Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 4:

* Giống nhau :
- Dành nhiều thời gian nghiên cứu sản phẩm thông qua việc sử dụng các
nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter,…
- Thực hiện nhiều các giao dịch hơn thông qua các nền tảng thương mại
điện tử: Amazon, Taobao, Shopee,…
- Xu hướng mua trả góp.
- Chú trọng nhiều hơn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và lối sống
xanh.

- Chi tiêu cho bản thân ngày càng nhiều.


Nguyên nhân cho sự giống nhau:
- Cùng độ tuổi.
- Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa quốc tế.
- ý thức về một lối sống lành mạnh, một lối sống xanh đẹp sau đại dịch
lan rộng toàn thế giới.
* Khác nhau:
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng: Văn hóa, xã
hội, cá nhân, tâm lý.
Về yếu tố văn hóa.
- Giới trẻ Việt Nam tuy có xu hướng sính ngoại nhưng vẫn thiên về các
yếu tố thuần phong mĩ tục.
Ví dụ: Các sản phẩm thủ công của nhiều làng nghề truyền thống đang
dần được phổ biến rộng rãi đến đông đảo bộ phận giới trẻ người Việt.

- Tôn giáo
Ví dụ: Ngày lễ phục sinh sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và tiêu
dùng của những người theo đạo Thiên chúa giáo nhưng lại không ảnh
hưởng nhiều đến hành vi của người theo đạo Phật,…
- Sự phân chia trong giai tầng xã hội
Ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, các thành
viên trong các nhóm cùng chia sẻ các giá trị, mối quan tâm và cách cư
xử giống nhau. Dẫn đến việc đưa ra quyết định mua sắm cũng khác nhau
dựa trên mỗi giai tầng xã hội.
Về yếu tố xã hội.
- Gia đình
Trong khi các gia đình tại Việt Nam vẫn còn những tư tưởng truyền
thống, chưa được cởi mở sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của giới trẻ
Việt. Việc mua các sản phẩm xa xỉ dường như được kiểm soát rất chặt
chẽ, thay vào đó sẽ tập trung lớn vào việc mua sắm số lượng lớn các sản
phẩm thiết yếu.
- Địa lí
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới thuận lợi để những cây lương thực nhiệt
đới phát triển như lúa gạo nên bữa ăn không thể thiếu cơm. Trong khi đó
ở các nước châu Âu, bánh mỳ lại mà món ăn chính, đồng thời khí hậu
của châu Âu có nhiệt độ thấp nên những món ăn phải đáp ứng cung cấp
nhiều năng lượng, có tính nóng và có nhiều thành phần đạm đông vật.
Thêm nữa, ở những quốc gia với khí hậu lạnh, việc mua sắm quần áo sẽ
tập trung vào những loại sản phẩm mang tính chất giữ ấm. Ở Việt Nam
thì việc mua sắm quần áo dường như không quá khắt khe về yếu tố thời
tiết.
- Cá tính và nghề nghiệp sẽ chi phối việc người tiêu dùng lựa chọn cho
mình những sản phẩm phù hợp.
Về yếu tố tâm lý
- Động cơ, tri thức và niềm tin
Cùng nhận được các tác nhân kích thích giống nhau nhưng mỗi người lại
tổ chức và giải thích các thông tin đó theo cách riêng của mình hay
chính là do sự khác nhau trong tri giác của họ, từ đó tạo ra các phản ứng
khác nhau.
1.3. NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.3.1 Nội dung nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
1.3.1.1 Công cụ thu thập thông tin về khách hàng:
-Quan sát hành vi và hiện tượng xung quanh khách hàng.
- Phương pháp thực nghiệm: Tìm kiếm mối quan hệ nhân quả
- Điều tra: người tiêu dùng, nhân viên bán hàng, đại lý, người bán lẻ.
+ Thư
+Điện thoại
+ Trực tiếp
- Thông tin thứ cấp: sách báo , các nghiên cứu khác.
1.3.1.2 Nội dung:
- Nhận diện và mô tả đặc điểm nổi bật của hành vi người tiêu dùng.
- Nhận diện và phân tích các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến hành vi người tiêu dùng.
- Nghiên cứu quy trình ra quyết định mua và nhận diện hành vi mua đặc
trưng.
- Rút ra bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
hay trong áp dụng công cụ Marketing ảnh hưởng đến hành vi người tiêu
dùng.
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu hành vi:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điểu tra/ phỏng vấn
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.

You might also like