Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 138

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LÂM ĐỒNG

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT DÀNH CHO


HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2020-2021
*******

Đề tài:
TÌM HIỂU VỀ NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU HƯỞNG THỤ CÁC LOẠI
HÌNH TRÌNH DIỄN NGHỆ THUẬT DÂN TỘC CỦA HỌC SINH THPT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

Lĩnh vực: Khoa Học Xã Hội Và Hành Vi

ĐÀ LẠT, THÁNG 12 NĂM 2019

1
LỜI CAM ĐOAN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá văn hóa giao thông của học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt” nhóm tác giả chúng em xin cam đoan:

- Thực hiện đúng quy định, điều lệ của cuộc thi Khoa học, Kĩ thuật dành cho
HS trung học đề ra.

- Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng.

- Các kết quả nghiên cứu trong đề tài là do chúng em tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn.

- Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.

Nhóm tác giả

Lê Nguyễn Cát Tường Nguyễn Lê Duy Tuấn

2
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, chúng em xin chân thành cảm ơn:

- Ban tổ chức cuộc thi Khoa học Kĩ thuật đã tạo ra một sân chơi lành mạnh giúp
chúng em có thể tham gia và phát huy sự tư duy sáng tạo khi tham gia cuộc thi.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng.

- Ban Giám hiệu và các thầy cô trường THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt đã
tạo điều kiện để chúng em có thể học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.

- Thầy Trần Văn Lâm – giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường THPT
Chuyên Thăng Long đã giúp đỡ và hướng dẫn cho nhóm tác giả trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu.

- Ban Giám hiệu các trường: THPT Chuyên Thăng Long – Đà Lạt, THPT
Yersin, THPT Tà Nung, THPT Trần Phú đã tạo điều kiện để chúng em có thể
đến khảo sát tại các quý cơ quan.

- Các bạn HS trong lớp 11 Lý và trên địa bàn Thành phố Đà Lạt đã hợp tác
giúp chúng em hoàn thành đề tài.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em không tránh khỏi những sai
sót, mong các tổ chức, cơ quan, các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để
hoàn thiện nghiên cứu này ngày càng tốt hơn.

3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Chú giải

1 VHGT Văn hóa giao thông

2 CSGT Cảnh sát giao thông

3 CB Cán bộ

4 GTĐB Giao thông đường bộ

5 GV Giáo viên

6 HS Học sinh

7 THPT THPT

8 TGGT Tham gia giao thông

9 TB Trung bình

10 ATGT An toàn giao thông

11 TTATGT Trật tự an toàn giao thông

12 UTGT Ùn tắc giao thông

4
TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Gần đây, vấn đề giao thông nói chung, cũng như VHGT nói riêng đang trở
thành một mối quan tâm lớn tại Việt Nam. Theo báo cáo hằng năm của Bộ Công
an cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng nhiều phương tiện
và gây ra nhiều tai nạn giao thông. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2019 cả nước
đăng ký mới 106.750 xe ô tô, 892.948 xe mô tô, nâng tổng số phương tiện đã
đăng ký tại cơ quan công an đến 15/2/2019 là 3.991.377 ô tô, 59.062.380 mô tô.
Ngoài ra trên đường phố hàng ngày có hàng chục nghìn lượt xe các loại đăng ký
ngoài thành phố qua lại. Phương tiện vận tải hành khách công cộng hiện nay chủ
yếu là xe buýt chưa thu hút nhiều hành khách và chỉ đáp ứng được 8% nhu cầu
đi lại của người dân. TP Hồ Chí Minh có gần 3.900 con đường với chiều dài
khoảng 3.600 km.Tuy nhiên 70% trong số đó có chiều rộng mặt đường nhỏ hơn
7m. Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là có tới 4.300 nút giao thông, trong đó
chỉ 16 nút là có cầu vượt. Còn ở Hà Nội, năm 2006 có 149.000 xe môtô, 12.000
xe ôtô được đăng ký mới tăng 2 lần so với năm 2005. Dù chưa thực hiện việc
đăng ký xe theo quy định tại thông tư số 01 của Bộ công an nhưng hiện nay
trung bình mỗi ngày phòng Cảnh sát giao thông làm thủ tục đăng ký mới cho
khoảng 1000 phương tiện. Theo dõi đường phố Việt Nam, nhất là ở những đô thị
lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...ta rất dễ nhận ra những hành vi thiếu ý thức,
kém văn hoá khi tham gia giao thông như: HS không có giấy phép lái xe vẫn sử
dụng xe máy; không thắt dây an toàn khi đi xe ôtô; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe
không đúng quy định; đi xe buýt không nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ
nữ có thai, người tàn tật; phóng nhanh; vượt ẩu; đi vào đường ngược chiều; uống
rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện cơ giới; không có tín hiệu xin đường
khi chuyển làn chuyển hướng; không đi đúng phần đường của loại phương tiện
điều khiển; đi xe quá tốc độ cho phép; vượt đèn đỏ; lạng lách; không đội mũ bảo
hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm mang tính chất đối phó; kẹp ba, kẹp bốn... thậm chí
có trường hợp kẹp tám trên xe máy; vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa
nghe điện thoại, nghe nhạc; làm xiếc khi đi xe máy như đi xe máy một bánh; rúc
còi inh ỏi; đua xe trái phép; vượt qua đường sắt khi tàu sắp tới, hành hung cảnh
sát giao thông khi bị dừng xe vì vi phạm luật lệ giao thông... Đặc biệt nghiêm
trọng là nạn rải đinh trên đường, nạn trộm cắp nguyên vật liệu của cơ sở hạ tầng
giao thông như nắp hố ga, dây cáp đèn đường... Chính vì những hành vi thiếu ý
thức, thiếu văn hoá về giao thông đường bộ kể trên đã dẫn đến rất nhiều các vụ
tai nạn giao thông. Cũng trong báo cáo đầu năm 2019 của Bộ Công an từ
16/11/2016 đến 15/2/2019 đã xảy ra 42.814 vụ, làm chết 18.392 người, bị
thương 35.069 người. Trong đó có một số vụ đặc biệt nghiêm trọng như: vào

5
ngày 21/1/2019, tại Km76+500, tuyến quốc lộ 5 thuộc địa phận thôn Cổ Phục,
xã Kim Lương (Kim Thành, Hải Dương) đã xảy ra vụ tai nạn xe tải đâm vào
đoàn đại biểu dự Đại hội Ủy ban MTTQ xã Kim Lương đang trên đường đi bộ
tại làn đường dành cho xe thô sơ, vụ tai nạn làm 8 người chết, 8 người bị
thương, trong đó 7 người chết tại hiện trường, 1 người chết trên đường đi cấp
cứu; hay vào ngày 2/1/2019 tại ngã tư Bình Nhựt (Quốc lộ 1), gần cầu Bến Lức,
ấp 3, xã Nhựt Chánh (Bến Lức, Long An) đã xảy ra vụ tai nạn xe container tông
trúng hàng loạt xe máy đang dừng đèn đỏ, cuốn nhiều xe máy khác vào gầm,
kéo đi khoảng 150m mới dừng lại, vụ tai nạn làm 4 người thiệt mạng, gần 20
người bị thương, 21 xe máy biến dạng.
Ngày nay, giáo dục về VHGT trong học đường rất cần thiết, nó giúp trẻ em
HS hiểu nhanh hơn vai trò của mỗi con người trong khi tham gia giao thông.
Trái đất này là của chung, mọi việc đều liên quan đến nhau: khí dioxyt cacbon
trên khí quyển là một khí không biên giới; bầu không khí O 3 (ozone) là không
biên cương. Giáo dục cho mọi người các vấn đề nóng bỏng của thời đại, các vấn
nạn giao thông, sự bảo vệ bản thân và người khác khi tham gia giao thông. Đối
tượng để có thể tiếp thu những nguy hại của thiếu hiểu biết về VHGT và có hành
động thiết thực nhất cải thiện vấn đề này chính là những HS đang còn ngồi trên
ghế nhà trường.

Chính vì những lí do trên, nhóm chúng em chọn ra đề tài: “Đánh giá Văn hóa
giao thông của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt.”

6
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................11
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................12
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................12
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.........................................................................13
4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................13
4.2. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................13
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................................................13
5.1. Giới hạn về mặt nội dung......................................................................................13
5.2. Giới hạn về không gian.........................................................................................13
5.3. Giới hạn về thời gian............................................................................................13
6.Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................................13
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................13
8. Đóng góp của đề tài.................................................................................................13
9. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................14
10. Kế hoạch nghiên cứu.............................................................................................14

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................................15
1.1. Nghiên cứu nước ngoài.........................................................................................15
1.2. Nghiên cứu trong nước.........................................................................................16
2. Cơ sở lý luận............................................................................................................ 19
2.1. Văn hóa1............................................................................................................... 19
2.1.1. Khái niệm văn hóa.............................................................................................19
2.1.2. Cấu trúc của hệ thống văn hóa...........................................................................21
2.1.3. Các đặc trưng của văn hóa.................................................................................21
2.1.4. Chức năng của văn hóa......................................................................................23
2.2. Giao thông và văn hóa giao thông........................................................................24
2.2.1. Giao thông ........................................................................................................24
2.2.1.1. Khái niệm giao thông và người tham gia giao thông......................................24
2.2.1.1.1. Khái niệm về giao thông..............................................................................24
2.2.1.1.2. Khái niệm người tham gia giao thông.......................................................... 24
2.2.1.2. Các loại hình giao thông.................................................................................26
2.2.1.3. Vai trò của giao thông.....................................................................................26
2.2.2. Văn hóa giao thông ...........................................................................................27
2.2.2.1. Khái niệm văn hóa giao thông........................................................................27
2.2.2.2. Tiêu chí văn hóa giao thông............................................................................30
2.2.2.2.1. Tiêu chí chung.............................................................................................30
2.2.2.2.2. Tiêu chí cụ thể cho từng đối tượng..............................................................30
2.2.2.2.3. Hệ thống tiêu chí văn hóa giao thông đối với thanh niên.............................32

7
2.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện văn hóa giao thông của
người tham gia giao thông ở nước ta hiện nay.............................................................35
2.3 Học sinh trung học phổ thông và văn hóa giao thông của học sinh THPT.............41
2.3.1. Học sinh THPT và những đặc điểm của học sinh THPT...................................41
2.3.1.1. Học sinh THPT...............................................................................................41
2.3.1.2. Một số đặc điểm của học sinh trung học phổ thông........................................42
2.3.1.2.1.  Đặc điểm về sự phát triển thể chất..............................................................42
2.3.1.2.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ...............................................................42
2.3.1.2.3. Đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT.......................................43
2.3.2. Văn hóa giao thông của học sinh THPT............................................................45
2.3.2.1. Khái niệm văn hóa giao thông của học sinh THPT.........................................45
2.3.2.2. Các tiêu chí văn hóa giao thông của học sinh THPT......................................46
2.3.2.3. Các yếu tố tác động đến hình thành văn hóa giao thông ở học sinh THPT.....47
3. Cơ sở thực tiễn của đề tài.........................................................................................52
3.1. Một số đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phố Đà Lạt................52
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................52
3.1.1.1. Về địa hình.....................................................................................................52
3.1.1.2. Về khí hậu ......................................................................................................53
3.1.2. Kinh tế- xã hội của thành phố Đà Lạt................................................................53
3.1.2.1.Về nguồn dân cư..............................................................................................53
3.1.2.2.Về kinh tế........................................................................................................53
3.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Đà Lạt..................................54
3.2.1. Hệ thống mạng lưới giao thông.........................................................................54
3.2.2. Hệ thống bãi đỗ xe.............................................................................................55
3.2.3. Số lượng phương tiện giao thông thành phố Đà Lạt..........................................55
3.3. Thực trạng trật tự an toàn giao thông của thành phố Đà Lạt ................................55
3.3.1. Thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ .........................................55
3.3.2. Thực trạng ùn tắc giao thông thành phố Đà Lạt.................................................56

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................57


1.1. Nội dung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn........................................................57
1.1.1. Nội dung nghiên cứu về lý luận.........................................................................57
1.1.2. Nội dung nghiên cứu về thực tiễn......................................................................57
1.2. Phân tích các dữ liệu thu thập được để đưa ra những đánh giá thực trạng văn hóa
giao thông của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt
.....................................................................................................................................
57
1.3. Đưa một số giải pháp góp phần xây dựng và hình thành văn hóa giao thông ở
mỗi học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt
.....................................................................................................................................
58

8
1.4. Tiến hành xây dựng và tổ chức thực nghiệm mô hình để kiểm nghiệm tính hiệu
quả của hệ thống giải pháp mà đề tài đã đưa ra
.....................................................................................................................................
58
1.5. Xây dựng trang web đánh giá mức độ “văn hóa giao thông” của học sinh
.....................................................................................................................................
58
2. Phương pháp nghiên cứu
.....................................................................................................................................
58
2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
.....................................................................................................................................
58
2.1.1. Mục đích
.....................................................................................................................................
58
2.1.2. Cách thức tiến hành.
.....................................................................................................................................
58
2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
.....................................................................................................................................
59
2.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học – phương pháp khảo sát.
.....................................................................................................................................
59
2.2.1.1. Mục đích, yêu cầu.
.....................................................................................................................................
59
2.2.1.2. Xác định mẫu nghiên cứu.
.....................................................................................................................................
59
2.2.1.3. Đặc điểm, số lượng và phân bố khách thể nghiên cứu
.....................................................................................................................................
59
2.2.1.4. Tổ chức khảo sát
.....................................................................................................................................
64
2.2.1.5. Xử lý và phân tích dữ liệu từ bảng hỏi
.....................................................................................................................................
65
2.3. Phương pháp thực nghiệm
.....................................................................................................................................
65

9
2.4. Phương pháp xử lí số liệu
.....................................................................................................................................
67

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Kết quả điều tra thực trạng....................................................................................68
3.1.1. Kết quả đánh giá của học sinh...........................................................................68
3.1.1.1. Kết quả tự đánh giá của học sinh về mức độ hiểu biết An toàn giao thông.....68
3.1.1.2. Cảm xúc của học sinh với việc thực hiện văn hóa giao thông ........................72
3.1.1.2.1. Mức độ quan tâm của học sinh THPT thành phố Đà Lạt về vấn đề của
VHGT.......................................................................................................................... 72
3.1.1.2.2. Cảm xúc của học sinh với các hành vi thực hiện văn hóa giao thông
VHGT...72
3.1.1.2.3. Hành vi thực hiện văn hóa giao thông của học sinh THPT trên địa bàn
thành phố Đà Lạt.........................................................................................................75
3.1.2. Kết quả đánh giá đánh giá của người lớn về việc thực hiện VHGT của học
sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt...................................................................80
3.1.3. Kết quả đánh giá chung về Văn hóa giao thông của học sinhTHPT trên địa bàn
thành phố Đà Lạt hiện nay...........................................................................................84
3.1.4 Tương quan giữa các mặt biểu hiện của VHGT ................................................85
3.1.5. So sánh về VHGT giữa các nhóm học sinh.......................................................86
3.1.5.1.......................................................................................................................... 86
3.1.5.2 Sự quan tâm của các nhóm học sinh đối với vấn đề An toàn giao thông.........87
3.2. Kết quả thưc nghiệm.............................................................................................89
3.2.1. Về mặt nhận thức...............................................................................................89
3.2.2. Cảm xúc của học sinh về các hành vi thực hiện VHGT.....................................91
3.2.2.1. Mức độ quan tâm của học sinh đối với VHGT sau thực nghiệm....................91
3.2.2.2. Cảm xúc của học sinh về các hành vi thực hiện VHGT sau thực nghiệm.......92
3.2.3. Hành vi thực hiện VHGT sau thực hiện.............................................................93
3.2.4 Kết quả chung về Văn hóa giao thông của học sinh sau Thực nghiệm...............95
3.2.5 Tự nhận thức về nguyên nhân khiến học sinh vi phạm, chưa thực hiện đầy đủ
“văn hóa giao thông” trong thực tiễn...........................................................................98
3.3. Một số giải pháp để xây dưng và hình thành “Hình thành văn hóa giao thông”
cho học sinh THPT trên địa bản thành phố Đà Lạt......................................................98
3.3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về việc thực hiện VHGT.................99
3.3.1.1. Đối với nhà trường
...................................................................................................................................
100
3.3.1.2. Đối với các lực lượng đoàn thể xã hội (Công an giao thông, Đoàn thanh
niên)
...................................................................................................................................
102

10
3.3.1.3. Đối với cộng đồng dân cư
...................................................................................................................................
103
3.3.1.4. Đối với gia đình
...................................................................................................................................
105
3.3.2. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; phát hiện và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm luật giao thông; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
VHGT khác
...................................................................................................................................
107
3.3.3. Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông trong thành phố
...................................................................................................................................
107
3.4. Bộ công cụ đánh giá văn hóa giao thông cho học sinh bằng trang Web Online
...................................................................................................................................
108KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
...................................................................................................................................
112
KẾT LUẬN
...................................................................................................................................
113
PHỤ LỤC
...................................................................................................................................
115

11
A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới
đang phải chứng kiến những tác động tiêu cực ngày một lớn hơn của các vụ tai
nạn giao thông ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia mình. Hậu
quả của các vụ tai nạn giao thông không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế
mà nó còn để lại tổn thất vô cùng to lớn về mặt tinh thần cho xã hội – người thân
của những nạn nhâu xấu số. Ở Việt Nam, theo báo cáo hằng năm của Bộ Công an
cho thấy nước ta là một trong những quốc gia sử dụng nhiều phương tiện giao
thông và gây ra nhiều tai nạn giao thông. Trong các nguyên nhân dẫn đến các vụ
tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay thì nguyên nhân chủ quan từ ý thức của
người tham gia giao thông là nguyên nhân chủ yếu nhất. Trước đòi hỏi cấp thiết
của thực tiễn như vậy, vấn đề nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông mà
cao hơn là xây dựng “văn hóa giao thông” ở mỗi người dân Việt Nam là một giải
pháp có tầm quan trọng hàng đầu trong việc giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông
ở nước ta hiện nay.

Theo số lượng thống kê của Bộ Công an thì hiện nay có trên 50% học sinh
THPT sử dụng xe đạp điện hoặc xe máy điện làm phương tiện di chuyển chính và
có hơn 60% học sinh lớp 9 sử dụng xe đạp hoặc đi bộ tới trường. Đáng chú ý, xe
buýt là phương tiện giao thông an toàn nhất lại chỉ có 2% học sinh lớp 9 và 4%
học sinh cấp 3 sử dụng làm phương tiện tới trường. Số liệu trên cho thấy, đối
tượng tham gia giao thông là học sinh ở nước ta hiện nay chiếm tỉ lệ không nhỏ.
Đặc biệt, ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của nhóm đối tượng
này chưa cao. Các hiện tượng: đi xe hàng hai, hàng ba thản nhiên trên đường
phố; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; vượt đèn đỏ, vừa đi xe vừa
nghe điện thoại di động; phóng nhanh vượt ẩu; đi vào đường ngược chiều, đường
cấm; bóp còi inh ỏi; không phân biệt làn đường, vạch phân cách… vẫn diễn ra
hằng ngày trên các trục đường giao thông nhất là những lúc không có sự xuất

12
hiện của các lực lượng chức năng. Theo nghiên cứu gần đây, số liệu về tai nạn
giao thông (TNGT) liên quan tới lứa tuổi học sinh cấp 3 đã cho thấy: học sinh
cấp 3 có liên quan tới 90% tổng số vụ TNGT của trẻ em và tỷ lệ tử vong do
TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng trong hai năm gần đây. Ba nguyên
nhân hàng đầu góp phần gây ra TNGT trẻ em bao gồm: Đi sai phần đường, vi
phạm tốc độ và thiếu quan sát. Điều đó cho chúng ta thấy được tầm quan trọng
đặc biệt của việc giáo dục học sinh nhằm hướng tới xây dựng và hình thành
VHGT trong mỗi học sinh.

Đà Lạt, một thành phố đặc thù với địa hình đồi núi, do vậy, phương tiện giao
thông đi lại của người dân Đà Lạt chủ yếu là xe máy. Xe máy cũng là phương
tiện đi lại chủ yếu của học sinh THPT trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, khi
tham gia giao thông ý thức chấp hành pháp luật giao thông của đối tượng này
chưa cao. Các lỗi chủ yếu của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện
nay tập trung vào các vi phạm sau: Không đội mũ bảo hiểm, đi sai phần đường,
làn đường, đi xe máy khi chưa đủ tuổi. Đặc biệt, nhiều học sinh chấp hành Luật
Giao thông đường bộ chỉ mang tính đối phó, khi không có lực lượng chức năng
thì lại tái phạm… Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm tác giả chúng tôi xin chọn
“Đánh giá văn hóa giao thông của học sinh THPT trên địa bàn thành phố
Đà Lạt” là nội dung nghiên cứu của đề tài.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Khi triển khai nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung vào các mục tiêu cơ
bản sau:
- Đánh giá thực trạng VHGT của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt
hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và hình thành VHGT cho học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản sau:
- Thu thập, xử lý tài liệu liên quan để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài.
- Xây dựng bộ tiêu chí “văn hóa giao thông” cho học sinh THPT và tiến hành
khảo sát thông qua phiếu điều tra (khảo sát trực tiếp bằng phiếu điều tra và khảo sát
trên mạng) và bên cạnh đó, đề tài tiến hành thu thập thông tin phản hồi từ các lực
lượng khác trong xã hội (người lớn, cơ quan chức năng) để đánh giá một cách khách

13
quan, toàn diện về VHGT của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện
nay.
- Trên cơ sở thực trạng VHGT đã đánh giá để đưa ra một số giải pháp nhằm
mục tiêu hướng tới xây dựng và hình thành VHGT ở mỗi học sinh THPT trên địa
bàn thành phố Đà Lạt
- Tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã đưa ra.
- Xây dựng trang web đánh giá “văn hóa giao thông” cho đối tượng học sinh
THPT nói riêng và cho người tham gia giao thông đường bộ nói chung đánh giá
được mức độ “văn hóa giao thông” của bản thân.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá văn hóa giao thông của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài lựa chọn khách thể nghiên cứu là học sinh THPT trên địa bàn thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn về mặt nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu VHGT của học sinh THPT trên địa bàn thành
phố Đà Lạt trong phạm vi tiêu chí là người tham gia giao thông trong lĩnh vực giao
thông đường bộ – ý thức tham gia giao thông dưới góc độ văn hóa.
5.2. Giới hạn về không gian
Đề tài giới hạn về không gian nghiên cứu trong phạm vi thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng.
5.3. Giới hạn về thời gian
Từ tháng 5/2019 đến tháng 5/2020.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Văn hóa tham gia giao thông của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà
Lạt chưa cao: nhận thức, cảm xúc, hành vi.
- Có nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến việc xây dựng và thực hiện VHGT ở
học sinh. Do vậy, chưa hình thành VHGT ở đối tượng này.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương
pháp điều tra xã hội học, phương pháp thực nghiệm, phương pháp xử lí số liệu
8. Đóng góp của đề tài
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá văn hóa giao thông dành cho học sinh THPT.

14
- Đề tài xây dựng trang web để học sinh tự đánh giá mức độ “văn hóa giao thông
của mình”.
- Góp phần đánh giá thực trạng văn hóa giao thông của học sinh THPT trên
địa bàn thành phố Đà Lạt hiện nay: nhận thức, cảm xúc, hành vi (được, chưa
được).
- Đưa ra một số giải pháp để xây dựng và hình thành văn hóa giao thông ở mỗi
học sinh THPT trên địa bàn Đà Lạt.
9. Cấu trúc của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của
đề tài chia làm 3 chương. Cụ thể:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Chương 2. Tổ chức nghiên cứu
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu.
10. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nghiên cứu theo kế hoạch như sau:
- Tham khảo tài liệu
- Xác định vấn đề nghiên cứu
- Đặt tên đề tài
- Xây dựng, thuyết minh đề cương, đề tài
- Tìm kiếm tài liệu liên quan
- Xây dựng phiếu điều tra; khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Lạt
- Xử lý số liệu
- Đề xuất các giải pháp, hoàn thành đề tài nghiên cứu
- Báo cáo kết quả

15
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phân tích, đánh giá để tìm ra những nguyên nhân của tình trạng mất trật tự an toàn
giao thông (TTATGT), đặc biệt là tìm ra những nguyên nhân của tình trạng tai nạn
giao thông ngày một gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trên cơ sở đó để đưa ra các giải pháp nhằm mục tiêu giảm thiểu số vụ tại nạn giao
thông, tình trạng ùn tắc giao thông, xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh
và lịch sự đã trở thành đề tài được rất nhiều tác giả trong nước và quốc tế chú tâm
nghiên cứu trong nhiều năm trở lại đây. Cụ thể:
1.1. Nghiên cứu nước ngoài
- Cuộc khảo sát hàng năm “Chỉ số Văn hóa An toàn Giao thông” (tên tiếng anh
là Traffic Safety Culture Index) là 1 trong những nghiên cứu hàng đầu của Quỹ AAA
vì An toàn giao thông (AAA Foundation for Traffic Safety) xác định thái độ và hành
vi của người lái xe liên quan đến an toàn giao thông. Được thành lập vào năm 1947,
Quỹ AAA vì an toàn giao thông là một tổ chức giáo dục và nghiên cứu từ thiện phi lợi
nhuận đứng đầu là nhóm nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu ở Bắc Mỹ. Nghiên cứu liên
quan đến lái xe mất tập trung, văn hóa an toàn giao thông, nghiên cứu lái xe tuổi teen
và người già và lái xe buồn ngủ đã được giới thiệu trên toàn quốc bao gồm trên Good
Morning America , CBS This Morning , Today Show , New York Times và USA
Today .
- Đề tài “Hành động để thay đổi văn hóa an toàn giao thông” (Action
Framework for Transforming Traffic Safety Culture) của Trung tâm Văn hóa Sức khỏe
và An toàn giao thông phương Tây của Đại học bang Montana, Hoa Kỳ. Trong đề tài
này Giáo sư Nicholas Ward đã dẫn đầu các nhóm nghiên cứu liên ngành và quốc tế để
nghiên cứu nghiên cứu an toàn giao thông bao gồm hệ thống giao thông thông minh,
hành vi lái xe (suy giảm) và văn hóa an toàn giao thông. Theo đề tài “Thay đổi văn hóa
an toàn giao thông là một việc lâu dài nỗ lực sẽ liên quan đến hoạt động trên toàn hệ
thống an toàn giao thông” (từ cấp quốc gia đến cá nhân).
- Cuốn sách “Văn hóa giao thông: định nghĩa, thành lập và áp dụng” (Traffic
Safety Culture: Definition, Foundation, and Application) xuất bản năm 2019 của nhóm
tác giả Nicholas John Ward, Barry Watson, Katie Fleming-Vogl đã cung cấp cho các
nhà nghiên cứu và thực hành an toàn giao thông một bản tóm tắt quốc tế và đa lĩnh vực

16
về các khái niệm lý thuyết và phương pháp liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng Văn
hóa an toàn giao thông nhằm hướng tới tương lai không tử vong trong giao thông.
1.2. Nghiên cứu trong nước
- Tác giả Nguyễn Như Chiến (2009) đã thực hiện Luận án tiến sĩ Tâm lý học
với đề tài Nghiên cứu hành vi chấp hành luật giao thông đường bộ của học sinh trung
học cơ sở. Đề tài này đề cập ở góc độ tâm lý học pháp lý về hành vi chấp hành luật
giao thông, cách định hướng giáo dục hành vi chấp hành luật giao thông cho các
em học sinh trung học cơ sở có hiệu quả. 
- Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Công an) có đề tài Những giải pháp tăng cường
công tác đảm bảo trật tự ATGT đường bộ của lực lượng CSGT giai đoạn 2001-2010
(Mã số nghiên cứu- 2000-C26-005) do tác giả Vũ Sĩ Doanh làm chủ nhiệm đề tài. Đề
tài này đề cập ở góc độ pháp lý: tình hình trật tự ATGT đường bộ ở Việt Nam và
những giải pháp để nâng cao chúng từ chức năng của lực lượng CSGT
- Năm 2010, TS. Nguyễn Minh Tiến và nhóm của ông đã hoàn thành đề tài
“Thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh và một số biện
pháp giải quyết”. Qua nghiên cứu, ông và cộng sự đã chỉ ra được thực trạng tai nạn
giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh tuy có mức giảm hơn trước nhưng số
vụ tai nạn vẫn ở trong mức báo động, trong đó ý thức kém của người tham gia giao
thông là nguyên nhân quan trọng nhất, từ đó nhóm đã đưa ra những đề xuất và biện
pháp thích hợp nhằm giải quyết tình trạng trên.
- Tác giả Bùi Đức Trọng, trong luận văn thạc sĩ “Thái độ tham gia giao thông
của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Trong luận văn này, tác giả đã
đánh giả đánh giá thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT thành phố Hà Nội
trên 3 phương diện: Nhận thức, cảm xúc, hành vi. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến
nghị nhằm để hình thành thái độ tích cực khi tham gia giao thông của học sinh THPT
trên địa bàn thành phố.
- TS. Phạm Ngọc Trung trong cuốn sách “Văn hóa giao thông”, do Nhà xuất
bản Hà Nội phát hành năm 2012. Trong cuốn sách này, tác giả đã tập hợp các khái
niệm về văn hóa giao thông; chỉ ra đặc điểm của giao thông Việt Nam từ góc nhìn văn
hóa; đồng thời đưa ra giải pháp để xây dựng văn hóa giao thông trong thời kỳ đổi mới.
- Trong cuốn “Văn hóa giao thông trong môi trường học đường” năm 2012,
TS. Huỳnh Văn Sơn đã trình bày những vấn đề lý luận liên quan về văn hóa giao
thông; phân tích thực trạng văn hóa giao thông của học sinh, sinh viên; từ đó ông đưa
ra định hướng giáo dục văn hóa giao thông cho học sinh trong môi trường học đường.

17
- Trong Luận văn thạc sĩ “Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV
giao thông” của Nguyễn Thị Yên, Hà Nội năm 2014 đã đánh giá nhiệm vụ của báo chí
truyền thông về ATGT và VHGT. VOV giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam là
một kênh thông tin đã và đang tham gia tích cực vào công tác truyền thông về ATGT
và VHGT. Do đó, một trong những đầu ra tin tức như kênh VOV có vai trò rất quan
trọng, nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng.
- Luận án Tiến sĩ “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở
Việt Nam hiện nay” của đồng chí Trần Sơn Hà năm 2016. Tác giả đã chỉ rõ tồn tại
nhiều bất cập, từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
đường bộ, về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông. Do đó để
đảm bảo về trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhà nước cần có sự đổi mới cơ bản,
bền vững và từng bước hoàn thiện, đã đặt ra nhiều vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn
cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học.
- Nguyễn Hữu Trí, trong “Nghiên cứu định tính và đề xuất biện pháp nâng cao
ATGT cho người đi xe máy”. Tác giả bằng các kết quả được giải thích từ mô hình cho
thấy thói quen, định kiến xã hội, niềm tin… là những nhân tố chính khiến cho người
tham gia giao thông thực hiện các hành vi vi phạm ATGT. Trên cơ sở giải thích các
nguyên nhân này, nghiên cứu đề xuất kiến nghị các biện pháp khắc phục, giúp giảm
thiểu tỉ lệ TNGT. Phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được áp dụng thông qua hình
thức phỏng vấn nhóm, phương pháp này sẽ giúp tác giả và người đọc có được những
khái niệm sâu rộng về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người lái xe, nguyên nhân và
kết quả của nó.
- Đề tài “Giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Bình Phước” năm 2016, do thạc sĩ Lưu Quang Huy, Phó trưởng phòng kỹ thuật
hình sự Công an tỉnh Bình Phước chủ nhiệm. Trong đề tài tác giả đã đánh giá thực
trạng công tác bảo đảm TTATGT đường bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa
bàn tỉnh, từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và làm rõ nguyên nhân hạn chế trong
công tác này từ năm 2010 đến 2014. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp đảm bảo
TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Đề tài đã đưa ra những giải
pháp chi tiết, cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng chưa có số liệu chứng minh,
dẫn nguồn để tăng tính thuyết phục.
- Tác giả Ngô Thị Lệ Thủy và Lê Quang Sơn, Trường Đại học Sư Phạm-ĐH Đà
Nẵng là tác giả của đề tài “Nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên
trường ĐHSP-ĐHĐN”. Đề tài đã làm rõ nhận thức của học, sinh viên về tầm quan

18
trọng, ý nghĩa của việc chấp hành luật an toàn giao thông. Đồng thời nói lên mức độ
tuân thủ và mức độ vi phạm luật an toàn giao thông của sinh viên.
- Trần Chí Nguyên trong đề tài nghiên cứu khoa học “Tai nạn giao thông đường
bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học xuất bản 9, Đại học văn hóa TP.HCM, nêu lên
hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ ở Thành Phố Hồ Chí Minh, những vấn đề
chung về tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng tai nạn giao thông ở thành phố Hồ
Chí Mính và biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ.
- Đề tài của Bộ Giao thông vận tải tháng 1/2017, với nhan đề “Giao thông
đường bộ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” do tác giả Ngô Xuân Thắng chủ biên,
đề tài đã chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình hình TTATGT trên địa bàn cả nước đang
diễn biến ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, tác giả đã đề ra các giải pháp và kêu gọi
các ban lãnh đạo, thủ tướng chính phủ, các bộ trưởng tham gia vào việc tháo gỡ nút
thắt của hệ thống giao thông Việt Nam hiện nay.
- Tờ báo Kinh tế & Đô thị số ngày 26/12/2018 đã có bài viết “VHGT không của
riêng ai” đã cho độc giả thấy con số đáng giật mình về tỉ lệ tai nạn giao thông đang
ngày một tăng qua các năm. Sự vào cuộc của cơ quan ban ngành, các cơ quan chức
năng, đặc biệt là ý thức tự giác của người tham gia giao thông là biện pháp cấp thiết
mà tác giả đưa ra.
- Tác giả Hoa Nguyễn, trong bài viết “Đưa VHGT đến với người lao động” in
trong báo Lao Động thủ đô, ngày 16/5/2019, đã đưa ra tình trạng đang diễn ra thường
xuyên trước cổng một số khu công nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông
cho người và phương tiện mỗi khi lưu thông qua khu vực này, nhất là vào khung giờ
cao điểm. Tác giả đề cao và ủng hộ giải pháp của cơ quan chức năng như phổ biến các
kiến thức về Luật Giao thông đường bộ; nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật
trật tự an toàn giao thông và hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, nhằm giảm nguy cơ tai
nạn giao thông và đưa VHGT đến với người lao động.
- Tác giả Đoàn Văn Hân, với bài viết “Xây dựng văn hóa giao thông cho học
sinh” (02/2017), đăng trên cổng thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, đã nêu
lên thực trạng làm ngơ trước pháp luật của HS sinh viên ngày nay đối với vấn đề an
toàn giao thông đường bộ. Đồng thời tác giả đã đưa ra biện pháp đối với cá nhân, gia
đình và nhà trường nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông.
Từ những tìm hiểu nghiên cứu tổng quan trên, chúng em có thể đưa ra kết luận
rằng cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về việc đánh giá văn hóa giao thông
của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Do vậy, nhóm tác giả

19
chúng em đã lựa chọn nội dung “ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA GIAO THÔNG CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
LẠT” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Văn hóa
2.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là mảng đề tài được nghiên cứu ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện
nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách
nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo thống kê của hai nhà nhân loại học Mỹ là
Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn thì có trên 160 định nghĩa khác nhau về văn hóa
trong các công trình nổi tiếng thế giới. Như:
Theo E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về
tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách
một thành viên của xã hội” . Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó
bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín
ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính
“bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người
F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và
những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người
vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của
họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các
thành viên này với nhau”. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và
môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.
Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là “Văn
hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những
biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa
là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo”
Còn A.A. Zvokin đã xem văn hóa “là tất cả những gì do con người tạo ra, khác
với tất cả những gì do thiên nhiên cung cấp”. Tác giả khẳng định tính người của văn
hóa, theo quan điểm văn hóa là tất cả những giá trị vất chất và tinh thần của con người,
loài người.
          Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa, văn hóa nên được đề
cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc

20
cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn
học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin.
  Định nghĩa của Hồ Chí Minh về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
phát luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hoá.”
Trong Nghị quyết Trung Ương 5 (Khóa 8) nêu rõ: Văn hóa Việt Nam là thành
quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của
nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã
hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của
dân tộc.
- Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm
Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
          + Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
          + Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình lao động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên, xã hội.
Từ tất cả những định nghĩ trên chúng ta có thể thấy điểm chung trong các định
nghĩa đó là:
+ Văn hóa là hoạt động sáng tạo ra những giá trị nhất định có ý nghĩa đối với
con người.
+ Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người, loài người, xã hội loài người.
Văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người với thiên nhiên
và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự
bền vững và trật tự xã hội.
+ Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua tiến trình lịch
sử. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội
của con người.

21
+ Văn hóa thể hiện trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu
hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng
như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

2.1.2. Cấu trúc của hệ thống văn hóa

Văn hóa thường được chia đôi thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Bên cạnh đó là những cách chia ba. Ví dụ: văn hóa vật chất – văn hóa xã hội – văn hóa
tinh thần, văn hóa vật chất – văn hóa tinh thần – văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt kinh tế
– sinh hoạt xã hội – sinh hoạt trí thức…. Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như:
văn hóa sản xuất - văn hóa xã hội - văn hóa tư tưởng - văn hóa nghệ thuật hoặc hoạt
động sinh tồn - hoạt động xã hội - hoạt động tinh thần - hoạt động nghệ thuật.

Từ cách tiếp cận hệ thống, có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành
tố (tiểu hệ) cơ bản với các vi hệ như sau:
Mỗi nền văn hóa là tài sản của một cộng đồng người (chủ thể văn hóa) nhất
định. Trong quá trình tồn tại và phát triển, chủ thể văn hóa đó đã tích lũy được một
kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người. Đó là 2 vi hệ
của tiểu hệ văn hóa nhận thức.
Tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa: đó là
văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm 2 vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (ở
tầm vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá
nhân (liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp,
nghệ thuật…).
Cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường – môi
trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các dân tộc, quốc gia
khác). Cho nên, cấu trúc văn hóa còn chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của cộng
đồng với hai loại môi trường đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa
ứng xử với môi trường xã hội.
Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại
tác động của chúng (tạo nên 2 vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực) và ứng
phó với môi trường (tác động tiêu cực). Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn
uống, tạo ra các vật dụng hàng ngày…; đồng thời phải ứng phó với thiên tai (trị thủy),
với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa…). Với môi
trường xã hội bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố

22
gắng tận dụng những thành tựu của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn
hóa của mình; đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại
giao…
2.1.3. Các đặc trưng của văn hóa
- Đặc trưng thứ nhất, tính hệ thống của văn hóa: cần để phân biệt hệ thống với
tập hợp nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện
thuộc một nền văn hóa, phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát
triển của nó.
- Đặc trưng thứ hai, tính giá trị của văn hóa. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là
“trở thành đẹp, thành có giá trị”. Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá
trị  (vd: thiên lai, malla). Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ
cho nhu cầu vật chất). Và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần). Theo ý
nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức. Và giá trị thẩm mĩ theo thời
gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị
theo thời gian cho phép ta có đươc cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh
giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ
nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.
Vì vậy mà về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít
tùy theo góc nhìn. Theo bình diện được xem xét. Muốn kết luận một hiện tượng có
thuộc phạm trù văn hóa hay không?. Phải xem xét mối tương quan giữa các mức độ
“giá trị” và “phi giá trị” của nó. Về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng sẽ có thể có giá
trị hay không tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa cùa từng giai đoạn lịch sử. Áp dụng
vào Việt Nam. Việc đánh giá chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, các triều đại
nhà Hồ, nhà Nguyễn… đều đòi hỏi một tư duy biện chứng như thế.
- Đặc trưng thứ ba, tính nhân sinh của văn hóa. Tính nhân sinh cho phép phân
biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá
trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác
động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo
gỗ…) hoặc tinh thần (như việc đặt tôn. truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên).
Như vậy, văn hóa học không đồng nhất với đất nước học. Nhiệm vụ của đất
nước học là giới thiệu thiên nhiên - đất nước -con người. Đối tượng của nó bao gồm cả
các giá trị tự nhiên. Và không nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị, về mặt này thì nó rộng

23
hơn văn hóa học. Mặt khác, đất nước học chủ yếu quan tâm đến các vấn đế đương đại,
về mặt này thì nó hẹp hơn văn hóa học
- Đặc trưng thứ tư, tính lịch sử của văn hóa. Nó cho phép phân biệt văn hóa
như sản phẩm của một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như
sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho
văn hóa tính bề dày một chiều sâu, nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến
hành phân loại và phân bố lại các giá trị.
Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là
những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo
trong cộng đồng người qua không gian và thời gian. Được đúc kết thành những khuôn
mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật
pháp, dư luận…

2.1.4. Chức năng của văn hóa.

Thứ nhất, văn hóa có chức năng tổ chức: Xã hội loài người được tổ chức theo
những cách thức đặc biệt thành những làng xã, quốc gia, đô thị, hội đoàn, tổ nhóm,
v.v. mà giới động vật chưa hề biết tới – đó là nhờ văn hóa. Làng xã, quốc gia, đô thị…
của mỗi dân tộc lại cũng mỗi khác nhau – cái đó cũng do sự chi phối của văn hóa.
Chính tính hệ thống của văn hóa là cơ sở cho chức năng này.
Thứ hai, văn hóa có chức năng điều chỉnh. Mọi sinh vật đều có khả năng thích
nghi với môi trường xung quanh bằng cách tự biến đổi mình sao cho phù hợp với tự
nhiên qua cơ chế di truyền và chọn lọc tự nhiên. Con người thì hành xử theo một cách
thức hoàn toàn khác hẳn: dùng văn hóa để biến đổi tự nhiên phục vụ cho mình bằng
cách tạo ra đồ ăn, quần áo, nhà cửa, vũ khí, máy móc, thuốc men… Tính giá trị là cơ
sở cho chức năng điều chỉnh của văn hóa. Nhờ có chức năng điều chỉnh, văn hóa trở
thành mục tiêu và động lực của sự phát triển trong xã hội loài người.
Thứ ba, văn hóa có chức năng giao tiếp. Một trong những đặc điểm phân biệt
con người với động vật là ở sự hợp quần thành xã hội, mà xã hội không thể hình thành
và tồn tại được nếu thiếu sự giao tiếp. Văn hóa tạo ra những điều kiện và phương tiện
(như ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu) cho sự giao tiếp ấy, văn hóa là môi trường
giao tiếp của con người. Đến lượt mình, văn hóa cũng là sản phẩm của giao tiếp: các
sản phẩm của văn hóa thì còn có thể được tạo ra bằng hoạt động của các cá nhân riêng
rẽ chứ bản thân văn hóa thì chỉ có thể là sản phẩm của hoạt động xã hội mà thôi. Tính
nhân sinh là cơ sở cho chức năng giao tiếp của văn hóa.
24
Thứ tư, văn hóa có chức năng giáo dục. Văn hóa thực hiện được chức năng
giáo dục trước hết là do nó có năng lực thông tin hoàn hảo. Ở động vật, thông tin được
mã hóa trong cấu trúc tế bào và thần kinh và truyền đạt bằng con đường di truyền;
ngoài ra, ở động vật cao cấp, thông tin còn được truyền đạt bằng cách quan sát và bắt
chước hành vi của cha mẹ, công việc này mỗi thế hệ mới lại bắt đầu lại từ đầu. Trong
cả hai trường hợp, từ thế hệ này sang thế hệ khác, lượng thông tin không tăng lên. Con
người thì không thế. Nhờ văn hóa, thông tin được mã hóa bằng những hệ thống ký
hiệu tạo thành những sản phẩm nằm ngoài cá nhân con người, do vậy mà nó được
khách quan hóa, được tích luỹ, được nhân bản và tăng lên nhanh chóng từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Sự tích lũy và chuyển giao những giá trị tương đối ổn định (những
kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội trong cộng đồng người
qua không gian và thời gian và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập
quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận... từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo nên truyền thống
văn hóa trên cơ sở tính lịch sử của nó chính là chức năng giáo dục của văn hóa. Nhưng
văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền
thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị đã ổn định và những
giá trị đang hình thành tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới.
Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con
người, trồng người (dưỡng dục nhân cách), tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội. Văn
hóa đưa con người gia nhập vào cộng đồng xã hội; bởi vậy mà có người gọi chức năng
này của văn hóa là chức năng xã hội hóa.
Ngoài bốn chức năng cơ bản trên, còn có thể nói đến các chức năng khác của
văn hóa như chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí, v.v., song
chúng đều chỉ là những chức năng bộ phận hoặc phái sinh từ bốn chức năng cơ bản đã
nêu (vd: chức năng thẩm mỹ và chức năng giải trí chỉ có ở thành tố nghệ thuật là một
bộ phận của văn hoá; chức năng nhận thức hàm chứa trong chức năng giáo dục.
2.2. Giao thông và văn hóa giao thông
2.2.1. Giao thông
2.2.1.1. Khái niệm giao thông và người tham gia giao thông.
2.2.1.1.1. Khái niệm về giao thông
Theo Wikipedia tiếng Việt thì giao thông là hình thức di chuyển, đi lại công
khai bao gồm các đối tượng như người đi bộ, xe, tàu điện, các phương tiện giao thông
công cộng, thậm chí cả xe dùng sức kéo động vật (động vật tham gia đơn lẻ hoặc cùng
nhau).

25
Trong từ điển Tiếng Việt thì giao thông là việc đi từ nơi này đến nơi khác của
người và phương tiện chuyên chở. Còn vận tải là: chuyên chở người hoặc đồ vật trên
quãng đường tương đối dài. Có thể thấy, giao thông và vận tải là hai khái niệm khác
nhau song rất gắn bó với nhau. Chúng đều hướng tới sự thay đổi vị trí không gian của
người, đồ vật, phương tiện. Nói đến vận tải là nói đến giao thông nhiều trường hợp
tham gia giao thông là để vận tải. Trong phạm vi này, chúng tôi sử dụng giao thông
bảo hàm cả nghĩa vận tải
2.2.1.1.2. Khái niệm người tham gia giao thông
Hoạt động giao thông là sự phối hợp đồng bộ, khoa học và thống nhất giữa ba
yếu tố cấu thành: Người tham gia giao thông - Phương tiện tham gia giao thông - Cơ
sở vật chất, công trình giao thông. Trong đó người tham gia giao thông được xem là
yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò là chủ thể của hoạt động này.
Thông thường trong cuộc sống người ta hay đồng nhất khái niệm “người tham
gia giao thông” với khái niệm “người đi đường”. Tuy nhiên thuật ngữ “người đi
đường” chưa phản ánh hết tính chất cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể tham
gia giao thông.
Theo tác giả Nguyễn Duy Lãm trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ pháp lý” đã chỉ
ra: “Người tham gia giao thông là người có những hoạt động trên đường giao thông.
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển và sử dụng các loại phương tiện giao
thông; người dẫn, dắt, cưỡi súc vật, người đi bộ, người làm các công việc khác trên
đường bộ, đường đô thị” [28, tr256].
Luật giao thông đường bộ (2009) có quy định: “Người tham gia giao thông
gồm người điều khiển; người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ; người điều
khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ; người điều khiển phương tiện
tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng
tham gia giao thông đường bộ, người lái xe là người điều khiển xe cơ giới” [30].
Vì vậy, chúng ta có thể hiểu người tham gia giao thông là người tham gia các
hoạt động trên đường giao thông và địa bàn giao thông công cộng, người tham gia giao
thông bao gồm: lái xe ôtô, môtô, máy kéo các loại, người điều khiển phương tiện giao
thông thô sơ, người đi xe đạp, đạp xích lô, người đi trên các phương tiện giao thông,
người bộ hành, người tham gia các hoạt động khác trên đường: duy tu, sữa chữa, bảo
dưỡng, vệ sinh.
Trong Luật Giao thông đường bộ đã quy định: Đối tượng áp dụng cho luật là
các tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà

26
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, người tham gia giao thông được xác định gồm:
Tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang có mặt trên lãnh thổ Việt
Nam khi họ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia các hoạt động giao thông công cộng trên
lãnh thổ Việt Nam [30].
Chủ thể là người tham gia giao thông không phân biệt quốc tịch, lứa tuổi, địa
vị xã hội mà vấn đề cơ bản là họ tham gia vào các hoạt động và quan hệ xã hội trên
lĩnh vực giao thông quốc gia. Như vậy, trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam
không quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đối với học sinh
THPT, nhưng với tư cách là người tham gia giao thông, học sinh THPT cũng phải
chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật giao thông và thực hiện tròn nghĩa vụ,
trách nhiệm của công dân khi tham gia giao thông.
* Nhóm các hành vi tham gia giao thông của học sinh với tư cách là người
tham gia giao thông:
- Hành vi đi bộ trên đường bộ
- Hành vi điều khiển phương tiện trên đường
- Hành vi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp
- Hành vi ngồi trên xe ôtô, xe buýt
- Các hành vi tham gia giao thông khác như: tụ tập đông người trên đường bộ, nô đùa
trên đường phố, cổ vũ, xúi giục, đua xe, lạnh lách, gây mất trật tự, an toàn, vệ sinh
đường phố.
2.2.1.2. Các loại hình giao thông
Căn cứ vào phương tiện vận chuyển, người ta chia thành các loại hình giao
thông:
- Giao thông đường bộ.
- Giao thông đường sắt.
- Giao thông đường thủy.
- Giao thông đường hàng không
2.2.1.3. Vai trò của giao thông
Một là, cung ứng đầu vào cho các quá trình sản xuất. Giao thông vận tải tham
gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất
và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra
liên tục và bình thường.
Hai là, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt
được thuận tiện.

27
Ba là, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước. Các mối liên hệ
kinh tế, xã hội giữa các địa phương, giữa các quốc gia, các châu lục được thực hiện
nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn
hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất,
dịch vụ và dân cư. Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận
chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lí cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành
vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên
thế giới.
Bốn là, ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế,
văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế.
Năm là, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước.
2.2.2.Văn hóa giao thông
2.2.2.1. Khái niệm văn hóa giao thông

Khái niệm Văn hoá giao thông tất nhiên là một biểu hiện cụ thể của khái niệm
Văn hoá nói chung...Cho đến này ở Việt Nam, văn hoá giao thông là một khái niệm
khá mới và được nhiều tác giả định nghĩa dưới nhiều cách hiểu khác nhau. Chẳng hạn:

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “Văn hoá giao thông được biểu hiện
bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp,
cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên
thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm
bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện
văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn
giao thông quốc gia, trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: 

Một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng
các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; 

Hai là, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và
giúp đỡ người khác; 

Ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và
tinh thần thượng tôn pháp luật.

28
Theo báo Văn hoá: “Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn
giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn
trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn
nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông
an toàn, thân thiện”.

Theo TS. Nguyễn Thị Hồng: Văn hoá giao thông hiểu theo nghĩa hẹp là cách
ứng xử có văn hoá của mọi người khi tham gia giao thông. Đó chính là sự tôn trọng và
chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng,
biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy
ra va chạm...

Theo TS. Phạm Ngọc Trung: “Văn hoá giao thông cần được hiểu là: sự ứng xử
một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia
giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo lập
nên một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả”. Khái niệm
của TS. Phạm Ngọc Trung đã nhấn mạnh đến sự ứng xử một cách có ý thức và có
trách nhiệm của mọi người trên bình diện xã hội chứ không phải chỉ nói đến ý thức tự
giác của người trực tiếp tham gia giao thông. Khái niệm này phản ánh được tính tự
giác mang tính cá nhân và tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu cầu cơ bản
tạo nên hành vi ứng xử có văn hoá của người tham gia giao thông.

Theo GS.VS Hồ Sĩ Vịnh: “Văn hoá giao thông là một thành tố của lối sống đô
thị, của văn hoá thẩm mỹ, là gương mặt của đô thị. Khi ta nói người Hà Nội văn minh
thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với khách công vụ hay
khách du lịch là Văn hoá giao thông”.

Theo TS. Lê Thị Anh: ‘Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp
tham gia giao thông và văn  hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh
hưởng đến quá trình hình thành Văn hoá giao thông như: Nhà làm luật giao thông; cơ
quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra giao thông; ban quản lý các
khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản lý các chợ, các công trình xây
dựng; người phụ trách và nhân viên ở các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe,
trung tâm đăng kiểm phương tiện... Đây là khía cạnh phi vật thể của Văn hoá giao
thông. Khía cạnh vật thể của Văn hoá giao thông là hệ thống cơ sở hạ tầng như đường
sá, cầu cống, hệ thống đèn chiếu sáng, biển báo...Trong những yếu tố trên đây thì
29
người trực tiếp tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao
thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước
tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải
có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không
chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác. gặp
trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn hoá khi
lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già,
trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quẹt... Văn hoá giao thông phải được nhìn nhận
từ hai phía, đó là người tham gia giao thông và các lực lượng chức năng quản lý giao
thông trong đó quan trọng nhất là người thực thi- cảnh sát giao thông.

Theo Giáo sư Hoàng Chương: Nhận thức về văn hóa giao thông trong xã hội
hiện nay còn chưa thực sự chính xác, dường như chỉ tập trung vào ý thức văn hóa, tinh
thần chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông mà chưa quan niệm đầy đủ
các thành tố tạo nên văn hóa giao thông cũng như mối quan hệ biện chứng giữa các
thành tố đó. Từ quan điểm lệch lạc đó dẫn đến các nội dung xây dựng Văn hoá giao
thông cũng chỉ nhằm vào vận động mọi người chấp hành tốt luật giao thông và ứng xử
có văn hóa khi tham gia giao thông. Đây cũng là một trong những lý do khiến việc xây
dựng văn hóa giao thông chậm tiến triển, thiếu đột phá. Nói đến Văn hoá giao thông là
nói đến cái phải, cái đẹp, cái thiện của con người trong quá trình xây dựng, sử dụng
các công trình, phương tiện giao thông, trong xây dựng và thực thi pháp luật về giao
thông và trong tham gia giao thông. Văn hóa giao thông vừa là động lực, vừa là mục
tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, hiệu quả, một môi trường
giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện.

Văn hóa giao thông bao gồm cả hai mặt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Văn hóa vật chất bao gồm các hạ tầng kỹ thuật giao thông (các loại đường giao thông,
hệ thống chỉ dẫn giao thông), phương tiện giao thông, thiết bị diều hành giao thông.
Văn hóa tinh thần bao gồm luật giao thông, cách thực thi luật giao thông, hành vi tham
gia giao thông, trách nhiệm và tâm lý tham gia giao thông…

Khi bàn về văn hóa giao thông, lâu nay chúng ta thường chủ yếu nói đến yếu
tố ý thức, tinh thần mà cũng chỉ tập trung đến những yêu cầu, chuẩn mực văn hóa đối
với những người trực tiếp tham gia giao thông. Muốn hiểu đúng về Văn hoá giao
thông cần nhận thức về văn hóa giao thông với các mặt, các đối tượng các cấp độ. Văn

30
hóa giao thông không chỉ là văn hóa vận hành giao thông mà còn là văn hóa pháp luật
giao thông, văn hóa quy hoạch giao thông, văn hóa quản lý, quản trị giao thông.

Như vậy, trong khái niệm văn hóa giao thông, văn hóa của người tham gia
giao thông, việc chấp hành luật giao thông dù là một nội dung rất quan trọng chính yếu
nhưng không thể coi là nội dung duy nhất và bao trùm như quan niệm phổ biến hiện
nay.
Cần đề cập đầy đủ và sâu sắc đến văn hóa của người quy hoạch, xây dựng các
chính sách pháp luật về giao thông, hạ tầng giao thông, người sản xuất các phương tiện
giao thông, người xây dựng các công trình giao thông, người điều hành và thực thi
pháp luật giao thông…
Từ các khái niệm trên có thế thấy được văn hóa giao thông được thực hiện
thông qua hai yếu tố sau:
- Tính pháp lý khi tham gia giao thông:
Văn hóa giao thông chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối
với Luật Giao thông đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức
tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng
những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công
cộng.
Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng
đỗ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật đèn pha trong phố, đi
ngược chiều... Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều
nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.
- Tính cộng đồng khi tham gia giao thông:
Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông
một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là
mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.
Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro
khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ
nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm
của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông
báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.
Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc
đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va

31
chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt
tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.
2.2.2.2. Tiêu chí văn hóa giao thông
2.2.2.2.1. Tiêu chí chung
1. Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;
2. Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;
3. Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;
4. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;
5. Đi đúng làn đường, phần đường quy định;
6. Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;
7. Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn
giao thông;
8. Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;
9. Có ý thức văn hoá xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.
2.2.2.2.2. Tiêu chí cụ thể cho từng đối tượng
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông:
+ Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông.
+ Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp với tình
hình thực tiễn, có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ quan nhà nước thực
hiện.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch
giao thông.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu chuẩn,
quy chuẩn, đảm bảo mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và an
toàn cho người tham gia giao thông.
+ Giám định, cấp phép cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải phải
đảm bảo các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông thông
đến mọi người dân, phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
đơn vị, vùng miền.
  + Xây dựng hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý các vụ
tai nạn, sự cố giao thông.

32
- Đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao
thông:
+ Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham gia giao
thông.
+ Thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao
thông nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự.
+ Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao
thông.
+ Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ.
+ Hướng dẫn, giúp đỡ người tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn tật,
người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ.
- Đối với người tham gia giao thông:
+ Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn
giao thông.
+ Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn
đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia
giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.
+ Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao
thông.
+ Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.
+ Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao
thông.
+ Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các
sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
+ Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có
hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
+ Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp
luật trật tự, an toàn giao thông.
- Đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông
+ Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân không sử
dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành lang an toàn giao
thông đường bộ.

33
+ Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, an toàn giao
thông; phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trật tự,
an toàn giao thông.
+ Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai
nạn giao thông.
+ Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao
thông.
+ Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao
thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.
- Đối với chủ phương tiện tham gia giao thông
+ Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải; chịu trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ của chủ phương tiện trong việc khắc phục, giải quyết tai nạn giao thông.
+ Chủ động tổ chức, tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức
năng trong công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất của người lái
xe.
+ Tự giác thực hiện việc sang tên, đổi chủ khi chuyển nhượng, mua bán
phương tiện theo quy định của pháp luật.
2.2.2.2.3. Hệ thống tiêu chí văn hóa giao thông đối với thanh niên
1. Thực hiện các quy tắc giao thông trong mọi hoàn cảnh 
2. Tạo cảm giác an toàn cho mình và mọi người; 
3. Sẵn sàng giúp đỡ người bị tai nạn giao thông; 
4. Có ý thức đấu tranh với những hành vi vi phạm an toàn giao thông, 
5. Tuyên truyền, vận động cho mọi người chấp hành pháp luật về giao thông; 
6. Hiểu biết pháp luật và các quy tắc giao thông; 
7. Tích cực tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao
thông và bảo vệ các công trình giao thông, 
8. Không đua xe và cổ vũ đua xe trái phép, 
9. Có thái độ thân thiện với những người đồng hành; 
10. Không uống rượu, bia trước và trong khi điều khiển phương tiện giao
thông; 
11. Luôn khẳng định rằng phương tiện do mình điều khiển có đủ độ an toàn; 
12. Không làm việc khác khi điều khiển phương tiện giao thông; 
13. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng; 
14. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi; 

34
15. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông; 
16. Đi vệ sinh đúng nơi quy định 
17. Nhường đường cho người đi bộ, nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người
già, phụ nữ có thai và trẻ em; 
18. Hạn chế sử dụng còi tại những nơi đông người; 
19. Không gây cản trở giao thông; 
20. Luôn phát tín hiệu khi chuyển hướng đi, 
21. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện ở mọi lúc, mọi
nơi; 
22. Thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc đường, đường xấu,
đường chật hẹp, chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ
với sự cố giao thông; 
23. Tôn trọng những người thi hành công vụ 
24. Không mặc hở hang, thiếu lịch sự; 
25. Luôn đi đúng phần đường quy định; 
26. Mặc áo phao khi đi đò; 
27. Đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. 
Có thể khái quát các tiêu chí cơ bản của VHGT gồm các tiêu chi sau:
*)Chấp hành luật giao thông:
Chấp hành luật giao thông thì có sự hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của
pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo
trật tự an toàn giao thông, không vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao
thông. Điều này thể hiện trách nhiệm công dân của mỗi thành viên khi tham gia giao
thông. Trong xã hội hiện đại thì tác phong công nghiệp, tác phong chấp hành pháp luật
là một trong những biểu hiện hành xử văn hóa. Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang xây
dựng nhà nước pháp quyền, vì mỗi người dân có ý thức chấp hành pháp luật cũng
chính là hưởng ứng và tạo nên sự vững chắc của nhà nước pháp quyền. Việc chấp
hành những quy định của pháp luật còn biểu hiện ở những lần với chống lại, phê phán
những hành vi vi phạm pháp luật của người khác; giúp đỡ cơ quan chức năng hoàn
thành tốt chức trách của mình.
*)Tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức, thẩm mỹ cơ bản:
Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; tôn trọng,
nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va
chạm giao thông. Chính là biểu hiện của việc tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức,

35
thẩm mỹ cơ bản. Điều này thể hiện tính cộng đồng khi tham gia giao thông, bộc lộ rõ
nét mối quan hệ giữa những người cùng tham gia giao thông. Khi lưu thông trên
đường không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn và lợi ích
cho người khác. Người tham gia giao thông phải có lòng tự trọng và lòng nhân ái.
Vấn đề này thể hiện đạo đức khi tham gia giao thông gặp trường hợp người bị
tai nạn giao thông cần phải giúp đỡ và chia sẻ kịp thời. Cần cư xử có văn hóa khi tham
gia giao thông trên đường, phải thật sự bình tĩnh, từ tốn, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ,
biết xin lỗi khi va chạm giao thông.
*)Chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông:
Các cơ quan chức năng phải xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những hành
vi vi phạm luật giao thông. Điều này thể hiện tính công bằng trong hoạt động giao
thông của mọi người. Người vi phạm những thấy được lỗi, hành vi vi phạm của mình.
Người không vi phạm thấy rõ tác hại của việc vui vẻ. Đây chính là những biện pháp
tích cực, quan trọng để khuyến cáo, buộc người tham gia giao thông phải nâng tầm văn
hóa giao thông. Đây là những biểu hiện cơ bản của việc chấp hành quy định xử phạt
khi vi phạm hành chính về giao thông.
*)Bảo vệ những công trình giao thông:
Việc bảo vệ những công trình giao thông chính là bảo vệ những biển báo hiệu,
cọc tiêu, đường xá,... Những công trình giao thông đó là tài sản của nhà nước, mỗi
người cần ý thức việc đặt cái chung lên trước, vượt qua thói quen để có thể hành xử
như những người có văn hóa. Bảo vệ các công trình giao thông còn là giữ gìn cho một
mặt giao thông được sáng sủa, tránh xâm hại các công trình giao thông.
Thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với việc đảm bảo an toàn cho thông:
Trách nhiệm của bản thân đối với việc đảm bảo an toàn giao thông thể hiện qua việc
không hòa đồng, hùa theo những vi phạm. Ngoài ra, đó còn là chủ động và thẳng thắn
phê bình, lên án những vi phạm, đóng góp cho cơ quan nhà nước nếu thấy những bất
cập về giao thông, tham gia các đợt tình nguyện (đối với thanh niên) hoặc làm tròn bổn
phận của nhà nước giao (đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước) trong việc
đảm bảo an toàn giao thông.
Văn hóa giao thông được cụ thể hóa với nhiều tiêu chí, nhưng cốt lõi vẫn là sự
hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông ở mức độ cao hơn.
Ngoài chấp hành các quy tắc cơ bản trong giao thông, văn hóa của người tham gia giao
thông còn thể hiện ở sự nhường nhịn, bênh vực, bảo vệ những trường hợp yếu thế hơn

36
như giúp đỡ trẻ em, người già, người khuyết tật, cứu giúp vô điều kiện người bị nạn,
gặp rủi ro trên đường.
Người có văn hóa giao thông còn phải biết tỏ thái độ bất bình, lên án đối với
hành vi giao thông thiếu văn hóa, tố giác tội phạm giao thông (như gây tai nạn rồi bỏ
trốn để rủ bỏ trách nhiệm, cố ý làm sai luật hiện trường vụ tai nạn, hành vi côn đồ khi
va chạm giao thông, ...). Bên cạnh đó nắm bắt được những thông tin cần thiết về các
cơ quan chức năng dịch vụ để đề nghị giúp đỡ, ứng phó hiệu quả khi có những tình
huống bất ngờ xảy ra (như số điện thoại của cơ quan công an, cấp cứu, dịch vụ cứu hộ
tai nạn, ...). Đó còn là sự hợp tác, tạo điều kiện, hỗ trợ lực lượng chức năng hoàn thành
nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông khi cần thiết.
Văn hóa giao thông còn thể hiện ở những biểu hiện khi lưu thông phải có trang phục
gọn gàng, tiện lợi, đảm bảo an toàn phương tiện của chính mình, giữ trật tự, vệ sinh
môi trường giao thông xung quanh.
Văn hóa giao thông của mỗi người không phải tự nhiên có được mà nó hình thành
qua quá trình giáo dục lâu dài từ nhỏ trong gia đình, nhà trường và tiếp nhận có chọn
lọc hành vi văn hóa giao thông trong xã hội. Thực tế hiện nay, ngoài nhóm đối tượng
đặc thù được đào tạo (Người làm nghề lái xe chuyên nghiệp hoặc những người để
được dạy lái xe thông qua các khoá học do cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm
giảng dạy), thì phần đông người dân vẫn còn hiểu biết rất hạn chế về các quy tắc giao
thông - mặc dù đã có qua sát hạch lấy giấy phép lái xe.
Tóm lại, tiêu chí văn hóa giao thông là những chuẩn mực được xây dựng trên
những quy định trong các văn bản pháp luật nhà nước, các chuẩn mực đạo đức xã hội
và quy ước của cộng đồng dân cư. Tiêu chí văn hóa giao thông là thước đo để mỗi
người dân từ đó thấy điều mình nên làm điều mình không nên làm khi tham gia giao
thông.
2.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực hiện văn hóa giao thông của
người tham gia giao thông ở nước ta hiện nay.
Văn hóa giao thông được tạo bởi yếu tố đó là:
- Văn hóa giao thông vật chất bao gồm những bộ phận chính: hạ tầng kĩ thuật
giao thông (các loại đường giao thông, các ký hiệu chỉ dẫn giao thông), phương tiện
giao thông, thiết bị điều hành giao thông, ...
- Văn hóa giao thông tinh thần bao gồm những nội dung chính: luật giao
thông, cách thức thi luật giao thông, ý thức chấp hành luật giao thông, hành vi tham
gia giao thông, trách nhiệm và tâm lý tham gia giao thông…

37
Từ đó, có thể chia các yếu tố tác động đến xây dựng và hình thành văn hóa đối
với mỗi người tham gia giao thông thành các yếu tố khách quan và chủ quan cụ thể
như sau:
*) Các yếu tố khách quan
- Một là, yếu tố môi trường tự nhiên. Những yếu tố môi trường tự nhiên như:
thời tiết, bão lũ, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, nguồn nước; địa lý; khí hậu,
đất đai, thổ nhưỡng…; yếu tố môi trường xã hội như: mặt trái của nền kinh tế thị
trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý đám đông, yếu tố lợi ích, nếp nghĩ, lối
sống … ,các nhân tố tính cách, phẩm hạnh; tình trạng sức khoẻ của con người có vai
trò to lớn trong sự hình thành, thiết lập các chính sách và các quy tắc pháp luật; các
quyết định áp dụng pháp luật gián tiếp đến tâm lý, văn hóa giao thông của người tham
gia giao thông, văn hóa của nhà quản lý, hoạch định giao thông. 
- Hai là, cơ sở vật chất của ngành giao thông. VHGT thông liên quan mật thiết
đến toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của ngành giao thông vận tải, đến tính rộng rãi,
hoàn thiện của hệ thống cầu đường và thông tin tín hiệu, đến sự chuẩn mực của các
quy tắc, luật lệ hướng dẫn cho mọi người thực hiện… tất cả các mặt ấy càng hoàn
chỉnh bao nhiều càng tạo điều kiện dễ dàng thực hiện văn hoá giao thông bấy nhiêu. Vì
vậy văn hoá giao thông phụ thuộc trước hết vào chính sách và tầm nhìn của các cơ
quan quản lý giao thông vận tải, cùng với các chương trình mục tiêu và giải pháp hữu
hiệu làm cho đường sá thông thoáng, trước mắt đó là sự mở rộng, cải tạo các điểm nút,
làm đường hầm, cầu vượt thay cho cấu trúc đồng mức tại các ngã tư, ngã năm, hạn chế
rồi giảm dần xe cơ giới cá nhân, tăng tỷ lệ sử dụng phương tiện công cộng.. . Đây là
những cách để tránh ùn tắc hiệu quả nhất, đồng thời quy hoạch tăng diện tích cho kết
cấu hạ tầng giao thông.
Hệ thống giao thông nước ta đang còn tồn tại nhiều bất cập, hạ tầng lạc hậu,
thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của dân số và phương tiện, chưa
đáp ứng kịp yêu cầu của cuộc sống và tốc độ đô thị hoá của đất nước. Phần lớn các
tuyến đường bộ còn chật hẹp, chưa bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, dòng phương tiện
lưu thông trên đường là dòng hỗn hợp (xe cơ giới, xe thô sơ, người đi bộ) có tốc độ
khác nhau nên thường gây ra các xung đột ở các giao cắt. Chất lượng mặt đường,
ngoại trừ số tuyến vừa được nâng cấp là tốt, còn nhiều tuyến chưa bảo đảm, đặc biệt ở
khu vực ngoại thành. Tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ ATGT còn tương đối phổ
biến. Công tác quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông còn
hạn chế so với sự gia tăng của phương tiện giao thông, tình trạng đào đường thường

38
xuyên xảy ra, đặc biệt là các thành phố lớn… gây nên TNGT, UTGT rất nghiêm trọng,
điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB.
Nhiều phương tiện tham gia giao thông cũ nát, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ
thuật và vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia giao thông,
nhất là ở các khu đô thị, thành phố, thị xã.
Toàn bộ những điều kiện trên làm cho quá trình xây dựng và hình thành
VHGT ở Việt Nam trở nên khó khăn và cần nhiều thời gian hơn so với một quốc gia
phát triển.
- Ba là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an tòa giao thông
(TTATGT) chưa hoàn thiện. Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp
lý quan trọng nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATGT,
các bộ và cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng nhiều văn bản
nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý giao thông trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý
của mình.
Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
TTATGT đang tồn tại một số bất cập. Nổi cộm là việc ban hành các văn bản trái thẩm
quyền ở một số cơ quan cấp Bộ, tỉnh, thành phố với nhiều nội dung chưa phù hợp với
quy định của pháp luật. Ở các địa phương, việc xây dựng các văn bản dưới luật về
TTATGT đôi khi còn mang tính đối phó nhằm giải quyết những yêu cầu thực tế, bức
xúc mang tính tình thế của địa phương chứ chưa đáp ứng được xu thế phát triển mang
tầm chiến lược, cơ bản, ổn định. 
Việc ban hành các văn bản về TTATGT còn chậm và thiếu đồng bộ, ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước và thể hiện sự lúng túng, bị động trước thực tế
diễn ra. Điển hình là các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giao
thông đường bộ (GTĐB) còn chậm, rải rác trong thời gian dài dẫn đến hiệu lực, hiệu
quả của luật bị ảnh hưởng. Mặt khác việc bổ sung, sửa đổi nhiều quy định đã lạc hậu,
bất cập có lúc còn tiến hành chậm. Chất lượng một số văn bản quy phạm pháp luật
chưa cao, chưa sát với thực tế, tính ổn định, dự báo không cao, phải sửa đổi, bổ sung
nhiều lần như: Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
GTĐB, Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải...
Việc hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật về an toàn giao thông (ATGT)
đường bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về TTATGT,
giúp cho người dân tiếp nhận pháp luật một cách hệ thống, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp

39
phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật về GTĐB, nâng cao ý thức pháp luật về
ATGT của nhân dân, xây dựng văn hóa giao thông.
- Bốn là, công tác quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT còn bị buông lỏng,
bất cập, yếu kém. Hiện nay, ở nước ta công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng giao
thông chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn, hiện tồn tại một thực tế là sự mất
cân đối giữa số lượng phương tiện giao thông lưu thông trên đường và hạ tầng kỹ thuật
giao thông, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh
sự thiếu đồng bộ và xuống cấp về kết cấu hạ tầng giao thông, còn tồn tại phương tiện
giao thông cũ nát, không bảo đảm chất lượng, quá hạn sử dụng, không bảo đảm hệ số
an toàn kỹ thuật... vẫn được tham gia lưu thông trên đường.
Công tác quy hoạch, quản lý, điều hành giao thông còn nhiều điều bất hợp lý,
chưa năng động, sáng tạo, chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh việc
thiếu đồng bộ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch các công trình, cơ sở hạ tầng
khác là việc quy hoạch đất dành cho giao thông ở nước ta còn quá thấp và bất hợp lý.
Chỉ tiêu tăng quỹ đất dành cho giao thông để đạt tiêu chuẩn ít nhất 25% không hoàn
thành, chỉ được 13%. Đất cho giao thông tĩnh chưa được 1%, trong đó tiêu chuẩn của
thế giới, ở các nước nói chung phải từ 3 đến 3,5%. Chỉ với 13% quỹ đất dành cho giao
thông thì việc UTGT là điều tất yếu. Các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh thiếu bãi đỗ xe công cộng. Tại Hà Nội, hiện hệ thống bãi đỗ xe công cộng
của thành phố mới chỉ đáp ứng được 8% đến 10% nhu cầu điểm đỗ trên tổng số
phương tiện cá nhân hiện có. Giao thông công cộng chưa phát triển kịp nhu cầu đi lại
của người dân. Hiện nay phương tiện đi lại của người dân chủ yếu vẫn là môtô, xe gắn
máy nên TNGT liên quan đến môtô, xe máy chiếm trên 70% số vụ TNGT.
- Năm là, chất lượng đào tạo của nhiều Trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp Giấy
phép lái xe còn yếu kém . Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ, hiện nay cả nước có
316 cơ sở đào tạo lái xe ô tô và hầu hết bao gồm cả đào tạo lái xe mô tô, trong đó có
125 cơ sở tư thục; 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô và máy kéo; 96 trung tâm sát hạch lái
xe được phân bố tương đối đều trên cả nước. 
Tuy nhiên, công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn còn bị buông
lỏng, chưa chặt chẽ, thậm chí còn tiêu cực và bộc lộ nhiều bất cập, tình trạng mua bán
đổi bằng, tiêu cực trong thi cử, cấp bằng lái xe không đúng quy định của một số địa
phương thuộc ngành Giao thông vận tải vẫn còn xảy ra. 
Thực tế hiện nay học viên học thi lấy Giấy phép lái xe mới đang chỉ dừng lại ở
mức độ học thủ thuật để vượt qua các phần thi lý thuyết và thực hành, chứ chưa chú

40
trọng đến kỹ năng xử lý trên đường và đặc biệt là văn hoá giao thông, tư cách, đạo đức
của người lái xe. 
Công tác kiểm tra phương tiện giao thông cũng chưa được thường xuyên,
thường chỉ được tiến hành ở một vài tuyến quốc lộ quan trọng hoặc chỉ khi người lái
xe bị dừng lại vì vi phạm thì việc kiểm tra giấy tờ, kiểm tra chất lượng phương tiện
mới được tiến hành. 
*) Các yếu tố chủ quan
- Thứ nhất, hiểu biết về luật giao thông còn hạn chế. Một điều không thể phủ
nhận, ngày nay đời sống của các tầng lớp nhân dân đang được nâng cao, đi cùng với
nó là sự nâng lên của trình độ tri thức, nhận thức nói chung và nhận thức pháp luật nói
riêng. Nhân dân ngày càng quan tâm hơn đến pháp luật, ý thức chấp hành, thực hiện
pháp luật có những tiến bộ rõ rệt. Họ đã tiếp thu khá nhiệt tình, tích cực sự tuyên
truyền pháp luật từ phía các cơ quan, ban ngành cũng như hưởng ứng nhiệt tình các
cuộc vận động pháp luật. Vì vậy, nhân dân đã nhận thức sâu sắc hơn hành vi của mình
để có thể thực hiện tốt hơn những quy định của pháp luật.
Tuy vậy, bên cạnh đó mức độ hiểu biết về pháp luật trong nhân dân vẫn còn
nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ nhân dân trình độ nhận thức pháp luật, trong
đó có pháp luật giao thông đường bộ còn kém, đặc biệt những vùng nông thôn, miền
núi còn rất thấp. Rất nhiều người tham gia pháp luật mà không biết những quy định
của pháp luật mặc dù nó rất gần gũi, phổ biến trong cuộc sống, nhiều người vi phạm
pháp luật mà không nhận thức được hành vi của mình. Chẳng hạn như:

+ Người đi bộ qua đường không biết chỗ dành cho mình khi qua đường, gồng
gánh, mang vác cồng kềnh.

+ Người điều khiển phương tiện giao thông thô sơ, xe xúc vật kéo, xe đạp,
v.v...  không biết luật giao thông.

+ Người điều khiển phương tiện giao thông không biết mình phải mang theo
những loại giấy tờ gì khi tham gia giao thông; quy định về tốc độ trong khu dân cư là
bao nhiêu….

Có thể nói, đây là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên đến việc thực hiện văn hóa giao
thông ở mỗi công dân.
- Thứ hai, do ý thức chấp hành Luật GTĐB của một bộ phận nhân dân còn
kém. Bên cạnh những người dân, người tham gia giao thông có ý thức tốt, thực hiện
41
văn hoá giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về GTĐB còn có một bộ phận
không nhỏ người tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí đáng báo động. Trung
bình mỗi năm, lực lượng CSGT đã phát hiện và xử lý trên 6 triệu trường hợp vi phạm
TTATGT. Qua số liệu thống kê cho thấy người tham gia giao thông vi phạm luật, quy
tắc ATGT vẫn còn cao.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lao động nông nghiệp có xu
hướng giảm dần, lao động trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu
hướng tăng lên, nhu cầu về lao động lớn, vì vậy, tình trạng di dân tự do từ nông thôn ra
thành thị tăng mạnh. Cách thức “đi ngang về tắt” của người nông dân khi hòa nhập vào
văn hóa đô thị đã không còn thích hợp và có nhiều bất cập. Họ chở hàng cồng kềnh, đi
ngược chiều hay những vi phạm khác như luồn lách, chen lấn để làm sao cho xe mình
vượt lên trước... gây ra cảnh đi lại lộn xộn, tắc nghẽn nhiều giờ ở các đô thị.
Bên cạnh đó, một bộ phận người tham gia giao thông ở nước ta thiếu tôn trọng,
nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông, thiếu đoàn kết, bênh vực, bảo vệ những
trường hợp yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật. Khi người tham gia
giao thông gặp nạn không những không cứu giúp lại còn “tranh thủ trộm cắp tài sản
của người bị nạn” … Chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi, cảm ơn...
thì người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau, thậm chí rượt đuổi, đâm chém, bắn nhau
dẫn đến tử vong. 
Người tham gia giao thông, ngoài việc chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao
thông, còn chưa có thói quen tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong quá trình
tham giao thông, chưa có thói quen sử dụng các thiết bị an toàn như thắt dây an toàn
trên ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, không sử dụng kính chiếu hậu trên mô
tô, xe máy. Vấn đề này rất có ý nghĩa trong việc phòng chống tai nạn và hạn chế được
hậu quả khi tai nạn xảy ra và có tác dụng hạn chế thương tích nhất là chấn thương sọ
não. 
Đối với lái xe chở khách, xe buýt, tuy hiểu và nắm rất chắc các quy định về pháp
luật GTĐB nhưng họ vẫn cố tình vi phạm: chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ
để tranh giành khách và giảm chi phí nhiên liệu, đón trả khách tùy tiện… nhằm mục
đích thu được lợi nhuận cao nhất. 
Một số người dân tuỳ tiện lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cho mục đích tư lợi: buôn
bán, xây dựng nhà cửa, lều quán, mái che, tập kết vật liệu xây dựng... cũng làm ảnh
đến tình hình TTATGT tiền đề cho việc hình thành một nền văn hóa giao thông tốt
đẹp, tiến bộ.

42
- Thứ ba, yếu tố niềm tin và pháp luật của người tham gia giao thông. Yếu tố niềm
tin vào pháp luật, công lý, vào thực thi pháp luật của các cơ quan và cá nhân công
quyền có tầm quan trọng đặc biệt trong cơ chế thực hiện pháp luật của mỗi một con
người trong cuộc sống hiện đại. Luật pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức
mạnh của công quyền, bằng cưỡng chế thì còn cần huy động cả sức mạnh của tư tưởng
và tinh thần, pháp luật phải được con người nhận thức như là cái cần thiết và có cơ sở,
phải tạo niềm tin và sự kính trọng đối với pháp luật. Niềm tin là một trong những tiền
đề và điều kiện của sự tôn trọng và chấp hành pháp luật. Niềm tin pháp luật không tự
động hoá xuất hiện ở các cá nhân mà phải có sự tác động của thực tiễn pháp luật, thực
tiễn chấp hành pháp luật của những người xung quanh và nhất là của các nhà chức
trách áp dụng pháp luật. Theo đó, nếu việc áp dụng, xử lý vi phạm không nghiêm
minh, không kịp thời và đúng đắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố niềm tin pháp
luật của các cá nhân. Con người có lòng tin thì luôn luôn trở nên hướng thiện. Thực tế
cho thấy, các cá nhân có trình độ văn hóa thấp, ít hiểu biết pháp luật, thiếu sự giáo dục
thường có những hành vi bộc phát, mất bình tĩnh khi tham gia giao thông nói riêng,
trong các quan hệ giao tiếp xã hội nói chung. Như vậy, sự hiểu biết pháp luật, giáo dục
lối sống đạo đức là cơ sở hình thành, xây dựng tính bền vững cho phong cách sống
điềm tĩnh, chủ động trong những tình huống xung đột của các cá nhân trước sự tác
động phức tạp và đa chiều của cuộc sống. Giáo dục pháp luật kết hợp với giáo dục đạo
đức có mục đích và yêu cầu hình thành tính hướng thiện trong hành vi của các cá
nhân. Sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi cá nhân hình thành ý thức tôn
trọng và lối sống tuân theo pháp luật.
Sự phân chia trên đây của đề tài chỉ mang tính tương đối, vì trong góc độ này là
yếu tố chủ quan nhưng dưới góc độ khác thì nó thuộc về yếu tố khách quan
2.3 Học sinh trung học phổ thông và văn hóa giao thông của học sinh THPT
2.3.1. Học sinh THPT và những đặc điểm của học sinh THPT
2.3.1.1. Học sinh THPT
Học sinh THPT là thuật ngữ để chỉ nhóm người đầu tuổi thanh niên (từ 15,16
tuổi đến 17,18 tuổi) đang học tại các trường THPT. Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi
thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi
mới lớn. Học sinh THPT dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, cần sự định hướng,
giáo dục từ gia đình và nhà trường, có nhiều cơ hội tiếp xúc với mạng máy tính, mạng
internet, hiểu biết sớm, phát triển thể chất và tâm hồn nhanh nên thường xuyên bị tác
động tiêu cực từ xã hội.

43
2.3.1.2. Một số đặc điểm của học sinh trung học phổ thông.
2.3.1.2.1.  Đặc điểm về sự phát triển thể chất
            Tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là thời kì đạt được sự trưởng thành
về mặt cơ thể. Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài
hòa, cân đối. Cơ thể của các bạn đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành,
nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các bạn có thể làm những
công việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các bạn có thể phát triển tới mức
cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối liên
hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có
điều kiện phát triển mạnh. Ở tuổi này, các bạn dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó
cũng giống như ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ
do nguyên nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân
(như hút thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi…)
            Nhìn chung ở tuổi này các bạn có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi thiếu
niên. Thể chất của các bạn đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức, nên người
ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi này sẽ có ảnh
hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách đồng thời nó còn ảnh hưởng tới sự lựa
chọn nghề nghiệp sau này của các bạn.

2.3.1.2.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do
cơ thể các bạn đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo
điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
Cảm giác và tri giác của các bạn đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình quan
sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng
bắt đầu phát triển ở các bạn. Tuy nhiên, sự quan sát ở các bạn thường phân tán, chưa
tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một đối tượng vẫn còn
mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không có cơ sở thực tế.
        Trí nhớ của học sinh THPT cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò
chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Các bạn đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một
trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học  bài các bạn
đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm,
lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các bạn cũng hiểu được rất rõ trường
hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ, trường hợp nào càn diễn đạt bằng
44
ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số bạn
còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có những bạn có thái độ coi thường việc ghi
nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài.
          Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh. Các bạn đã có khả năng
tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực phân
tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các bạn có thể lĩnh hội
mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Các bạn thích khái quát, thích tìm hiểu những
quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải
tiếp thu…Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là
tính hoài nghi khoa học. Trước một vấn đề các bạn thường đặt những câu hỏi nghi vấn
hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng
thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các bạn rất thích nghe và thích ghi chép những
câu triết lý.
          Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh
hoạt và nhạy bén hơn. Các bạn có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách
rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng
lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính. 
2.3.1.2.3.  Đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh THPT
*) Sự phát triển của tự ý thức:
          Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh
THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Biểu hiện của
sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo
chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống… Điều đó
khiến các bạn quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và
năng lực riêng. Các bạn không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình mà còn nhận
thức về vị trí của mình trong xã hội tương lai. Các bạn không chỉ chú ý đến vẻ bên
ngoài mà còn đặc biệt chú trọng tới phẩm chất bên trong. Các bạn có khuynh hướng
phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh
giá. Ý thức làm người lớn khiến các bạn có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện
cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…
          Nhìn chung thanh niên mới lớn có thể tự đánh giá bản thân một cách sâu sắc
nhưng đôi khi vẫn chưa đúng đắn nên các bạn vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn. Một
mặt, người lớn phải lắng nghe ý kiến của bạn các, mặt khác phải giúp các bạn hình
thành được biểu tượng khách quan về nhân cách của mình nhằm giúp cho sự tự

45
đánh giá của các bạn được đúng đắn hơn, tránh những lệch lạc, phiến diện trong
tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập thể cho các bạn có sự giúp đỡ, kiểm tra
lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của bản thân.
*) Sự hình thành thế giới quan:
          Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các bạn sắp
bước vào cuộc sống xã hội, các bạn có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về
tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con
người. Các bạn quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu cái đẹp, cái
thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến với hưởng thụ, giữa
quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm… Tuy nhiên vẫn có bạn chưa được giáo dục đầy đủ
về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi
thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc
sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…
          Nhìn chung, ở tuổi này các bạn đã có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình,
biết xây dựng hình ảnh con người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày. Các
bạn có thể hiểu sâu sắc và tinh tế những khái niệm, biết xử sự một cách đúng đắn trong
những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nhưng có khi các bạn lại thiếu tin tưởng vào
những hành vi đó. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình
ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các bạn chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng
đúng đắn để phấn đấu vươn lên.
*) Xu hướng nghề nghiệp:
          Thanh niên đã xuất hiện nhu cầu lựa chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản
thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Xu hướng nghề nghiệp có tác dụng
thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của các bạn. Càng cuối cấp học
thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt và mang tính ổn định hơn. Nhiều
bạn biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với
yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy vậy, sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các bạn
còn phiến diện, chưa đầy đủ, vì cậy công tác hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa
quan trọng. Qua đó giúp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với
hứng thú, năng lực và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
*) Hoạt động giao tiếp
            - Các bạn khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và có
nhu cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các bạn thể hiện ở ba mặt: tự lập về
hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị.

46
- Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh.
Trong tập thể, các bạn thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các bạn cũng cảm
thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân
cực – có những người được nhiều người yêu mến và có những người ít được bạn bè
yêu mến. Điều đó làm cho các bạn phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm cách
điều chỉnh bản thân.
- Tình bạn đối với các bạn ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tình
bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các bạn đối chiếu được những thể nghiệm, ước
mơ, lí tưởng, cho phép các bạn học được cách nhận xét, đánh giá về mình. Nhưng tình
bạn ở các bạn còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có biểu hiện lí tưởng hóa
tình bạn. Có nghĩa là các bạn thường đòi hỏi ở bạn mình phải có những cái mình muốn
chứ không chú ý đến khả năng thực tế của bạn.
            - Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ.
Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì các bạn thường che
giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân biệt được đó là
tình bạn hay tình yêu. Do vậy mà các bạn không nên đặt vấn đề yêu đương quá sớm vì
nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Tình yêu của nam nữ thanh niên tạo ra nhiều cảm
xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui sướng khi được đáp lại
bằng sự yêu thương. 
2.3.2. Văn hóa giao thông của học sinh THPT
2.3.2.1. Khái niệm văn hóa giao thông của học sinh THPT
Văn hóa giao thông của học sinh trung học phổ thông là sự hiểu biết về luật
giao thông, sự tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông và đồng thời
đó còn là những hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông của học
sinh THPT.
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy, nội dung cơ bản của khái niệm văn hóa
giao thông gồm 3 nội dung cơ bản sau:
- VHGT của học sinh THPT trước hết là học sinh phải có những hiểu biết về pháp
luật giao thông đặc biệt là các quy định của luật giao thông đường bộ. Cụ thể đối với
học sinh đó là những quy định của pháp luật đối với người điều khiển, người ngồi trên
xe máy, xe máy điện, xe đạp điện, xe đạp; người đi bộ; các quy đinh khi lưu thông qua
tàu, đò, máy bay…
- VHGT của học sinh THPT là sự chấp hành các quy định của pháp luật giao
thông đường bộ một cách tự giác. Đây là điều khác biệt của văn hóa giao thông với ý

47
thức chấp hành pháp luật giao thông. VHGT yêu cầu người tham gia giao thông phải
chấp hành luật giao thông một cách tự giác, tự nguyện trong mọi hoàn cảnh.
- VHGT của học sinh THPT là những hành vi văn minh, lịch sự khi tham gia giao
thông. Đây là điều mà trong pháp luật giao thông đường không có quy phạm nào quy
định mà nó chỉ có ở văn hóa giao thông.
2.3.2.2. Các tiêu chí văn hóa giao thông của học sinh THPT
1. Hiểu biết về pháp luật giao thông đường bộ.
2. Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông trong mọi hoàn cảnh.
3. Tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường học.
4. Không ủng hộ hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật giao thông.
5. Phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm luật giao thông
6. Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.
7. Duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia giao thông của mình trong tình trạng
an toàn.
8. Đảm bảo giữ gìn phương tiện giao thông trong tình trạng sạch đẹp
9. Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra những va chạm
hoặc tai nạn giao thông trong mọi tình huống.
10. Tận tình giúp đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông mỗi khi bắt gặp trong
mọi tình huống.
11. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó
khăn khi tham gia giao thông.
12. Tích cực tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành
pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
13. Tích cực tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao
thông và bảo vệ các công trình giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
14. Có thái độ thân thiện với những người đồng hành;
15. Luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao thông trong mọi tình
huống.
16. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
17. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi khi tham gia giao thông.
18. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông;
19. Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và khu dân
cư đông người.

48
20. Nhường đường cho người đi bộ sang đường; nhường chỗ ngồi cho người tàn
tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi đi tàu, thuyền, ô tô, máy bay;
21. Không rú ga, nẹt bô, hạn chế sử dụng còi tại những nơi đông người.
22. Không gây cản trở giao thông; dọn dẹp các chướng ngại vật trên đường cản trở
giao thông
23. Tôn trọng những người thi hành công vụ; tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử
lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông;
24. Không mặc hở hang, thiếu lịch sự;
25. Chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ với sự cố
giao thông;
26. Thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc đường, đường xấu,
đường chật hẹp.
27. Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
28. Sẵn sàng dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất an toàn giao thông trên đường
2.3.2.3. Các yếu tố tác động đến việc hình thành văn hóa giao thông ở học sinh THPT.
Như F. Boas đã định nghĩa: Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất
và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người
vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của
họ...
Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan
trọng trong việc hình thành văn hóa của con người.
Như chúng ta biết, VHGT nói chung và VHGT của học sinh Trung học phổ
thông nói riêng cũng sẽ được hình thành dưới sự tác động qua lại của các yếu tố của
môi trường xung quanh và sự nhận thức, cách hành xử của chính mỗi bản thân học
sinh với thế giới xung quanh. 
Từ quan điểm trên chúng tôi sẽ có thể chia các yếu tố tác động tới sự hình thành
văn hóa giao thông của học sinh THPT thành yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan
như sau:
*) Yếu tố khách quan:
- Ảnh hưởng của nhóm bạn bè:
Độ tuổi học sinh Trung học phổ thông là lứa tuổi có tính chất tập thể nhất.
Điều này quan trọng đối với các bạn là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm
thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. Ở lứa tuổi này quan hệ
trong nhóm bạn bè chiếm vị trí hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi

49
hơn. Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ cũng
dần dần được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập. Sự mở rộng phạm vi giao tiếp và
sự phức tạp hóa hoạt động riêng của thanh niên học sinh khiến cho số lượng nhóm quy
chiếu của các bạn tăng lên rõ rệt. Việc tham gia vào nhiều nhóm khác nhau có thể dẫn đến
xung đột vai trò nếu cá nhân phải lựa chọn vai trò khác nhau của nhóm.
Có thể nói, lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông là lứa tuổi mà ở đó sự ảnh
hưởng của cha mẹ và các bạn trở nên đối lập và sức ép của bạn bè trở nên mạnh hơn
bao giờ hết. Sự tác động của nhóm bạn bè là những điểm nổi bật trong việc hình thành
hành vi của các bạn. Biết bạn thích được giao tiếp tự do, thích “tính hiện đại” được thể
hiện qua những dấu hiệu bên ngoài như trang phục, quần áo, đầu tóc, giày dép. Và
cũng chính vì thế, các bạn dễ bị ảnh hưởng bởi những cá nhân xấu, bởi lối sống đua
đòi, ăn chơi trong hoàn cảnh giáo dục không tốt, thanh niên học sinh rất dễ bị “lây
nhiễm” những kiểu tình bạn tiêu cực.  
Như vậy đối với học sinh lứa tuổi trung học phổ thông, sự ảnh hưởng của
nhóm bạn bè giữ một vai trò rất cùng quan trọng, nó chi phối đến hầu hết các hoạt
động và tư tưởng trong đời sống xã hội của các bạn, trong đó có hoạt động tham gia
giao thông, trên thực tế cho thấy phản ứng thái độ tham gia giao thông của học sinh
chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bạn bè xung quanh. Thái độ đó có thể thay đổi
theo hướng tích cực hay tiêu cực do sự tác động rất nhiều của yếu tố này. Ví dụ: Một
học sinh A không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy để đi chơi cùng nhóm bạn. Nếu hành
vi này của bạn A bị các bạn trong nhóm phản đối (như nhắc nhở, bắt về nhà lấy mũ,
thậm chí không cho đi chơi cùng…) và thái độ phản úng của bạn bè với hành vi của
bạn A thực hiện vài lần thì chắc chắn những lần đi chơi tiếp theo bạn A sẽ không thực
hiện hành vi không đội mũ bảo hiểm đó. Nếu hành vi của bạn A không bị nhắc nhở,
phản đối, thậm chí có một vài bạn trong nhóm bạn ủng hộ thì hành vi đó sẽ tiếp tục
được thực hiện.
- Ảnh hưởng của gia đình:
Gia đình có ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách của học sinh trên nhiều
phương diện, chính gia đình là nơi diễn ra quá trình xã hội hóa đầu tiên, là môi trường
giáo dục đầu tiên và thường xuyên của mỗi học sinh. Nhờ gia đình mà mỗi học sinh
lĩnh hội được những thói quen đầu tiên, lĩnh hội vai trò xã hội, thấu hiểu những chuẩn
mực và giá trị xã hội.

50
Các nghiên cứu tâm lý trong lĩnh vực gia đình cũng như tác giả đều cho thấy
vai trò ảnh hưởng rất lớn của gia đình đến sự phát triển tâm lý nhân cách thái độ và
thói quen hành vi của các bạn học sinh.
Ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông, các bạn chú ý mong muốn cha mẹ
là những người bạn và những người cố vấn tin cậy. Với tất cả các mong muốn được tự
lập, thanh niên học sinh rất cần đến kinh nghiệm sống và sự giúp đỡ của người lớn, bởi
vì có những vấn đề xúc động và do tính tự ái cản trở nên các bạn không thể thổ lộ với
bạn bè.
Đa số các phụ huynh học sinh ngày nay đều giáo dục văn hoá tham gia giao
thông cho con em, tuy nhiên nội dung giáo dục chỉ mang tính chất trừng phạt với con
cái, vẫn còn khoảng cách giữa nhận thức và hành động. Thực vậy, nhiều bậc cha mẹ
khi thấy con có hành vi vi phạm các chuẩn mực văn hóa giao thông là ngay lập tức sử
dụng các biện pháp trừng phạt (trách móc, la mắng, phạt con cái) không quan tâm
nhiều tới tính giáo dục trong các biện pháp mình sử dụng, thậm chí ngay trên chính
bản thân họ ý thức pháp luật cũng chưa cao, chưa thực hiện hoặc thực hiện các hành vi
“phản” các chuẩn mực VHGT ngay trước mặt con cái của mình. Điều này vô tình là
những tấm gương xấu cho con em mình.
Bên cạnh những gia đình có ý thức giáo dục con cái chấp hành ý thức pháp
luật giao thông, xây dựng và hình thành VHGT cho con cái của mình thì còn nhiều gia
đình tỏ ra thơ ơ, không chú ý tới vấn đề giáo dục này (Ví dụ: Không nhắc nhở con cái
khi vi phạm giao thông), thậm chí còn bao che, bảo vệ cho những hành vi vi phạm ấy
(Ví dụ: Xin cho con không bị lập biên bản xử lý hành chính khi con mình hành vi vi
phạm luật giao thông). Có nhiều ý kiến cho rằng: Nguyên nhân trẻ em phạm pháp là
do thái độ thờ ơ, không quan tâm, vùi dập, chà đạp của cha mẹ đã phá hủy tất cả những
tình cảm tích cực của con cái. 
Tất cả những biểu hiện trên của gia đình sẽ là yếu tố tác động tiêu cực với việc
xây dựng và hình thành ở học sinh VHGT.
- Ảnh hưởng của nhà trường:
Về trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực
hiện tốt nguyên lý giáo dục. Nhà trường ngoài việc truyền bá kiến thức, còn làm nhiệm
vụ giáo dục những phẩm chất nhân cách cho học sinh. Nhà trường có nhiều biện pháp
tổ chức quản lý học sinh, thu hút các bạn với những hoạt động có định hướng giáo dục,
thông qua những hoạt động này, nhà trường xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật cho học
sinh. Khi ý thức tổ chức kỷ luật trở thành ý thức tự giác, thói quen thì đó là điều kiện

51
quan trọng để các bạn tiếp thu nội dung giáo dục, các trí thức, và cũng là biện pháp
hữu hiệu để phòng ngừa các vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức. 
Thầy cô giáo trong nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân
cách, sắc thái tâm lý, đạo đức và hành vi của các bạn học sinh. Tình thương, tinh thần
trách nhiệm, thói quen nói chung và thói quen tham gia giao thông nói riêng của giáo
viên là tấm gương để học sinh noi theo, học tập và làm theo. Luật giáo dục do Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khoá IX, thông qua ngày 14/06/2005,
tại điều 15 quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của nhà giáo: nghề giáo giữ vai trò
quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà giáo không ngừng học tập rèn
luyện nêu gương tốt cho người học.
Nhà trường còn giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật trong đó có pháp luật
giao thông cho học sinh thông qua các môn học và các hoạt động ngoại khóa, nhất là
môn học giáo dục công dân, các hoạt động của đoàn thanh niên. Giáo dục đạo đức và
pháp luật trong nhà trường đã là góp phần hình thành ý thức đạo đức, pháp luật cho
học sinh. Ông Tadamichi Hoshi, Chuyên gia an toàn giao thông hàng đầu của Nhật
Bản cũng cho rằng: giáo dục là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất đối với trật tự an
toàn giao thông.
Tuy nhiên, thực trạng chất lượng giáo dục ở nước ta còn thấp, tư duy và cách
làm giáo dục chưa theo kịp thời đại, Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu
cầu đào tạo con người và nhu cầu phát triển của xã hội. Chương trình, phương
pháp dạy học còn là thấp, nặng nề, chưa thật phù hợp, tồn tại những hiện tượng tiêu
cực như bệnh thành tích, thiếu tính trung thực trong tổ chức và đánh giá kết quả giáo
dục. Chính những hạn chế này là một trong những nguyên nhân làm cho nhận thức về
văn hoá tham gia giao thông của học sinh nói chung và học sinh Trung học phổ thông
nói riêng còn chưa thực sự tích cực.
*) Ảnh hưởng các quy định pháp luật
Bên cạnh những yếu tố cơ bản đã phân tích ở trên, thái độ tham gia giao thông
của các bạn học sinh còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến
việc hình thành văn hóa giao thông ở học mỗi học sinh THPT đó những quy định của
pháp luật, đặc biệt là các chế tài xử lý các hành vi vi phạm:
Sự tuần tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông: điều 72 luật giao
thông đường bộ quy định cảnh sát giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát này để
kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông, thực hiện xử lý các vi phạm đối
với người và các phương tiện tham gia giao thông vi phạm. Với quy định này thì sự

52
tuần tra, kiểm soát và xử lý của lực lượng Cảnh sát giao thông có nghiêm minh,
nghiêm khắc hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và hình vi của người tham
gia giao thông, trong đó đặc biệt là đối với tầng lớp thanh thiếu niên học sinh nói
chung và học sinh Trung học phổ thông nói riêng.
Thực tế hiện nay cho thấy, cảnh sát giao thông thường áp dụng các biện pháp
nhắc nhở, xử phạt đối với các hành vi vi phạm luật giao thông của các bạn học sinh vì
nhiều lý do khác nhau trong đó trên hết vẫn là sự thông cảm với những lỗi vi phạm của
các bạn. Nhưng cũng chính sự dễ dàng này đã làm giảm trách nhiệm về mặt đạo đức
pháp luật, làm suy yếu sự tự kiềm chế tâm lý, làm lung lay những thái độ, giá trị và tạo
nên những điều kiện để các bạn tiếp tục mất sai phạm.
Như chúng ta biết, khi mà ý thức tự giác chưa cao thì đòi hỏi pháp luật phải
nghiêm minh và chặt chẽ, đảm bảo tính răn đe và tính giáo dục. Chỉ có thể thực hiện
được mục tiêu xây dựng và thực hiện VHGT trong học sinh với trình độ nhận thức của
xã hội hiện nay thì cần phải đề cao vai trò yếu tố pháp luật.
*) Ảnh hưởng của yếu tố xã hội khác
Hoạt động tham gia giao thông của người lớn cũng là một tấm gương để các
bạn học sinh bắt chước và học theo. Thanh thiếu niên là đối tượng rất thích bắt chước.
Và khi không có những hỗ trợ, ngăn ngừa kịp thời thì các bạn dễ đi vào con đường vi
phạm pháp luật. Thái độ và hành vi vi phạm giao thông của người lớn, nhất là những
hành vi giao thông của người lớn có ảnh hưởng rất nhiều tới thái độ với hành vi tham
gia giao thông của các bạn. Ngoài ra, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
giao thông trên các báo hình, bài viết, các phương tiện thông tin đại chúng cũng hưởng
và tác động rất lớn đến thái độ tham gia giao thông của lứa tuổi học sinh. Những phán
xét, đánh giá của dư luận xã hội đối với hành vi của cá nhân, ở mức độ nào đó đều
tham gia vào điều chỉnh hành vi và thái độ tham gia giao thông của học sinh khi các
bạn tham gia hoạt động giao thông trên đường.
*) Yếu tố chủ quan:
-Thứ nhất, từ tính chất phức tạp trong quá trình vươn lên khẳng định cái tôi có ý
nghĩa xã hội, lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông thường dễ dàng vấp phải những
khó khăn: nhận thức pháp luật còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, kỹ năng sống, khó
tự kiềm chế, dễ bị a dua theo nhóm, dễ kích động, dễ bắt chước, ý thức tự giác còn
kém và đặc biệt là thiếu tính cộng đồng khi tham gia giao thông. Những điều này có
ảnh hưởng rất lớn đến các chuẩn mực văn hoá nói chung và chuẩn mực của VHGT nói
riêng của học sinh lứa tuổi Trung học phổ thông. Những ảnh hưởng này thể hiện rất rõ

53
ở thái độ và hành vi của các học sinh. Chẳng hạn như ở lứa tuổi này, các học sinh
thường thích thể hiện mình, thích làm điều mới lạ, học hỏi, bắt chước theo những hành
vi tiêu cực mà các bạn cho là “ngầu”, “giống người trưởng thành”. Nên các bạn
thường tập tành, đua đòi chạy xe máy, không sử dụng các thiết bị an toàn như đội mũ
bảo hiểm, không biết tác dụng hoặc không sử dụng dến kính, gương chiếu hậu trên xe
máy, không hiểu rõ luật an toàn giao thông hoặc hiểu nhưng cố tình làm sai luật...Cụ
thể như quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, tất nhiên mọi người đều
biết nhưng có bạn học sinh lại không thèm đội mà... treo mũ trên xe khi tham gia giao
thông! Đó là do ý thức của các bạn trẻ còn kém, nhiều khi muốn “chứng tỏ bản thân”
mà hành động xốc nổi. Điều đáng buồn nhất là các bạn thường thiếu tính cộng đồng
trong văn hoá chung và văn hoá giao thông nói riêng, các bạn học sinh không có thói
quen tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong quá trình tham gia giao thông.
-Thứ hai, yếu tố niềm tin và nhận thức pháp luật của các bạn. Luật pháp muốn
có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, bằng cưỡng chế thì còn cần
huy động cả sức mạnh của tư tưởng và tinh thần, pháp luật phải được con người nhận
thức như là cái cần thiết và có cơ sở, phải tạo niềm tin và sự kính trọng đối với pháp
luật. Niềm tin là một trong những tiền đề và điều kiện của sự tôn trọng và chấp hành
pháp luật. Theo đó, nếu việc áp dụng, xử lý vi phạm không nghiêm minh, không kịp
thời và đúng đắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố tâm lý, tư tưởng của các bạn.
Như vậy, sự hiểu biết pháp luật, giáo dục lối sống đạo đức cho các bạn là cơ sở hình
thành, xây dựng tính bền vững cho phong cách sống điềm tĩnh, một lối sống văn hóa
của các bạn trước những tác động phức tạp và đa chiều của cuộc sống. Giáo dục pháp
luật kết hợp với giáo dục đạo đức có mục đích và yêu cầu hình thành tính hướng thiện
trong hành vi của thanh thiếu niên. Sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi
cá nhân hình thành ý thức tôn trọng và lối sống tuân theo pháp luật. Qua đó từng bước
góp phần nâng cao văn hóa giao thông từ cá nhân đến cộng đồng.
3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
3.1. Một số đặc điểm về tự nhiên và kinh tế - xã hội của thành phốĐà Lạt
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Về địa hình
Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao
khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình
bầu dục dọc theo hướng bắc – nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12
km. Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về

54
hướng hồ Xuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh. Do đặc điểm địa
hình nên Đà Lạt có hạ tầng giao thông đặc thù với đường đèo dốc, uốn lượn, nhiều
khúc cua. Đà Lạt là một trong những thành phố không có hệ thống đèn báo hiệu giao
thông. (Có những ngã năm, ngã sáu ở thành phố Đà Lạt vẫn không có đèn giao thông.
Thay vào đó là những vòng xoay lớn). Như vậy, hạ tầng kĩ thuật giao thông và hệ
thống chỉ dẫn giao thông của thành phố tương đối phức tạp hơn so với các khu vực
khác. Công cuộc xây dựng, thiết kế, khai thác các công trình giao thông thường gặp
khó khăn. Qua đó, gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng và thực hiện văn
hóa giao thông đối với người dân Đà Lạt nói chung và học sinh THPT nói riêng.
3.1.1.2. Về khí hậu
Đà Lạt Tọa lạc ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi
cùng quần thể thực vật rừng bao quanh và có hai mùa nắng mưa rõ rệt, nhiệt độ trung
bình là 18oC. Lượng bức xạ ước tính hàng năm không cao, khoảng 2.258 giờ/năm.
Tóm lại, khí hậu Đà Lạt mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa và
khí hậu cao nguyên với một chế độ nhiệt khá điều hòa và thấp, nhiệt độ trung bình
năm thấp hơn so với cả nước Việt Nam từ đó tạo cho Đà Lạt có một khí hậu mát mẻ,
ôn hòa.
Với những đặc trưng khí hậu trên, có thể khẳng định: yếu tố khí hậu của thành
phố Đà Lạt có ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng và hình thành VHGT ở mỗi
người dân Đà Lạt, trong đó có đối tượng học sinh THPT.
3.1.2. Kinh tế -xã hội của thành phố Đà Lạt
3.1.2.1.Về nguồn dân cư
Thành phố Đà Lạt xưa là đô thị nghỉ dưỡng của người Pháp trong thời kỳ
thuộc địa cho đến nay là cả một quá trình biến động của lịch sử, tạo nên những dòng
người hợp cư. Văn hóa Đà Lạt được tạo nên bởi nhiều dân tộc anh em cùng chung
sống. Có thể nói, nét tính cách của người Đà Lạt là sự chắt lọc, quyện hòa giữa tính
cách của các dân tộc anh em và nét khí hậu nhiệt đới ôn hòa tạo nên con người Đà Lạt
hiền lành, thanh lịch. Chính vì lẽ đó, ý thức sống của cư dân Đà Lạt có phần tích cực
hơn so với các địa phương khác.
3.1.2.2.Về kinh tế
Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông
nghiệp. Trong đó, ngành du lịch hiện dang rất phát triển và chiếm phần lớn về nguồn
thu kinh tế của thành phố với hơn 39 khu, điểm du lịch và hơn 60 điểm tham quan
miễn phí đó là các danh thắng tự nhiên, các công trình kiến trúc cổ, cơ sở tôn giáo,

55
làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ… Du lịch phát triển kéo các ngành khác phát
triển theo đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Du lịch phát triển đã kéo theo sự cấp
thiết về việc cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông. Đòi hỏi thúc đẩy sự
phát triển của giao thông vận tải, nhất là ngành vận tải hành khách. Các nhà kinh
doanh vận tải sẽ phải chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ ngành vận tải. Không
những số lượng phương tiện được nâng cao mà chất lượng phương tiện cũng như chất
lượng đường ngày càng hoàn thiện hơn. Sự tiến bộ và hoàn thiện đó tạo ra bộ mặt mới
của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Kéo theo đó, nó gián tiếp tạo ra sự tiến bộ nói
chung của hệ thống văn hóa giao thông đối với địa phương. Tuy nhiên, Đà Lạt đã phát
triển rất xa so với trước đây, dân số đã lên đến hơn 227 nghìn người, hằng năm thu hút
khoảng sáu triệu lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng. Dân số tăng, lượng khách du
lịch tăng nhanh đồng nghĩa với việc số lượng loại hình phương tiện vận chuyển gia
tăng. Những yếu tố đó ảnh hưởng chất lượng vận chuyển cũng như là ảnh hưởng tiêu
cực tới bốn khía cạnh: tốc độ, an toàn, tiện nghi và giá cả. Do đó, không chỉ ảnh hưởng
đến nguồn khách du lịch mà còn làm cho ý thức, nếp sống giao thông đang dần bị hủy
hoại. Vì vậy văn hóa giao thông của cư dân TP. Đà Lạt đang ở mức không cao. Quá
trình đô thị hóa, hiện đại hóa ồ ạt của Đà Lạt khiến thành phố ngày nay phải chịu nhiều
hệ lụy. Kinh phí cho hoạt động duy tu bảo dưỡng đường hạn chế, chưa đáp ứng nhu
cầu phát triển của địa phương dẫn đến công trình nhanh chóng xuống cấp, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ gây mất ATGT.
3.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố Đà Lạt
3.2.1. Hệ thống mạng lưới giao thông
Đà Lạt là một thành phố miền núi nên mạng lưới giao thông đóng vai trò hết
sức quan trọng. Tuy có đủ 4 phương thức vận tải: đường bộ, đường hàng không,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, nhưng trong đó đường bộ đóng vai trò quan trọng nhất.
Hiện nay, Đà Lạt có 12 phường và 4 xã: Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung, Trạm
Hành. Riêng tại 12 phường đã có 177 con đường, tổng chiều dài 239 310 km. Trong
đó: 64 con đường đạt hiện trạng tốt, 96 con đường đạt hiện trạng trung bình và 17 con
đường đạt hiện trạng xấu.
Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố khác là quốc lộ 20.
Con đường này giao với quốc lộ 1 tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai, từ đó hướng
về Thành phố Hồ Chí Minh và nối với quốc lộ 27 tại D'Ran để về Phan Rang và các
tỉnh Nam Trung Bộ. Quốc lộ 20 còn cắt qua Di Linh, từ đây theo quốc lộ 28 về hướng
nam sẽ dẫn đến thành phố Phan Thiết. Xuất phát từ Đà Lạt, tuyến quốc lộ 27C (trước kia

56
là đường 723) đi xuyên qua các huyện Lạc Dương của Lâm Đồng và Khánh Vĩnh, Diên
Khánh của Khánh Hòa, tới thành phố Nha Trang. Con đường này được hoàn thành vào
năm 2007, giúp hành trình giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng chỉ còn khoảng 130 km, so
với lộ trình cũ Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang dài 228 km. Đà Lạt còn một tuyến tỉnh
lộ khác là đường 722 đi Đam Rông, nối thành phố với các vùng tây bắc của tỉnh Lâm
Đồng. Giao thông nội thị, các tuyến xe buýt của thành phố hình thành vào năm 2006,
với tuyến đầu tiên nối Đà Lạt với Đức Trọng. 
3.2.2. Hệ thống bãi đỗ xe
Toàn thành phố Đà Lạt hiện nay có tổng cộng 3 bến xe và 21 bãi xe đã được
đầu tư và đang hoạt động. Trong đó, có 16 bãi phục vụ cho mục đích công cộng và 5
bãi chủ yếu phục vụ xe du lịch. Một số bãi chưa đạt yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định
như: bãi xe trước cổng Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, bãi xe mô tô Bến xe Tùng
Nghĩa (cũ). Các bãi còn lại thành phố giao về UBND các phường quản lý cho các chủ
đầu tư thuê, vận hành. Có thể thấy, hệ thống bãi đỗ xe của thành phố hiện nay chưa
đáp ứng được nhu cầu của người dân và khách du lịch từ đó dẫn đến hiện tượng các
loại ô tô khách được đậu dưới lòng đường.
3.2.3 Số lượng phương tiện giao thông thành phố Đà Lạt
Theo số lượng thống kê hiện nay về lượng phương tiện, cho đến nay có
189.649 mô tô (chiếm 19% so với toàn tỉnh) và 23.684 xe ô tô (4% so với toàn tỉnh).
Bên cạnh đó một lượng lớn phương tiện giao thông của các huyện trong tỉnh và các
tỉnh khác làm dịch vụ vận tải, phương tiện giao thông cá nhân của khách du lịch đến
lưu trú và hoạt động gây nhiều khó khăn trong việc trong việc đảm bảo trật tự an toàn
giao thông, đặc biệt là tình trạng ùn tắc giao thông trong thành phố.
Qua đây, có thể kết luận được rằng: Thực trạng hệ thống kết cấu giao thông
của thành phố Đà Lạt hiện nay được cho rằng đang bị quá tải trước áp lực dân số và
phương tiện, lượng khách du lịch đến với Đà Lạt du lịch ngày càng tăng như hiện nay.
Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng và hình thành văn hóa giao thông ở
thành phố Đà Lạt.
3.3. Thực trạng trật tự an toàn giao thông của thành phố Đà Lạt
3.3.1. Thực trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
Xuất phát từ tình hình phức tạp về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), trong
những năm qua đội cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Đà Lạt đã chủ
động tham mưu, xây dựng kế hoạch đảm bảo TTATGT chung. Trong đó, đã sử dụng
đồng bộ các trang bị, kỹ thuật của Ngành trang bị, bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát,

57
chốt chặn, đồng thời phối hợp với các lực lượng liên quan kiểm tra đã phát hiện và xử
lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Cụ thể:
+ Từ ngày 16/11/2014 đến ngày 15/11/2015, đội CSGT đã phát hiện kiểm tra
lập biên bản 5295 trường hợp vi phạm.
+ Từ ngày 16/11/2015 đến ngày 15/11/2016 đội CSGT đã phát hiện kiểm tra
lập biên bản 5.833 trường hợp vi phạm giao thông. So với năm 2015 số trường hợp vi
phạm tăng 538 trường hợp (S833/5295), tương đương tăng 9,22%
+ Từ ngày 16/11/2016 đến 15/11/2017 đội CSGT đã phát hiện kiểm tra lập
biên bản 5462 trường hợp vi phạm giao thông.
+ Từ 16/11/2016 đến 15/11/2018, đội CSGT đã phát hiện kiểm tra lập biên
bản 6712 trường hợp vi phạm giao thông. Tăng 1250 trường hợp so với năm 2017.

BIỂU ĐỒ 1.1: BIỂU ĐỒ SỐ VỤ VI PHẠM GIAO THÔNG BỊ


PHÁT HIỆN VÀ LẬP BIÊN BẢN GIAI ĐOẠN 2015-2018
8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Từ số liệu trên chúng ta thấy, số vụ vi phạm pháp luật giao thông đường bộ tại
thành phố Đà Lạt bị phát hiện và xử lý tăng qua từng năm. Tuy nhiên, đây chỉ chỉ là
một phần rất nhỏ mà thôi, thực tế số lượng các vụ vi phạm pháp luật giao thông đường
bộ chưa bị phát hiện và xử lý tại Đà Lạt lớn hơn rất nhiều.
3.3.2. Thực trạng ùn tắc giao thông thành phố Đà Lạt.
Bằng trực quan, có thể liệt kê ngay một số hiện trạng về giao thông hiện nay như:
nhiều đoạn đường xuống cấp trầm trọng, ùn tắc lưu thông, chấp hành Luật Giao thông
đường bộ chưa nghiêm túc… Có nhiều nguyên nhân, trước hết là một số tuyến đường
cũ hẹp không còn đáp ứng được sự phát triển đô thị như mật độ dân cư tăng, lưu lượng
người và phương tiện lưu thông lớn. Ví dụ các đường Bùi Thị Xuân, Phan Đình
Phùng, Trần Quý Cáp…; nhất là tại các nút giao thông ngã ba, ngã tư hay các cổng

58
trường học, chợ, khách sạn, nhà hàng… Bên cạnh đó, ùn tắc cục bộ còn do chính
những người quản lý cơ sở liên quan (trường học, khách sạn, nhà hàng…) thiếu trách
nhiệm tổ chức thực hiện an toàn giao thông; người tham gia giao thông không tuân thủ
pháp luật. Cũng do lưu lượng người và phương tiện giao thông ngày càng tập trung
vào một số nút giao thông dẫn đến ùn tắc lớn, nhất là cao điểm mùa du lịch và đầu
(cuối) giờ làm việc, học tập, ví dụ như ngã tư Phan Chu Trinh – Trần Quý Cáp –
Quang Trung – Lữ Gia; ngã ba Hải Thượng – 3/2…

Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nội dung nghiên cứu


1.1. Nội dung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
1.1.1. Nội dung nghiên cứu về lý luận
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung làm rõ những vấn đề lý luận xung quanh
như:
+ Văn hóa là gì, cấu trúc, những đặc trưng và chức năng của văn hóa.
+ Học sinh THPT và một số đặc điểm của học sinh THPT.
+ Tập trung làm rõ khái niệm văn hóa giao thông, các tiêu chí của văn hóa giao
thông, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và hình thành văn hóa giao thông đối
với người tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay.
+ Khái quát các khái niệm văn hóa giao thông đã có để đưa ra khái niệm văn hóa
giao thông của học sinh THPT. Xây dựng bộ tiêu chí văn hóa giao thông dành riêng
cho đối tượng học sinh THPT trên cơ sở bộ tiêu chí đã có trước đó.
1.1.2. Nội dung nghiên cứu về thực tiễn
- Nghiên cứu những yếu tố tác động tới việc xây dựng và hình thành văn hóa giao
thông ở đối tượng học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Kết cấu hạ tầng giao thông
+ Hoạt động tuần tra kiểm soát và xử lý của lực lượng chức năng.
+ Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông.

59
1.2. Phân tích các dữ liệu thu thập được để đưa ra những đánh giá thực trạng văn hóa
giao thông của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt
- Trên cơ sở các số liệu thu thập, đề tài phân tích dựa trên cơ sở thang đo của
bộ tiêu chí mà đề tài đã xây dựng để đưa ra những đánh giá về thực trạng văn hóa giao
thông hiện nay của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Bao gồm: Nhận
thức, cảm xúc, hành vi.
- Ngoài việc phân tích số liệu để đưa ra những đánh về thực trạng văn hóa giao
thông của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện này. Đề tài tiến hành
phân tích số liệu đề tài xác định các nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy
1.3. Đưa một số giải pháp góp phần xây dựng và hình thành văn hóa giao thông ở
mỗi học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt
Trên cơ sở đánh giá thực trạng văn hóa giao thông của học sinh THPT, các
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện văn hóa giao
thông hiện nay của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt đề tài đưa ra một số
giải pháp nhằm xây dựng và hình thành ở nhóm đối tượng này văn hóa giao thông.
1.4. Tiến hành xây dựng và tổ chức thực nghiệm mô hình để kiểm nghiệm tính hiệu
quả của hệ thống giải pháp mà đề tài đã đưa ra
Xây dựng và tiến hành thực nghiệm với một nhóm học sinh được chọn ngẫu
nhiên. Đánh giá sự chuyển biến về mặt nhận thức, thái độ, hành vi của nhóm đối
tượng được thực nghiệm trước và sau khi tham gia thực nghiệm. So sánh đối chiếu
nhóm đối tượng trước thực nghiệm và nhóm đối tượng sau thực nghiệm.
1.5. Xây dựng trang web đánh giá mức độ “văn hóa giao thông” của học sinh.
Trên cơ sở bộ tiêu chí VHGT đã xây dựng cùng với các thuật toán đề tài xây
dựng trang web cho phép khách thể được nghiên cứu (học sinh THPT) tự đánh giá
VHGT của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2.1. 1. Mục đích
Xây dựng tổng quan nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài; đồng thời
qua nghiên cứu các công trình, bài viết trước đó góp phần định hướng các phương
pháp, tiến trình tổ chức nghiên cứu của đề tài
2.1. 2. Cách thức tiến hành.

60
Đề tài tiến hành thu thập các công trình nghiên cứu (sách, luận văn , luận án,
báo cáo khoa học, tạp chí khoa học chuyên ngành, các trang web... ), đọc, sàng lọc,
phân tích, hệ thống hóa để đưa vào các nội dung phù hợp với đề tài. Cụ thể:
- Nghiên cứu, tham khảo bài viết của GS.TS Trần Ngọc Thêm và bài viết của
tác giả Huỳnh Ngọc Thu để xây dựng cơ sở lý luận về văn hóa.

- Nghiên cứu, tham khảo khái niệm về “văn hóa giao thông” của:

+ Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia.

+ TS. Nguyễn Thị Hồng.

+ TS. Phạm Ngọc Trung.

+ GS.VS Hồ Sĩ Vịnh.

+ TS. Lê Thị Anh. 

- Cùng với đó trên cơ sở nghiên cứu, tham bộ “Tiêu chí văn hóa giao thông
đường bộ” của Bộ văn hóa thể thao và du lịch và “Tiêu chí văn hóa giao thông dành
cho thanh niên” của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để xây
dựng lên cơ sở lý luận về văn hóa giao thông và văn hóa giao thông của học sinh
THPT, các tiêu chí văn hóa giao thông dành cho đối tượng học sinh THPT.

- Phân tích các số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội để chỉ ra yếu tố
khách quan tác động đến việc hình thành và thực hiện “văn hóa giao thông” của học
sinh THPT trên địa bàn thành phố, đặc biệt là quá trình thu thập và phân tích các số
liệu từ lực lượng công an giao thông thành phố Đà Lạt.

2.2. Nghiên cứu thực tiễn


2.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học – phương pháp khảo sát.
2.2.1.1. Mục đích, yêu cầu.

- Mục đích

Đây sẽ là phương pháp nghiên cứu chủ đạo mà đề tài sử dụng để thu thập các
dữ liệu từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng VHGT của khách thể được nghiên
cứu: nhận thức, cảm xúc, hành vi. Kết quả đưa ra những số liệu thống kê định lượng.
- Yêu cầu: Tính tiết kiệm, hiệu quả, tính khách quan, phổ biến.
2.2.1.2. Xác định mẫu nghiên cứu.

61
Để nghiên cứu VHGT của học sinh THPT, chúng tôi đã chọn nhóm khách thể
chính là học sinh thuộc 4 trường trung học phổ thông: Chuyên Thăng Long, Trần Phú,
Yersin và Tà Nung bởi vì chính các bạn là những chủ thể hàng ngày trực tiếp thường
xuyên tham gia giao thông hằng ngày. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chọn nhóm khách
thể phụ là giáo viên, phụ huynh học sinh 4 trường nói trên và lực lượng cảnh sát giao
thông của bởi vì họ là những người trực tiếp làm công tác giáo dục, hướng dẫn và
chứng kiến việc tham gia giao thông của học sinh.
2.2.1.3. Đặc điểm, số lượng và phân bố khách thể nghiên cứu
a, Khách thể nghiên cứu là học sinh.
*) Đặc điểm về khách thể nghiên cứu

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, cùng với sự hạn chế bởi
thời gian và kinh phí nghiên cứu, đề tài chúng tôi đã chọn 4 trường THPT nói trên là
nhóm khách thể nghiên cứu chính của đề tài. Hơn nữa để đảm bảo tính khách quan và
tính đại diện, tính phong phú của nhóm đối tượng nghiên cứu chúng tôi lựa chọn thuộc
3 mức trình độ khác nhau, 3 vùng khác nhau của thành phố Cụ thể:

- Trường THPT chuyên Thăng Long: đại diện cho nhóm khách thể có kết quả học tập,
rèn luyên ở mức cao và trung tâm thành phố.

- Trường THPT Trần Phú đại diện cho nhóm khách thể có kết quả học tập, rèn luyên ở
mức khá và gần khu ngoại thành.

- Trường THCS và THPT Tà Nung : đại diện cho nhóm khách thể có kết quả học tập ở
mức độ, rèn luyện ở mức trung bình và ngoại thành.

- Trường THPT Yersin Đà Lạt: đại diện cho nhóm khách thể có kết quả học tập, rèn
luyện ở mức trung bình và gần khu ngoại thành.

*) Số lượng khách thể nghiên cứu

Tính kích thước mẫu bằng công thức Slovin, được tham khảo từ Nguyễn Xuân
Nghĩa (2010).

n = N / (1 + N.e2), trong đó n là kích thước mẫu, N là kích thước tổng thể tức
là tổng số HS THPT trên địa bàn Tp. Đà Lạt và e là mức độ sai lệch được chọn là 5%

62
n = N / (1 + N.0,052) = 8.130 / (1 + 8.130 x 0,052) ≈ 382 HS THPT

*) Phân bố số lượng khách thể nghiên cứu

Bảng 1.1: Chọn mẫu phân tầng


STT Tên trường Số HS Tỷ lệ (%) Mẫu
THPT
1 THPT chuyên Thăng Long 840 27.3 104
2 THPT Trần Phú 1578 51.3 196
3 THPT Yersin 450 14.6 56
4 THCS-THPT Tà Nung 209 6.8 26
Tổng cộng 3077 100 382
Vậy mẫu được chọn để điều tra khảo sát là 382 HS THPT, trong đó gồm có
104 HS từ trường Chuyên Thăng Long, 196 HS từ Trường Trần Phú, 56 HS từ trường
Yersin và 26 HS từ Trường Tà Nung. Với mỗi tập HS THPT của từng trường trong 4
trường THPT trên sẽ được chia đều ra thành ba tập con gần bằng nhau tương ứng với
khối 10, khối 11 và khối 12. Sau đó các HS trong các khối ở các trường sẽ được chọn
ngẫu nhiên để trả lời bảng hỏi đã được thiết kế. Cụ thể mẫu sẽ được chọn như sau:

Bảng 1.2: Chọn mẫu phân tầng chi tiết


STT Trường THPT Mẫu Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
1 THPT chuyên Thăng Long 104 34 34 36
2 THPT Trần Phú 196 65 65 66
3 THPT Yersin 56 18 18 20
4 THCS-THPT Tà Nung 26 8 8 10
Tổng cộng 382 125 125 132
*)Thiết kế bảng hỏi
- Mục đích: Hình thành nội dung cho bảng hỏi để nghiên cứu thực trạng văn
hóa giao thông của học sinh THPT: Nhận thức, cảm xúc, hành vi. Bên cạnh đó, bảng
hỏi còn chứa đựng nội dung cần thu thập làm cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm
xây dựng và hình thành văn hóa giao thông cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố
hiện nay.
- Phương pháp: Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, kế thừa những ưu
điểm của các bảng hỏi của những nhà nghiên cứu trước đó; kết hợp với phương pháp

63
chuyên gia; việc thiết kế bảng hỏi phải tuân theo những yêu cầu về mặt cấu trúc và nội
dung nghiên cứu.
- Nội dung: Trên cơ sở phân tích khái niệm văn hóa và khái niệm văn hóa giao
thông, cũng như phân tích tiêu chí văn hóa giao thông và một số yếu tố ảnh hưởng đến
văn hóa tham gia giao thông. Bảng hỏi chúng tôi sẽ chia bảng hỏi thành 3 phần chính
gồm:
+ Nhận thức về văn hóa giao thông đối với người tham gia giao thông (gồm
các items: 1,2,3 trong bảng hỏi).
+ Cảm xúc trước những hành vi biểu hiện của văn hóa giao thông (item trong
bảng hỏi ).
+ Hành vi thực hiện các hành vi văn hóa giao thông trong thực tiễn (item 5
trong bảng hỏi).
Bên cạnh đó, bảng hỏi còn chứa đụng nội dung:
+ Nguyên nhân khiến HS vi phạm, chưa thực hiện đầy đủ VHGT (item 6 trong
bảng hỏi).
+ Các hình thức, mức độ, tính hiệu quả của việc tiếp cận các thông tin về xây
dựng “văn hóa giao thông” đối với học sinh THPT hiện nay (gồm các items: 7,8 trong
bảng hỏi).
+ Các hình thức, mức độ, tính hiệu quả của hoạt động tuyên truyền “văn hóa
giao thông” trong nhà trường đối với học sinh THPT hiện nay (gồm các items: 9,10
trong bảng hỏi).
- Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi Mỗi item đều có các lựa chọn và được
quy ước các mức điểm khác nhau:
+ Nhận thức:
> Không đúng: 1 điểm
> Không có ý kiến: 2 điểm
> Đúng một phần: 3 điểm.
> Nói chung là đúng: 4 điểm
> Hoàn toàn đúng: 5 điểm
+ Cảm xúc:
> Hoàn toàn không ủng hộ: 1
> Không ủng hộ: 2 điểm
> Không có ý kiến: 3 điểm
> Ủng hộ: 4 điểm

64
> Hoàn toàn ủng hộ: 5 điểm
+ Hành vi:
> Không bao giờ thực hiện: 1 điểm

> Rất hiếm khi: 2 điểm

>Thỉnh thoảng: 3 điểm

> Thường xuyên: 4 điểm

> Rất thường xuyên: 5 điểm


*) Chi tiết bảng hỏi: Phụ lục
*) Cách cho điểm và đánh giá mức độ từng mặt biểu hiện của văn hóa giao thông:
Để cho điểm và đánh giá mức độ từng mặt biểu hiện của văn hóa giáo thông, để tài
chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát.
Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
Từ đó chúng ta sẽ có các giá trị cụ thể sau:
Điểm trung bình Mức Nhận thức Cảm xúc Hành vi
4.21 ≤ X ≤5 Cao Hoàn toàn đúng Hoàn toàn ủng Rất thường xuyên
hộ
3.41 ≤ X ≤ 4.2 Khá Nói chung là Ủng hộ Thường xuyên
đúng
2.61 ≤ X ≤ 3.4 Trung Đúng một phần Không có ý Thỉnh thoảng
bình kiến
1.81 ≤ X ≤ 2.6 Thấp Không đúng Không ủng hộ Rất hiếm khi
1.0 ≤ X ≤ 1.80 Rất thấp Hoàn toàn không Hoàn toàn Không bao giờ
đúng không ủng hộ
- Từ cách cho điểm và đánh giá mức độ biểu hiện của từng mặt, chúng tôi đươc ra
mức độ biểu hiện của VHGT. Để đánh giá VHGT của học sinh một cách tổng thể,
điểm trung bình tổng thể của phần nhận thức được tính là hệ số 1, điểm trung bình
tổng thể của phần cảm xúc được tính là hệ số 2, điểm trung bình tổng thể của phần
hành vi được tính là hệ số 3. Tổng hợp điểm của cả ba thành phần này ta được điểm và
mức độ biểu hiện của VHGT:
Bảng:

Điểm cả 3 mặt Mức độ Hành vi


25.26 ≤ X ≤30.0 Cao Rất thường xuyên
65
20.46 ≤ X ≤ 25.2 Khá Thường xuyên
15.66 ≤ X ≤ 20.4 Trung bình Thỉnh thoảng
10.86 ≤ X ≤ 15.6 Thấp Rất hiếm khi
6.0 ≤ X ≤ 10.8 Rất thấp Không bao giờ thực
hiện

b,. Khách thể nghiên cứu là phụ huynh, giáo viên và cảnh sát giao thông
Bên cạnh việc chọn nhóm khách thể chính là học sinh, để có các dữ liệu khách
quan và phong phú, mang tính đa chiều hơn. Đề tài chúng tôi còn chọn thêm nhóm
khách thể phụ là giáo viên, phụ huynh học sinh của 4 trường THPT nói trên và lực
lượng cảnh sát giao thông. Bời vì họ là những người trực tiếp làm công tác giáo dục và
trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo, chứng kiến học sinh tham gia giao thông
hằng ngày. Những đánh giá của những đối tượng lựa chọn nghiên cứu này sẽ cho
chúng ta kết quả khách quan, chính xác hơn về thực trạng VHGT của học sinh THPT
trên địa bạn thành phố hiện nay.
Do còn hạn chế về nhiều phương diện nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu
trên 100 giáo viên và phụ huynh học sinh của 4 trường THPT nói trên. Cụ thể:
+ Phụ huynh: 40 phụ huynh/4 trường.
+ Giáo viên: 40 phụ huynh/4 trường
+ Cảnh sát giao thông: 20 người

Bảng 1.3: Chọn mẫu phân tầng chi tiết đối với khách thể là phụ huynh
STT Trường Mẫu Đặc điểm đối tượng
1 THPT chuyên Thăng 10 Cán bộ, công chức, viên chức
Long
2 THPT Trần Phú 10 Nông dân, làm nghề tự do, kinh doanh
3 THPT Yersin 10
4 THCS-THPT Tà Nung 10
Tổng cộng 40
Bảng 1.4: Chọn mẫu phân tầng chi tiết đối với khách thể là giáo viên
STT Trường THPT Mẫu Đặc điểm đối tượng
1 THPT chuyên Thăng 10
Long
Giáo viên khoa học tự nhiên.
2 THPT Trần Phú 10 Giáo viên khoa học xã hội.
3 THPT Yersin 10 Giáo viên môn thể dục.

66
4 THCS-THPT Tà 10
Nung
Tổng cộng 40

2.2.1.4. Tổ chức khảo sát


*) Khảo sát thử
- Mục đích: : Kiểm tra độ khó của bảng hỏi, nội dung item có phù hợp với khách
thể nghiên cứu không, có sát với mục đích nghiên cứu của đề tài không. Sau đó sửa
chữa, điều chỉnh những item không đạt yêu cầu
- Khách thể: 30 học sinh lớp 11 chuyên Lý của Trường THPT chuyên Thăng Long.
-Kết quả: Sau khảo sát, chúng tôi điều chỉnh lại một số item chưa rõ ràng, cụ thể
là: Ban đầu chúng tôi để một số câu hỏi ở dạng điền khuyết nhưng học sinh không thể
trả lời được, sau đó phải chuyển thành câu hỏi lựa chọn để giảm độ khó, giúp các bạn
học sinh hiểu dễ dàng hơn và trả lời.
- Sau khảo sát thử và có sửa chữa, bảng hỏi được kết cấu như sau:
+ Nhận thức gồm 3 items: 1,2,3.
+ Cảm xúc là item: 4
+ Hành vi là item: 5
*) Khảo sát chính thức:
Bảng hỏi sau khi đã kiểm tra được đưa vào điều tra chính thức. Số phiếu phát
ra là 382 phiếu, số phiếu thu đuợc là 382 phiếu, trong đó 343 phiếu đạt yêu cầu, có 40
phiếu không đạt yêu cầu (không trả lời, trả lời không đủ trả lời các câu hỏi cùng một
đáp án, các phiếu có trùng đáp an giống nhau).
Số khách thể chúng tôi tiến hành điều tra là học sinh, có độ tuổi trung bình là
17 tuổi.
- Số lượng cụ thể:
+ Tổ chức khảo sát bằng phiếu điều tra: 3 trường (THPT Trần Phú, THPT
Yersin, THCS-THPT Tà Nung). Số lượng: 282 phiếu.
+ Tổ chức khảo sát trên mạng: 1 trường (THPT chuyên Thăng Long). Số
lượng 100 phiếu.
2.2.1.5. Xử lý và phân tích dữ liệu từ bảng hỏi

Tất cả số liệu đã thu thập được nhập vào chương trình SPSS trong môi trường
window để xử lý đưa lại kết quả về mặt định tính và định lượng.

67
Dữ liệu thu về từ bảng hỏi được phân tích trên 3 mặt nhận thức, cảm xúc, hành
vi theo điểm số quy định.
Dữ liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác chủ yếu được phân tích
dưới dạng định tính để bổ sung cho kết quả thu được từ bảng hỏi. Như vậy, thái độ
tham gia giao thông của học sinh là sự tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên.
2.3. Phương pháp thực nghiệm
Trong giới hạn khả năng về thời gian và các điều kiện khác đề tài chúng tôi
tiến hành thực nghiệm mô hình nhằm hướng tới xây dựng và hình thành ở học sinh
(nhóm đối tượng thực nghiệm) văn hóa giao thông: Xây trang trang Fanpage Facebook
tuyên truyền về văn hóa giao thông.
*) Thời gian hoạt động: Từ ngày 01/09/2019
*) Mục đích và yêu cầu
*) Mục đích:
- Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với học sinh các
cấp về việc thực hiện các nội dung tuyên truyền về văn hóa giao thông để mọi người
đều có ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt
động có liên quan đến giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn
minh, thân thiện và hiệu quả.
-Xây dựng và hình thành kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ: Nội dung các
quy phạm pháp luật đối với người đi bộ, người điều khiển xe máy, xe đạp, xe máy
điện, xe đạp điện, người đi điều khiển ôtô…
- Đưa nội dung giáo dục về an toàn giao thông lồng ghép vào các hoạt động giáo dục
ý thức chấp hành các quy định về ATGT đối với học sinh.
- Nâng cao nhận thức về ATGT để mỗi HS tự giác chấp hành các quy định của pháp
luật về bảo đảm trật tự ATGT.
- Hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật giao thông ở mỗi học sinh.
- Xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn hạn chế đến mức thấp nhất việc để
xảy ra tai nạn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông trước cổng trường, hướng
tới sự ổn định trật tự an toàn chung cho toàn xã hội.
*) Yêu cầu:
- Hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến phải được triển khai thực hiện liên tục,
đồng bộ và phải được thực hiện thống nhất, xuyên suốt trên page theo nội dung bộ
tiêu chí.

68
- Các hình thức tuyên truyền và nội dung tuyên truyền được tổ chức đa dạng,
phong phú, sinh động, phù hợp với từng đối tượng.
- Đính kèm video, hình ảnh minh họa liên quan đến vấn đề giao thông cần
giáo dục
- Đăng tải bài viết với nội dung, lời dẫn, hình ảnh, video... phải đảm bảo tính
thuần phong mỹ tục
- Page hoạt động với mục đích giáo dục và phi lợi nhuận
- Đảm bảo độ chính xác khi tuyên truyền các thông tin pháp luật về Văn hóa
giao thông
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp cá nhân, tuân thủ luật an ninh mạng.
*) Nhiệm vụ và tiêu chí:
*)Nhiệm vụ:
- Nâng cao tầm hiểu biết về các quy định của “ Văn hóa giao thông” nhất là quy
định pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh nói riêng và mọi người nói chung
- Tăng cường quản lý, thực hiện các bài viết tuyên truyền đối với công tác tuyên
truyền nâng cao VHGT.
*) Tiêu chí:
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã đề ra các tiêu chí chuẩn về độ tương tác
của độc giả đối với phương tiện tuyên truyền, cụ thể:
- Trong 3 tháng đầu tiên, mức độ tiếp cận của độc giả về trang thông tin phải đảm
bảo: page đạt trên 100 lượt like, 120 lượt theo dõi.
-Lượt truy cập vào page trung bình 20 lượt/tuần.
-Về số lượt thích, biểu tượng cảm xúc (like/emoji) : 25 lượt/ status, trung bình 375
lượt/15 status/tháng .
-Về số bình luận (comment) dưới mỗi status/video: 20 lượt/ status, 100 lượt/15
status/tháng.
-Về số lượt chia sẻ (share) dưới mỗi status/video: 5 share/status, 75 share/15
status/tháng.
Qua các tiêu chí trên, trang fanpage đảm bảo về số lượng các bài viết được đăng
tải mỗi tháng trên 15 bài (bao gồm các status tuyên truyền pháp luật, video-hình ảnh
về kịch, tình huống nhằm tuyên truyền, xây dựng kĩ năng ý thức tham gia giao thông
an toàn, các bảng khảo sát nhỏ về giao thông). Ngoài ra, cần phải đảm bảo độ tin cậy

69
bằng việc thường xuyên phản hồi các câu hỏi thắc mắc và tiếp nhận những thông tin
bổ sung của độc giả về vấn đề Văn hóa giao thông.
*Lựa chọn và khảo sát đối tượng sau thực nghiệm
- Lựa chọn đối tượng: Đề tài lựa chọn 100 học sinh thuộc khối chuyên Lý Trường
THPT chuyên Thăng Long là đối tượng thực nghiệm.
- Tiến hành khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát ý kiến nhằm đánh giá VHGT của
nhóm học sinh tham gia trước khi tiến hành thực nghiệm. Thời gian thực hiện khảo sát
ngày 19/11/2019.

2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu


- Nhóm tác giả chúng em đã sử dụng: Phương pháp thống kê, phương pháp
tính toán số liệu, phương pháp tính tỉ lệ %...
- Công cụ: phần mềm Excel, phẫn mềm SPSS

70
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả điều tra thực trạng
Cảm xúc được biểu hiện thông qua 3 mặt: nhận thức, cảm xúc, hành vi. Vì vậy,
để tìm hiểu cảm xúc của học sinh, chúng tôi tiến hành đánh giá từng mặt biểu hiện và
xét mối tương quan giữa chúng.
3.1.1. Kết quả đánh giá của học sinh
3.1.1.1. Kết quả tự đánh giá của học sinh về mức độ hiểu biết An toàn giao thông:
Để tìm hiểu xem học sinh tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình về “Văn hóa giao
thông” như thế nào, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Mức độ hiểu biết của bạn về “Văn hóa
giao thông” ?
Biểu đồ 1: Biểu đồ về mức độ hiểu biết về các loại hình trình diễn nghệ thuật dân
tộc của học sinh THPT thành phố Đà Lạt

Tự đánh giá của học sinh về mức độ hiểu biết về văn hóa
giao thông
Hoàn toàn không biết Biết rất ít Biết tương đối đầy đủ Biết đầy đủ

9% 3%

23%

65%

Để nghiên cứu mặt biểu hiện này, chúng tôi dựa trên sự hiểu biết của học sinh
về các nội dung, cụ thể là về khái niệm, vai trò của hoạt động tham gia giao thông, các
quy định, phép ứng xử khi tham gia giao thông và hoạt động đóng góp tuyên truyền
Văn hóa giao thông của các học sinh. Số liệu Biểu đồ 1 cho thấy, trong số các cá thể
khảo sát mà chúng tôi đã điều tra, nhìn chung, mức độ hiểu biết về văn hóa giao thông
của học sinh có phương án tối ưu là “Biết tương đối đầy đủ” với 65% tổng số học sinh.
Tuy nhiên, mức độ “Biết rất ít” chiếm tỉ lệ câu trả lời cao thứ hai, có đến 23,3% học
sinh tự nhận thấy rằng mình có rất ít hiểu biết về vấn đề này. Tỉ lệ học sinh không biết
gì về văn hóa giao thông đều chiếm một phần rất nhỏ trong toàn bộ học sinh.
Trước hết, chúng tôi đánh giá khái quát nhận thức của học sinh như sau:

71
Bảng 1A: Bảng điểm đánh giá mức độ nhận thức của học sinh THPT thành phố
Đà Lạt về Văn hóa giao thông
Trung Độ lệch
Nội dung
bình chuẩn
1. Hiểu biết về pháp luật và quy tắc giao thông đường bộ (những quy định đối với xe đạp, xe
3,72 1,407
máy, xe đạp điện và người đi bộ).
2. Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông trong mọi hoàn cảnh. 3,78 1,316
3. Tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường học. 4,05 1,110
4. Không ủng hộ hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật giao thông. 3,68 1,509
5. Phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm luật giao thông. 3,55 1,222
6. Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông. 3,73 1,173
7. Duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia giao thông của mình trong tình trạng an toàn. 3,79 1,367
8. Đảm bảo giữ gìn phương tiện giao thông trong trạng thái sạch đẹp khi tham gia giao
2,93 1,280
thông.
9. Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra những va chạm hoặc tai
3,99 1,166
nạn giao thông.
10. Tận tình giúp đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông 3,75 1,347
11. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi
3,94 1,186
tham gia giao thông.
12. Tích cực tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật
3,62 1,415
trật tự, an toàn giao thông.
13. Tích cực tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông và bảo
3,41 1,186
vệ các công trình giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu hỗ trợ.
14. Có thái độ thân thiện với những người đồng hành; 3,56 1,224
15. Luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao thông trong mọi tình huống. 3,39 1,165
16. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng. 3,15 1,200
17. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi khi tham gia giao thông. 3,89 1,219
18. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông; 3,60 1,327
19. Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và khu dân cư đông
3,76 1,364
người.
20. Nhường đường cho người đi bộ, nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già, phụ nữ
3,97 1,279
có thai và trẻ em;
21. Hạn chế sử dụng còi tại những nơi đông người. 3,38 1,343
22. Không gây cản trở giao thông. 3,66 1,374
23. Tôn trọng những người thi hành công vụ; tuân thủ pháp luật khi phát hiện và bị xử lý các
4,06 1,127
hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông;
24. Không mặc hở hang, thiếu lịch sự khi tham gia giao thông; 3,02 1,208
25. Chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ với sự cố giao
3,39 1,113
thông;
26. Thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc đường, đường xấu, đường chật
3,41 1,107
hẹp;
27. Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông. 3,48 1,177
28. Sẵn sàng dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất an toàn giao thông trên đường. 3,61 1,206
Trung bình tổng 3,62

Bảng 1B : Bảng đánh giá mức độ nhận thức của học sinh THPT thành phố Đà
Lạt về Văn hóa giao thông
Tổng số
Nhận
Tổng 1 2 3 4 5
thức
SL % SL % SL % SL % SL %

72
NT1 343,0 45,0 13,1 25,0 7,3 55,0 16,0 74,0 21,6 144,0 42,0
NT2 343,0 34,0 9,9 17,0 5,0 87,0 25,4 57,0 16,6 148,0 43,1
NT3 343,0 1,0 0,3 50,0 14,6 46,0 13,4 79,0 23,0 167,0 48,7
NT4 343,0 58,0 16,9 29,0 8,5 28,0 8,2 79,0 23,0 149,0 43,4
NT5 343,0 19,0 5,5 56,0 16,3 84,0 24,5 84,0 24,5 100,0 29,2
NT6 343,0 8,0 2,3 60,0 17,5 67,0 19,5 91,0 26,5 117,0 34,1
NT7 343,0 37,0 10,8 31,0 9,0 48,0 14,0 78,0 22,7 149,0 43,4
NT8 343,0 46,0 13,4 99,0 28,9 87,0 25,4 55,0 16,0 56,0 16,3
NT9 343,0 6,0 1.7 52,0 15.2 43,0 12.5 82,0 23.9 160,0 46.6
NT10 343,0 38,0 11.1 22,0 6.4 71,0 20.7 70,0 20.4 142,0 41.4
NT11 343,0 6,0 1.7 55,0 16.0 50,0 14.6 74,0 21.6 158,0 46.1
NT12 343,0 39,0 11.4 50.0 14,6 49,0 14,3 70,0 20,4 135,0 39,4
NT13 343,0 6,0 1.7 97,0 28.3 75,0 21.9 81,0 23.6 84,0 24.5
NT14 343,0 9,0 2.6 85,0 24.8 55,0 16.0 92,0 26.8 102,0 29.7
NT15 343,0 19,0 5.5 63,0 18.4 96,0 28.0 94,0 27.4 71,0 20.7
NT16 343,0 20,0 5.8 104,0 30.3 82,0 23.9 77,0 22.4 60,0 17.5
NT17 343,0 6,0 1.7 66,0 19.2 41,0 12.0 77,0 22.4 153,0 44.6
NT18 343,0 18,0 5.2 79,0 23.0 53,0 15.5 66,0 19.2 127,0 37.0
NT19 343,0 37,0 10.8 33,0 9.6 47,0 13.7 83,0 24.2 143,0 41.7
NT20 343,0 31,0 9,0 18,0 5.2 45,0 13.1 85,0 24.8 164,0 47.8
NT21 343,0 43,0 12.5 50,0 14.6 74.0 21.6 87,0 25,4 89,0 25.9
NT22 343,0 34,0 9.9 52,0 15.2 42,0 12.2 85,0 24.8 130,0 37.9
NT23 343,0 1,0 0.3 56,0 16.3 33,0 9.6 83,0 24.2 170,0 49.6
NT24 343,0 31,0 9.0 107,0 31.2 75,0 21.9 84,0 24.5 46.0 13.4
NT25 343,0 11,0 3.2 72,0 21.0 99,0 28.9 95,0 27.7 66,0 19.2
NT26 343,0 16,0 4.7 58,0 16.9 100,0 29.2 107,0 31.2 62,0 18.1
NT27 343,0 15,0 4.4 60,0 17.5 102,0 29.7 77,0 22.4 89,0 25.9
NT28 343,0 6,0 1.7 81,0 23.6 63,0 18.4 84,0 24.5 109,0 31.8
GHI CHÚ :
Không đúng: 1 Không có ý kiến: 2 Đúng 1 phần: 3
Nói chung là đúng: 4 Hoàn toàn đúng: 5
Nhận xét 1: Dựa trên quy tắc tính điểm đã trình bày ở chương 2, chúng tôi thấy
điểm trung bình nhận thức của học sinh đối với văn hóa giao thông là 3,62 điểm (bảng
1A). So với quy ước cho điểm thì nhận thức của học sinh trong việc TGGT đạt mức
Khá – Tương đối đầy đủ. Trong đó, nhận thức của học sinh thực sự cao ở một số nội
dung:
-NT23: Tôn trọng những người thi hành công vụ; tuân thủ pháp luật khi bị phát
hiện và xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông (4,06 điểm).
-NT9: Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra những va
chạm hoặc tai nạn giao thông (3,99 điểm).
-NT20: Nhường đường cho người đi bộ, nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người
già, phụ nữ có thai và trẻ em (3,97 điểm).
-NT11: Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh
khó khăn khi tham gia giao thông (3,94 điểm).
Ngoài ra, cũng có những nội dung học sinh nhận thức chỉ đạt mức trung bình:
-NT 16: Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng (3,15 điểm).

73
-NT 8: Đảm bảo giữ gìn phương tiện giao thông trong trạng thái sạch đẹp khi tham
gia giao thông.(2,93 điểm).
-NT 24: Không mặc hở hang, thiếu lịch sự khi tham gia giao thông (3,02 điểm).
Nhận Xét 2: Ở bảng 1B, chúng tôi phân tích cụ thể ở từng nội dung khác nhau,
dựa trên cơ sở các item đã điều tra, chúng tôi đưa ra câu hỏi 2 gồm 28 items.
Nhìn tổng thể, nhận thức về Văn hóa giao thông của học sinh có sự khác biệt theo
từng nội dung của items và theo từng cá thể học sinh. Số học sinh nhận thức hoàn toàn
đúng chiếm tỉ lệ cao, chiếm 45,9 % , số câu trả lời “Không đúng” chỉ chiếm 6%.
- Câu hỏi NT1 là câu hỏi đánh giá Hiểu biết về pháp luật và quy tắc giao thông đường
bộ của học sinh THPT (những quy định đối với xe đạp, xe máy, xe đạp điện và người
đi bộ). Phần lớn các bạn có thái độ tốt với câu hỏi trên, có trung bình 86 học sinh chọn
phương án “Hoàn toàn đúng” chiếm tỉ lệ 42%. Các câu NT1, NT2 NT 3, NT 4, NT 5,
NT 6, NT 7, NT 9, NT 10, NT 11, NT 12, NT 14, NT17, NT18, NT19, NT20, NT21,
NT22, NT23, NT 28 đều có câu trả lời tối ưu là “Hoàn toàn đúng” gồm 139 bạn
(chiếm tỉ lệ 45,9%). Phần lớn các bạn học sinh đều có thái độ đúng đắn đối với các
quy định, phép ứng xử khi tham gia giao thông, chỉ có trung bình 23 bạn đưa ra
phương án trả lời “Không đúng” (chiếm tỉ lệ 5,65 %), 48 bạn trả lời “Không có ý kiến”
(chiếm 16,3%), 53 bạn trả lời “Đúng 1 phần” (chiếm 25,4 %), 79 bạn trả lời “Nói
chung là đúng” (chiếm 25,4 %).
- Các câu NT8, NT13, NT16, NT24 đều có phương án tối ưu là “Không có Ý
kiến”. Có trung bình 102 học sinh chọn phương án “Không có ý kiến” chiếm tỉ lệ
29,6%. Còn lại các câu NT15, NT25, NT26, NT 27 phương án “Đúng 1 phần” chiếm
tỉ lệ 45,14% cao nhất với 100 học sinh chọn.
Như vậy, đối với các câu hỏi về luật an toàn giao thông, các quy tắc và chuẩn mực
khi tham gia giao thông đối với các nhân thì các bạn học sinh có nhận thức khá tốt và
đầy đủ. Điểm trung bình nhận thức của học sinh đối với văn hóa giao thông là 3,62/5
điểm. So với quy ước cho điểm ở chương 2 thì nhận thức của học sinh đối với VHGT
đạt mức Khá.
Kết luận: Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận về
nhận thức của học sinh đối với VHGT như sau:
Nói chung, nhận thức của học sinh là đúng chiếm tỉ lệ cao ở đa phần nội dung
nhưng chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc. Điểm trung bình tổng là 3,62 đạt mức Khá. Có
nhiều nội dung được học sinh nhận thức đúng chiếm tỉ lệ cao như: Tôn trọng những
người thi hành công vụ; tuân thủ pháp luật khi phát hiện và bị xử lý các hành vi vi

74
phạm trật tự an toàn giao thông (4,06 điểm); Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn
minh, lịch sự khi xảy ra những va chạm hoặc tai nạn giao thông (3,99 điểm); Nhường
đường cho người đi bộ, nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai
và trẻ em (3,97 điểm); Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có
hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông (3,94 điểm). Tuy nhiên, vẫn còn một số
nội dung nhận thức còn thấp, chưa đầy đủ như nhận thức về an toàn giao thông,
nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nghiêm túc khi TGGT.

3.1.1.2. Cảm xúc của học sinh với việc thực hiện văn hóa giao thông
3.1.1.2.1. Mức độ quan tâm của học sinh THPT thành phố Đà Lạt về vấn đề của
VHGT

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, 1 trong các tiêu chí của Văn hoá giao
thông có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần
thượng tôn pháp luật cùng với đó chính là sự tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh luật
lệ giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Để tìm hiểu học sinh trung
học phổ thông tự nhận định về mức độ quan tâm của bản thân đối với VHGT ngày nay
như thế nào chúng tôi đã đưa ra câu hỏi 3 trong bảng khảo sát (Bảng khảo sát dành cho
học sinh, câu 3, mục lục). Kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2: Mức độ quan tâm của học sinh về VHGT.

75
Từ biểu đồ trên cho thấy, ở nội dung quan tâm về văn hóa giao thông, trong các cá
thể mà chúng tôi đã điều tra thì hầu hết các bạn có tỉ lệ trả lời quan tâm rất cao chiếm
gần 50% số câu trả lời. Có đến 43% học sinh có mức độ quan tâm ở mức “bình
thường”. Do đó, chúng tôi nhận thấy rằng các bạn học sinh có sự quan tâm đối với văn
hóa giao thông, tuy nhiên chưa thực sự sâu sắc.
3.1.1.2.2. Cảm xúc của học sinh với các hành vi thực hiện văn hóa giao thông VHGT
Cảm xúc tham gia giao thông là quan điểm, cách ứng xử và sự đánh giá của cá
nhân trong việc tham gia giao thông; nó được hình thành trong hoạt động, giao tiếp và
giữ vai trò định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi tham gia giao thông của con
người. Để nghiên cứu mặt biểu hiện này, chúng tôi dựa trên cảm xúc của các bạn đối
với các vấn đề của văn hóa giao thông trong mọi tình huống tham gia giao thông:

Bảng 2A: Bảng đánh giá cảm xúc của của học sinh với các hành vi thực hiện thực hiện
văn hóa giao thông
Trung Độ lệch
Nội dung bình chuẩn

1. Tôi luôn tích cực tìm hiểu về pháp luật và quy tắc giao thông đường bộ (đối với xe đạp, 3,52 ,812
xe máy và người đi bộ).
2.Tôi luôn tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông trong mọi hoàn cảnh. 3,63 ,895
3. Tôi luôn tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường học. 3,78 ,858
4. Tôi sẽ không ủng hộ hoặc thực hiện các hành vi tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp 3,73 1,142
luật giao thông của những người xung quanh.
5. Tôi sẵn sàng phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm luật giao thông của 3,52 ,967
những người xung quanh;
6. Tôi luôn giữ cho tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt nhất khi tham gia giao 3,58 1,045
thông.
7. Tôi luôn sửa chữa, kiểm tra để duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia giao thông của 3,72 1,056
mình trong tình trạng an toàn.
8. Tôi luôn giữ gìn phương tiện giao thông trong trạng thái sạch đẹp trong khi tham gia giao 3,21 1,031
thông.
9. Tôi luôn giữ thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra những va chạm 3,79 ,992
hoặc tai nạn giao thông trong mọi tình huống.
10. Tôi sẽ tận tình giúp những đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông nếu tôi bắt gặp trong 3,55 1,080
mọi hoàn cảnh.
11. Tôi luôn tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó 3,73 1,083
khăn khi tham gia giao thông.
12. Tôi luôn tích cực tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành 3,47 1,067
pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
13. Tôi sẽ tích cực tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông và 3,45 1,030
bảo vệ các công trình giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu hỗ trợ.
14. Tôi luôn giữ thái độ thân thiện với những người đồng hành; 3,61 1,031
15. Tôi luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao thông trong mọi tình 3,45 1,007
huống.
16. Tôi sẽ tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng. 3,31 1,022
17. Tôi không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi khi tham gia giao thông. 3,77 1,088
76
18. Tôi không hút thuốc lá khi tham gia bất kỳ một loại hình, phương tiện giao thông nào. 3,83 1,092
19. Tôi luôn đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và khu dân cư 3,84 1,057
đông người.
20. Tôi sẵn sàng nhường đường cho người đi bộ, nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người 3,98 ,896
già, phụ nữ có thai và trẻ em khi ngồi trên xe khách, tàu thuyền, xe buýt, máy bay…;
21. Tôi luôn hạn chế tối đa sử dụng còi tại những nơi đông người; 3,75 ,913
22. Tôi không gây cản trở giao thông dưới mọi hình thức. 3,72 ,973
23. Tôi luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ; sẵn sàng tuân thủ pháp luật 3,95 ,927
khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trong mọi tình huống;
24. Tôi không mặc hở hang, thiếu lịch sự khi tham gia giao thông bằng bất cứ phương tiện 3,61 ,991
nào;
25. Tôi luôn chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ với sự cố 3,64 ,938
giao thông;
26. Tôi luôn tìm cách thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc đường, đường 3,52 1,194
xấu, đường chật hẹp;
27. Tôi luôn tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông. 3,30 1,199
28. Tôi chủ động dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất an toàn giao thông trên đường; 3,50 1,228
Trung bình tổng 3,63

Bảng 2B: Cảm xúc của học sinh về từng biểu hiện của Văn hóa giao thông với người
tham gia giao thông
Descriptive Statistics
Tổng số
Cảm Tổn
1 2 3 4 5
xúc g
SL % SL % SL % SL % SL %
CX1 343 6 1,7 14 4,1 156 45,5 129 37,6 38 11,1
CX2 343 8 2,3 16 4,7 127 37 135 39,4 57 16,6
CX3 343 7 2 9 2,6 104 30,3 157 45,8 66 19,2
CX4 343 23 6,7 15 4,4 100 29,2 100 29,2 105 30,6
CX5 343 6 1,7 44 12,8 115 33,5 123 35,9 55 16
CX6 343 8 2,3 51 14,9 89 25,9 125 36,4 70 20,4
CX7 343 6 1,7 50 14,6 67 19,5 132 38,5 88 25,7
CX8 343 11 3,2 77 22,4 126 36,7 86 25,1 43 12,5
CX9 343 2 0,6 48 14 56 16,3 151 44 86 25,1
CX10 343 10 2,9 61 17,8 70 20,4 136 39,7 66 19,2
CX11 343 9 2,6 44 12,8 73 21,3 121 35,3 96 28
CX12 343 4 1,2 67 19,5 109 31,8 90 26,2 73 21,3
CX13 343 6 1,7 59 17,2 114 33,2 102 29,7 62 18,1
CX14 343 6 1,7 53 15,5 81 23,6 133 38,8 70 20,4
CX15 343 9 2,6 55 16 102 29,7 128 37,3 49 14,3
CX16 343 13 3,8 59 17,2 124 36,2 103 30 44 12,8
CX17 343 9 2,6 46 13,4 59 17,2 130 37,9 99 28,9
CX18 343 6 1,7 40 11,7 82 23,9 93 27,1 122 35,6
CX19 343 4 1,2 38 11,1 85 24,8 98 28,6 118 34,4
CX20 343 5 1,5 10 2,9 81 23,6 138 40,2 109 31,8
CX21 343 6 1,7 17 5 110 32,1 135 39,4 75 21,9
CX22 343 7 2 19 5,5 125 36,4 105 30,6 87 25,4
CX23 343 6 1,7 11 3,2 87 25,4 129 37,6 110 32,1
CX24 343 9 2,6 28 8,2 124 36,2 110 32,1 72 21
CX25 343 10 2,9 10 2,9 144 42 108 31,5 71 20,7
CX26 343 38 11,1 20 5,8 76 22,2 142 41,4 67 19,5
CX27 343 45 13,1 20 5,8 121 35,3 102 29,7 55 16
CX28 343 35 10,2 29 8,5 91 26,5 107 31,2 81 23,6

77
Theo mức độ đã quy ước thì: 1 điểm là Hoàn toàn không ủng hộ, 2 điểm là Không
ủng hộ, 3 điểm là Không có ý kiến, 4 điểm là Ủng hộ, 5 điểm là Hoàn toàn ủng hộ.
Nhận xét 1: Có thể thấy rằng thấy điểm trung bình cảm xúc của học sinh đối
với văn hóa giao thông là 3,63 điểm. So với quy ước cho điểm ở chương 2 thì cảm xúc
của học sinh đối với VHGT đạt mức Khá. Trong đó cảm xúc của học sinh khá cao ở
một số nội dung như: CX 3, CX 9, CX 17, CX 18, CX 19, CX 20, CX 21, CX 23.
Ngoài ra, cũng có những nội dung học sinh cảm xúc chỉ đạt mức trung bình ví dụ:
-CX 27: Luôn tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao
thông (3,30 điểm).
-CX 16: Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng (3,31 điểm).
Để thấy rõ thực trạng này, chúng tôi phân tích cụ thể ở từng nội dung khác nhau, dựa
trên cơ sở các item đã điều tra.
Nhận Xét 2: Cụ thể, số học sinh có cảm xúc thể hiện sự ủng hộ và hoàn toàn
ủng hộ chiếm tỉ lệ cao (chiếm 57,2% trong các câu trả lời), số câu trả lời “Hoàn toàn
không ủng hộ” chỉ chiếm 3,25%.
-Các câu CX2, CX3, CX5, CX6, CX 7, CX 9, CX 10, CX 11, CX 14, CX 15,
CX 17, CX 20, CX 21, CX 23, CX 26 có phương án tối ưu là “ủng hộ” với 132 người
chọn chiếm 38,6%. Có trung bình 87 học sinh chọn phương án “Khoog có ý kiến”
chiếm tỉ lệ 25,45%. Chỉ có 13% học sinh chọn câu trả lời “không ủng hộ” và “hoàn
toàn không ủng hộ”.
- Các câu CX1, CX8, CX 12, CX 13, CX 16, CX 22, CX 24, CX 25, CX27
đều có câu trả lời tối ưu là “Không có ý kiến” với 133 học sinh chọn chiếm 38,675%.
Chiếm tỉ lệ chọn cao thứ hai là đáp án “Ủng hộ” có 127 bạn đã chọn (chiếm tỉ lệ
37,03%). Phần lớn các bạn học sinh đều có cảm xúc đúng đắn đối với các quy định,
phép ứng xử khi tham gia giao thông, chỉ có trung bình 47 bạn đưa ra phương án trả
lời “Không ủng hộ” và “Hoàn toàn không ủng hộ” (chiếm tỉ lệ 13,5%). Đối với câu trả
lời “Hoàn toàn ủng hộ” có 115 bạn chọn với 33,5%.
- Còn lại các câu CX4, CX18, CX19 có phương án “Hoàn toàn ủng hộ” chiếm tỉ lệ
học sinh chọn cao với 115 học sinh chiếm tỉ lệ 33,5%. Chỉ 3,2% học sinh chọn đáp án
hoàn toàn không ủng hộ đối với các câu hỏi này.
Như vậy, đối với các câu hỏi về quan điểm, cánh ứng xử và sự đánh giá của cá
nhân trong việc tham gia giao thông của cá nhân thì các bạn học sinh có các câu trả lời
tự đánh cảm xúc của bản thân là tương đối tích cực. Số câu trả lời “Ủng hộ” cao, số
câu trả lời “Không ủng hộ” hoặc “Hoàn toàn không ủng hộ” rất thấp. Điểm trung bình

78
cảm xúc của học sinh đối với văn hóa giao thông là 3,63/5 điểm. So với quy ước cho
điểm ở chương 2 thì nhận thức của học sinh trong việc TGGT đạt mức Khá.

3.1.1.2.3. Hành vi thực hiện văn hóa giao thông của học sinh THPT trên địa bàn thành
phố Đà Lạt.
Hành vi tham gia giao thông là những hành động bên ngoài, những phản ứng của
cá nhân trong quá trình tham gia giao thông. Cũng như tính chất đặc trưng của hành vi
con người, hành vi tham gia giao thông luôn là hành vi có ý thức. Bản chất của hành vi
tham gia giao thông là một chuỗi các phương thức ứng xử của cá nhân khi tham gia
giao thông. Nó bao gồm hệ thống hành động bên ngoài như: việc tham gia đi lại, vận
chuyển nơi công cộng; việc sử dụng các phương tiện giao thông; việc tuân thủ các quy
tắc tham gia giao thông; việc hưởng ứng, tuyên truyền pháp luật giao thông. Chúng tôi
đã đánh giá hành vi khi tham gia giao thông của học sinh qua câu hỏi 5, gồm 28 items
(Phiếu khảo sát dành cho học sinh ,câu 5, mục lục). Kết quả thu được như sau:

Bảng 3A: Bảng điểm đánh giá hành vi thực hiên văn hóa giao thông của học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt
Trung Độ lệch
Nội dung
bình chuẩn
1. Tìm hiểu kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ để nâng cao hiểu biết về pháp luật 2,90 ,977
(những quy định đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy và đối với người đi bộ).
2.Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông trong mọi hoàn cảnh. 3,39 ,996

3. Tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường học. 3,66 ,911

4. Không ủng hộ hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật giao thông của những người 3,32 1,065
xung quanh.
5. Phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm luật giao thông của những người xung 3,07 1,131
quanh;
6. Tôi luôn giữ cho tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt nhất khi tham gia giao thông. 3,63 ,957

7. Sửa chữa, kiểm tra để duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia giao thông của mình trong tình 3,46 1,016
trạng an toàn.
8. Giữ gìn và bảo quản phương tiện giao thông trong trạng thái sạch đẹp trong khi tham gia giao 3,33 ,966
thông.
9. Giữ thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra những va chạm hoặc tai nạn 3,70 ,952
giao thông trong mọi tình huống.
10. Tận tình giúp những đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông 3,27 1,052

11. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham 3,45 1,022
gia giao thông.
12. Tham gia tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật 2,93 1,113
tự, an toàn giao thông.

79
13. Tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông và bảo vệ các công 2,94 1,171
trình giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu hỗ trợ.
14. Giữ thái độ thân thiện với những người đồng hành; 3,53 1,002

15. Luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao thông trong mọi tình huống. 3,41 1,035

16. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng. 3,08 1,143

17. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi khi tham gia giao thông. 3,57 1,203

18. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông; 3,62 1,357

19. Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và khu dân cư đông người. 3,66 1,120

20. Chủ động nhường đường cho người đi bộ qua đường; nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, 3,62 1,076
người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi ngồi trên xe khách, tàu thuyền, xe buýt, máy bay…;
21. Không rú ga, nẹt bô; hạn chế tối đa sử dụng còi tại những nơi đông người; 3,76 1,167

22. Không gây cản trở giao thông dưới mọi hình thức. 3,43 1,193

23. Tôn luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ; sẵn sàng tuân thủ pháp luật khi 3,69 1,091
xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trong mọi tình huống;
24. Ăn mặc lịch sự, văn minh khi tham gia giao thông bằng bất cứ phương tiện nào; 3,49 1,159

25. Chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ với sự cố giao thông; 3,27 ,975

26. Tìm cách thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc đường, đường xấu, đường 3,48 1,052
chật hẹp;
27. Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông. 3,07 1,179

28. Sẵn sàng dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất an toàn giao thông trên đường. 3,26 1,12

Trung bình tổng 3,39

Bảng 3B: Bảng đánh giá hành vi thực hiện văn hóa giao thông của học sinh
THPT thành phố Đà Lạt
Tổng số Trung Độ lệch
Hành 1 2 3 4 5 bình chuẩn
Tổng
vi
SL % SL % SL % SL % SL %
HV1 343.0 41.0 12.0 59.0 17.2 157.0 45.8 66.0 19.2 20.0 5.8 2,90 1,034
HV2 343.0 38.0 11.1 21.0 6.1 97.0 28.3 142.0 41.4 45.0 13.1 3,39 1,137
HV3 343.0 10.0 2.9 14.0 4.1 113.0 32.9 151.0 44.0 55.0 16.0 3,66 ,896
HV4 343.0 26.0 7.6 32.0 9.3 132.0 38.5 111.0 32.4 42.0 12.2 3,32 1,053
HV5 343.0 46.0 13.4 57.0 16.6 116.0 33.8 75.0 21.9 49.0 14.3 3,07 1,222
HV6 343.0 7.0 2.0 49.0 14.3 71.0 20.7 153.0 44.6 63.0 18.4 3,63 1,006
HV7 343.0 10.0 2.9 59.0 17.2 88.0 25.7 134.0 39.1 52.0 15.2 3,46 1,036
HV8 343.0 9.0 2.6 47.0 13.7 144.0 42.0 107.0 31.2 36.0 10.5 3,33 ,930
HV9 343.0 4.0 1.2 28.0 8.2 93.0 27.1 159.0 46.4 59.0 17.2 3,70 ,888
HV10 343.0 21.0 6.1 53.0 15.5 122.0 35.6 106.0 30.9 41.0 12.0 3,27 1,057
HV11 343.0 6.0 1.7 56.0 16.3 116.0 33.8 106.0 30.9 59.0 17.2 3,45 1,013
HV12 343.0 20.0 5.8 117.0 34.1 104.0 30.3 70.0 20.4 32.0 9.3 2,93 1,073
HV13 343.0 26.0 7.6 107.0 31.2 112.0 32.7 57.0 16.6 41 12.0 2,94 1,122
HV14 343.0 10.0 2.9 55.0 16.0 77.0 22.4 144.0 42.0 57.0 16.6 3,53 1,039
HV15 343.0 13.0 3.8 64.0 18.7 89.0 25.9 123.0 35.9 54.0 15.7 3,41 1,077
HV16 343.0 49.0 14.3 45.0 13.1 120.0 35.0 86.0 25.1 43.0 12.5 3,08 1,205
HV17 343.0 44.0 12.8 23.0 6.7 51.0 14.9 145.0 42.3 80.0 23.3 3,57 1,273
HV18 343.0 54.0 15.7 21.0 6.1 51.0 14.9 91.0 26.5 126.0 36.7 3,62 1,429
HV19 343.0 38.0 11.1 22.0 6.4 55.0 16.0 131.0 38.2 97.0 28.3 3,66 1,260
HV20 343.0 37.0 10.8 11.0 3.2 69.0 20.1 155.0 45.2 71.0 20.7 3,62 1,169
HV21 343.0 19.0 5.5 18.0 5.2 90.0 26.2 117.0 34.1 99.0 28.9 3,76 1,097
HV22 343.0 50.0 14.6 26.0 7.6 60.0 17.5 139.0 40.5 68.0 19.8 3,43 1,294
80
HV23 343.0 41.0 12.0 16.0 4.7 48.0 14.0 140.0 40.8 98.0 28.6 3,69 1,265
HV24 343.0 39.0 11.4 31.0 9.0 70.0 20.4 129.0 37.6 74.0 21.6 3,49 1,245
HV25 343.0 9.0 2.6 66.0 19.2 131 38.2 99.0 28.9 38.0 11.1 3,27 ,981
HV26 343.0 4.0 1.2 73.0 21.3 80.0 23.3 125.0 36.4 61.0 17.8 3,48 1,051
HV27 343.0 32.0 9.3 88.0 25.7 89.0 25.9 92.0 26.8 42.0 12.2 3,07 1,178
HV28 343.0 15.0 4.4 79.0 23.0 102.0 29.7 97.0 28.3 50.0 14.6 3,26 1,099
GHI CHÚ: Không bao giờ thực hiện: 1 điểm Rất hiếm khi: 2 điểm

Thỉnh thoảng: 3 điểm Thường xuyên: 4 điểm Rất thường xuyên: 5 điểm

Nhận xét 1: Từ bảng 2A, ta có thể thấy rằng thấy điểm trung bình hành vi của
học sinh đối với văn hóa giao thông là 3,39 điểm. So với quy ước, thì hành vi của học
sinh trong VHGT đạt mức trung bình. Trong đó hành vi của học sinh khá cao ở một số
nội dung như:
- HV20: Chủ động nhường đường cho người đi bộ qua đường; nhường chỗ ngồi
cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi ngồi trên xe khách, tàu
thuyền, xe buýt, máy bay….(3,77)
- HV23: Tôi luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ; sẵn sàng
tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông
trong mọi tình huống. (3,90 điểm)
-HV21: Không rú ga, nẹt bô; hạn chế tối đa sử dụng còi tại những nơi đông người.
(3,80)
-HV19: Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và khu
dân cư đông người. (3,87 điểm)
-HV18: Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông. (3,83 điểm)
Tuy nhiên, cũng có những nội dung hành vi của học sinh chỉ đạt mức trung bình.
-HV1: Tìm hiểu kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ để nâng cao hiểu biết
về pháp luật (những quy định đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy và đối với người đi
bộ). (3,03 điểm)
-HV12: Tham gia tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp
hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông. (3,02 điểm)
-HV13: Tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông và
bảo vệ các công trình giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu hỗ trợ.(3,06)
-HV16: Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng (3,16 điểm).
-HV27: Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông
(3,15 điểm).
Để thấy rõ hơn, chúng tôi phân tích cụ thể ở từng nội dung khác nhau, dựa trên cơ
sở các item đã điều tra. Kết quả phân tích được ở bảng 3B. Bảng hỏi về nhận thức
được thiết kế sau khi khảo sát và phân tích về thái độ của học sinh với vấn đề VHGT.
81
Bảng hỏi bao gồm 28 câu. Mục tiêu của bảng hỏi này là đánh giá hành vi của học sinh
về phương thức ứng xử của cá nhân khi tham gia giao thông. Với 343 học sinh mà
chúng tôi khảo sát, là những chủ thể hàng ngày đang tham gia giao thông trên đường,
rất có thể trong số các bạn có người đã, đang và sẽ có những hành vi mất an toàn giao
thông. Sau đây là bảng khảo sát hành vi của học sinh THPT khi tham gia giao thông.
Nhận xét 2: Trong tất cả các trường hợp hành vi mà chúng tôi đưa ra, nhìn chung
các bạn học sinh đều khẳng định là có hành vi vi phạm, mức độ thực hiện hành vi của
các bạn là thường nằm trong mức thỉnh thoảng-thường xuyên (chiếm tổng tỉ lệ là
61.4%). Chỉ có 17.2% học sinh trả lời đã thực hiện ở mức độ rất thường xuyên. Có đến
73 bạn (chiếm 20% tổng tỉ lệ học sinh) chọn đáp án “chưa bao giờ thực hiện”và “hiếm
khi thực hiện”.
Cụ thể:
- Câu hỏi HV1 là câu hỏi đánh giá Hiểu biết về pháp luật và quy tắc giao thông
đường bộ của học sinh THPT (những quy định đối với xe đạp, xe máy, xe đạp điện và
người đi bộ). Tuy nhiên ở câu hỏi này các hầu hết các bạn đều chọn phương án “thỉnh
thoảng” chiếm tỉ lệ 45,8%. Số các câu trả lời “không bao giờ thực hiện” cao gấp đôi so
với số câu trả lời “rất thường xuyên thực hiện” (chỉ 5,2%).
- Các câu HV2, HV3, HV 5, HV 6, HV 7, HV 9, HV 10, HV 11, HV 14, HV
15, HV 17, HV 20, HV 21, HV23, HV26, HV 28 đều có câu trả lời tối ưu là “Thường
xuyên” gồm 130 bạn chiếm tỉ lệ 37,8%. Câu trả lời “Thỉnh thoảng” với 89 bạn chọn
(26%) chiếm tỉ lệ chọn cao thứ 2. Phương án 5 điểm là “Hoàn toàn ủng hộ” chỉ chiếm
18,1% với 62 bạn chọn. Phần lớn các bạn học sinh đều có hành vi đúng đắn đối với
các quy định, phép ứng xử khi tham gia giao thông, chỉ có 20 bạn đưa ra phương án trả
lời “Hoàn toàn không ủng hộ” (chiếm tỉ lệ 5,9%).
- Các câu HV1, HV4, HV8, HV12, HV13, HV22, HV24, HV25, HV27 đều có
phương án tối ưu là “Thỉnh thoảng”. Còn lại, các câu HV4, HV18, HV19 thuộc về
phạm vi thẩm mỹ nên phương án “Hoàn toàn ủng hộ” chiếm tỉ lệ chọn cao.
Kết luận:
1.Điểm số trung bình của các đáp án trong nội dung này tương đối cao và đồng
đều ở các đáp án. Tại những đáp án của các câu HV2, HV3, HV 5, HV 6, HV 7, HV
9, HV 10, HV 11, HV 14, HV 15, HV 17, HV 20, HV 21, HV23, HV26, HV 28 thì
dường như mức độ phân hóa các điểm số và mức độ không có sự chênh lệch nhiều so
với các câu còn lại dẫn tới điểm số trung bình của yếu tố hành vi tương đối cao. Các
câu còn lại: HV1, HV4, HV8, HV12, HV13, HV18, HV19, HV22, HV24, HV25,

82
HV27 có điểm số ở mức trung bình. Điều đó thể hiện các bạn còn thiếu tính cộng đồng
khi tham gia giao thông, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người
tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng, ví dụ như việc sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng, tham gia đề xuất các giải pháp, các sáng
kiến trong lĩnh vực giao thông... các bạn chưa có ý thức cao văn hoá xây dựng môi
trường giao thông thân thiện, an toàn.
2. Trong những hành vi thể hiện VHGT mà chúng tôi nêu ra, có những hành vi
học sinh thể hiện mức độ tích cực rất cao - tức là các bạn thực hiện khá thường xuyên,
đặc biệt là những hành vi thuộc về phạm trù đạo đức và thẩm mĩ như: Chủ động
nhường đường cho người đi bộ qua đường; nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người
già, phụ nữ có thai và trẻ em khi ngồi trên xe khách, tàu thuyền, xe buýt, máy bay;
luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ; sẵn sàng tuân thủ pháp luật
khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trong mọi tình
huống; Không rú ga, nẹt bô; hạn chế tối đa sử dụng còi tại những nơi đông người; Đi
vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và khu dân cư đông
người; Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông.
3. Vẫn còn tồn tại một số hành vi của học sinh thể hiện sự tiêu cực - tức là các
bạn không thực hiện hoặc thực hiện rất ít như: Tìm hiểu kiến thức về pháp luật giao
thông đường bộ để nâng cao hiểu biết về pháp luật (những quy định đối với xe đạp, xe
đạp điện, xe máy và đối với người đi bộ); Tham gia tuyên truyền, vận động người
tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông; Tham gia
hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông và bảo vệ các công trình
giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu hỗ trợ; Tích cực đề xuất các giải pháp,
các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông; Tích cực sử dụng phương tiện giao thông
công cộng. Đây là những hành vi thể hiện văn hóa giao thông mà học sinh thường gặp
trên đường, song nó lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm về mất an toàn giao và đặc biệt
nó làm giảm giá trị trong văn hóa giao thông.
4. Qua bảng kết quả trên có thể thấy độ lệch chuẩn của điểm từng câu hỏi 1 là
trung bình, nằm trong khoảng từ 1 đến 1,5 vì vậy có thể khẳng định mức độ phân tán
của các câu trả lời là rất thấp tức là ý kiến của các học sinh qua câu hỏi 1 là tương đối
giữ vững. Điểm trung bình hành vi của học sinh đối với văn hóa giao thông là 3,39/5
điểm. So với quy ước, thì hành vi của học sinh trong việc đạt mức Trung bình.
3.1.2. Kết quả đánh giá đánh giá của người lớn về việc thực hiện VHGT của học
sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt

83
Với tư cách là những người làm cha mẹ, thầy cô giáo cũng như những người
làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, rất có thể trong số họ có
những quan điểm, cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về vấn đề học sinh tham gia
giao thông hiện nay. Để có thêm thông tin từ phía người lớn nhằm kiểm tra, đối chiếu
với những kết quả học sinh tự đánh giá, chúng tôi đưa ra bảng hỏi gồm 28 item để
trưng cầu ý kiến của giáo viên, phụ huynh học sinh và cảnh sát giao thông về thực
trạng VHGT của các bạn học sinh THPT hiện nay. Kết quả thu được thể hiện ở các
bảng sau:

Biểu đồ 4: Đánh giá của người lớn về mức độ hiểu biết về Văn hóa giao thông của
học sinh THPT

đánh giá của người lớn về mức độ hiểu biết VHGT của
HS THPT
Biết đầy đủ Hoàn toàn
16% không biết
14%

Biết tương Biết rất ít


đối đầy đủ 39%
30%

Bảng 4A : Kết quả đánh giá của người lớn về việc thực hiện VHGT của học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Trung Độ lệch
Nội dung
bình chuẩn
1. Tìm hiểu kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ để nâng cao hiểu biết về pháp 2,65 ,776
luật (đối với người đi xe máy, xe đạp, xe đạp điện và người đi bộ).
2.Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông trong mọi hoàn cảnh. 3,32 ,692
3. Tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường học. 3,39 ,573
4. Không ủng hộ hoặc không thực hiện các tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật 2,59 1,008
giao thông của những người xung quanh.
5. Phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm luật giao thông của những người 2,66 ,774

84
xung quanh;
6. Luôn giữ cho tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt nhất khi tham gia giao 3,56 ,788
thông.
7. Sửa chữa, kiểm tra để duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia giao thông của mình 2,86 ,798
trong tình trạng an toàn.
8. Giữ gìn và bảo quản phương tiện giao thông trong trạng thái sạch đẹp trong khi tham 3,00 ,756
gia giao thông.
9. Giữ thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra những va chạm hoặc 3,31 ,689
tai nạn giao thông trong mọi tình huống.
10. Tận tình giúp những đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông 3,08 ,500
11. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn 3,13 ,584
khi tham gia giao thông.
12. Tham gia tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp 2,72 ,913
luật trật tự, an toàn giao thông.
13. Tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông và bảo vệ 2,49 ,694
các công trình giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu hỗ trợ.
14. Giữ thái độ thân thiện với những người đồng hành; 3,42 ,768
15. Luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao thông trong mọi tình 3,17 ,697
huống.
16. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng. 2,44 ,732
17. Giữ trật tự; ăn nói tế nhị, lịch sự; khạc nhổ, vứt rác đúng nơi quy định khi tham gia 3,07 ,683
giao thông.
18. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông; 3,15 1,283
19. Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và khu dân cư 3,58 1,117
đông người.
20. Chủ động nhường đường cho người đi bộ qua đường; nhường chỗ ngồi cho người 3,32 ,650
tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi ngồi trên xe khách, tàu thuyền, xe buýt,
máy bay…;
21. Không rú ga, nẹt bô, hạn chế sử dụng còi liên tục tại những nơi đông người 3,24 ,746
22. Không gây cản trở giao thông dưới mọi hình thức. 3,37 ,832
23. Luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ; sẵn sàng tuân thủ pháp 3,46 ,969
luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trong mọi tình
huống;
24. Văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông bằng bất cứ phương tiện nào; 3,52 ,652
25. Chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ với sự cố giao 3,25 ,553
thông;
26. Tìm cách thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc đường, đường xấu, 2,97 ,755
đường chật hẹp;
27. Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông. 2,56 ,906
28. Dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất ATGT trên đường. 2,55 ,824

Biểu đồ 4B: Đánh giá của người lớn về mức độ thực hiện hành vi văn hóa giao
thông của học sinh Trung học phổ thông

85
Kết quả biểu đồ 4A và 4B cho thấy:
Nhìn chung, hầu hết người lớn cho rằng sự hiểu biết của học sinh về VHGT chỉ
đạt mức biết rất ít hoặc biết tương đối đầy đủ nhưng chưa thật sự sâu sắc (chiếm 53%);
có tới 96,4% ý kiến của người lớn cho là các bạn học sinh hiện nay chưa có nhận thức
và hành vi đúng đắn đối với vấn đề VHGT. Nhận định về thực trạng việc chấp hành
các quy tắc tham gia giao thông của học sinh: 100% ý kiến của người lớn cho rằng học
sinh hiện nay đều có những hành vi vi phạm các quy tắc tham gia giao thông điều đó
ảnh hưởng không nhỏ đến VHGT. Trong đó, có 32.1% ý kiến cho rằng học sinh thực
hiện ở mức độ “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên”, 56,8 % cho rằng các bạn thực
hiện ở mức độ “thỉnh thoảng”. Còn lại, mức độ thực hiện “Hiếm khi” và “Không bao
giờ thực hiện” chiếm 11,1%.Trong số các hành vi vi phạm thì mức vi phạm cao chủ
yếu tập trung vào nhóm các hành vi vi phạm luật giao thông như: Tìm hiểu kiến thức
về pháp luật giao thông đường bộ để nâng cao hiểu biết về pháp luật (đối với người đi
xe máy, xe đạp, xe đạp điện và người đi bộ); Luôn chủ động nhường nhịn mọi người
khi tham gia giao thông trong mọi tình huống; Tích cực sử dụng phương tiện giao
thông công cộng; Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao
thông; Dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất ATGT trên đường.
Đánh giá về nguyên nhân của thực trạng học sinh có hành vi chưa tốt khi tham
gia giao thông: đa phần người lớn đều cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi
chưa nghiêm túc khi tham gia giao thông của học sinh. Trong đó, nguyên nhân ảnh
hưởng ở mức độ cao nhất là do tính tự giác chưa cao (ý thức chủ quan) (28.7%),Do
các lực lượng chức năng ít kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm (22.7%), Do ảnh
hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ người lớn xung quanh
(20,1%), do chưa có chế tài xử lý hoặc chế tài xử lý (mức xử lý) đối với các hành vi vi
86
phạm “văn hóa giao thông” còn nhẹ (12,3%). Bên cạnh đó, còn là sự ảnh hưởng của
nhiều nguyên nhân khác như: Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao
thông từ những người lớn trong gia đình (7,3%) Do chưa có đủ hiểu biết về các quy
định của “ Văn hóa giao thông” nhất là quy định pháp luật giao thông đường bộ (đối
với người đi xe máy, xe đạp điện, xe đạp và người đi bộ) (2,4%); Do ảnh hưởng của
những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ bạn bè (4,8%); Do không được hướng
dẫn của người lớn (1,2%); Do kết cấu hạ tầng giao thông chưa phù hợp để thực hiện
“Văn hóa giao thông” (0.5%).
Như vậy, từ kết quả đánh giá của người lớn về thực trạng VHGT của học sinh
hiện nay, đối chiếu với kết quả điều tra trên học sinh, chúng tôi có thể đưa ra nhận xét:
số liệu đánh giá từ phía người lớn về cơ bản có sự chênh lệch với số những số liệu do
học sinh tự nhận xét, đánh giá. Điều đó có thể khẳng định rằng nhận thức, cảm xúc,
hành vi về VHGT của học sinh hiện nay còn chưa tích cực. Vì theo đặc điểm tâm lý
của học sinh THPT, các bạn tự đánh giá mình với chủ kiến rõ ràng cộng thêm sự đối
chiếu với các chuẩn mực xã hội, không còn lặp lại ý kiến của người lớn như trước. Tuy
nhiên, do nhận thức chưa hoàn thiện, nên sự đánh giá chưa được khái quát, chưa thực
sự chính xác và khách quan. Hơn nữa, lứa tuổi này, các bạn ý thức về cái tôi của mình
rất cao, các bạn muốn biết mình được mọi người nhìn nhận mình ra sao. Ở chừng mực
nhất định, các bạn học sinh đã có những đánh giá khá trung thực và đầy đủ về VHGT
của mình, tuy nhiên hầu hết các bạn đều có sự nhân nhượng, chăm chước cho thái độ,
hành vi thực sự chưa đúng của mình. Điều này là đúng đối với đặc điểm tâm lý của các
bạn. Ở tuổi này, các bạn có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một
cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá, do đó kết quả điều tra trên là có giá trị
và mang tính khách quan.
3.1.3. Kết quả đánh giá chung về Văn hóa giao thông của học sinhTHPT trên địa
bàn thành phố Đà Lạt hiện nay.

Tổng hợp ba mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi của học sinh THPT và sự đánh
giá khách quan của người lớn (gồm phụ huynh, giáo viên và cán bộ giao thông) chúng
tôi có kết quả về thực trạng cảm xúc tham gia giao thông của học sinh. Từng mặt biểu
hiện nhận thức, cảm xúc, hành vi của học sinh và người lớn được thể hiện ở bảng sau:

87
Bảng 5: Kết quả chung về Văn hóa giao thông của học sinh

Điểm trung Điểm theo


Yếu tố Hệ số Mức Mức độ
bình hệ số
Nhận thức Khá Nói chung là
3,62 1 3,62
đúng

Cảm xúc 3,63 2 7,26 Khá Ủng hộ

Hành vi Trung
3,23 3 9,49 Thỉnh thoảng
bình

Tổng Trung
3,29 6 20,37 Thỉnh thoảng
điểm bình-Cao

Từ bảng, tổng điểm ba mặt biểu hiện của VHGT cho ta thấy VHGT của học
sinh trong việc tham gia giao thông:

Biểu đồ 5: Điểm trung bình từng yếu tố Nhận thức, cảm xúc, hành vi của học
sinh và người lớn:

Từ cách cho điểm và đánh giá mức độ biểu hiện của từng mặt từ đó đánh giá
mức độ biểu hiện của VHGT. Để đánh giá VHGT của học sinh một cách tổng thể,
điểm trung bình tổng thể của phần nhận thức được tính là hệ số 1, điểm trung bình
tổng thể của phần cảm xúc được tính là hệ số 2, điểm trung bình tổng thể của phần
hành vi được tính là hệ số 3. Ta có, điểm cả ba mặt của VHGT là 3,29 điểm, đạt mức
88
trung bình theo nguyên tắc tính điểm đã trình bày. Kết quả này cho thấy Văn hóa tham
gia giao thông của học sinh chưa thực sự tích cực. Từng mặt biểu hiện của văn hóa khi
tham gia giao thông vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, một số vấn đề quy tắc tham gia
giao thông chưa được học sinh nhận thức đầy đủ và sâu sắc, đặc biệt là hành động
trong quá trình tham gia giao thông của học sinh.

3.1.4 Tương quan giữa các mặt biểu hiện của VHGT
Qua số liệu biểu hiện ba mặt của VHGT mà chúng tôi đã phân tích, mỗi mặt đạt
được ở mức độ khác nhau, cụ thể nhận thức đạt 3,62 điểm; cảm xúc đạt 3.63 điểm và
hành vi đạt 3,39 điểm. Khi xét tương quan giữa 3 mặt trên, chúng tôi sử dụng công
thức tính tương quan của Pearson để đánh giá.
Ta có công thức:
N ∑ XY −N ∑ X . ∑ Y
rxy =
√¿¿
Trong đó: N là cặp điểm số
∑X = Tổng các điểm X
∑Y = Tổng các điểm Y
∑XY= Tổng các tích số của mỗi cặp X và Y
Kết quả cho thấy cả ba thành phần đều có tương quan với nhau (xem phụ lục
Correlations), cụ thể là:
Bảng 6 : Tương quan giữa các mặt biểu hiện của VHGT
Các yếu tố của Nhận thức Cảm xúc Hành vi
VHGT
Nhận thức 0,448 0,537
Cảm xúc 0,448 0,374
Hành vi 0,537 0,374
Nhìn vào bảng trên chúng tôi thấy các hệ số tương quan đều r >0 nên các mặt
đó có quan hệ tỉ lệ thuận với nhau. Song, tương quan giữa chúng đều đạt mức trung
bình thấp. Cả ba loại tương quan: nhận thức và hành vi, cảm xúc và hành vi, nhận thức
và cảm xúc đều thể hiện sự chưa chặt chẽ.
3.1.5. So sánh về VHGT giữa các nhóm học sinh
Để tìm hiểu xem các nhóm học sinh tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình về
“Văn hóa giao thông” như thế nào, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Mức độ hiểu biết về Văn

89
hóa giao thông” ? (Phiếu khảo sát dành cho học sinh ,câu 1, mục lục). Kết quả thu
được như sau:
Biểu đồ 3A: Tự đánh giá của học sinh về mức độ hiểu biết Văn hóa Giao thông

Số liệu biểu đồ 3A cho thấy, trong số 343 (100%) cá thể khảo sát mà chúng tôi đã
điều tra, nhìn chung, mức độ hiểu biết về văn hóa giao thông của học sinh 3 khối 10,
11, 12 có sự chênh lệch. Phần lớn các bạn có phương án tối ưu là “Biết tương đối đầy
đủ” với tổng cộng 220 học sinh trong 3 khối lớp (chiếm 64%). Tuy nhiên, mức độ
“Biết rất ít” chiếm tỉ lệ câu trả lời cao thứ hai, có đến 80 học sinh (chiếm 23,3%) tự
nhận thấy rằng mình có rất ít hiểu biết về vấn đề này. Ta thấy chỉ có 30 bạn học sinh
trong cả 3 khối lớp (chiếm tỉ lệ 9%) tự nhận là “biết rất đầy đủ”. Còn lại, ở mức độ
“hoàn toàn không biết” có 11 học sinh (chiếm 4%). Tỉ lệ học sinh không biết gì về văn
hóa giao thông của cả ba khối đều chiếm một phần rất nhỏ trong toàn bộ học sinh các
khối. Cả 3 khối đều có cơ cấu học sinh biết tương đối đầy đủ về văn hóa giao thông là
lớn nhất. Khối 10 và 12 có cơ cấu học sinh “Không biết gì” là thấp nhất.
Biểu đồ 3B : Nhận thức của học sinh nam và nữ về Văn hóa giao thông.

90
Ở nội dung hiểu biết về văn hóa giao thông, giữa các nhóm học sinh khác nhau về
khối lớp, giới tính đều có tỉ lệ trả lời đúng rất cao. Tuy nhiên so sánh giữa các nhóm
học sinh thấy rằng nhóm học sinh nữ có tỉ lệ trả lời đúng cao hơn nhóm học sinh nam
(biểu đồ 3B); ngược lại tỉ lệ trả lời “Hoàn toàn không biết” và “biết rất ít” của nhóm
học sinh nam cao gấp 1.5 lần nhóm học sinh nữ. Điều này có thể rất phù hợp với sự
phát triển tâm lý - xã hội của các bạn học sinh lứa tuổi thanh niên, cùng một đối tượng
nhưng mức độ nhận thức của các bạn học sinh nữ thường đầy đủ hơn học sinh nam.
3.1.5 Sự quan tâm của các nhóm học sinh đối với vấn đề An toàn giao thông

Biểu đồ 4A: Sự quan tâm của giữa học sinh nam và nữ đối với vấn đề An toàn
giao thông

nam
Hoàn toàn không quan tâm Không quan tâm Bình thường
Quan tâm Rất quan tâm

3% 7%
1%

37%

52%

Dựa trên biểu đồ 4B, ta thấy ở nội dung quan tâm về văn hóa giao thông, giữa các
nhóm học sinh khác nhau về khối lớp, giới tính đều có tỉ lệ trả lời quan tâm rất cao.
91
Tuy nhiên so sánh giữa các nhóm học sinh thấy rằng nhóm học sinh nữ có tỉ lệ trả lời
quan tâm hơn nhóm học sinh nam (bảng). Tỉ lệ “Rất quan tâm” của nữ chiếm 8% số
câu trả lời còn của nam chỉ chiếm 1%; Hơn nữa, đối với nữ thì số câu trả lời “Quan
tâm” là 54% trong tất cả câu trả lời còn đối với nam là 35%. Ngược lại, tỉ lệ trả lời
“Bình thường” và “Không quan tâm” của nhóm học sinh nam cao gần gấp 2 lần nhóm
học sinh nữ, tỉ lệ lần lượt là 59% và 36%. Vậy có thể kết luận rằng các bạn học sinh nữ
thường có xu hướng quan tâm các vấn đề xã hội hơn các học sinh nam, nên mức độ
quan tâm của học sinh nữ đối với văn hóa giao thông là cao và sâu sắc hơn của học
sinh nam. Điều này là phù hợp với sự phát triển tâm lý - xã hội của các bạn học sinh
lứa tuổi thanh niên.
Biểu đồ 4B: Tự đánh giá của học sinh 3 khối THPT về mức độ quan tâm về vấn
đề “Văn hóa Giao thông”

Từ biểu đồ 4B, trong số 343 cá thể khảo sát mà chúng tôi đã điều tra, nhìn chung,
mức độ quan tâm về văn hóa giao thông của học sinh 3 khối 10, 11, 12 có sự khác biệt.
Phần lớn các bạn có phương án tối ưu là “Quan tâm” với tổng cộng 149 học sinh
trong 3 khối lớp (chiếm 43,3%). Mức độ “Bình thường” chiếm tỉ lệ câu trả lời cao thứ
hai với 121 học sinh trả lời (chiếm 35,3%) tự nhận thấy rằng mình không có ý kiến về
vấn đề này. Ta thấy chỉ có 29 bạn học sinh trong cả 3 khối lớp (chiếm tỉ lệ 8%) tự nhận
là “Rất quan tâm”. Còn lại, ở mức độ “Không quan tâm” có 35 học sinh (chiếm 10%).
Tỉ lệ học sinh không biết gì về văn hóa giao thông của cả ba khối đều chiếm một phần
rất nhỏ trong toàn bộ học sinh các khối. Cả 3 khối đều có cơ cấu học sinh biết tương

92
đối đầy đủ về văn hóa giao thông là lớn nhất. Khối 10 và 12 có cơ cấu học sinh
“Không biết gì” là thấp nhất.
Đối với khối lớp 10, tỉ lệ quan tâm và rất quan tâm khá cao, chiếm hơn 50% số câu
trả lời, sau đó thấp dần lên các lớp 11, 12 với tỉ lệ lần lượt là 53% và 47%.Ngược lại,
số câu trả lời “Không quan tâm” và “bình thường” của khối lớp 12 chiếm 50% số câu
trả lời.
Từ kết quả trên, ta thấy các khối lớp đều có sự quan tâm đến VHGT, tuy nhiên
khối lớp 10 có tỉ lệ quan tâm đến vấn đề trên cao hơn so vơi các khối còn lại. Tỉ lệ
quan tâm có xu hướng giảm dần từ cấp lớp nhỏ đến cấp lớp lớn hơn.

3.2. Kết quả thực nghiệm


3.2.1. Về mặt nhận thức
Bảng 7: So sánh nhận thức của học sinh về từng biểu hiện của Văn hóa giao thông
trước và sau thực nghiệm:
Tổng số (%) Trung bình
Nhận 1 2 3 4 5 (điểm)
Tổng
thức Trước Trước Trước Trước Trước Trước
Sau Sau Sau Sau Sau Sau
TN TN TN TN TN TN TN TN TN TN TN TN
NT1 100 13 6 7 7 16 18 22 23 42 45,2 3,7 3,9
NT2 100 10 3 5 5 25 25 17 18 43 48,4 3,8 4,0
NT3 100 0 0 15 6 13 12 23 31 49 50,7 4,1 4,3
NT4 100 17 12 9 9 8 9 23 25 43,4’ 46,6 3,7 3,9
NT5 100 6 5 16 16 25 18 25 28 29 32,7 3,6 3,7
NT6 100 2 2 18 11 20 19 27 28 34 39,1 3,7 3,9
NT7 100 11 4 9 9 14 14 23 25 43 48,1 3,8 4,0
NT8 100 13 13 29 24 25 29 16 16 16 18,4 2,9 3,0
NT9 100 2 2 15 9 13 13 24 24 47 53,1 4,0 4,2
NT1 100
11 4 6 6 21 23 20 20 41 46,1 3,8 4,0
0
NT1 100
2 4 16 6 15 23 22 20 46 46,1 3,9 4,1
1
NT1 100
11 5 15 15 14 14 20 22 39 44,0 3,6 3,9
2
NT1 100
2 2 28 22 22 24 24 29 25 24,2 3,4 3,5
3
NT1 100
3 3 25 18 16 16 27 31 30 32,9 3,6 3,7
4
NT1 100
6 6 18 12 28 30 27 29 21 24,2 3,4 3,6
5
NT1 100
6 6 30 25 24 24 22 26 18 19,0 3,2 3,3
6
NT1 100
2 2 19 13 12 12 22 24 45 49,3 3,9 4,1
7
NT1 100
5 5 23 18 16 15 19 23 37 38,5 3,6 3,7
8
NT1 100
11 4 10 11 14 14 24 28 42 42,9 3,8 3,9
9
NT2 100
9 2 5 5 13 13 25 27 48 52,8 4,0 4,2
0
NT2 100
13 6 15 15 22 21 25 29 26 29,2 3,4 3,6
1
NT2 100 10 3 15 15 12 12 25 27 38 42,6 3,7 3,9
93
2
NT2 100
0 0 16 10 10 10 24 26 50 54,2 4,1 4,2
3
NT2 100
9 9 31 26 22 22 25 30 13 13,4 3,0 3,1
4
NT2 100
3 3 21 21 29 24 28 31 19 21,0 3,4 3,5
5
NT2 100
5 5 17 17 29 22 31 36 18 20,1 3,4 3,5
6
NT2 100
4 4 18 18 30 25 22 26 26 27,7 3,5 3,6
7
NT2 100
2 2 24 17 18 20 25 27 32 34,7 3,6 3,8
8

Biểu đồ 6 :So sánh nhận thức của học sinh về từng biểu hiện của Văn hóa giao
thông trước và sau thực nghiệm:

Nhận Xét: Qua bảng thống kê trên ta thấy được thực trạng nhận thức của học sinh
VHGT đã được nâng cao, được biểu hiện cụ thể qua các câu hỏi sau :
- Qua câu hỏi NT1 ta thấy có 45,2% học sinh lựa chọn phương án tối ưu là
“Đúng hoàn toàn” sau khi thực nghiệm so với 42% học sinh lựa chọn phương án trên
trước khi thực nghiệm, tăng 3,2%.
- Câu hỏi NT2 NT 3, NT 4, NT 5, NT 6, NT 7, NT 9, NT 10, NT 11, NT 12,
NT 14, NT17, NT18, NT19, NT20, NT21, NT22, NT23, NT 28 có 42,5% học sinh
lựa chọn phương án tối ưu là “Hoàn toàn đúng” sau khi thực nghiệm, tăng 2,9% so với
38,6% học sinh lựa chọn phương án trên trước khi thực nghiệm.

94
- Câu hỏi NT8, NT13, NT16, NT24 sau khi thực nghiệm có 25,1% học sinh lựa
chọn phương án tối ưu là “Nói chung là đúng” so với 21,6% học sinh lựa chọn phương
án trên trước khi thực nghiệm, tăng 3,5%.
Như vậy sau thực nghiệm, ta thấy được nhận thức của học sinh với vai trò của
VHGT đối với cuộc sống của con người đã được nâng cao sau khi tham gia thực
nghiệm thông qua câu hỏi 1. Điểm của yếu tố nhận thức sau thực nghiệm là 3,79 điểm
(đạt mức Khá), tăng 0.17 điểm so với điểm trước khi thực nghiệm.

3.2.2. Cảm xúc của học sinh về các hành vi thực hiện VHGT.
3.2.2.1. Mức độ quan tâm của học sinh đối với VHGT sau thực nghiệm

Biểu đồ 7A: Tự đánh giá của học sinh THPT về mức độ quan tâm về vấn đề “Văn
hóa Giao thông” sau thực nghiệm

- Sự thay đổi tích cực trong cảm xúc quan tâm của học sinh đối với các tiêu chí
của VHGT được thể hiện qua câu hỏi 3 (Bảng hỏi, Mục lục). Sau thực nghiệm, có đến
15% các bạn học sinh chọn đáp án “Rất quan tâm” đối với VHGT, tăng 7% so với ban
đầu. Câu trả lời “Không quan tâm” đã giảm 2% còn 8% trong tổng số câu trả lời. Qua
biểu đồ thống kê trên, ta thấy được sự quan tâm của của học sinh đối với vấn đề Văn
hóa giao thông đã được nâng cao.

3.2.2.2. Cảm xúc của học sinh về các hành vi thực hiện VHGT sau thực nghiệm
Bảng 8: Số liệu so sánh cảm xúc của học sinh về từng biểu hiện của Văn hóa
giao thông trước và sau thực nghiệm
Cảm Tổng Tổng số Trung bình
95
1 2 3 4 5
xúc Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
TN TN TN TN TN TN TN TN TN TN TN TN
CX1 100 1,7 1,7 4,1 4,1 45,5 40,5 37,6 40,8 11,1 12,8 3,52 3,59
CX2 100 2,3 2,3 4,7 4,7 37 31,8 39,4 41,1 16,6 20,1 3,63 3,72
CX3 100 2 2 2,6 2,6 30,3 25,4 45,8 47,5 19,2 22,4 3,78 3,86
CX4 100 6,7 6,7 4,4 4,4 29,2 22,4 29,2 32,4 30,6 34,1 3,73 3,83
CX5 100 1,7 1,7 13 6,1 33,5 33,5 35,9 38,8 16 19,8 3,52 3,69
CX6 100 2,3 2,3 15 8,2 25,9 25,9 36,4 39,4 20,4 24,2 3,58 3,75
CX7 100 1,7 1,7 15 7,9 19,5 19,5 38,5 41,7 25,7 29,2 3,72 3,89
CX8 100 3,2 3,2 22 15,5 36,7 36,4 25,1 32,4 12,5 12,5 3,21 3,36
CX9 100 0,6 ,6 14 7,3 16,3 16,3 44 47,2 25,1 28,6 3,79 3,96
CX1 2,9 11,1 20,1 44,9 21,0 3,70
100 2,9 18 20,4 39,7 19,2 3,55
0
CX1 2,6 6,1 21,3 38,2 31,8 3,90
100 2,6 13 21,3 35,3 28 3,73
1
CX1 1,2 12,8 31,2 31,8 23,0 3,63
100 1,2 20 31,8 26,2 21,3 3,47
2
CX1 3,63
100 1,7 17 33,2 29,7 18,1 3,45
3 1,7 11 32,7 33,5 21,6
CX1 1,7 8,7 23,6 43,7 22,2 3,76
100 1,7 16 23,6 38,8 20,4 3,61
4
CX1 2,6 9,3 31,2 39,1 17,8 3,60
100 2,6 16 29,7 37,3 14,3 3,45
5
CX1 3,47
100 3,8 17 36,2 100 12,8 3,31
6 3,8 11 35,9 35 14,9
CX1 3,94
100 2,6 13 17,2 37,9 28,9 3,77
7 2,6 6,7 17,2 40,8 32,7
CX1 3,98
100 1,7 12 23,9 27,1 35,6 3,83
8 1,7 5 24,2 31,8 37,3
CX1 4,01
100 1,2 11 24,8 28,6 34,4 3,84
9 1,7 5 24,2 31,8 38,2
CX2 4,06
100 1,5 2,9 23,6 40,2 31,8 3,98
0 1,5 2,9 17,2 44,9 33,5
CX2 3,85
100 1,7 5 32,1 39,4 21,9 3,75
1 1,7 5 25,1 42,9 25,4
CX2 3,81
100 2 5,5 36,4 30,6 25,4 3,72
2 2 5,5 29,4 35,6 27,4
CX2 4,05
100 1,7 3,2 25,4 37,6 32,1 3,95
3 1,7 3,2 18,7 40,8 35,6
CX2 3,68
100 2,6 8,2 36,2 32,1 21 3,61
4 2,6 8,2 30,9 35,3 23
CX2 2,9 2,9 35,0 35,0 24,2 3,75
100 2,9 2,9 42 31,5 20,7 3,64
5
CX2 4,4 5,8 22,4 46,1 21,3 3,74
100 11,1 5,8 22,2 41,4 19,5 3,52
6
CX2 3,54
100 13,1 5,8 35,3 29,7 16 3,3
7 6,4 5,8 35 33,2 19,5
CX2 3,5 8,5 28,3 34,4 25,4 3,70
100 10,2 8,5 26,5 31,2 23,6 3,5
8

Biểu đồ 7B: So sánh cảm xúc của học sinh về từng biểu hiện của Văn hóa giao
thông trước và sau thực nghiệm

96
Nhận xét:
- Sau khi tiến hành thực nghiệm, ta thấy được sự thay đổi tích cực trong cảm
xúc của học sinh về vấn đề Văn hóa giao thông của học sinh THPT qua câu 2 (gồm 28
items). Tỉ lệ học sinh lựa chọn phương án tối ưu tăng, trung bình có 63,6% học sinh
lựa chọn phương án “Hoàn toàn ủng hộ” và “Rất ủng hộ” sau khi tiến hành thực
nghiệm so với tỉ lệ lựa chọn 57,4% trước khi tiến hành thực nghiệm, tăng 6,2% . Điểm
trung bình của yếu tố cảm xúc sau thực nghiệm là 3,77 điểm so với điểm trung bình
trước thực nghiệm là 3,63 điểm, tăng 0,14 điểm. Chứng tỏ sau khi thực nghiệm, học
sinh đã có những thay đổi tích cực trong cảm xúc về vấn đề văn hóa tham gia giao
thông so với trước khi tham gia thực nghiệm.
3.2.3. Hành vi thực hiện VHGT sau thực hiện
Bảng 9: Số liệu so sánh hành vi của học sinh về từng biểu hiện của Văn hóa giao
thông trước và sau thực nghiệm
Tổng số
Hành 1 2 3 4 5 Trung bình
Tổng
vi Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
TN TN TN TN TN TN TN TN TN TN TN TN
HV1 100 12.0 5,2 17.2 16,9 45.8 51,3 19.2 20,7 5.8 5,8 2,9 3,05
HV2 100 11.1 4,4 6.1 6,1 28.3 30,0 41.4 42,9 13.1 16,6 3,39 3,61
HV3 100 2.9 2,9 4.1 4,1 32.9 28,0 44.0 49,0 16.0 16,0 3,66 3,71
HV4 100 7.6 7,6 9.3 9,0 38.5 33,5 32.4 37,6 12.2 12,2 3,32 3,38
HV5 100 13.4 6,7 16.6 16,3 33.8 33,5 21.9 25,7 14.3 17,8 3,07 3,31
HV6 100 2.0 2,0 14.3 7,6 20.7 21,0 44.6 49,3 18.4 20,1 3,63 3,78
HV7 100 2.9 2,9 17.2 10,5 25.7 25,7 39.1 42,3 15.2 18,7 3,46 3,63
HV8 100 2.6 2,6 13.7 13,4 42.0 35,3 31.2 36,4 10.5 12,2 3,33 3,42
HV9 100 1.2 1,2 8.2 8,2 27.1 20,7 46.4 49,3 17.2 20,7 3,7 3,8
HV10 100 6.1 6,1 15.5 9,0 35.6 35,3 30.9 35,9 12.0 13,7 3,27 3,42
HV11 100 1.7 1,7 16.3 9,9 33.8 33,5 30.9 34,1 17.2 20,7 3,45 3,62
HV12 100 5.8 5,8 34.1 29,2 30.3 30,0 20.4 23,9 9.3 11,1 2,93 3,05
97
HV13 100 7.6 7,6 31.2 26,2 32.7 32,7 16.6 18,1 12.0 15,5 2,94 3,08
HV14 100 2.9 2,9 16.0 9,6 22.4 22,4 42.0 46,6 16.6 18,4 3,53 3,68
HV15 100 3.8 3,8 18.7 12,0 25.9 26,2 35.9 39,1 15.7 19,0 3,41 3,57
HV16 100 14.3 7,6 13.1 13,1 35.0 34,7 25.1 30,3 12.5 14,3 3,08 3,31
HV17 100 12.8 6,1 6.7 6,7 14.9 14,9 42.3 45,5 23.3 26,8 3,57 3,8
HV18 100 15.7 9,0 6.1 6,1 14.9 14,9 26.5 31,5 36.7 38,5 3,62 3,84
HV19 100 11.1 4,4 6.4 6,4 16.0 16,3 38.2 41,1 28.3 31,8 3,66 3,9
HV20 100 10.8 4,1 3.2 3,2 20.1 20,4 45.2 49,9 20.7 22,4 3,62 3,83
HV21 100 5.5 5,5 5.2 5,2 26.2 19,5 34.1 37,3 28.9 32,4 3,76 3,86
HV22 100 14.6 7,9 7.6 7,6 17.5 17,5 40.5 45,5 19.8 21,6 3,43 3,65
HV23 100 12.0 5,2 4.7 4,7 14.0 14,3 40.8 43,7 28.6 32,1 3,69 3,93
HV24 100 11.4 4,7 9.0 9,0 20.4 20,1 37.6 42,9 21.6 23,3 3,49 3,71
HV25 100 2.6 2,6 19.2 12,5 38.2 39,7 28.9 34,1 11.1 11,1 3,27 3,38
HV26 100 1.2 1,2 21.3 15 23.3 23,6 36.4 39 17.8 21 3,48 3,65
HV27 100 9.3 9,3 25.7 20,4 25.9 26,2 26.8 31,8 12.2 12,2 3,07 3,17
HV28 100 4.4 4,4 23.0 16,3 29.7 31,5 28.3 31,2 14.6 16,6 3,26 3,39
Trung bình tổng 3,39 3,55

Biểu đồ 8: Biểu đồ so sánh hành vi thực hiện VHGT trước và sau thực nghiệm

Nhận xét:

- Sau khi tiến hành thực nghiệm, ta thấy được sự thay đổi tích cực trong hành vi đối
với VHGT của học sinh THPT. Tỉ lệ học sinh lựa chọn phương án tối ưu tăng, trung
bình có 19,3% học sinh lựa chọn phương án “Rất thường xuyên” và 37,67% lựa chọn
phương án “Thường xuyên” sau khi tiến hành thực nghiệm so với 17,2% lựa chọn
phương án “Rất thường xuyên” và 33,84% lựa chọn phương án “Thường xuyên” trước
khi tiến hành thực nghiệm, tăng lần lượt 2,1% và 3,83%.

- Điểm trung bình của câu 5 (gồm 28 items) sau thực nghiệm là 3,55 điểm (mức khá)
so với điểm trung bình trước thực nghiệm là 3,39 điểm (mức trung bình) tăng 0,16

98
điểm. Chứng tỏ sau khi thực nghiệm, học sinh đã có những thay đổi tích cực trong
hành vi ảnh hưởng đến VHGT so với trước khi tham gia thực nghiệm.

3.2.4 Kết quả chung về Văn hóa giao thông của học sinh sau Thực nghiệm:

Sau thực nghiệm tổng hợp ba mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi của học sinh
THPT và sự đánh giá khách quan của người lớn (gồm phụ huynh, giáo viên và cán bộ
giao thông) chúng tôi có kết quả về thực trạng cảm xúc tham gia giao thông của học
sinh. Từng mặt biểu hiện nhận thức, cảm xúc, hành vi của học sinh được thể hiện ở
biểu đồ sau:

Biểu đồ 9: Biểu đồ so sánh VHGT học sinh trước và sau thực nghiệm:

Nhìn vào biểu đồ chúng tôi thấy thực trạng từng mặt biểu hiện của VHGT đều
có sự nâng cao.

3.2.5 Tự nhận thức về nguyên nhân khiến học sinh vi phạm, chưa thực hiện
đầy đủ “văn hóa giao thông” trong thực tiễn

Có thể nói, tình trạng chưa nghiêm túc, thiếu văn hóa và vi phạm “Văn hóa giao
thông” được diễn ra ở nhiều phương diện, không chỉ là vấn đề giáo dục của gia đình,
nhà trường mà nhiều khi còn là vấn đề của yếu tố nhóm, của công tác quản lý nhà
nước, của văn hóa cộng đồng. Có nhiều lý do đưa ra để giải thích cho những hành vi vi
phạm quy tắc TGGT của các bạn học sinh. Con số thống kê ở bảng cho thấy kết quả
như sau:

99
Bảng 10. Tự nhận thức về nguyên nhân khiến học sinh vi phạm, chưa thực hiện đầy đủ
“văn hóa giao thông” trong thực tiễn
Tự đánh giá của học sinh từ nguyên nhân theo thứ tự từ 1 đến Điểm Xếp
10 trung hạng
Nội dung các nguyên nhân (%) bình trung
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 bình

- Do chưa có đủ hiểu biết về 24.1 18.0 8.0 10.2 13.8 9.9 7.7 4.3 2.5 1.5 3.791 2
các quy định của “ Văn hóa
giao thông” nhất là quy định
pháp luật giao thông đường
bộ.
- Do tính tự giác chưa cao (ý 32.0 25.9 6.2 4.0 9.9 10.0 2.0 6.1 2.3 1.6 3.274 1
thức chủ quan)
- Do ảnh hưởng của những 8.0 15.5 22.4 10.1 14.2 9.8 6.0 4.1 5.9 4.0 4.443 4
hành vi xấu khi tham gia giao
thông từ bạn bè
- Do ảnh hưởng của những 9.7 12.3 20.0 24.4 7.6 8.0 6.2 3.8 3.3 4.7 4.284 3
hành vi xấu khi tham gia giao
thông từ người lớn xung
quanh.
- Do ảnh hưởng của những 2.0 12.1 16.1 16.0 17.8 8.0 7.5 12.5 3.4 3.6 4.946 5
hành vi xấu khi tham gia giao
thông từ những người lớn
trong gia đình
- Do chưa có chế tài xử lý 1.8 2.0 10.2 8.0 20.4 21.6 12.0 16.8 6.9 0.3 5.835 6
hoặc chế tài xử lý (mức xử lý)
đối với các hành vi vi phạm
“văn hóa giao thông” còn nhẹ
- Do kết cấu hạ tầng giao 6.0 7.7 4.4 3.9 6.0 12.1 22.8 14.2 22.6 0.3 6.324 8
thông chưa phù hợp để thực
hiện “Văn hóa giao thông”
- Do các lực lượng chức năng 5.5 4.8 9.6 4.0 8.2 5.4 22.2 30.0 7.3 3.0 6.244 7
ít kiểm tra và xử lý các hành
vi vi phạm.
- Do không được sự hướng 6.0 2.0 1.2 14.8 2.2 11.5 14.0 8.2 38.0 2.1 6.794 9
dẫn của người lớn.
- Do các nguyên nhân khác. 3.8 0.3 2.0 5.9 0.6 2.0 0.5 2.0 7.8 75.1 8.897 10

Biểu đồ 10: So sánh về điểm trung bình giữa các khối lớp và giới tính

100
So sánh về điểm trung bình giữa các
khối lớp và giới tính
10,000
9,000
8,000
7,000
Điểm trung bình

6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0
NN1 NN2 NN3 NN4 NN5 NN6 NN7 NN8 NN9 NN10

Nguyên nhân

Lớp 10 Nam Lớp 10 Nữ Lớp 11 Nam Lớp 11 Nữ Lớp 12 Nam Lớp 12 Nữ

- Tất cả những nội dung đã nêu đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh
THPT vi phạm, chưa thực hiện đầy đủ “văn hóa giao thông” trong thực tiễn nhưng
không phải đều được học sinh nhận thức một cách đầy đủ.

- Một số nguyên nhân học sinh cho rằng có tỉ lệ cao là:

+ Do tính tự giác chưa cao (ý thức chủ quan) (trung bình 3.274đ);

+ Do chưa có đủ hiểu biết về các quy định của “ Văn hóa giao thông” nhất là quy định
pháp luật giao thông đường bộ. (trung bình 3.791đ);

+ Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ người lớn xung
quanh. (trung bình 4.284đ);

+ Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ bạn bè (trung bình
4.443 đ).

- Những nguyên nhân còn lại được học sinh nhận thức đầy đủ không cao. So sánh
nhận thức về nguyên nhân chưa nghiêm túc giữa các nhóm học sinh, không có sự khác
nhau nhiều. Tuy nhiên, nếu:

+ So sánh theo từng khối lớp ta thấy tỉ lệ trả lời đúng của khối lớp 10 là thấp nhất, sau
đó tăng dần lên khối lớp 11 và khối lớp 12;

+ So sánh giữa nhóm nam và nữ, ta thấy, chủ yếu nữ bình chọn cho các nguyên nhân
khách quan cao hơn, nam bình chọn cho các nguyên nhân chủ quan cao hơn.
101
- Trong cùng một nhóm học sinh, ta cũng thấy có sự chênh lệch lớn giữa sự lựa chọn
các nguyên nhân, có những nguyên nhân học sinh đồng ý là nguyên nhân chủ yếu nhất
tới hơn 30% nhưng có những nguyên nhân lại đồng ý chưa đến 2%. Như vậy, sự nhận
thức về nguyên nhân của cảm xúc thiếu nghiêm túc khi TGGT là chưa đầy đủ và sâu
sắc.

3.3. Một số giải pháp để xây dưng và hình thành “Hình thành văn hóa giao
thông” cho học sinh THPT trên địa bản thành phố Đà Lạt.
Xây dựng văn hóa giao thông được coi là một trong những biện pháp quan
trọng góp phần giảm tai nạn và ùn tắc giao thông; đặc biệt hình thành các hành vi
“giao thông đẹp”. Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa ứng xử nơi công
cộng; là tập hợp các hành vi xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về
giao thông, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Văn hóa giao
thông được thể hiện qua hai yếu tố cơ bản: Tính pháp lý và tính cộng đồng. Tính pháp
lý trong văn hóa giao thông là hành động của người dân tự giác, gương mẫu chấp hành
nghiêm luật giao thông. Các hành vi ứng xử phải đề cao ý thức tự giác và thực hiện
đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm phải được xử lý nghiêm minh, kịp thời.
Tính cộng đồng là mối quan hệ, sự ứng xử có đạo đức, đầy tính nhân văn giữa con
người với con người trong quá trình tham gia giao thông.
Từ việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc xây dựng và
thực hiện văn hóa giao thông của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Chúng ta thấy, yếu tố môi trường xã hội tác động lớn (chiếm 8/10 nguyên nhân) đến
việc xây dựng và thực hiện VHGT của học sinh thành phố Đà Lạt.
Trên kết quả nghiên cứu nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng
và thực hiện VHGT ở học sinh chúng ta thấy nguyên nhân thiếu tính tự giác trong việc
thực hiện VHGT là nguyên nhân có vị trí hàng đầu. Để có tạo được tính tự giác trong
thực hiện một hành vi cụ thể nào đó của học sinh nó đòi hỏi sự giáo dục thường xuyên
liên tục của rất nhiều các yếu tố xã hội. Do vậy, để hình thành ở mỗi học sinh VHGT
thì cần tạo ra một môi trường xã hội tốt, một môi trường xã hội giúp học sinh có
những hiểu biết, đặc biệt là hình thành thói quen tự giác thực hiện VHGT khi tham gia
giao thông. Để đạt được mục tiêu này thì cần có sự vào cuộc của cả cộng đồng: Nhà
trường, gia đình, cơ quan chuyên trách; các đoàn thể xã hội, những thành viên khác
trong xã hội nhất là những người lớn…

102
Trên cơ sở những định hướng trên, đề tài xin đưa ra một số giải pháp nhằm xây
dựng và hình thành ở mỗi học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt VHGT mỗi
khi tham gia giao thông.
3.3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về việc thực hiện VHGT.
Theo kết quả nghiên cứu chúng ta thấy, trong hệ thống các nguyên nhân dẫn đến
hạn chế trong việc thực hiện VHGT ở học sinh Đà Lạt thì nguyên nhân về thiếu hiểu
biết về VHGT đặc biệt là thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ là nguyên nhân
đứng vị trí thứ 2. Cũng qua kết quả nghiên cứu cũng chỉ cho chúng ta thấy, mức độ
thiếp cận thông tin về VHGT và việc xây dựng văn hóa giao thông ở mức trung bình
(3.06 điểm)
Bảng 11: Các hình thức tiếp cận thông tin về VHGT và xây dựng VHGT của học
sinh
Mức độ thường xuyên
Điểm TB Mức độ
Các hình thức tiếp cận thông tin

- Từ hoạt động của nhà trường 2.65 Thỉnh thoảng


- Tự tìm hiểu qua sách, báo, truyền hình. 2.84 Thỉnh thoảng
- Tự tìm hiểu qua Intrernet 3.04 Thỉnh thoảng
- Từ các lực lượng xã hội (Đoàn thanh niên, Công an….) 3.06 Thỉnh thoảng
- Từ người lớn trong gia đình. 3.80 Thường xuyên
- Từ bạn bè, người lớn xung quanh 3.34 Thỉnh thoảng
- Từ những hình thức khác….. 2.70 Thỉnh thoảng
3.06

Bên cạnh hạn chế trong hình thức tiếp cận thì hiệu quả quả các hình thức tiếp
cận cũng còn nhiều hạn chế. Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy, hiệu quả của các
hình thức tiếp cận thông tin chỉ đạt mức trung bình (2.91 điểm)

Bảng 12: Các mức độ hiệu quả của các hình thức tiếp cận thông tin về VHGT và
xây dựng VHGT của học sinh
Mức độ hiệu quả Điểm
Mức độ
Các hình thức tiếp cận thông tin TB
- Từ hoạt động của nhà trường 2.62 Tương đối hiệu quả
- Tự tìm hiểu qua sách, báo, truyền hình. 2.74 Tương đối hiệu quả
- Tự tìm hiểu qua Intrernet 2.82 Tương đối hiệu quả
- Từ các lực lượng xã hội (Đoàn thanh niên, Công an….) 2.90 Tương đối hiệu quả
- Từ người lớn trong gia đình. 3.24 Tương đối hiệu quả
- Từ bạn bè, người lớn xung quanh 3.34 Tương đối hiệu quả
- Từ những hình thức khác….. 2.70 Tương đối hiệu quả
2.91

Từ thực trạng trên chúng ta có thể thấy, công tác tuyên truyền, giáo dục về việc
thực hiện VHGT cho học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng. Để đạt được hiệu quả

103
trong công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh xây dưng và thực hiện VHGT thì cần có
sự tham gia của nhiều lực lượng. Cụ thể:
3.3.1.1. Đối với nhà trường
Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy mức độ tiếp cận thông tin về việc xây dựng
và thực hiện VHGT của học sinh qua kênh nhà trường thực hiện chỉ đạt 2.65 điểm
tương ứng mức trung bình thấp – thỉnh thoảng mới được tiếp cận thông tin về xây
dựng và thực hiện VHGT từ hoạt động tuyên truyền, giáo dục của nhà trường. Ở đây
chúng ta thấy được rằng, hoạt động tuyên truyền, giáo dục của nhà trường về việc xây
dựng VHGT cho học sinh chưa thật sự được quan tâm chú ý tới. Hiệu quả của các hoạt
động tuyên truyền về VHGT chỉ đạt 2.62 điểm (mức trung bình – tương đối hiệu quả).
Cụ thể về các mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục trong nhà trường như sau:
Bảng 13: Mức độ thực hiện các hình thức tuyên truyền, giáo dục về xây dựng văn
hóa giao thông trong nhà trường
Mức độ thường xuyên
Điểm Mức độ thực
TB hiện
Hoạt động do nhà trường tổ chức
- Hoạt động tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. 2.82 Thỉnh thoảng
- Kết hợp với lực lượng chức năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa. 3.32 Thỉnh thoảng
- Thông qua các các cuộc thi sáng tác pano, tranh, ảnh… 2.60 Hiếm khi
- Thông qua cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông (bài viết, trên 3.04 Thỉnh thoảng
mạng)
- Thông qua diễn đàn, trang Website nhà trường. 2.01 Hiếm khi
- Hoạt động của các câu lạc bộ. 2.39 Hiếm khi
- Các hoạt động khác….. 2.30 Hiếm khi
2.65

Bảng 14: Mức độ hiệu quả các hình thức tuyên truyền, giáo dục về xây dựng văn
hóa giao thông trong nhà trường
Mức độ hiệu quả
Điểm
Mức độ hiệu quả
TB
Hoạt động do nhà trường tổ chức
- Hoạt động tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. 2.68 Tương đối hiệu quả
- Kết hợp với lực lượng chức năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa. 2.76 Tương đối hiệu quả
- Thông qua các các cuộc thi sáng tác pano, tranh, ảnh… 2.60 Tương đối hiệu quả
- Thông qua cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông (bài viết, trên 2.86 Tương đối hiệu quả
mạng)
- Thông qua diễn đàn, trang Website nhà trường. 2.52 Ít hiệu quả
- Hoạt động của các câu lạc bộ. 2.66 Tương đối hiệu quả
- Các hoạt động khác….. 2.26 Ít hiệu quả
2.62
Qua kết quả điều tra chúng ta có thể thấy, hiện nay trong các nhà trường đã thực
hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục về việc xây dựng văn hóa giao
104
thông, tuy nhiên mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả chỉ ở mức trung bình thấp.
Chẳng hạn đối với các hình thức tuyên truyền thì hoạt động tuyên truyền chủ yếu của
nhà trường là kết hợp với lực lượng chức năng đến tuyên truyền, giáo dục về việc xây
dựng VHGT (đạt 3.32 điểm) và thông qua tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi
tìm hiểu về kiến thức pháp luật (3.04 điểm); bên cạnh đó hoạt động lồng ghép thông
qua các tiết dạy của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thông qua các giờ sinh
hoạt lớp (2.82 điểm). Còn các hình thức tuyên truyền, giáo dục khác: Thông qua
các các cuộc thi sáng tác pano, tranh, ảnh…; thông qua diễn đàn, trang Website nhà
trường; hoạt động của các câu lạc bộ và các hoạt động khác còn ít được thực hiện –
hiếm khi thực hiện.
Do vậy, cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giáo dục học sinh về việc xây
dựng và thực hiện VHGT thông qua: Thông qua các các cuộc thi sáng tác pano, tranh,
ảnh…; thông qua diễn đàn, trang Website nhà trường; hoạt động của các câu lạc bộ và
các hoạt động khác. Các hình thức này có ưu thế hơn rất nhiều so với các hình thức
tuyên truyền, giáo dục mà nhà trường hay tổ chức vì với các hình thức này học sinh có
thể tiếp thu các nội dung về VHGT một các tự nhiên, hào hứng, sôi nổi và tích cực, thể
hiện khả năng sáng tạo của mỗi học sinh;đặc biệt là thông qua các hình thức như: cuộc
thi sáng tác pano, tranh, ảnh…; thông qua diễn đàn, trang Website nhà trường; hoạt
động của các câu lạc bộ thì mỗi học sinh sẽ là một người tuyên truyền viên cho bạn bè
và những người xung quanh.
Bên cạnh đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giáo dục thì nhà trường cần nâng
cao chất lượng hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ hiệu quả của các hình thức tuyên truyền chỉ ở
mức trung bình thấp (2.62 điểm); kể cả các hình thức tuyên truyền, giáo dục được
nhà trường sử dụng nhiều nhất (Kết hợp với lực lượng chức năng tổ chức các hoạt
động ngoại khóa; tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao
thông và hoạt động tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn) hiệu quả
chỉ ở mức trung bình thấp. Do vây, các nhà trường cần có những nghiên cứu để đổi
mới nội dung tuyên truyền, giáo dục đối với học sinh phù hợp với tâm lý, nhu cầu của
học sinh; phù hợp với đặc điểm nhà trường.
Từ đặc điểm thời đại 4.0 hiện nay, thì hình thức tuyên truyền qua diễn đàn xã hội
sẽ là hình thức tuyên truyền tiết kiệm, có tính lan tỏa và đem lại hiệu quả nhất. Do vây,
mỗi nhà trường cần chỉ đạo Đoàn trường xây dựng diễn đàn mạng xã hội tuyên truyền
về VHGT tới toàn thể học sinh trong nhà trường thông qua xây dựng trang Fanpage

105
“Văn hóa giao thông học đường. Hoạt động trang Fanpage này được hoạt động dưới
sự quản lý trục tiếp của Đoàn trường, Ban giáo dục pháp luật của nhà trường. (Mô
hình hoạt động được thể hiện trong Chương 2 mục thực nghiệm khoa học).
Bên cạnh việc đẩy mạnh các hình thức tuyên tuyền đối với học sinh về việc xây
dựng VHGT thì nhà trường cần xử lý nghiêm các biểu hiện vi phạm VHGT, đặc biệt là
các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ để răn đe, giáo dục học sinh vi phạm
đồng thời tác động tới các học sinh khác. Qua nghiên cứu chúng ta thấy, việc ảnh
hưởng từ các hành vi xấu của bạn bè trong và ngoài nhà trường đến việc thực hiện
VHGT của học sinh là nguyên nhân đứng vị trí thứ 3trong hệ thông các nguyên nhân
tác động tới những hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện VHGT trong học sinh
THPT của thành phố Đà Lạt hiện nay. Do vây, để tạo ra môi trường sư phạm tốt, tác
động tích cực tới việc xây dựng và thực hiện VHGT của học sinh trong mỗi nhà
trường thì nhà trường cần có các biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm VHGT,
đặc biệt là vi phạm Luật giao thông.
Để làm được việc này, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an,
chủ động để nắm bắt các thông tin về tình hình vi phạm luật giao thông của học sinh
trường mình. Quan trọng hơn, nhà trường cần chủ động tổ chức các lực lượng để
nhanh chóng, phát hiện học sinh vi phạm VHGT, trong đó có vi phạm Luật giao thông
để kịp thời xử lý nghiêm minh, trước khi để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

3.3.1.2. Đối với các lực lượng đoàn thể xã hội (Công an giao thông, Đoàn thanh
niên)
Từ kết quả điều tra cho thấy; mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức tuyên
truyền, giáo dục của các lực lượng đoàn thể trong xã hội (Công an và Đoàn thanh niên)
chỉ đạt mức trung bình (Mức độ thực hiện đạt 3.06 điểm; mức độ hiệu quả đạt 2.9
điểm).
Từ thực tiễn trên, đặt ra yêu cầu đối với các lực lượng này là cần phối hợp với
nhau, phối hợp với nhà trường một cách thường xuyên hơn, hiệu quả hơn trong việc
tuyên truyền, giáo dục học sinh. Để nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền, giáo dục
học sinh về việc xây dựng VHGT thì trước hết những cán bộ, chiến sỹ công an; cán bộ
Đoàn, Hội phải phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong thực hiện pháp luật về an
toàn giao thông, tích cực tham gia hưởng ứng Cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa
giao thông” tập trung vào những hành động thiết thực như: Không uống rượu bia khi
tham gia giao thông; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông; không tham
106
gia đua xe trái phép, đi đúng làn đường, phần đường; mỗi đoàn viên thanh niên trở
thành những tuyên truyền viên tích cực vận động học sinh, sinh viên và các tầng lớp
nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và có những hành vi
đẹp, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Các hoạt động cụ thể:
+ Lực lượng công an phối hợp với Đoàn thanh niên các phường, Thành đoàn tổ
chức tốt các hoạt động tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông như: phối hợp trong
việc tuần tra, giữ bình yên trên các tuyến đường, đứng chốt phân luồng, giải tỏa ùn tắc,
tạo điều kiện cho người dân đi lại an toàn, thuận lợi.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông
cho thanh thiếu niên; Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày
19/02/2019 của Chính phủ về “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và
chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021”. Triển khai có hiệu quả cuộc vận động
“Thanh niên với văn hoá giao thông” trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Đẩy
mạnh hoạt động của các mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, “Bến đò ngang an
toàn”; “Điểm giao cắt đường bộ đường sắt an toàn
+ Phối hợp lực lượng tổ chức diễu hành tuyên truyền an toàn giao thông, VHGT.
+  Tiến hành treo băng rôn, phát tờ rơi tại các cổng trường học.
+ Đoàn thanh niên cần đưa nội dung tuyên truyền về VHGT trong các dịp sinh
hoạt hè tại địa phương cho học sinh dưới hình thức lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham
gia.
+ Phối hợp tổ chức ngoại khóa với nhiều trò chơi vận động tìm hiểu kiến thức về
an toàn giao thông, hướng dẫn thực hành các kỹ thuật về lái xe an toàn… hấp dẫn, có
sức hút với học sinh, tránh việc hình thức hóa các cuộc thi.
+ Tổ chức các cuộc thi vẽ, tổ chức triển lãm tranh với chủ đề tuyên truyền VHGT.

+ Tặng quà đoàn viên thanh niên và người dân bị tai nạn giao thông.

+ Có phần thưởng cho những Đoàn trường có mô hình tham gia đảm bảo trật tự an
toàn giao thông hiệu quả tại các cổng trường học; mô hình "Cổng trường an toàn giao
thông"; "Bến đò ngang an toàn"; "Điểm giao cắt đường bộ - đường sắt an toàn".
+ Tổ chức tuyên dương tại trường các học sinh điển hình thành tích trong tham
gia bảo đảm an toàn giao thông.

3.3.1.3. Đối với cộng đồng dân cư

107
Có thế nói, những hành vi vi phạm giao thông của những người lớn trong cộng
động dân cư nơi học sinh sinh sống, học tập và sự thiếu hướng dẫn, nhắc nhở của
những người lớn xung quanh là một nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện
các hành vi thể hiện VHGT. Qua kết quả điều tra cho thấy, việc những người lớn trong
cộng đồng dân cư thực hiện các hành vi trái VHGT là nguyên nhân đứng vị trí thứ 4
trong hệ thống các nguyên nhân xấu tác động đến việc học sinh hạn chế trong việc
thực hiện các hành vi thể hiện VHGT; cùng với đó sự thiếu nhắc nhở, hướng dẫn của
người lớn là nguyên nhân đứng ở vị trí thứ 9 gây tác động xấu đến học sinh trong việc
thực hiện VHGT.

Khi tham gia giao thông hiện nay, học sinh chứng kiến rất nhiều các hành vi vi
phạm Luật giao thông, VHGT từ phía những người lớn như: không đội mũ bảo hiểm,
chở người quá quy định, vẫn lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu; đậu xe
không đúng nơi quy định; các hành vi chen lấn, dành chỗ đi, chỗ đậu xe; cãi lộn, đánh
lộn khi có va chạm giao thông; khạc nhổ, nói tục chửi thề khi tham gia giao thông, thái
độ thờ ơ trước các vấn đề giao thông…

Cùng với đó là thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, bỏ mặc của người lớn trước những
biểu hiện của hành vi phạm VHGT của học sinh.

Sự thiếu giúp đỡ của người lớn đối với học sinh khi tham gia giao thông: Khuyến
khích, hỗ trợ học sinh sử dụng phương tiện giao thông công cộng; giúp đỡ học sinh
gặp sự cố khi tham gia giao thông; hướng dẫn, giúp đỡ học sinh qua đường an toàn…

Đặc biệt, còn có một số cá nhân tiếp tay cho học sinh vi phạm Luật giao thông
đường bộ. Chẳng hạn như: giữ xe máy trên 50cm3 ở các khu vực gần trường học của
người dân; cho học sinh uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông;
cho hoc sinh mượn xe khi chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe.

Tất cả các hành vi này, đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực tới việc chấp
hành VHGT của học sinh.

Do vây, mỗi người lớn trong cộng đồng dân cư phải thể hiện trách nhiệm của mình
trong việc xây dựng và hình thành ở học sinh thói quen thực hiện VHGT. Bằng các
việc làm cụ thể:

108
+ Gương mẫu chấp hành các quy định Luật giao thông; nêu gương trong việc thực
hiện các hành vi thể hiện VHGT.

+ Sẵn sàng phê phán, đấu tranh với những học sinh có hành vi vi phạm VHGT.

+ Không tiếp tay cho các hành vi vi phạm Luật giao thông, vi phạm VHGT.

+ Phát động xây dựng các khu dân cư nói không với vi phạm giao thông; đưa tiêu
chí chấp hành Luật giao thông là một tiêu chí tối thiểu để xét tặng danh hiệu “Gia đình
văn hóa”

3.3.1.4. Đối với gia đình

Thực tế đã chứng minh, từ xưa đến nay, sự giáo dục, vận động, thuyết phục của
GĐ luôn có ý nghĩa và hiệu ứng to lớn đối với việc hình thành nhân cách, định hướng
nhận thức và hành vi mỗi cá nhân. Nhiều khi chỉ cần một lời nhắc nhở, khuyên bảo
nhỏ nhẹ của ông bà, cha mẹ, anh chị lại có hiệu quả tuyên truyền cao hơn rất nhiều các
biện pháp hành chính khác. Đối với việc xây dựng VHGT cho thanh, thiếu nhi và cộng
đồng hiện nay thì yếu tố GĐ lại càng phải được coi trọng hàng đầu.
Qua thực tế khảo sát cho thấy, thì hình thức tiếp cận thông tin về VHGT một cách
thường xuyên nhất là từ những người lớn gia đình với 3.8 điểm (Cung cấp thông tin
tuyên truyền, giáo dục một cách thường xuyên nhất). Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của
việc tuyên truyền, giáo dục về VHGT chỉ đạt mức trung bình với 3.24 điểm (Tương
đối hiệu quả trong tuyên truyền, giáo dục học sinh. Qua khảo sát chúng ta cũng thấy
được rằng các hành vi của người lớn trong gia đình tác động tiêu cực đến việc thực
hiện VHGT ở học sinh đứng vị trí thứ 5 trong hệ thống các nguyên nhân dẫn đến việc
thực hiện VHGT của học sinh hiện nay còn nhiều hạn chế.
Cũng qua kết quả điều tra, chung ta thấy được răng, hiện nay nội dung giáo dục
VHGT trong các gia đình được thực với nọi dung phong phú; tuy nhiên mức độ thực
hiện của hoạt động giáo dục VHGT chỉ đạt mức trung bình (3.3 điểm). Cụ thể mức độ
thường xuyên của các nội dung giáo dục về VHGT trong gia đình được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 15: Mức độ thường xuyên của các nội dung giáo dục về VHGT trong gia
đình
Mức độ thực hiện Điểm Mức độ
Các nội dung giáo dục trung bình thường xuyên
1. Giáo dục, trang bị cho con những kiến thức luật giao thông, kiến 3.3 Thỉnh thoảng
109
thức về VHGT và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
2. Nhắc nhở con tự giác chấp hành luật giao thông. 3.43 Thỉnh thoảng
3. Phê phán, đấu tranh, thậm chí có hình phạt với những hành vi vi
phạm luật giao thông của con. 2.97 Thỉnh thoảng
4. Hướng dẫn, chỉ dạy con về cách ứng xử văn, minh lịch sự khi tham
gia giao thông; xử lý các tình huống va chạm và tại nạn giao thông trên
đường 3.5 Thỉnh thoảng
5. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật giao thông đường bộ
trước mặt con 3.43 Thỉnh thoảng

3.3

Từ thực tế trên cho thấy, cần phải nâng cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong
việc tuyên truyền, giáo dục con cái thực hiện VHGT khi tham gia giao thông là việc
làm vô cùng cần thiết. Để làm được điều này mỗi người lớn trong gia đình, đặc biệt là
bố, mẹ cần:

+ Trước hết người lớn trong gia đình phải là một tấm gương về tự giác chấp hành
pháp luật về ATGT, thực hiện VHGT cho con em mình học tập. Tuyệt đối không được
thực hiện các hành vi vi phạm Luật giao trước mặt con em mình; chẳng hạn như: chỉ vì
tranh thủ thời gian, tiện thể khi đi một đoạn đường ngắn mà bỏ qua những yêu cầu về
ATGT như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hay ngại mặc áo mưa mà chỉ che ô hay
đèo 2,3 người trên một xe máy khi chở con đi học…Nếu những người lớn trong gia
đình không làm tốt điều này vô tình đã hình thành trong suy nghĩ của con trẻ về một sự
thiếu nghiêm túc, bất nhất giữa lời nói và việc làm của phụ huynh.

+  Thường xuyên nhắc nhở nghiêm túc con em mình chấp hành nghiêm chỉnh quy
định về ATGT như: Phải đội nón bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; không
dùng dù khi đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên đường đi,
không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng
đúng chỗ quy định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người
sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã ba, ngã tư…. Khuyến khích, động
viên con em mình thực hiện các hành vi văn hóa giao thông. Việc nhắc nhở con em
mình phải thực hiện ngay từ khi con em mình học tiểu học và tiến hành thường xuyên,
đặc biệt phải nghiêm túc, tỉ mỉ để con em mình thấy được sự cần thiết phải chấp hành
luật giao thông, thực hiện VHGT.

+ Nghiêm khắc với những hành vi vi phạm pháp luật giao thông của con em, thậm
chí nên có những hình phạt cho những vi phạm này để răn đe, giáo dục con em mình

110
lần sau không vi phạm nữa; đồng thời giáo dục các thành viên khác trong gia đình thực
hiện tốt pháp luật giao thông; hình thành VHGT trong mỗi thành viên trong gia đình.

+ Khuyến khích con em mình sử dụng các phương tiện giao thông công cộng; nếu
nhà gần thì có thể đi bộ tới trường, hạn chế con em sử dụng phương tiện giao thông cá
nhân.

+ Hướng dẫn con em mình các kỹ năng lái xe an toàn; kỹ năng xử lý tốt các sự cố
giao thông nếu gặp phải.

+ Không tiếp tay, bao che cho các hành vi vi phạm luật giao thông của con em
mình. Chẳng hạn: Không giao xe máy có dung tích 50 cm3 khi chưa đủ tuổi, không
giao xe cho con điều khiển xe khi chưa có giấy phép lái xe; đặc biệt, không bao che
bằng cách xin cho con khi con em mình bị lực lượng chức năng xử lý vì hành vi vi
phạm…

+ Phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm với nhà trường, công an trong việc xử lý con
em mình khi có các hành vi vi phạm VHGT.

+ Kiểm soát chặt chẽ việc tham gia giao thông của con em mình: Kiểm tra con em
mình tham gia giao thông bằng phương tiện nào, đi với ai; đi vào lúc nào…để kịp thời
nhắc nhở, giáo dục ý thức tham gia giao thông một cách có văn hóa.

3.3.2. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát; phát hiện và xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm luật giao thông; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm VHGT
khác.

Hiện nay, việc học sinh thực hiện VHGT khi tham gia giao thông chưa được cao
còn bởi nguyên nhân tính pháp lý của VHGT còn thấp. Cụ thể đó là, chế tài xử lý các
hành vi vi phạm VHGT, quan trọng nhất là vi phạm luật giao thông còn nhẹ. Nguyên
nhân này đứng vị trí thứ 6 ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện VHGT của học sinh
trên địa bàn thành phố hiện nay. Để khắc phục nguyên nhân này, thì đòi hỏi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cần có chế tài xử lý mạnh tay các học sinh hành vi vi
phạm VHGT, nhất là vi phạm pháp luật giao thông. Để tăng tính nghiêm minh, khiến
học sinh không dám tái phạm, các lực lượng chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhà
trường trong việc xử lý học sinh sai phạm; thường xuyên thông tin về các học sinh có

111
hành vi vi phạm VHGT về trường học để nhà trường có cơ sở để xử lý kỷ luật đối với
học sinh, tạo sức răn đe với những học sinh khác của nhà trường

Để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm VHGT của học sinh, nhất là các
hành vi vi phạm luật giao thông, đòi hỏi lực lượng chức năng cần tăng cường công tác
kiểm tra, kiểm soát các khu vực học sinh tham gia giao thông thường xuyên: Các
tuyến đường gần khu vực các cổng trường, khu vực quán ăn vặt, các quán điện tử; tăng
cường công tác tuần tra, kiểm soát các ngày cuối tuần, các ngày nghỉ lễ.

Lưu ý, đối với lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông khi phát hiện các hành vi vi
phạm của học sinh cần thực kiên quyết xử lí, tránh hiện tượng dễ dãi, hay do ảnh
hưởng những lí do khác mà bỏ qua, không xử lí các học sinh có hành vi vi phạm. Đặc
biệt cần xử lý nghiêm các hành vi lạng lách, đánh võng, đua xe và cổ vũ đua xe của
học sinh; đi xe phân phối lớn…

3.3.3. Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông trong thành phố

Có thể thấy, cơ sở hạ tầng giao thông thấp kém là một nguyên nhân khách quan tác
động xấu đến việc xây dựng và hình thành VHGT trong người dân nói chung và học
sinh nói riếng. Theo kết quả điều tra cho thấy, kết cấu hạ tầng giao thông chưa phù hợp
để thực hiện “Văn hóa giao thông” là nguyên nhân đứng vị trí 8/10 nguyên nhân tác
động xấu đến việc thực hiện VHGT của học sinh trên địa bàn thành phố Đà Lạt hiện
nay.
Do vây, cải thiện lại mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của thành phố là
một yêu cầu đặt ra đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc phát triển cơ sở hạ
tầng của thành phố Đà Lạt có thể thực hiện theo hướng sau đây để góp phần xây dựng
VHGT trong nhân dân thành phố Đà Lạt nói chung và học sinh thành phố Đà Lạt nói
riêng:
+ Phát triển và cải cải thiện hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay, hệ thống
giao thông công cộng của thành phố duy nhất chỉ có xe buýt các loại hình khác chưa
có, hơn nữa chất lượng loại hình giao thông công cộng bằng xe buýt còn thấp phần lớn
xe đã cũ; do mạng lưới giao thông của thành phố còn hạn chế nên hoạt động của loại
hình giao thông công cộng của thành phố chỉ chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại từ trung
tâm ra khu vực ngoại thành, đi các huyện; nhiều tuyến đường thuộc nhiều khu vực của
thành phố chưa có loại hình vận tải này.

112
+ Khuyến khích học sinh sử dụng loại hình vận tải công cộng bằng cách thực hiện
hỗ trợ chi phí cho những học sinh sử dụng loại này vận tải này.
+ Mở rộng, nâng cao chất lượng các tuyến đường trong thành phố để giảm tình
trạng ắch tắc giao thông vào những giờ cao điểm, những ngày cuối tuần, những ngày
lễ.
+ Lắp đặt hệ thống các biển hướng dẫn tham gia giao thông tại khu vực đông
người, đặc biệt khu vực cổng các trường học.
+ Lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao nhau, nơi có địa hình
bằng phẳng để tạo thói quen chấp hành luật giao thông.
+ Loại bỏ các phương tiện giao thông cũ nát, không đảm bảo chất lượng, quá hạn
sử dụng, không đảm bảo hệ số an toàn kỹ thuật…

3.4. Bộ công cụ đánh giá văn hóa giao thông cho học sinh bằng trang Web
Online:
Dựa trên thang đo đã phân tích, chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ đánh giá Văn
hóa giao thông thông qua trang Web online. Bộ công cụ đánh giá gồm thang đo với 3
tiêu chí Nhận thức, Cảm xúc, Hành vi. Mỗi tiêu chí chúng tôi đưa ra 28 items. Giao
diện và cách thức hoạt động cuả bộ công cụ được thiết kế như sau:
Hình 1:
Nút bắt đầu quá
trình đánh giá trực
tuyến.

Giao diện chính-


Giới thiệu thực
trạng và mục đích

113
Hình 2: Giao diện chính-câu hỏi đánh giá nhận thức của HS khi sử dụng công cụ
test

Hình 3: Giao diện chính-câu hỏi đánh giá cảm xúc của HS khi sử dụng công cụ
test

114
Hình 4:Giao diện chính-câu hỏi đánh giá hành vi của HS khi sử dụng công cụ
test

Hình
5: Giao
diện chính-
xuất kết quả
đánh giá
VHGT cho HS
khi sử dụng
công cụ test.

Hình 6: Giao diện dành cho người quản lý- thống kê và phân tích kết quả đánh
giá VHGT của HS khi đã sử dụng công cụ test.

115
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ các kết quả phân tích số liệu trên chúng ta có thể thấy, các yếu tố ảnh
hưởng đến VHGT nhận thức, cảm xúc, hành vi của các bạn học sinh có sự chênh
lệch nhau. Một số nội dung các bạn đạt điểm cao nhưng không ít các nội dung
chưa thực sự tích cực và sâu sắc. Dựa vào số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến văn
hóa giao thông đã phân tích ở trên, cùng với sự đánh giá sát thực từ người lớn
gồm phụ huynh, giáo viên, cán bộ giao thông ta có Văn hóa tham gia giao thông
của học sinh là sự tổng hợp ba mặt nhận thức (hệ số 1), cảm xúc (hệ số 2) và
hành vi (hệ số 3). Điểm trung bình của là 3,29 điểm, so với điểm và mức độ quy
ước đã trình bày ở chương 2 thì thực trạng VHGT của học sinh ngày nay đang ở
mức trung bình. Các yếu tố như khối lớp, giới tính có ảnh hưởng nhất định đến
nhận thức, cảm xúc, hành vi tham gia giao thông của học sinh dẫn đến VHGT
của học sinh có phần bị tác động. Tuy nhiên, không có sự khác nhau quá lớn
giữa các nhóm học sinh khác nhau.

Sau thực nghiệm, ta thấy đã có sự thay đổi theo hướng tích cực về VHGT
của nhóm học sinh so với trước khi tham gia thực nghiệm trên cả mặt: nhận
thức, cảm xúc, hành vi. Tuy sự thay đổi không lớn, nhưng nhìn một cách tổng
quát có thể đánh giá các biện pháp gắn với nội dung giáo dục ý thức của học
sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt đối với việc tham gia giao thông có
giá trị hiệu quả cao trong việc nâng cao Văn hóa giao thông cho học sinh.

KẾT LUẬN

116
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá văn hóa giao thông của học sinh THPT trên
địa bàn thành phố Đà Lạt” về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra và chứng
minh được giả thuyết “Văn hóa tham gia giao thông của học sinh THPT trên
địa bàn thành phố Đà Lạt chưa cao về các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi.
Thực trạng hoạt động giáo dục nhằm xây dựng văn hóa cho học sinh THPT
trên địa bàn thành phố Đà Lạt chưa đa dạng, nhàm chán, thiếu tính hấp dẫn,
hiệu quả chưa thật sự cao. Do vậy, chưa hình thành VHGT ở đối tượng HS”.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và các phương pháp nghiên cứu
có liên quan, chúng tôi đã làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của
đề tài. Từ đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng và hình thành văn hóa giao
thông ở mỗi học sinh THPT trên địa bàn Đà Lạt. Từ nghiên cứu này có thể rút ra
một số kết luận:

1. Lý luận

1.1. Văn hóa là hoạt động sáng tạo ra những giá trị nhất định có ý nghĩa đối
với con người. Văn hóa thể hiện trình độ phát triển của con người và của xã hội
được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của
con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

1.2. Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá.
Văn hóa giao thông bao gồm cả hai mặt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Văn hóa vật chất bao gồm các hạ tầng kỹ thuật giao thông (các loại đường giao
thông, hệ thống chỉ dẫn giao thông), phương tiện giao thông, thiết bị diều hành
giao thông. Văn hóa tinh thần bao gồm luật giao thông, cách thực thi luật giao
thông, hành vi tham gia giao thông, trách nhiệm và tâm lý tham gia giao
thông…Văn hóa giao thông là thành tố của lối sống đô thị, của văn hóa thẩm
mỹ, do đó nó là tấm gương phản chiếu cho hành vi và ý thức sống của con người
nói chung và lứa tuổi trung học phổ thông nói riêng.

1.3. Tham gia giao thông là việc cá nhân gia nhập vào các lĩnh vực của hoạt
động giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển của cá nhân hay nhóm
xã hội.

1.4. Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, trong Văn hoá giao thông có
ba tiêu chí: Một là nhận thức, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các
quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Hai là cảm xúc
ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn
pháp luật .Ba là, hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng,
nhường nhịn và giúp đỡ người khác.

117
2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Thực trạng

Nhìn chung, VHGT của học sinh đối với việc tham gia giao thông là chưa
thực sự tích cực. Từ các kết quả phân tích sớ liệu trên chúng ta có thể thấy, các
yếu tố ảnh hưởng đến VHGT nhận thức, cảm xúc, hành vi của các bạn học sinh
có sự chênh lệch nhau. Trong đó, mặt cảm xúc thể hiện ở mức độ cao hơn cả
(3,62 điểm), thấp nhất là mặt hành vi cũng đạt 3,51 điểm. Mức độ quan tâm của
học sinh về văn hóa giao thông là chưa cao do đó học sinh sẽ có mức độ văn hóa
tích cực hơn nếu các bạn thực sự quan tâm, chủ động nhận thức và tìm hiểu vấn
đề này. Có sự khác nhau về từng mặt yếu tố của VHGT cũng như sự khác nhau
về từng nội dung cụ thể giữa các khối lớp, giới tính khác nhau. Tuy nhiên, sự
chênh lệch này là không lớn. Kết quả đánh giá từ phía người lớn về thực trạng
VHGT của học sinh hiện nay có sự chênh lệch do với số liệu do học sinh tự
nhận xét, đánh giá. Điều này hợp lý đối với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học
sinh với khả năng tự đánh giá chưa thực sự chính xác và khách quan. Do đó có
thể khẳng định thêm rằng cảm xúc TGGT của học sinh hiện nay chưa thực sự
tích cực.

Sau thực nghiệm, ta thấy đã có sự thay đổi theo hướng tích cực về VHGT
của nhóm học sinh so với trước khi tham gia thực nghiệm trên cả mặt: nhận
thức, cảm xúc, hành vi. Tuy sự thay đổi không lớn, nhưng nhìn một cách tổng
quát có thể đánh giá các biện pháp gắn với nội dung giáo dục ý thức của học
sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt đối với việc tham gia giao thông có
giá trị hiệu quả cao trong việc nâng cao Văn hóa giao thông cho học sinh.

118
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

I. Phiếu khảo sát trực tiếp:


1. Phiếu khảo sát dành cho học sinh
Các bạn học sinh thân mến!
Chúng mình đang tiến hành thực hiện đề tài NCKH: Đánh giá “Văn hóa giao thông” của học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt” những câu trả lời sau đây của các bạn rất có giá trị cho đề tài nghiên
cứu khoa học của chúng mình.
Các bạn xin vui lòng trả lời lần lượt các câu hỏi từ 1 cho đến hết nội dung của phiếu.
Xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ này!
Câu 1: Mức độ hiểu biết của bạn về “Văn hóa giao thông”?

A. Hoàn toàn không biết B. Biết rất ít. C. Biết tương đối đầy đủ D. Biết đầy đủ

Câu 2: Hãy xác định đâu là biểu hiện của VĂN HÓA GIAO THÔNG đối với người tham gia giao thông?

Nội dung Không Không Đúng Nói Hoàn


(Đánh dấu X vào đáp án bạn lựa chọn) đúng có ý một chung toàn
kiến phần là đúng
đúng
1. Hiểu biết về pháp luật và quy tắc giao thông đường bộ
(những quy định đối với xe đạp, xe máy, xe đạp điện và
người đi bộ).
2. Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao
thông trong mọi hoàn cảnh.
3. Tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại
trường học.
4. Không ủng hộ hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm
pháp luật giao thông.
5. Phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm
luật giao thông.
6. Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần
khi tham gia giao thông.
7. Duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia giao thông
của mình trong tình trạng an toàn.
8. Đảm bảo giữ gìn phương tiện giao thông trong trạng
thái sạch đẹp khi tham gia giao thông.
9. Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự
khi xảy ra những va chạm hoặc tai nạn giao thông.
10. Tận tình giúp đỡ người bị nạn khi tham gia giao
thông
11. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em,
người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
12. Tích cực tuyên truyền, vận động người tham gia giao
thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao
thông.
13. Tích cực tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi
phạm hành lang giao thông và bảo vệ các công trình giao
thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu hỗ trợ.
14. Có thái độ thân thiện với những người đồng hành;
119
15. Luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia
giao thông trong mọi tình huống.
16. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
17. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi khi tham
gia giao thông.
18. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông;
19. Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao
thông trong đô thị và khu dân cư đông người.
20. Nhường đường cho người đi bộ, nhường chỗ ngồi
cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em;
21. Hạn chế sử dụng còi tại những nơi đông người.
22. Không gây cản trở giao thông.
23. Tôn trọng những người thi hành công vụ; tuân thủ
pháp luật khi phát hiện và bị xử lý các hành vi vi phạm
trật tự an toàn giao thông;
24. Không mặc hở hang, thiếu lịch sự khi tham gia giao
thông;
25. Chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông
công cộng, chia sẻ với sự cố giao thông;
26. Thích ứng với những khó khăn của giao thông như
tắc đường, đường xấu, đường chật hẹp;
27. Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong
lĩnh vực giao thông.
28. Sẵn sàng dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất an
toàn giao thông trên đường.
Câu 3. Mức độ quan tâm của bạn đối với vấn đề “Văn hóa giao thông” như thế nào?

A. Hoàn toàn không quan tâm. B. Không quan tâm. C. Bình thường. D. Quan tâm E. Rất quan tâm

Câu 4. Hãy cho biết cảm xúc của bạn đối với những hành vi sau đây?

Đánh dấu X vào một trong các


+ Ô số 1: Hoàn toàn không ủng hộ ô số tương ứng với cảm xúc
+ Ô số 2: Không ủng hộ của bạn
+ Ô số 3: Không có ý kiến (lựa chọ 1 đáp án phù hợp với
+ Ô số 4: Ủng hộ bạn)
+ Ô số 5: Hoàn toàn ủng hộ

1 2 3 4 5
1. Tôi luôn tích cực tìm hiểu về pháp luật và quy tắc giao thông
đường bộ (đối với xe đạp, xe máy và người đi bộ).
2.Tôi luôn tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông
trong mọi hoàn cảnh.
3. Tôi luôn tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường
học.
4. Tôi sẽ không ủng hộ hoặc thực hiện các hành vi tiếp tay cho các
hành vi vi phạm pháp luật giao thông của những người xung quanh.
5. Tôi sẵn sàng phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm
luật giao thông của những người xung quanh;
6. Tôi luôn giữ cho tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt
nhất khi tham gia giao thông.
7. Tôi luôn sửa chữa, kiểm tra để duy trì và đảm bảo phương tiện
tham gia giao thông của mình trong tình trạng an toàn.
8. Tôi luôn giữ gìn phương tiện giao thông trong trạng thái sạch đẹp
trong khi tham gia giao thông.

120
9. Tôi luôn giữ thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi
xảy ra những va chạm hoặc tai nạn giao thông trong mọi tình huống.
10. Tôi sẽ tận tình giúp những đỡ người bị nạn khi tham gia giao
thông nếu tôi bắt gặp trong mọi hoàn cảnh.
11. Tôi luôn tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em,
người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
12. Tôi luôn tích cực tuyên truyền, vận động người tham gia giao
thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
13. Tôi sẽ tích cực tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm
hành lang giao thông và bảo vệ các công trình giao thông khi được cơ
quan chức năng yêu cầu hỗ trợ.
14. Tôi luôn giữ thái độ thân thiện với những người đồng hành;
15. Tôi luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao
thông trong mọi tình huống.
16. Tôi sẽ tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
17. Tôi không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi khi tham gia giao
thông.
18. Tôi không hút thuốc lá khi tham gia bất kỳ một loại hình, phương
tiện giao thông nào.
19. Tôi luôn đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông
trong đô thị và khu dân cư đông người.
20. Tôi sẵn sàng nhường đường cho người đi bộ, nhường chỗ ngồi
cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi ngồi trên xe
khách, tàu thuyền, xe buýt, máy bay…;
21. Tôi luôn hạn chế tối đa sử dụng còi tại những nơi đông người;
22. Tôi không gây cản trở giao thông dưới mọi hình thức.
23. Tôi luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ; sẵn
sàng tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật
tự an toàn giao thông trong mọi tình huống;
24. Tôi không mặc hở hang, thiếu lịch sự khi tham gia giao thông
bằng bất cứ phương tiện nào;
25. Tôi luôn chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công
cộng, chia sẻ với sự cố giao thông;
26. Tôi luôn tìm cách thích ứng với những khó khăn của giao thông
như tắc đường, đường xấu, đường chật hẹp;
27. Tôi luôn tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh
vực giao thông.
28. Tôi chủ động dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất an toàn
giao thông trên đường;
Câu 5. Hãy cho biết mức độ thực hiện các hành vi sau đây của bạn?

+ Ô số 1: Không bao giờ thực hiện Đánh dấu X vào một trong các ô số
+ Ô số 2: Rất hiếm khi tương ứng với các mức độ thực hiện
+ Ô số 3: Thỉnh thoảng trên đây của bạn (lựa chọ 1 đáp án
+ Ô số 4: Thường xuyên phù hợp với bạn)
+ Ô số 5: Rất thường xuyên
1 2 3 4 5
1. Tìm hiểu kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ để nâng
cao hiểu biết về pháp luật (những quy định đối với xe đạp, xe đạp
điện, xe máy và đối với người đi bộ).
2.Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông trong
121
mọi hoàn cảnh.
3. Tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường học.
4. Không ủng hộ hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật
giao thông của những người xung quanh.
5. Phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm luật giao
thông của những người xung quanh;
6. Tôi luôn giữ cho tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt
nhất khi tham gia giao thông.
7. Sửa chữa, kiểm tra để duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia
giao thông của mình trong tình trạng an toàn.
8. Giữ gìn và bảo quản phương tiện giao thông trong trạng thái sạch
đẹp trong khi tham gia giao thông.
9. Giữ thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra
những va chạm hoặc tai nạn giao thông trong mọi tình huống.
10. Tận tình giúp những đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông
11. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có
hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
12. Tham gia tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự
giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
13. Tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang
giao thông và bảo vệ các công trình giao thông khi được cơ quan
chức năng yêu cầu hỗ trợ.
14. Giữ thái độ thân thiện với những người đồng hành;
15. Luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao thông
trong mọi tình huống.
16. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
17. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi khi tham gia giao
thông.
18. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông;
19. Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô
thị và khu dân cư đông người.
20. Chủ động nhường đường cho người đi bộ qua đường; nhường
chỗ ngồi cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi
ngồi trên xe khách, tàu thuyền, xe buýt, máy bay…;
21. Không rú ga, nẹt bô; hạn chế tối đa sử dụng còi tại những nơi
đông người;
22. Không gây cản trở giao thông dưới mọi hình thức.
23. Tôn luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ;
sẵn sàng tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi
phạm trật tự an toàn giao thông trong mọi tình huống;
24. Ăn mặc lịch sự, văn minh khi tham gia giao thông bằng bất cứ
phương tiện nào;
25. Chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng,
chia sẻ với sự cố giao thông;
26. Tìm cách thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc
đường, đường xấu, đường chật hẹp;
27. Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực
giao thông.
28. Sẵn sàng dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất an toàn giao
thông trên đường.

Câu 6. Nguyên nhân khiến bạn vi phạm, chưa thực hiện đầy đủ “văn hóa giao thông” trong thực tiễn là do?

Đánh số thứ tự từ 1 tới 10


Nội dung các nguyên nhân
cho các nguyên nhân.
122
- Do chưa có đủ hiểu biết về các quy định của “ Văn hóa giao thông” nhất là quy
định pháp luật giao thông đường bộ.
- Do tính tự giác chưa cao (ý thức chủ quan)
- Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ bạn bè
- Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ người lớn
xung quanh.
- Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ những người
lớn trong gia đình
- Do chưa có chế tài xử lý hoặc chế tài xử lý (mức xử lý) đối với các hành vi vi
phạm “văn hóa giao thông” còn nhẹ
- Do kết cấu hạ tầng giao thông chưa phù hợp để thực hiện “Văn hóa giao thông”
- Do các lực lượng chức năng ít kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm.
- Do không được sự hướng dẫn của người lớn.
- Do các nguyên nhân khác:……………………………………………

Câu 7. Các hình thức và mức độ tiếp cận các thông tin về việc xây dựng văn hóa giao thông của bạn hiện nay
như thế nào?

Mức độ thường xuyên Rất Rất


Không Thỉnh Thường
Các hình thức hiếm thường
bao giờ thoảng xuyên
tiếp cận thông tin khi xuyên
- Từ hoạt động của nhà trường
- Tự tìm hiểu qua sách, báo, truyền hình.
- Tự tìm hiểu qua Intrernet
- Từ các lực lượng xã hội (Đoàn thanh
niên, Công an….)
- Từ người lớn trong gia đình.
- Từ bạn bè, người lớn xung quanh
- Từ những hình thức khác…..

Câu 8. Mức độ hiệu quả của các hình thức tiếp cận thông tin về việc xây dựng và thực hiện “văn hóa giao
thông” của bạn như thế nào?

Mức độ Hiệu quả Không


Rất hiệu Hiệu Ít hiệu
hiệu
quả quả quả
Các hình thức tiếp cận thông tin quả
- Từ hoạt động của nhà trường
- Tự tìm hiểu qua sách, báo, truyền hình.
- Tự tìm hiểu qua Intrernet
- Từ các lực lượng xã hội (Đoàn thanh niên, Công an…..)
- Từ người lớn trong gia đình.
- Từ bạn bè
- Từ nguồn khác…

Câu 9. Các hình thức và mức độ thường xuyên của các hoạt động tuyên truyền về “Văn hóa giao thông”
trong nhà trường của bạn?

Mức độ thường xuyên


Rất Thỉnh Rất
Không Thường
hiếm thoảng thường
- Hoạt động do bao giờ xuyên
khi xuyên
nhà trường tổ chức
- Hoạt động tuyên truyền của giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.
- Kết hợp với lực lượng chức năng tổ chức
các hoạt động ngoại khóa.
123
- Thông qua các các cuộc thi sáng tác
pano, tranh, ảnh…
- Thông qua cuộc thi tìm hiểu về luật an
toàn giao thông (bài viết, trên mạng)
- Thông qua diễn đàn, trang Website nhà
trường.
- Hoạt động của các câu lạc bộ.
- Các hoạt động khác…..
Câu 10. Các hình thức và mức độ hiệu quả của các hoạt động tuyên truyền về “Văn hóa giao thông” trong
nhà trường của bạn?

Mức độ hiệu quả Không


Rất hiệu Hiệu Ít hiệu
hiệu
quả quả quả
Hoạt động do nhà trường tổ chức quả
- Hoạt động tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn.
- Kết hợp với lực lượng chức năng tổ chức các hoạt
động ngoại khóa.
- Thông qua các các cuộc thi sáng tác pano, tranh,
ảnh…
- Thông qua cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao
thông (bài viết, trên mạng)
- Thông qua diễn đàn, trang Website nhà trường.
- Hoạt động của các câu lạc bộ.
- Các hoạt động khác…..
Các bạn vui lòng đánh dấu X vào một số thông tin của các bạn:

Lớp hiện tại của bạn: 10 11 12

Giới tính: Nam Nữ Khác

Học lực năm vừa qua: Giỏi Khá TB Yếu

Hạnh kiểm năm vừa qua: Tốt Khá TB Yếu

2. Phiếu khảo sát dành cho giáo viên


Kính thưa các quý thầy cô!

Chúng em đang tiến hành đề tài NCKH: Đánh giá “Văn hóa giao thông” của
học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Những ý kiến của quý thầy, cô sau đây
sẽ rất có giá trị cho đề tài nghiên cứu khoa học của chúng em.

Xin quý thầy, cô vui lòng cho ý kiến cá nhân của mình vào bảng khảo sát sau đây.

Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô về sự giúp đỡ này!

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “Văn hoá giao thông được biểu hiện
bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp,
cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên
thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm
124
bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện
văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn
giao thông quốc gia, trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: 

Một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các
quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; 

Hai là, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp
đỡ người khác; 

Ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh
thần thượng tôn pháp luật.

Câu 1: Quý thầy, cô cho biết mức độ hiểu biết của học sinh THPT về “Văn hóa giao
thông” hiện nay như thế nào?

A. Hoàn toàn không biết B. Biết rất ít.

C. Biết tương đối đầy đủ D. Biết đầy đủ

Câu 2: Quý thầy, cô hãy cho biết mức độ thực hiện các hành vi sau đây của học
sinh THPT hiện như thế nào?

+ Ô số 1: Không bao giờ thực hiện Đánh dấu X vào một trong các ô số
+ Ô số 2: Hiếm khi tương ứng với các mức độ thực hiện
+ Ô số 3: Thỉnh thoảng của học sinh THPT
+ Ô số 4: Thường xuyên
+ Ô số 5: Rất thường xuyên
1 2 3 4 5
1. Tìm hiểu kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ để nâng cao hiểu
biết về pháp luật (đối với người đi xe máy, xe đạp, xe đạp điện và người đi
bộ).
2.Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông trong mọi hoàn
cảnh.
3. Tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường học.
4. Không ủng hộ hoặc thực hiện các hành vi tiếp tay cho các hành vi vi
phạm pháp luật giao thông của những người xung quanh.
5. Phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm luật giao thông của
những người xung quanh;
6. Luôn giữ cho tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt nhất khi
tham gia giao thông.
7. Sửa chữa, kiểm tra để duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia giao
thông của mình trong tình trạng an toàn.

8. Giữ gìn và bảo quản phương tiện giao thông trong trạng thái sạch đẹp
trong khi tham gia giao thông.
9. Giữ thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra những
va chạm hoặc tai nạn giao thông trong mọi tình huống.

125
10. Tận tình giúp những đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông
11. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn
cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.
12. Tham gia tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác
chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
13. Tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông
và bảo vệ các công trình giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu
hỗ trợ.
14. Giữ thái độ thân thiện với những người đồng hành;
15. Luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao thông trong
mọi tình huống.
16. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
17. Giữ trật tự; ăn nói tế nhị, lịch sự; khạc nhổ, vứt rác đúng nơi quy định
khi tham gia giao thông.
18. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông;
19. Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và
khu dân cư đông người.
20. Chủ động nhường đường cho người đi bộ qua đường; nhường chỗ
ngồi cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi ngồi trên xe
khách, tàu thuyền, xe buýt, máy bay…;
21. Không rú ga, nẹt bô, hạn chế sử dụng còi liên tục tại những nơi đông
người
22. Không gây cản trở giao thông dưới mọi hình thức.
23. Luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ; sẵn sàng
tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn
giao thông trong mọi tình huống;
24. Văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông bằng bất cứ phương tiện
nào;
25. Chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ
với sự cố giao thông;
26. Tìm cách thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc
đường, đường xấu, đường chật hẹp;
27. Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao
thông.
28. Dọn dẹp các vật thể gây cản trở và mất ATGT trên đường.
Câu 3: Trên cơ sở các biểu hiện của “Văn hóa giao thông” bên trên. Các thầy, cô
hãy cho biết: Việc thực hiện “Văn hóa giao thông của học sinh THPT trên địa bàn
thành phố Đà Lạt đang ở mức nào sau đây?
A. Rất cao B. Cao. C. Trung bình D. Thấp E. Rất thấp

Câu 4: Theo quý thầy, cô nguyên nhân khiến học sinh THPT hiện nay chưa thực
hiện tốt các hành vi “văn hóa giao thông” trong thực tiễn là do?
Đánh số thứ tự từ 1
Nội dung tới 10 cho các
nguyên nhân.

- Do chưa có đủ hiểu biết về các quy định của “ Văn hóa giao thông” nhất là quy định pháp
luật giao thông đường bộ (đối với người đi xe máy, xe đạp điện, xe đạp và người đi bộ).

- Do tính tự giác chưa cao (ý thức chủ quan)

- Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ bạn bè

- Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ người lớn xung quanh.

126
- Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ những người lớn trong
gia đình

- Do chưa có chế tài xử lý hoặc chế tài xử lý (mức xử lý) đối với các hành vi vi phạm “văn
hóa giao thông” còn nhẹ

- Do kết cấu hạ tầng giao thông chưa phù hợp để thực hiện “Văn hóa giao thông”

- Do các lực lượng chức năng ít kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm.

- Do không được hướng dẫn của người lớn.

- Do các nguyên nhân khác:……………………………………………

Câu 5: Quý thầy, cô hãy cho biết các hình thức và mức độ thường xuyên của việc
tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật giao thông, văn hóa giao thông đến học
sinh của mình?
Mức độ thường xuyên Rất
Không bao Thỉnh Thường
Các hình thức Hiếm khi thường
giờ thoảng xuyên
xuyên
1. Lồng ghép trong các tiết dạy trên lớp
2. Thông qua các giờ sinh hoạt lớp
3. Thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề
4. Hoạt động ngoại khóa
5. Tổ chức cho học sinh thi vẽ pano, sáng tác
tranh, ảnh, tiểu phẩm…
6. Thông qua Internet
7. Các hình thức khác….

Câu 6: Quý thầy, cô đánh giá tầm quan trọng của nhà trường trong việc xây dựng
và hình thành Văn hóa giao thông ở mỗi học sinh như thế nào?

A. Không có quan trọng.


B. Ít quan trọng.
C. Quan trọng.
D. Rất quan trọng.
E. Đặc biệt quan trọng
Câu 7: Quý thầy, cô hãy cho biết nhà trường cần thực hiện những biện pháp gì để
xây dựng và hình thành ở mỗi học sinh Văn hóa giao thông?

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
127
…………………………………………………………………………………………
………………………

3. Phiếu khảo sát dành cho phụ huynh

Kính thưa các quý phụ huynh!


Chúng con đang tiến hành đề tài NCKH: Đánh giá “Văn hóa giao thông” của
học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Những ý kiến của quý phụ huynh sau
đây sẽ rất có giá trị cho đề tài nghiên cứu khoa học của chúng con.
Xin quý phụ huynh vui lòng cho ý kiến cá nhân của mình vào bảng khảo sát sau đây.
Chúng con xin chân thành cảm ơn quý phụ huynh về sự giúp đỡ này!

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “Văn hoá giao thông được biểu hiện
bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp,
cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên
thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm
bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện
văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn
giao thông quốc gia, trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: 

Một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các
quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; 

Hai là, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp
đỡ người khác; 

Ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh
thần thượng tôn pháp luật.

Câu 1: Quý phụ huynh hãy cho biết mức độ hiểu biết của học sinh THPT về “Văn
hóa giao thông” hiện nay như thế nào?

A. Hoàn toàn không biết B. Biết rất ít. C. Biết tương đối đầy đủ D. Biết đầy đủ

Câu 2: Quý phụ huynh hãy cho biết mức độ thực hiện các hành vi sau đây của
học sinh THPT hiện như thế nào?
+ Ô số 1: Không bao giờ thực hiện Đánh dấu X vào một trong các ô
+ Ô số 2: Hiếm khi số tương ứng với các mức độ
+ Ô số 3: Thỉnh thoảng thực hiện của học sinh THPT
+ Ô số 4: Thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Lạt
+ Ô số 5: Rất thường xuyên
1 2 3 4 5
1.Tìm hiểu kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ (những quy định đối
với xe đạp, xe máy, xe đạp điện và người đi bộ) để nâng cao hiểu biết về
128
pháp luật.
2.Tự giác chấp hành các quy đinh của pháp luật giao thông trong mọi hoàn
cảnh.
3. Tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường học.
4. Không ủng hộ hoặc thực hiện các hành vi tiếp tay cho các hành vi vi
phạm pháp luật giao thông của những người xung quanh.
5. Phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm luật giao thông của
những người xung quanh;
6. Luôn giữ cho tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt nhất khi
tham gia giao thông.
7. Sửa chữa, kiểm tra để duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia giao thông
của mình trong tình trạng an toàn.
8. Giữ gìn và bảo quản phương tiện giao thông trong trạng thái sạch đẹp
trong khi tham gia giao thông.
9. Giữ thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra những va
chạm hoặc tai nạn giao thông trong mọi tình huống.
10. Tận tình giúp những đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông
11. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh
khó khăn khi tham gia giao thông.
12. Tham gia tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp
hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
13. Tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông
và bảo vệ các công trình giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu hỗ
trợ.
14. Giữ thái độ thân thiện với những người đồng hành;
15. Luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao thông trong
mọi tình huống.
16. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
17. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi khi tham gia giao thông.
18. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông;
19. Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và khu
dân cư đông người.
20. Chủ động nhường đường cho người đi bộ qua đường; nhường chỗ ngồi
cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi ngồi trên xe khách,
tàu thuyền, xe buýt, máy bay…;
21. Không rú ga, nẹt bô, hạn chế sử dụng còi liên tục tại những nơi đông
người
22. Không gây cản trở giao thông dưới bất kỳ hình thức.
23. Luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ; sẵn sàng tuân
thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao
thông trong mọi tình huống;
24. Văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông bằng bất cứ phương tiện nào;
25. Chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ với
sự cố giao thông;
26. Tìm cách thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc đường,
đường xấu, đường chật hẹp;
27. Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
28. Chủ động dọn dẹp các vật thể cản trở và gây mất ATGT trên đường.
Câu 3: Trên cơ sở các biểu hiện của “Văn hóa giao thông”. Quý phụ huynh hãy
cho biết: Việc thực hiện “Văn hóa giao thông của học sinh THPT trên địa bàn
thành phố Đà Lạt ở mức nào?

A. Rất cao B. Cao. C. Trung bình D. Thấp E. Rất thấp

129
Câu 4. Các hành động và mức độ thực hiện các hành động sau đây của quý phụ
huynh như thế nào?
Mức độ thực hiện hành vi
Rất
Không Thỉnh Thường
Nội dung các Hiếm khi thường
bao giờ thoảng xuyên
xuyên
hành vi

1. Giáo dục, trang bị cho con những kiến


thức luật giao thông, kiến thức về VHGT
và các kỹ năng tham gia giao thông an
toàn.

2. Nhắc nhở con tự giác chấp hành luật


giao thông.

3. Phê phán, đấu tranh, thậm chí có hình


phạt với những hành vi vi phạm luật giao
thông của con.

4. Hướng dẫn, chỉ dạy con về cách ứng xử


văn, minh lịch sự khi tham gia giao thông;
xử lý các tình huống va chạm và tại nạn
giao thông trên đường

5. Chấp hành đúng các quy định của pháp


luật giao thông đường bộ trước mặt con

Câu 5. Quý phụ huynh hãy đánh giá tầm quan trọng của gia đình trong việc xây
dựng và hình thành “Văn hóa giao thông” ở mỗi học sinh như thế nào?

A. Không có quan trọng. B. Ít quan trọng. C. Quan trọng.

D. Rất quan trọng. E. Đặc biệt quan trọng

Câu 6: Quý phụ huynh cần phải làm gì để xây dựng và hình thành ở mỗi học sinh
THPT “Văn hóa giao thông” trong thực tiễn đời sống.

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

4. Phiếu khảo sát dành cho cán bộ giao thông:

- Kính thưa các đồng chí Cảnh sát giao thông Công an thành Phố Đà Lạt!
- Chúng em là học sinh Trường THPT chuyên Thăng Long- Đà Lạt, đang thực
hiện đề tài NCKH: Đánh giá “văn hóa giao thông” của học sinh THPT trên địa bàn

130
thành phố Đà Lạt. Những ý kiến sau đây của các đồng chí sau đây sẽ rất có giá trị cho
đề tài nghiên cứu khoa học của chúng em.
- Xin kính mong các đồng chí vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây.
Chúng em xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ này!
Câu 1: Các đồng chí cho biết mức độ hiểu biết của học sinh THPT về “Văn hóa
giao thông” hiện nay như thế nào?

A. Hoàn toàn không biết B. Biết rất ít.

C. Biết tương đối đầy đủ D. Biết đầy đủ

Câu 2. Các đồng chí vui lòng cho biết mức độ thực hiện các hành vi sau đây của
học sinh THPT trên địa bàn TP Đà Lạt hiện như thế nào?
+ Ô số 1: Không bao giờ thực hiện Đánh dấu X vào một trong các ô
+ Ô số 2: Hiếm khi số tương ứng với các mức độ thực
+ Ô số 3: Thỉnh thoảng hiện của học sinh THPT trên địa
+ Ô số 4: Thường xuyên bàn thành phố Đà Lạt
+ Ô số 5: Rất thường xuyên
1 2 3 4 5
1. Chủ động tìm hiểu kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ để nâng cao hiểu
biết về pháp luật.
2.Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật giao thông trong mọi hoàn cảnh.
3. Tự giác thực hiện đầy đủ các nội quy ATGT tại trường học.
4. Không ủng hộ hoặc thực hiện các hành vi tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp
luật giao thông của những người xung quanh.
5. Phê phán, đấu tranh và tố giác các hành vi vi phạm luật giao thông của những
người xung quanh;
6. Luôn giữ cho tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần tốt nhất khi tham gia
giao thông.
7. Sửa chữa, kiểm tra để duy trì và đảm bảo phương tiện tham gia giao thông của
mình trong tình trạng an toàn.

8. Giữ gìn và bảo quản phương tiện giao thông trong trạng thái sạch đẹp trong khi
tham gia giao thông.
9. Giữ thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra những va chạm
hoặc tai nạn giao thông trong mọi tình huống.
10. Tận tình giúp những đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông
11. Tận tình giúp đỡ người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó
khăn khi tham gia giao thông.
12. Tham gia tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành
pháp luật trật tự, an toàn giao thông.
13. Tham gia hướng dẫn giao thông, giải toả vi phạm hành lang giao thông và bảo
vệ các công trình giao thông khi được cơ quan chức năng yêu cầu hỗ trợ.
14. Giữ thái độ thân thiện với những người đồng hành;
15. Luôn chủ động nhường nhịn mọi người khi tham gia giao thông trong mọi tình
huống.
16. Tích cực sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
17. Không gây ồn, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi khi tham gia giao thông.
18. Không hút thuốc lá khi tham gia giao thông;
19. Đi vệ sinh đúng nơi quy định khi tham gia giao thông trong đô thị và khu dân cư
đông người.
20. Chủ động nhường đường cho người đi bộ qua đường; nhường chỗ ngồi cho
người tàn tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi ngồi trên xe khách, tàu thuyền,
xe buýt, máy bay…;
131
21. Không rú ga, nẹt bô, hạn chế sử dụng còi liên tục tại những nơi đông người
22. Không gây cản trở giao thông dưới bất kỳ hình thức.
23. Dọn dẹp các chướng ngại vật trên đường cản trở giao thông
24. Luôn giữ thái độ tôn trọng những người thi hành công vụ trong mọi tình huống.
25. Văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông bằng bất cứ phương tiện nào;
26. Chủ động chia sẻ với chủ phương tiện giao thông công cộng, chia sẻ với sự cố
giao thông;
27. Tìm cách thích ứng với những khó khăn của giao thông như tắc đường, đường
xấu, đường chật hẹp;
28. Tích cực đề xuất các giải pháp, các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
Câu 3: Trên cơ sở các biểu hiện của “Văn hóa giao thông”. Các đồng chí hãy cho
biết: Việc thực hiện “Văn hóa giao thông của học sinh THPT trên địa bàn thành
phố Đà Lạt ở mức nào?

A. Rất cao B. Cao. C. Trung bình D. Thấp E. Rất thấp

Câu 4: Nguyên nhân khiến học sinh THPT hiện nay chưa thực hiện tốt các hành vi
“văn hóa giao thông” trong thực tiễn là do?

Đánh số thứ tự từ 1
Nội dung tới 10 cho các
nguyên nhân.
- Do chưa có đủ hiểu biết về các quy định của “ Văn hóa giao thông” nhất là quy định pháp luật giao
thông đường bộ (đối với người đi xe máy, xe đạp điện, xe đáp và người đi bộ).
- Do tính tự giác chưa cao (ý thức chủ quan)
- Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ bạn bè
- Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ người lớn xung quanh.
- Do ảnh hưởng của những hành vi xấu khi tham gia giao thông từ những người lớn trong gia đình
- Do chưa có chế tài xử lý hoặc chế tài xử lý (mức xử lý) đối với các hành vi vi phạm “văn hóa giao
thông” còn nhẹ
- Do kết cấu hạ tầng giao thông chưa phù hợp để thực hiện “Văn hóa giao thông”
- Do các lực lượng chức năng ít kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm.
- Do không được hướng dẫn của người lớn.
- Do các nguyên nhân khác:……………………………………………
Câu 5: Các đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình để xây dựng và hình thành “văn
hóa giao thông” trong đối tượng học sinh THPT hiện nay?

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
................................................................................................................................

II. Bảng khảo sát bằng Internet:

132
Hình 1,2: Giao diện khảo sát VHGT dành cho HS THPT bằng bảng khảo sát
trực tuyến

133
Hình 3,4: Giao diện xuất kết quả sau khi khảo sát.

134
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XÂY TRANG TRANG FANPAGE FACEBOOK

135
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ CHẠY SỐ LIỆU

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
NT1 343 1 5 3,72 1,407
NT2 343 1 5 3,78 1,316
NT3 343 1 5 4,05 1,110
NT4 343 1 5 3,68 1,509
NT5 343 1 5 3,55 1,222
NT6 343 1 5 3,73 1,173
NT7 343 1 5 3,79 1,367
NT8 343 1 5 2,93 1,280
NT9 343 1 5 3,99 1,166
NT10 343 1 5 3,75 1,347
NT11 343 1 5 3,94 1,186
NT12 343 1 5 3,62 1,415
NT13 343 1 5 3,41 1,186
NT14 343 1 5 3,56 1,224
NT15 343 1 5 3,39 1,165
NT16 343 1 5 3,15 1,200
NT17 343 1 5 3,89 1,219
NT18 343 1 5 3,60 1,327
NT19 343 1 5 3,76 1,364
NT20 343 1 5 3,97 1,279
NT21 343 1 5 3,38 1,343
NT22 343 1 5 3,66 1,374
NT23 343 1 5 4,06 1,127
NT24 343 1 5 3,02 1,208
NT25 343 1 5 3,39 1,113
NT26 343 1 5 3,41 1,107
NT27 343 1 5 3,48 1,177
NT28 343 1 5 3,61 1,206
Valid N (listwise) 343

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
CX1 343 1 5 3,52 ,812
CX2 343 1 5 3,63 ,895
CX3 343 1 5 3,78 ,858
CX4 343 1 5 3,73 1,142
CX5 343 1 5 3,52 ,967
CX6 343 1 5 3,58 1,045
CX7 343 1 5 3,72 1,056
CX8 343 1 5 3,21 1,031
CX9 343 1 5 3,79 ,992
CX10 343 1 5 3,55 1,080
CX11 343 1 5 3,73 1,083
CX12 343 1 5 3,47 1,067
CX13 343 1 5 3,45 1,030
CX14 343 1 5 3,61 1,031
CX15 343 1 5 3,45 1,007
CX16 343 1 5 3,31 1,022
CX17 343 1 5 3,77 1,088
CX18 343 1 5 3,83 1,092
CX19 343 1 5 3,84 1,057
CX20 343 1 5 3,98 ,896
CX21 343 1 5 3,75 ,913
CX22 343 1 5 3,72 ,973
CX23 343 1 5 3,95 ,927
CX24 343 1 5 3,61 ,991
CX25 343 1 5 3,64 ,938
CX26 343 1 5 3,52 1,194
CX27 343 1 5 3,30 1,199

136
CX28 343 1 5 3,50 1,228
Valid N (listwise) 343

Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
HV1 343 1 5 2,90 1,034
HV2 343 1 5 3,39 1,137
HV3 343 1 5 3,66 ,896
HV4 343 1 5 3,32 1,053
HV5 343 1 5 3,07 1,222
HV6 343 1 5 3,63 1,006
HV7 343 1 5 3,46 1,036
HV8 343 1 5 3,33 ,930
HV9 343 1 5 3,70 ,888
HV10 343 1 5 3,27 1,057
HV11 343 1 5 3,45 1,013
HV12 343 1 5 2,93 1,073
HV13 343 1 5 2,94 1,122
HV14 343 1 5 3,53 1,039
HV15 343 1 5 3,41 1,077
HV16 343 1 5 3,08 1,205
HV17 343 1 5 3,57 1,273
HV18 343 1 5 3,62 1,429
HV19 343 1 5 3,66 1,260
HV20 343 1 5 3,62 1,169
HV21 343 1 5 3,76 1,097
HV22 343 1 5 3,43 1,294
HV23 343 1 5 3,69 1,265
HV24 343 1 5 3,49 1,245
HV25 343 1 5 3,27 ,981
HV26 343 1 5 3,48 1,051
HV27 343 1 5 3,07 1,178
HV28 343 1 5 3,26 1,099
Valid N (listwise) 343

Correlations

NT1 TĐ1 HV1

Pearson Correlation 1 ,448** ,537**

NT Sig. (2-tailed) ,000 ,000

N 343 343 343

Pearson Correlation ,448 **


1 ,374**

CX Sig. (2-tailed) ,000 ,000

N 343 343 343

Pearson Correlation ,537 **


,374 **
1

HV1 Sig. (2-tailed) ,000 ,000

N 343 343 343

137
138

You might also like