GIẢI PHẪU CHI TRÊN - THẦN KINH - MẠCH MÁU

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

I/ Nách

1. Mạch và thần kinh cùng đen ta


a) Mạch máu: Vùng đenta được cấp máu từ 2 nhánh của động mạch nách: động mạch
mũ cánh tay trước – sau.
b) Thần kinh nách (n.axillaris):
- Là 1 ngành cùng của bó sau đám rối thần kinh cánh tay đi cùng với động mạch mũ
cánh tay qua lỗ tứ giác, đi vòng quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay => phân
nhánh vào cơ đenta.
- Dây nách thường ở dưới mỏm cùng vai 6cm => khi phẫu thuật, thường rạch ở bờ
trước trong cơ đenta, dưới mỏm cùng vai 6cm. Nếu đứt dây nách => cơ đenta bị
liệt, vai bị tê.
2. Các thành phần trong hố nách
2.1. Đám rối cánh tay (plexus brachialis)
a) Cấu tạo: bởi nhánh trước của các dây thần kinh gai sống từ cổ IV đến ngực I.
- Dây cổ V nối với cổ IV và VI => thân trên, dây cổ VII => thân giữa, dây cổ VIII
và dây ngực 1 => thân dưới. 3 thân này lại chia ra ngành trước và ngành sau:
o Ngành trước của thân giữa và thân trên tạo nên bó ngoài.
o Ngành trước thân dưới tạo nên bó trong.
o Ngành sau của 3 thân tạo nên bó sau.
- Đám rối thần kinh cánh tay cho các nhánh bên tách ra từ thân hoặc bó để vận động
cho các cơ của hố nách.
b) Các ngành cùng
- Bó ngoài tách ra 2 nhánh cùng là:
o Dây thần kinh cơ bì.
o Rễ ngoài thần kinh giữa.
- Bó trong tách 4 nhánh:
o Rễ trong thần kinh kinh giữa.
o Dây thần kinh trụ.
o Dây thần kinh bì cánh tay trong.
o Dây thần kinh bì cẳng tay trong.
- Bó sau tách 2 nhánh:
o Dây thần kinh nách.
o Dây thần kinh quay.
2.2. Động mách nách (arteria axillaris)
a) Nguyên ủy, đường đi, tận cùng
- Động mạch dưới đòn chui qua khe sườn đòn ở điểm giữa bờ sau xương đòn =>
động mạch nách.
- Đến bờ dưới ngực lớn => động mạch cánh tay xuống vùng cánh tay.
- Nguyên ủy: giữa bờ sau xương đòn.
- Đường đi, định hướng:
o Đi qua hố nách, theo hướng chếch xuống dưới và ra ngoài, khi để tay dọc
theo thân mình.
o Định hướng: đường kẻ nối điểm giữa xương đòn và điểm giữa nếp gấp
khuỷu khi để tay dang 90o với thân mình.
- Tận cùng: bờ dưới cơ ngực lớn => động mạch cánh tay.
b) Liên quan:
- Tĩnh mạch luôn đi phia trong động mạch. Còn với đám rối TK cánh tay => cơ
ngực bé chạy ngang phía trước động mạch (ĐM) và chia ĐM làm 3 đoạn.
- Đoạn trên cơ ngực bé: TK nằm phía ngoài ĐM. Khi 3 thân tạo nên 3 bó => các bó
quây quanh chung ĐM.
- Đoạn sau cơ ngực bé: các nhánh tách ra từ các bó.
- Đoạn dưới cơ ngực bé: các dây TK tách xa dần ĐM. Còn dây giữa đi trước ngoài
ĐM để xuống cánh tay.
- ĐM nách chếch xuống dưới ra ngoài, dọc trong cơ quạ cánh tay => cơ tùy hành.
c) Các ngành bên: 6 ngành bên
- ĐM ngực trên: cho cách nhánh vào cơ ngực.
- ĐM cùng vai ngực: chui qua mạc đòn ngực cho 4 nhánh cùng: nhánh cùng vai,
nhánh đòn, nhánh đenta, nhánh ngưc.
- ĐM ngực ngoài: chạy vào thành bên ngực, cho các nhánh vú ngoài.
- ĐM dưới vai: chui qua lỗ tam giác vai tam đầu thành 2 đầu: động mạch ngực lưng,
động mạch mũ vai.
- ĐM mũ cánh tay trước: chạy vòng qua ổ mặt trước cổ phẫu thuật xương cánh tay,
chia nhánh cung cấp máu cho khớp vai và cơ đenta.
- ĐM mũ cánh tay sau: cùng với dây TK nách qua lỗ tứu giác vào vùng đenta, TK
nách => vòng qua mặt sau cổ phẫu thuật nối tiếp với ĐM mũ cánh tay trước.
- Các ĐM mũ nối nhau ở cổ phẫu thuật xương cánh tay.
- ĐM mũ vai: chui qua tam giác bả vai, đầu ra mặt sau xương vai.
o Tam giác bả vai đầu: ĐM mũ vai.
o Tam giác cánh tay ban đầu: ĐM cánh tay sâu và TK đi qua.
o Tứ giác ĐM mũ cánh tay sau + TK nách.
d) Vòng nối ĐM
- Vòng nối quanh vai: sự tiếp nối giữa ĐM dưới vai và ĐM vai trên – xuống của
ĐM dưới đòn.
- Vùng nối quanh ngực: do ĐM ngực ngoài, ĐM cùng vai ngực nối với ĐM ngực
trong, ĐM gian sườn trên của ĐM dưới đòn.
- Vùng nối với ĐM cánh tay: ĐM mũ cánh tay trước nối với ĐM mũ cánh tay sau và
ĐM cánh tay sâu của ĐM cánh tay.
2.3. Tĩnh mạch nách (vena axillaris)
- Có 1 TM nách đi phía trong ĐM nách nhận các ngành bên là các TM kèm các
ngành ĐM.
- Có 2 TM nông là TM đầu và TM nền.
2.4. Hạch bạch huyết
- Nhóm cánh tay: nhận bạch huyết từ cánh tay.
- Nhóm ngực: nhận bạch huyết ở khu vai, ngực.
- Nhóm vai: nhận bạch khuyết ở khu vai.
 BH cả 3 nhóm đều đổ về nhóm TW và dưới đòn (tổng 5 nhóm) => TM dưới
đòn. BH 2 bên trái phải có thể nối với nhau.
II/ Cánh tay
A) Vùng cánh tay trước (regio brachii anterior)
- Bó mạch TK vùng cánh tay trước nằm trong 1 ống: ống cánh tay, hình lăng trụ
tam giác, có 3 thành:
o Thành trước: ½ trên là cơ nhị đầu và cơ quạ cánh tay, ½ dưới là cơ nhị đầu
và cơ cánh tay.
o Thành sau: vách gian cơ trong.
o Thành trong: mạc nông, da và tổ chức dưới da.
1. Động mạch cánh tay (a. Brachialis)
a) Nguyên ủy, đường đi, tận cùng
- Nguyên ủy: phần tiếp theo của ĐM nách, từ bờ dưới cơ ngực lớn.
- Đường đi: đi thẳng xuống từ đỉnh nách qua điểm giữa nếp khuỷu,s
- Tận cùng: dưới đường gấp nếp khuỷu 3cm.
- Ở cánh tay, ĐM nằm trong ống cánh tay, đến nếp khuỷu nằm trong rãnh nhị đầu
trong.
b) Liên quan
- 2 TM cánh tay đi kèm bên 2 ĐM.
- Các dây TK ở trên quây quanh ĐM, càng đi xuống thì tách xa ĐM, chỉ có dây giữa
là trung thành với ĐM tròn suốt ống cánh tay.
- Dây TK giữa ở trên nằm phía trước ngoài Đm => bắt chéo phía trước ĐM =>
xuống dưới nằm phía trong ĐM.
c) Các ngành bên
- ĐM cánh tay sâu (a. Profunda brachii) chui qua lỗ tam giác cánh tay đầu vào khu
cánh tay sau, cho các nhánh bên và nhánh cùng:
o Các ĐM nuôi xương cánh tay (a. Nutriciae humeri).
o Nhánh đenta (r. Deltoideus).
o ĐM bên giữa (a. Collateralis media) đi phía sau vách gian cơ ngoài.
o ĐM bên quay (a. Collateralis radialis) đi phía trước vách gian cơ ngoài.
- ĐM bên trụ trên (a. Collateralis ulnaris superior) cùng dây TK trụ qua vách gian cơ
trong để ra sau.
- ĐM bên trụ dưới (a. Collateralis unnalris inferior).
d) Các ngành nối: ĐM cánh tay nối với:
- ĐM nách: bưởi ĐM cánh tay sâu nối với ĐM mũ cánh tay sau.
- Giữa các nhánh của Đm cánh tay bởi mạng mạch khớp khuỷu.
2. Tĩnh mạch cánh tay
- Nông: Phía ngoài cánh tay có TM đầu (v. Cephalica).
Phía trong là TM nền (v. Basilica).
- Sâu: Thường là 2 TM cánh tay (vv. Brachiales), đi kèm ĐM cánh tay.
3. TK vùng cánh tay trước: đi qua vùng này có các ngành cùng đám rối TK cánh tay.
a) Dây TK cơ bì (n.musculocutaneus): tách từ bó ngoài của đám rối thần kinh cánh tay
- Tách từ bó ngoài của đám rối TK cánh tay => cơ quạ cánh tay => đi giữa 2 cơ :
cánh tay – nhị đầu => rãnh nhị đầu ngoài => mạc nông => 2 ngành cùng cảm giác
mặt ngoài cánh tay.
- Dây cơ bì khi qua cánh tay cho các nhánh vận động cơ vùng cánh tay trước (cơ
quạ cánh tay, cơ nhị đầu, cơ cánh tay).
b) Dây TK bì cẳng tay trong (n.cutaneus antibrachii medialis): TK cảm giác tách từ bờ
trong => đi theo phía trong ĐM trong ống cánh tay => 1/3 giữa cánh tay => mạc nông
=> chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay và phía trong cẳng tay.
c) Dây TK bì cánh tay trong (n.cutaneus brachii medialis): dây cảm giác tách từ bó trong
chui qua mạc nông để chi phối cảm giác cho phần dưới mặt trong cánh tay.
d) Dây TK trụ (n.ulnaris): dây hỗn hợp tách từ bó trong đi theo phía trong ĐM cánh tay
trong ống cánh tay => 1/3 giữa cánh tay cùng với ĐM bên trụ trên => vách gian cơ
trong => cánh tay sau => rãnh TK trụ ở khuỷu xuống cánh tay. Ở cánh tay, dây trụ
không có nhánh bên nào.
e) Dây TK giữa (n.medianus): dây hỗn hợp, tạo bởi rễ ngoài và rễ trong. Đi theo ĐM
cánh tay. Ở cánh tay, dây giữa không cho ngành bên nào.
 Dây TK nách không xuống cánh tay mà chui cùng ĐM mũ cánh tay sau qua lỗ
tứ giác để vòng quanh cổ phẫu thuật xương cánh tay, chi phối vùng đenta. Dây
quay từ đầu trên cánh tay chui ra vùng cánh tay sau.
B) Vùng cánh tay sau (regio brachii posterior)
1. Bó mạch TK trên: TK quay và ĐM cánh tay sâu.
- ĐM cánh tay sâu:
- TK quay (n.radialis):
o Tách từ cơ sau, đi sau ĐM cánh tay => qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu ra
vùng sau => sát rãnh TK quay của xương cánh tay (khi gãy ở 1/3 xương
cáng tay thường ảnh hưởng đến dây TK).
o Ra khỏi rãnh, dây quay chọc qua vách gian cơ ngoài => theo rãnh nhị đầu
ngoài của hố khuỷu và chia 2 ngành đi xuống cẳng tay.
o Ở vùng cánh tay sâu, trong rãnh quay, dây cho các nhánh đến cơ tam đầu,
các nhán cảm giác đến da vùng cẳng tay ngoài và sau.
2. Bó mạch TK dưới:
- Nằm ở mặt trong cánh tay 1/3 dưới, ngay phía sau vách gian cơ trong: dây TK trụ
và ĐM bên trụ bên => đoạn này TK trụ không có nhánh.
- TK trụ đi tiếp xuống dưới cánh tay để vào vùng khuỷu ở rãnh TK trụ của vùng
khuỷu sau.
III/ Khuỷu
A) Vùng khuỷu trước (regio cubiti anterior)
- Dưới da mỏng và lỏng lẻo có:
o TM giữa khuỷu (v.mediana cubiti).
o TM giữa cẳng tay (v.mediana anterbrachii).
o TM giữa đầu (v.cephalica).
o TM nền (v.basilica).
- 1 số nơi nối với nhau thành chữ M => M tĩnh mạch.
- TK ở phía trong là cơ bì cẳng tay trong và ở phía ngoài là dây cơ bì.
1. Rãnh nhị đầu trong
a) Các thành:
- Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay.
- Thành ngoài: gân cơ nhị đầu.
- Thành trong: toán cơ trong.
- Thành trước: da và mạc nông, được tăng cường bởi trẽ gân cơ nhị đầu.
b) Các thành phần trong rãnh cơ nhị đầu
- ĐM cánh tay: đi trong ống cánh tay => đi trong rãnh nhị đầu trong => dưới nếp
khuỷu 3 cm => 2 ngành cùng: ĐM quay và ĐM trụ.
- Dây TK giữa: đi phía trong ĐM rồi đi cùng ĐM xuống cẳng tay.
2. Rãnh nhị đầu ngoài
a) Các thành:
- Thành sau: khớp khuỷu và cơ cánh tay.
- Thành trước: da và mạc nông.
- Thành ngoài: toán cơ ngoài.
- Thành trong: gân cơ nhị đầu.
b) Các thành phần trong của cơ nhị đầu:
- ĐM bên quay: ngành trước của ĐM cánh tay sau, nối với ĐM quật ngược quay.
- Dây TK quay ở ngang mức nếp khuỷu: chia 2 ngành: nhánh nông và nhánh sâu
cùng xuống cẳng tay.
B) Vùng khuỷu sau (regio cubiti posterior)
1. Rãnh ngoài: rãnh mõm trên lồi cầu ngoài – mõm khuỷu.
2. Rãnh trong: rãnh TK trụ => hẹp, sâu, trong rãnh có dây TK trụ đi giữa 2 bó của cơ
gấp cổ tay trụ và vòng nối giữa ĐM bên trụ trên và ĐM quật ngược trụ sau.
C) Mạng mạch khớp khủyu
1. Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu trong do các ĐM:
- ĐM bên trụ trên.
- ĐM bên trụ dưới.
- ĐM quật ngược trụ (nhánh trước và sau).
2. Vòng nối quanh mỏm trên lồi cầu ngoài do các ĐM:
- ĐM bên giữa.
- ĐM bên quay.
- ĐM gian cốt quật ngược của ĐM gian cốt sau.
- ĐM quật ngược quay.
IV/ Cẳng tay
A) Vùng cẳng tay trước (regio anterbrachii anterior)
- Dưới da trong lớp mỡ có 1 mạng TM đổ vào 3 TM:
o TM đầu (v.cephalica) - ở ngoài.
o TM nền (v.basilica) - ở trong.
o TM giữa cẳng tay (v.mediana antebrachii) - ở giữa.
- Các TM này đi lên vùng khuỷu trước để tạo M TM.
- Ngoài TM có các nhánh cùng của TK bì cẳng tay trong và TK bì ở phía ngoài.
1. Mạch máu vùng cẳng tay trước
a) ĐM trụ (a.ulnaris)
- Là nhánh cùng của ĐM cánh tay, 3cm dưới nếp khuỷu => cẳng tay phía sau cơ sấp
đòn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gan tay dài, cơ gấp các ngón nông.
- Ở cung xơ nối 2 đầu cánh tay trụ và đầu quay của cơ gấp các ngón nông => ĐM
bắt chéo phía sau TK giữa (qua trung gian đầu trụ cơ sấp tròn).
- ĐM đi về phía trong cẳng tay, đến chỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa ĐM nằm sau cơ
gấp cổ tay trụ, cơ tùy hành của ĐM trụ, và đi cùng với TK trụ.
- Ở cổ tay, đi trước mạc giữ gân gấp ở bên ngoài xương đậu và đi vào bàn tay.
- ĐM trụ có 2 TM đi kèm.
- ĐM trụ cho các nhánh:
o ĐM quặt ngược trụ (a.recurrens ulnaris) chia thành 2 nhánh trước (ramus
anterior) và nhánh sau (ramus posterior) góp phần vào mạng mạch khớp
khuỷu (rete articulare cubiti).
o ĐM gian cốt chung (a.interosia comunis) ngắn, đi tới bờ trên màng gian cốt,
chia làm 2 nhánh:
 ĐM gian cốt trước đi trước màng gian cốt (cùng vơis TK gian cốt tạo
thành bó mạch).
 ĐM gian cốt sau đi sau màng gian cốt.
 ĐM gian cốt trước cho ĐM giữa đi kèm với TK giữa, ĐM gian cốt
sau cho ĐM gian cốt quặt ngược, góp phần vào mạng mạch khớp
khuỷu.
o Nhánh gan cổ tay (ramus carpeus palmaris) và nhánh mu cổ tay (ramus
carpeus dorsalis) nối nhau quanh cổ tay.
o Nhánh gan tay sau góp phần vào cung ĐM gan tay sâu.
 ĐM trụ tạo thành cung gan tay nông ở bàn tay.
b) ĐM quay (a.radialis)
- Là nhánh cùng của ĐM cánh tay, 3cm dưới nếp gấp khuỷu => phía ngoài cẳng tay.
- ĐM quay ở phía nông hơn ĐM trụ.
- ĐM bị che phủ bởi cơ cánh tay, cơ tùy hành của ĐM quay ở phía trước và ngoài.
- Ở trong, 1/3 trên ĐM liên hệ với cơ sấp tròn, 2/3 dưới là cơ gấp cổ tay quay.
- Ở 1/3 dưới, ĐM tựa vào mặt trước đầu dưới xương quay => đi vòng phia sau để
vào bàn tay qua hõm lào. ĐM quay tận cùng ở gan tay.
- Nhánh nông TK quay chỉ đi cùng ĐM ở 1/3 giữa cẳng tay.
- ĐM quay cho các nhánh:
o ĐM quặt ngược quay: góp phần vào mạng mạch khớp khuỷu.
o Nhánh gan cổ tay: nối với nhánh gan cổ tay của ĐM trụ.
o Nhánh gan cổ tay nông: góp phần vào cung gan tay nông.
o Nhánh mu cổ tay: nối với nhánh mu cổ tay ở ĐM trụ => mạng mu cổ tay.
o ĐM ngón cái chính.
 ĐM quay tạo thành cung gan tay sâu ở bàn tay.
B) Thần kinh
1. TK trụ:
- Phía sau mỏm trên lồi cầu trong => phía ngoài xương đậu => phia trước mạc giữ
gân gấp => bàn tay.
- Ở cẳng tay: TK trụ nằm phía trước cơ gấp các ngón sâu và sau cơ gấp cổ tay trụ.
- ĐM trụ đi cùng với TK trụ ở 2/3 dưới và bên ngoài TK trụ.
- Ở trên cổ tay: TK cho nhánh vận động 1 cơ rưỡi: cơ gấp cổ tay trụ và nửa trong cơ
gấp ngón sâu (4 và 5).
2. Nhánh nông TK quay:
- 1 trong 2 nhánh cùng của TK quay.
- Qua bao khớp khuỷu => phía sau cơ cánh tay quay, phía trước cơ duỗi cổ tay quay
dài => phía sau 2 cơ này và dưới da 3cm trên mỏm trâm xương quay để xuống
cảm giác cho nửa ngoài mu tay.
- ĐM quay nằm bên trong và đi cùng với TK quay ở 1/3 giữa cẳng tay.
3. TK giữa:
- Giữa nếp gấp khuỷu => giữa nếp gấp cổ tay theo trục giữa cẳng tay.
- Đi sâu dưới cơ sấp tròn hoặc giữa 2 đầu cùa cơ này, sâu hơn cơ gấp cổ tay quay,
cơ gấp các ngón nông và cơ gan tay dài.
- Phía sau là các cơ phủ trước xương trụ: cơ cánh tay, cơ gấp và ngón sâu.
- Bắt chéo ĐM trụ ở 1/3 trên cẳng tay, đi kèm với ĐM giữa.
- TK giữa vận động tất cả các cơ vùng cẳng tay trước (trừ cơ gấp cổ tay trụ và nửa
trong cơ gấp các ngón sâu).
- Riêng nhánh vận động cho cơ sấp vuông gọi là dây TK gian cốt trước.
- 1/3 dưới cẳng tay, TK giữa đi cùng với 4 gân cơ gấp các ngón nông.
 TK là phần nông nhất và ngoài nhất so với các gân này.
IV/ Vùng cẳng tay sau
- Nằm giữa lớp cơ nông và lớp cơ sâu, có ĐM và TK gian cốt sau.
- ĐM gian cốt sau là nhánh của ĐM gian cốt chung, có 2 TM đi kèm.
- TK gian cốt sau:
o Nhánh cùng sâu của TK vận động tất cả các cơ của vùng cẳng tay sau, trừ
cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay dài do các nhánh bên TK quay chi phối.
o TK gian cốt sau sau => tách ra cùng với nhánh cùng nông của TK quay ở
rãnh nhị đầu ngoài của vùng khuỷu trước => đi giữa 2 lớp cơ ngửa => nhiều
nhánh ở giữa 2 lớp cơ của vùng cẳng tay sau để vận động cơ vùng này.
V/ Bàn tay
A) Lớp nông
- TM nông rất nhỏ và ít.
- TK nông gồm: nhánh bì của dây TK giữa ở phía ngoài, của dây TK trụ phía trong
và của dây quay và dây cơ bì phía trên.
B) Lớp sâu
1. TK gan tay
a) TK trụ:
- Đi vào bàn tay xương trụ và móc xương móc, phía trước mạc giữ gân gấp, phía sau
cơ gan tay ngắn, chia 2 nhánh:
o Nhánh nông (ramus superficialis).
 Phân phối cảm giác cho 1 ngón rưỡi bên trong qua TK gan ngón
chung và TK gan ngón riêng.
 Vận động cơ gan tay ngắn.
 Cho nhánh nối với TK giữa.
o Nhánh sâu (ramus profundus).
 Vận động 3 cơ còn lại của mô út.
 Vòng qua bờ dưới móc xương móc đi sâu vào bàn tay => vận động
các cơ còn lại của gan tay (trừ 5 cơ do TK giữa).
b) TK giữa:
- Đi phía sau mạc giữ gân gấp.
- Ra khỏi ống cổ tay, TK nằm sau cân gan tay, phân nhánh cảm giác cho
o 3 ngón rưỡi bên ngoài qua TK gan ngón chung và riêng.
o Nhánh vận động cho 5 cơ: cơ dạng ngón cái ngắn, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ
đổi ngón cái, cơ giun 1 và 2.
- TK giữa cho nhánh nối với TK trụ.
2. Mạch gan tay
a) Cung gan tay nông (arcus palmaris superficialis)
- Cung ĐM nông tạo bởi sự tiếp nối ĐM trụ với nhánh gan tay nông của ĐM quay.
- ĐM trụ: xuống bên ngoài xương đậu + TK trụ, sau cơ gan tay ngắn => ra ngoài
theo đường từ bờ ngoài xương đậu => kẽ ngón tay thứ 2 và 3, giữa cân gan tay và
gân gấp => nối với nhánh gan tay nông của ĐM quay.
o Nhánh gan tay nông: cổ tay ngang mỏm trâm xương quay bắt chéo or xuyên
qua các mô cái nối với ĐM trụ.
- Đỉnh cung ngang mức đường ngang bờ dưới ngón tay cái khi ngón dạng hết cỡ.
- Cung gan tay nông cho các nhánh ĐM gan nón chung và ĐM gan ngón riêng cho 3
ngón rưỡi bên trong.
- TK và mạch máu gan ngón tay không tiếp xúc với xương đốt ngón mà với bao xơ
ngón tay => rạch ở phần da cạnh ngón tay tiếp xúc với xương để tránh tổn thương
mạch máu và TK.
- Cung ĐM gan tay ở người VN chia làm 3 nhóm và 11 dạng:
o Nhóm I: cung ĐM gan tay nông chủ yếu tạo nên do ĐM trụ.
o Nhóm II: cung ĐM gan tay nông tạo bởi ĐM trụ và nhánh quay gan tay.
o Nhóm III: cung ĐM gan tay nông với cấu trúc khác thường: góp phần của
ĐM giữa.
b) Cung gan tay sâu (arcus palmaris profundus)
- Tạo bởi ĐM quay và nhánh gan tay sâu của ĐM trụ.
- ĐM quay: đi qua mặt sâu các gân cơ dạng ngón cái dài, duỗi ngón cái ngắn, duỗi
ngón cái dài ở cổ tay => đi vào gan tay giữa 2 xương đốt bàn tay I và II.
- ĐM quay cho nhánh ĐM ngón cái chính và ĐM quay ngón trỏ, cấp máu cho ngón
rưỡi bên ngoài.
- ĐM quay chui qua giữa 2 đầu của cơ khép ngón cái đi trước nền các xương bàn tay
II, III, IV và nối với nhánh gan tay sâu của ĐM trụ.
o Nhánh đi theo nhánh sâu của TK trụ, uốn quanh bờ dưới của móc xương
móc và xuyên qua nguyên ủy của cơ đối ngón út.
- Cung gan tay sâu cho 3 ĐM gan đốt bàn tay nối với 3 ĐM gan ngón chung của
cung gan tay nông, 6 nhánh xuyên qua 3 khoang gian cốt II, III, IV nối với 3 Đm
mu bàn tay.
VI/ Mu tay
- Có TM đầu và TM ngón út tạo thành cung TM mu tay.
- TK là các nhánh bì mu tay của dây quay và dây trụ.
- Mu tay được cấp máu bởi mạng mu cổ tay qua các ĐM mu bàn tay và ĐM mu
ngón tay.
- Mạng mu cổ tay tạo bởi các nhánh mu cổ tay của ĐM quay à ĐM trụ.
- Mu tay được phân phối cảm giác phần lớn bởi TK trụ và TK quay, 1 phần TK
giữa.

You might also like