
 Các thành viên đầu tiên: Nông Văn Dền (Bí danh Kim Đồng, đội trưởng),
Nông Văn Thàn (Bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (Thanh Minh), Lý Thị Nì
(Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (Thanh Thủy). Người phụ trách Đội đầu tiên là
Đức Thanh.
 Mục đích của Đội: "Đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập cho nước nhà".
 Giữa năm 1950, hai tổ chức Đội TNTP và Đội Nhi đồng cứu Quốc sáp
nhập lại làm một và lấy tên chung là Đội Thiếu nhi cứu quốc.
 Tháng 3 năm 1951, Đội Thiếu nhi cứu quốc được đổi tên thành Đội Thiếu
nhi Tháng Tám
 Tháng 11 năm 1956, Đội Thiếu nhi Tháng Tám được đổi tên thành Đội
Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.
 Năm 1954: các phong trào của Đội phát triển mạnh mẽ với các phong
trào "Vì miền Nam ruột thịt", "Đi thăm miền Nam".
 Ngày 30 tháng 1 năm 1970, Đội một lần nữa đổi tên thành Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh và được duy trì đến ngày nay.
- Khăn quàng đỏ: hình tam giác cân, có đường cao bằng 1/4 cạnh đáy. Khăn
quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách
mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ, về nhân
dân Việt Nam và nguyện phấn đấu để trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường,
trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.[1]
- Đội ca: bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác.
- Ngày truyền thống: 15 tháng 5.

You might also like