Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Tác giả
Tên tuổi: Hồ Chí Minh (1890 - 1969) xuất thân trong gia đình yêu nước

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ 1911: ra đi tìm đường cứu nước.

+ 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp

+ 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.

+ 1942 - 1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung
Quốc.

+ 2- 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…

⇒ Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.

Tác phẩm chính:

+ văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…

+ truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và
Phan Bội Châu (1925)…

+ thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc

- Phong cách nghệ thuật

+ Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp
Cách mạng

+ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức

+ Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.

+ Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng
nề.

2.Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác


+ Là bài thơ thứ 31, trích Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh

+ Sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

b. Bố cục

2 phần

- Phần 1: 2 câu đầu: bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước.

- Phần 2: 2 câu cuối: bức tranh sinh hoạt.

c. Thể loại

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.


3.Ý nghĩa nhan đề Mộ Chiều tối (Mộ)
- Mộ: tiếng Hán để chỉ sự chuyển giao giữa ngày và đêm, là lúc ngày sắp tàn và bóng tối đang dần
bao phủ.

- Trong thời khắc của một ngày sắp tàn, con người và vạn vật thường dùng mọi hoạt động và trở về
sum họp bên tổ ấm. Chính vì vậy, khoảng thời gian này cũng thường gợi cho những người xa nhà, xa
quê cảm giác cô đơn, buồn bã.

Giá trị nội dung: "Chiều tối" thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Bác trong hoàn cảnh tù
đày vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh gian khổ đó, Bác vẫn bình thản làm thơ với những cảnh tượng
thiên nhiên trước mắt vô cùng đẹp đẽ, những hình ảnh bình dị của cuộc sống mà trong thơ Bác lại
nên thơ đến lạ. Chỉ những con người anh dũng, hiên ngang mới có thể lạc quan trước hoàn cảnh
khắc nghiệt như vậy.

4.câu 1,2
Giá trị nghệ thuật: Bài thơ mang đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại, trong đó vừa tả cảnh
lại vừa tả tình.

*Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên miền sơn cước.

- Không gian: rộng lớn => làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người và cảnh vật.

- Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày => con người, vạn vật mỏi mệt, cần được
nghỉ ngơi.

- Điểm nhìn: từ dưới lên cao => phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.

- Cảnh vật: xuất hiện 2 hình ảnh:

+ “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”

-> Cánh chim là hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển.

-> “Quyện điểu” (chim mỏi): một cái nhìn tinh tế, cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật.

→ Hình ảnh thơ có hồn và nhuốm màu tâm trạng của thi nhân nặng nề lê bước trên đường đi đày và
khát khao một chốn dừng chân.

+ “Cô vân mạn mạn độ thiên không”

- Tuy nhiên câu thơ dịch bỏ mất từ “cô” nên đã làm giảm bớt sự cô đơn, và không chuyển hết nghĩa
của từ láy “mạn mạn” → chưa chuyển tải được hết nỗi lòng trong tâm hồn Bác

+ “Cô vân” => “chòm mây”: chưa sát nghĩa => làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên
bầu trời.

+ “mạn mạn” => “trôi nhẹ”: chưa sát nghĩa => làm mất đi tư thế chậm chạp, uể oải, lững lờ không
muốn di chuyển của áng mây.

=> Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng bình dị, gần gũi. Ẩn sau bức tranh ấy là vẻ đẹp
tâm hồn Bác: yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
5.câu 3,4
Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét u buồn, Hồ Chí Minh bỗng nhận ra bức tranh
đời sống thật bình dị mà cũng thật đẹp:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

Dịch thơ

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng

Giữa không gian mênh mông của trời đất, giữa cái buồn hiu quạnh của thiên nhiên bỗng xuất hiện
một cô sơn nữ. Đó như một điểm sáng làm bức tranh vôn yên tĩnh lạ thường trở nên sinh động, vui
tươi và có hồn hơn.

Hình ảnh “cô em xóm núi xay ngô tối” thể hiện nét đẹp lao động đáng quý của con người. Khi mọi
vật đã tìm về chốn nghỉ ngơi thì con người vẫn tiếp tục với guồng quay của lao động. Đó là nét đẹp
vô cùng đáng quý, thể hiện sức dẻo dai của những người lao động chân chất. Ở đây, Bác đã lặp hai
hai từ “bao túc” như muốn nói sự tuần hoàn của thời gian, sự bền bỉ của con người. Đó là nét tinh tế
mà chỉ có trong thơ Bác mới có được.

Bức tranh sinh động nhờ hình ảnh lao động khỏe khoắn của cô em xóm núi, và vừa ấm áp bởi ánh
lửa bên bếp than hồng. Hình ảnh lò than rực hồng giữa rừng núi mênh mông một màu đen ấy như
nhen nhóm trong lòng Bác bao niềm vui, niềm lạc quan yêu đời. Chính nhờ lò than rực hồng đã xua
đi cảm giác lạnh lẽo, cô đơn của người tù chính trị đang xa xứ. Hồ Chí Minh đã khéo léo sử dụng
nghệ thuật lấy sáng tả tối, lấy không gian tả thời gian mang đến bức tranh càng thêm sinh động.

Ở đây, Hồ Chí Minh đã khai thác mạch thơ vô cùng tinh tế, đó là miêu tả từ tối đến sáng, từ buồn
đến vui. Đó là thể hiện tinh thần lạc quan, khát khao hướng tới tương lai của tác giả. Dù đang trong
hoàn cảnh gông tù, nhưng hy vọng về một ngày mai tươi sáng hơn luôn nhen nhóm trong lòng
Người.

Bài thơ chiều tối mang đậm tinh thần của Hồ Chí Minh, đó là một tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt
lên mọi hoàn cảnh để nhìn cuộc sống tươi đẹp hơn. Tinh thần ấy khó lòng ai có được. Đặc biệt, bài
thơ đã thể hiện sự tài hoa trong nghệ thuật của Bác Hồ. Bằng bút pháp chấm phá tinh tế, nghệ thuật
tả cảnh ngụ tình sâu sắc, cùng với cách dùng từ ngữ linh hoạt, Hồ Chí Minh đã mang đến cho người
đọc những xúc cảm rất thật. Không cần dùng quá nhiều tới ngôn từ, nhưng mỗi từ ngữ được sử
dụng để gợi nhiều ý nghĩa sâu sắc.

“Chiều tối” là bài thơ thực sự thành công của Hồ Chí Minh khi đã vẽ nên bức tranh hoàn hảo về thiên
nhiên, về con người và lồng ghép trong đó những ý niệm sâu sắc. Càng phân tích bài thơ chiều tối ta
càng thêm yêu tài năng và phẩm chất của nhà thơ, nhà văn, nhà cách mạng lỗi lạc Hồ Chí Minh.

You might also like