Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH


----------------------
Khoa: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI : TÍCH LŨY TƯ BẢN


Hãy phân tích lý luận tích lũy tư bản của C.Mác để thấy được quá trình
tích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện tích lũy sự giàu sang về
phía giai cấp tư sản; mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp công
nhân làm thuê. Ýnghĩa của việc nghiên cứu lý luận này.

Môn học KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN


Giảng viên MAI THỊ HỒNG HÀ
Lớp DHTH17JTT
Ngày 24/03/2022
NHÓM 4
1. Nguyễn Ngọc Diễm Huyền
2. Trương Đại Lộc
3. Hoàng Ngọc Kim Ngân
4. Dương Anh Quốc
5. Trần Nguyễn Gia Thịnh
6. Cao Võ Thanh Tòng
7. Lương Hoàng Gia Thuận
8. Mai Quốc Trưởng (nhóm trưởng)

Trang 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Điểm:

Trang 2
NỘI DUNG

TÍCH LŨY TƯ BẢN

1. Bản chất của tích lũy tư bản


2. Đông cơ tich luy tu ban
3.Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy
2.1 trình độ khai thác sức lao động.
2.2 năng suất lao động xã hội.
2.3sử dụng hiệu quả máy móc.
2.4 đại lượng tư bản ứng trước.

4.Một số hệ quả của tích lũy tư bản


3.1 tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.
3.2 tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.
3.3 tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập
NhàtưBản với thunhập của ngườilaođộng làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.
5. Ý nghĩa nghiên cứu lý lý luận

TÍCH LŨY TƯ BẢN

Sau khi nghiên cứu bản chất của việc tạo giá trị thặng dư, nội dung tiếp theo sẽ nghiên cứu cách thức
nhà tư bản sử dụng giá trị thặng dư. Để hiểu được nội dung này, cần nghiên cứu nội dung về tích lũy tư
bản. Việc nghiên cứu tích lũy tư bản sẽ giúp vận dụng để rút ra kinh nghiệm cho việc phát triển doanh
nghiệp nói chung.

1. Bản chất của tích lũy tư bản

Trước khi hiểu được bản chất của tích lũy tư bản thì chúng ta nên biết trong nền kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa, quá trình sản xuất liên tục được lặp đi lặp lại không ngừng, quá trình đó được gọi là tái sản
xuất. Tái sản xuất có hai hình thức chủ yếu là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Tái sản xuất giản đơn là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô như cũ. Trong trường hợp này, ứng với
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng cho cá nhân. Ví dụ :
Nhà tư bản đầu tư 200 triệu và sau quá trình sản xuất, anh ta thu về được 240 triệu, với giá trị thặng dư
thu được là 40 triệu. Sau chu kỳ sản xuất, anh ta tiếp tục đầu tư 200 triệu vào tái sản xuất, còn 40 triệu
dôi ra, anh ta dùng để mua sắm tư liệu sinh hoạt cho bản thân và gia đình. Khi đó, gọi là tái sản xuất
giản đơn, quá trình tái sản xuất này vẫn được lặp lại, nhưng với quy mô như cũ.

Trang 3
Tuy nhiên, Nếu quá trình tái sản xuất được lặp lại nhưng với quy mô và trình độ tăng lên thì gọi là tái
sản xuất mở rộng. Để có tái sản xuất mở rộng phần thặng dư thu được phải được trích ra để đầu tư trở lại
mở rộng sản xuất, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Trở lại ví dụ trên, nhà tư bản
thu được 20 triệu giá trị thặng dư, anh ta chi cho tiêu dùng cho gia đình 10 triệu, còn 10 triệu anh ta tiếp
tục đưa vào đầu tư sản xuất tiếp theo. Đây là quá trình tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không sử dụng
hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ
thêm. Quá trình này được lặp đi lặp lại, nhưng với quy mô lớn hơn.

Qua đó ta thấy rằng bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa,
thông qua việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất, hay nói cách
khác nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư
bản phụ thêm.

Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành thống trị, mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị
đó.

2. Động cơ tích lũy tư bản

Động cơ thứ nhất là quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng
tích luy để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

Động cơ thứ 2 là cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên
bằng cách tăng nhanh tư bản tích luỹ.

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy tư bản.

Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích
lũy và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích lũy tư bản phụ
thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quy mô tích lũy gồm:

Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động.

Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, nhà tư bản sẽ sử dụng cách như: tăng cường độ lao động, kéo dài
thời gian lao động, tăng năng suất lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân…

Thứ hai, năng suất lao động xã hội.

Nếu năng suất lao động xã hội tăng sẽ dẫn đến giá trị của tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt dịch vụ
giảm, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn.

Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc.

Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải bỏ ra tư bản mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng … Bộ phận tư bản
này tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị thì chuyển dần vào sản phẩm. Mặc dù giá trị
đã chuyển một phần vào sản phẩm nhưng bộ phận tư bản này vẫn hoạt động với tư cách còn đầy đủ giá
trị. Bộ phân gía trị của tư bản cố định đã chuyển vào sản phẩm được nhà tư bản thu hồi, có thể đầu tư để

Trang 4
mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc cho vay. Sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố
định đã tiêu dùng ngày càng lớn và trở thành nguồn tích lũy tư bản quan trọng.

Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước.

Tư bản ứng trước càng lớn, quy mô bóc lột giá trị thặng dư càng lớn. Hơn nữa, tư bản ứng trước càng
lớn, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ càng thuận lợi. Do đó, quy mô của tư bản ứng trước
càng lớn, tích lũy tư bản càng tăng.

4. Một số hệ quả của tích lũy tư bản

Theo C. Mác, quá trình tích lũy trong nền kinh tế thị trường tư bản dẫn tới các hệ quả kinh tế mang tính
quy luật như sau:

Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Cấu tạo hữu cơ tư bản phản ánh sự biến đổi cấu tạo kĩ thuật của tư bản (mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng
tư liệu sản xuất với số lượng sức lao động). Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo kĩ thuật (do các nhà tư bản
tăng đầu tư vào máy móc công nghệ kĩ thuật, làm tăng công nhân thất nghiệp) nên tăng cấu tạo hữu cơ
của tư bản

Thứ hai, tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản.

- Tích tụ tư bản là sự tăng về quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thăng dư. VD: Công
ty A mở rộng quy mô sản xuất .
- Tập trung tư bản là sự tăng về quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất các tư bản cá biệt vào một
chỉnh thể. VD: Công ty A hợp tác với công ty B thành công ty AB..

Thứ ba, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản
với thu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối.

C. Mác thấy rằng thu nhập của các nhà tư bản lớn hơn gấp nhiều lần thu nhập (tiền công) của người lao
động, đó là sự bần cùng hóa người lao động .
- Bần cùng hóa tương đối là phần sản phẩm phân phối cho giai cấp công nhân tuy có tăng, nhưng lại
giảm tương đối so với phần dành cho gia cấp tư sản.
- Bần cùng hóa tuyệt đối là sự giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê

***Ý nghĩa nghiên cứu lý lý luận*** (đọc trong slide)


Tích lũy tư bản đang được xây dựng theo chiều hướng ngày càng cải tiến, sinh viên có thể tiếp cận kiến
thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều cách thức phong phú, đa dạng. Trong đó, thực hiện
nghiên cứu khoa học được đánh giá là phương pháp hiệu quả để sinh viên mở rộng vốn kiến thức cũng
như vốn kỹ năng mềm của bản thân; là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào
việc giải quyết những vấn đề thực tiễn.Nghiên cứu tích lũy tư bản không chỉ cung cấp cho sinh viên cơ
hội tiếp cận với lĩnh vực chuyên môn yêu thích, mà còn tạo cho sinh viên một tác phong làm việc khoa
học, rèn luyện cho sinh viên cách nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía.

Trang 5
Tích lũy tư bản sinh viên không đòi hỏi kết quả nghiên cứu phải cao siêu, có tầm vóc…Mục tiêu chính
ở bậc đại học, cao đẳng là trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu lý luận tích lũy tư
bản độc lập để hỗ trợ cho hoạt động học tập Chính vì vậy, lý luận tích lũy tư bản khi tiếp cận trong sinh
viên, mục tiêu nên đặt nhiều trọng tâm vào hoạt động nghiên cứu hay quá trình tiến hành nghiên cứu
(phát hiện vấn đề, xây dựng đề cương, tổ chức thực hiện, phương pháp thực hiện, tìm kiếm tài liệu, thu
thập thông tin, thí nghiệm, quan sát, phân tích số liệu, thử nghiệm kết quả, viết báo cáo, trình bày báo
cáo) chứ không đặt nặng vào kết quả nghiên cứu. Như vậy khi đánh giá tình hình nghiên cứu Tích lũy tư
bản trong sinh viên, cái chúng ta cần đánh giá đầu tiên chính là chất lượng của hoạt động nghiên cứu lý
luận tích lũy tư bản còn mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sinh viên khi còn trong môi trường Đại học:

Thứ nhất, nghiên cứu khoa họcgiúp sinh viên bổ sung những kiến thức không được học trong chương
trình chính khóa, lấp đầy những kiến thức về kinh tế, đời sống xã hội để làm giàu vốn sống cho bản
thân. Trong quá đi khảo sát hay thực tế, các bạn sẽ phải vận dụng những kỹnăng ít khi dùng đến, qua đó
bạn hiểu sâu hơn hơn về những điều còn bỏ ngỏ ở giảng đường hay những bài học trong sách.

Thứ hai, giúp sinh viên đào sâu hơn những kiến thức được học. Nghiên cứu lý tuận tích lũy tư bản sẽ
phát huy khả năng phân tích, đánh giá, liên tưởng, kết hợp với những điều mới để giải quyết những vấn
đề đang quan tâm, thắc mắc… từ một vấn đề sẽ mở rộng ra nhiều vấn đề làm phong phú kiến thức cũng
như vốn sống chúng ta.

Thứ ba, Trau dồi cho sinh viên những bài học bổ ích rút ra từ công việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, công
việc nghiên cứu cũng gặp rất nhiều khó khăn, rắc rối… nhưng từ những bài học đó giúp các bạn rút ra
những kinh nghiệm quý giá mà chính bản thân tự chiêm nghiệm, và thay đổi.

Thứ tư chính là những kinh nghiệm viết báo cáo, chuyên đề tốt nghiệp sau này hay làm khóa luận tốt
nghiệp. Những kinh nghiệm này thực sự bổ ích cho sinh viên năm cuối và khi rời ghế nhà trường đi làm.
Cao hơn là những luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ… Nghiên cứu khoa học không những củng cố,
nâng cao vốn hiểu biết về kiến thức lý luận, kiến thức xã hội mà còn góp phần rèn luyện những kỹ năng
mềm quan trọng dành cho sinh viên. Vậy nên, sinh viên cần phải nhận thức được vai trò thiết thực của
hoạt động nghiên cứu Từ đó, có ý thức tự giác, nghiêm túc và kiên trì theo đuổi thực hiện thành công đề
tài nghiên cứu mà mình đã lựa chọn.

Biển học vô bờ, trên đường học tập và nghiên cứu nhiều khái niệm, công thức có thể sẽ bị quên đi, cái
còn lại lâu dài trong mỗi người học là phương pháp - phương pháp tư duy, phương pháp suy luận,
phương pháp diễn tả, phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề… mà cái đó mới quan
trọng cho cuộc đời và nghề nghiệp của mỗi người. phương pháp học tập, kỹ năng nghiên cứu khoa học
có thể thâu lượm được sau những tháng năm miệt mài học tập, rút kinh nghiệm từ những thành công và
thất bại của chính chúng ta thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học. Vậy nên ngay từ lúc này, các bạn
sinh viên hãy tìm cho mình một phương pháp học tập hiệu quả và tích cực học hỏi để nâng cao những kỹ
năng nghiên cứu khoa học của mình. Hãy học tập để thực hiện lý tưởng, hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ!

Trang 6

You might also like