Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Hiện trạng môi trường nước tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh:

a. Hiện trạng môi trường nước thải của khu công nghiệp

- Hoạt động sản xuất dù ít hay nhiều nếu làm phát sinh các chất thải dưới các dạng rắn, lỏng, khí và
tác động nên môi trường nước. Các nguồn ô nhiễm bao gồm: Nước thải công nghiệp, sinh hoạt.

* Tác động của nước thải sản xuất:

- Nhìn chung nước thải từ các công đoạn sản xuất của loại hình công nghiệp này ít độc hại, trừ nước
thải các bể tẩy rửa, bể mạ và mức độ ô nhiễm có thể xem xét ngang như nước thải sinh hoạt. Điểm
đặc biệt là nước thải của các nhà máy loại này thường có khả năng bị nhiễm dầu mỡ (do bôi trơn
máy móc và động cơ) nên sẽ tăng cao khả năng ô nhiễm nguồn nuớc. Đặc biệt là đối với các nhà máy
sản xuất linh kiện và phụ tùng thay thế. Ngoài ra trong một số nhà máy của loại hình công nghiệp
này, nước thải có khả năng bị nhiễm các loại hóa chất, ion kim loại, bụi hơi dung môi sẽ có tác động
nguy hiểm tới hệ sinh thái và môi trường sống của con người. Nước thải ngành này chủ yếu là nước
thải làm mát máy móc thiết bị, từ khu vực bọc nhựa, tráng men có chứa bụi đất, các dạng hạt cát...
có thể gây hiện tượng lắng đọng trên hệ thống đường ống thoát nước của KCN. Tuy nhiên đây chỉ là
các chất thải vô cơ, mức độ ô nhiễm không cao, các nhà máy cần phải xử lý sơ bộ trước khi dẫn vào
trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. Tuy nhiên, do các nhà máy này chủ yếu là lắp ráp điện tử,
điện lạnh (không có mạ) nên không có tác động gì lớn.

* Tác động của nước thải sinh hoạt:

- Đối với nước thải sinh hoạt từ các nhà máy thì nước thải chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ
lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật. Nước thải
này không được xử lý cũng sẽ gây tác động nhất định đối với nguồn tiếp nhận và hệ sinh thái khu
vực. Vì vậy nước thải sinh hoạt sẽ được đưa về trạm xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

- Tổng công suất của trạm xử lý nước thải là 4.000m3 /ngày đêm. Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt,
sản xuất của các nhà máy sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn của VSIP sẽ được thu gom và vận chuyển đến
các trạm bơm chuyển bậc. Nước thải sẽ được xả vào trạm bơm TB7 và bơm tự động về trạm xử lý
nước thải tập trung của VSIP. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo chất lượng loại A theo QCVN hiện
hành được xả ra hồ Điều Hòa sau đó mới được xả ra nguồn tiếp nhận là kênh tưới tiêu Tri Phương và
sông Tam Giang. Hướng thoát nước chính là hướng dốc theo địa hình từ Tây Bắc sang đông Nam.

- Toàn bộ lượng nước thải sau khi được thu gom vào hệ thống xử lý được đưa về trạm xử lý nước
thải tập trung . Tại đây nước thải bắt đầu xử lý tại bể xử lý sinh học, quá trình xử lý vi sinh được thực
hiện. Sau thời gian lưu tại bể xử lý sinh học, các quần thể sinh vật trong trạng thái lơ lửng được tách
khỏi nước thải, đảm bảo nồng độ các chất lơ lửng trong nước thải khi xả ra môi trường không vượt
quá tiêu chuẩn cho phép. Đồng thời tại bể lắng, các quần thể sinh vật được nén dưới đáy bể, sau đó
chúng được đưa quay trở lại bể xử lý sinh học để tiếp tục quá trình xử lý.

- Nồng độ quần thể sinh vật trong bể xử lý sinh học được giữ ở nồng độ thích hợp cho quá trình xử
lý, lượng bùn hoạt tính dư được đưa ra khỏi hệ thống xử lý sinh học (khoảng 1%), chúng được đưa
vào bể nén bùn để nâng hàm lượng chất rắn trong bùn dư lên 2,5%. Bùn được xử lý lên men kỵ khí
và được tiếp tục làm khô tại sân phơi bùn, lượng bùn thải được vận chuyển đi xử lý theo quy định.

- Phần chất nổi từ hệ thống hớt bọt của bể lắng, cũng được đưa về xử lý lên men kỵ khí cùng với bùn.
Nước dư từ bể nén bùn được đưa trở lại bể xử lý sinh học. Chất lượng nước thải sau khi đã xử lý
được đưa ra hồ điều hoà trước khi xả vào sông, đảm bảo theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT loại
A với Cmax = C.Kq.Kf trong đó Kq = 1 và Kf = 1.
- Nguyên nhân biến động của thành phần nước thải là do trong quá trình sản xuất của các nhà máy
điện, điện tử, cơ khí đã phát sinh một lượng nước thải từ các công đoạn sản xuất như làm mát thiết
bị, gia nhiệt, vệ sinh nhà xưởng, máy móc...

- Nước thải của các nhà máy công nghiệp sau khi xử lý sơ bộ đạt yêu cầu của VSIP sẽ tự chảy về trạm
bơm theo hệ thống thoát nước chung vào bể trung hoà nước thải. Nước thải sau khi được xử lý đạt
quy chuẩn cho phép của QCVN 40 : 2011/BTNMT - Nước thải công nghiệp - Giá trị Cmax (Cột A) và
được xả ra hồ Điều Hòa, từ hồ điều hoà chảy ra sông Đuống qua trạm bơm Tri Phương, tại đây nước
thải được tái sử dụng cho mục đích rửa đường, tưới cây. Với những đặc điểm của nguồn tiếp nhận
và nguồn thải như đã nêu trên thì việc xả nước thải của khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh vào hệ thống
công trình thuỷ lợi khu vực không ảnh hưởng nhiều đến các hệ sinh thái thuỷ sinh có trong khu vực,
đến chất lượng nước tưới tiêu của khu vực cũng như môi trường xung quanh

- Có thể thấy môi trường nước bị tác động bởi nước thải khu công nghiệp là nước kênh, mương thuỷ
lợi và nước các con sông trong khu vực. Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của khu công
nghiệp sau khi được xử lý đảm bảo quy chuẩn cho phép xả ra môi trường sẽ không làm xáo trộn môi
trường.

b. Hiện trạng môi trường nước mặt của khu công nghiệp:

- Tại khu công nghiệp, nguồn nước mặt chủ yếu là nước tưới tiêu kênh mương thủy lợi, nước sông
Tào Khê, sông Tam Giang và nước sông Đuống, hồ Điều Hòa. Chính vì vậy, nguồn gây ô nhiễm nước
mặt chủ yếu là do hoạt động sống của các khu dân cư xung quanh và ô nhiễm do nước thải, nước
mưa chảy tràn. Cho nên, để tránh làm ô nhiễm nguồn nước các nhà máy trong KCN đều có song, lưới
chắn rác và các khu vực chứa chất thải đều có mái che nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm nước mặt

c. Hiện trạng môi trường nước ngầm của khu công nghiệp:

- Nguồn nước ngầm chủ yếu là nước giếng khoan, giếng đào ở các khu dân cư xung quanh. Chính vì
vậy, nguồn gây ô nhiễm nước ngầm chủ yếu là do hoạt động sản xuất, sinh hoạt của các khu dân cư
đã làm ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm và ô nhiễm do nước thải, nước mưa chảy tràn.

You might also like