Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC Ta

Theo kết quả đánh giá chỉ số nhân lực ở việt nam cho thấy tình trạng thiếu hụt lao
động trầm trọng ở một số ngành nghề như dệt may, da giày, du lịch…. ở rất nhiều
doanh nghiệp, họ phàn nàn về tình trạng thiếu lao động nhất là lao động có tay
nghề cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên ở nước ta một phần là do chất
lượng đào tạo ở nước ta. ở góc độ giáo dục, nhất là nguồn lực đào tạo, kết quả phổ
cấp giáo dục đạt kết quả tốt nhưng kết quả giáo dục sau bắt buộc vẫn còn rất nhiều
hạn chế, thiếu hướng nghiệp, thiếu kĩ năng mềm, sự tụt hậu của các dân tộc thiểu
số, vùng xa. Theo như nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên hiện nay sau khi ra
trường không nắm vững được lĩnh vực chuyên môn của mình, 72% sinh viên thiếu
kỹ năng thực hành và kinh nghiêm\j thực tế, 42% sinh viên thiếu kĩ năng làm việc
nhóm và chỉ có hơn 15% số sinh viên ra trường đáp ứng nhu cầu của các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, theo thống kê của bộ gd-dt có khoảng 60000 du hoc sinh
đang theo hoc tai các cơ sở đào tạo nước ngaoif, trong số các du học sinh đã tốt
nghiệp thì 64% quyết định làm việc tại các nước sở tại vì họ cho rằng chế dộ
lương/thưởng ở vn chưa được xứng đáng với công sức tiền bạc mà họ đàu tư cho
việc học ở nước ngoài.
Nguồn lực từ nông dân:
Kết quả tổng điều tra dân số lần thứ 5 tại |VN cho thấy tính đến 0 giờ ngày
1/4/2019 tổng dân số VN đạt 96208984 người trong đó nông dân chiếm khoảng
65.6%. Số liệu trên đã phản ánh một thực thế là nông dân nước ta chiêms tỷ lệ cao
về mặt lực lượng lao động xã hội. Tuy nhiên,, chất lượng nguồn nhân lực nông
thôn còn chưa cao: số lượng lao dộng giỏi trong các ngành nghề còn chất lượng
thấp. Lao động nông thôn được đào tạo nghề nghiệp chủ yếu là trình độ sơ cấp, đào
tạo dưới 3 tháng và ở trình độ trung cấp, cao đẳng còn thấp. Tình trạng trên dẫn
đến một số bộ phận nông dân không có viêc làm ở các khu công nghiệp công
trường. Tình trạng sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn trong tình trạng sản
xuất thô,nhỏ và còn theo kiểu truyền thống chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật
như các nước phát triển.
Nguồn lực từ công nhân:
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2020 tổng số công nhân VN chiếm
khoảng 13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội. Sau quá trình đổi mới, mở
cửa và hội nhập quốc tế, xu hướng công nhân làm việc cho các doanh ngjieepj nhà
nước thường giảm dần trong khi đó số công nhân trong khu vực kinh tế tư nhân và
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. điều
đó dẫn đến sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong giai cấp công nhân
ngày càng sâu sắc. So với thời kỳ đổi mới thành phần xuất thân của công nhân
ngày càng đa dạng hơn, không thuần nhất như trước đây. Với đặc điểm là nước
thuần nông thì xuất thân của giai cấp công nhân phần lớn là nông dân với trình độ
chuyên m\ôn nghề nghiệp còn hạn chế và chịu nhiều tác phong, lối làm việc của
người nông dân, chưa thích nghi với tác phong của người lao động hiện đại. Một
số bộ phận công nhân còn nhiều hạn chế trong giác ngộ bản lĩnh chính trị và hiểu
biết về pháp luật chính sách, gây khó khan nhất định cho việc phát triển đảng viên
là công nhân.
Nguồn lực từ tri thức, công chức, viên chức:
Đội ngũ trí thức ở vn trong những năm\ gần đây tăng rất nhanh tuy nhiên chất
lượng nguồn nhân lực còn yếu. Hiện nay, còn khoảng 80% số công chức, viên
chức là việc trong các cơ quan nhà nước còn thiếu trình độ, năng lực quản lý kinh
tế xã hooin còn nhiều bất cập thiếu hụt kiến thức về quản trị nhà nước, về kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế, trình độ ngaoij ngữ và tin học còn thấp so với yêu
cầu. Bên cạnh đó, có khoảng 63% tổng số sinh viên ra khỏi trường ko có việc làm,
60% sinh viên làm trái ngành trái nghề, không ít các doanh nghiệp đơn vị nhận
người vào làm mất 1-2 đào tạo lại ….
Nói tóm lại, thực trạng nguồn nhân lực ở vn khá dồi dào nhưng chưa thực sự được
quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, đào tạo còn nửa
vời. Điều đó dẫn dến chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu kỹ năng, thiếu
kinh nghiệm. Sự kết hợp giữa nguồn nhân lực công nhân, trí thức chưa tốt thiếu
động lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ CỦA


NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Một là, quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực còn nhiều vấn đề bất
cập so với yêu cầu. Các chính sách được thực hiện một cách không triệt để còn rất
nhiều thiếu sót trong quá trình áp dụng, không có các chính sách hoàn toàn mang
tầm cỡ lớn dẫn đến việc mọi người không chung tay hành động được.
 Hai là, hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông, đến đào tạo nghề, đại học, sau đại
học là lực lượng nòng cốt trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn
bộc lộ nhiều hạn chế, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào việc giảng dạy dù
đã trải qua rất nhiều cải cách, đổi mới. Hệ thống giáo dục chưa bắt kịp với mô hình
hệ thống giáo dục và đào tạo nhân lực phổ biến của các nước trong khu vực và thế
giới. Đào tạo ngoại ngữ của Việt Nam còn nặng tính hình thức, lý thuyết nhưng lại
yếu kém trong thực hành.

 Ba là, quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn
nhân lực chưa theo kịp quá trình hội nhập kinh tế, văn hoá, xã hội ngày càng sâu
rộng của Việt nam.
 Bốn là, nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của
phần lớn các gia đình còn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm
chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở


NƯỚC TA
Nhìn rõ được thực trạng nguồn nhân lực để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược
điểm và hiểu rõ được những vấn đề tồn đọng cần giải quyết, ta phải nghiên cứu,
học hỏi từ các nước bạn để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện chất
lượng của nguồn nhân lực Việt Nam. Do đó, chúng em đã đưa ra một số giải pháp
như sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các cấp bậc học đặc biệt là bậc
đại học, cao đẳng. Bên cạnh việc phổ cập kiến thức cho học sinh thì các nhà trường
cơ sở giáo dục nên chú trọng đến việc thực hành, phát triển kỹ năng mềm cho học
sinh, sinh viên. Các trường đại học, cao đẳng phải làm tốt công tác tuyển chọn xây
dựng chương trình đào tạo phù hợp với trình độ nhận thức của người học, đáp ứng
nhu cầu, nhiệm vụ của xã hội của quá trình hội nhập, chú trọng đến việc thực hành
lắp ráp, chuyển giao công nghệ, sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật nhất
là máy móc hiện đại, sử dụng thành thạo các ngoại ngữ trong giao tiếp….
Thứ hai: có cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút sử dụng đối với
nguồn nhân lực chất lượng cao. Căn cứ vào quan điểm của Nhà nước về chính sách
tiền lương, trọng dụng nhân tài thì mỗi cơ quan đơn vị và địa phương cần căn cứ
vào tình hình để hỗ trợ các điều kiện thuận lợi về môi trường công tác, xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh giữa quan hệ cấp trên cấp dưới….Nhà nước cần
phải hỗ trợ các nhóm yếu thế trong thị trường lao động, tăng cường an sinh xã hội
và sự tham gia của người lao động vào chế độ bảo hiểm xã hội; tăng cường khả
năng phòng ngừa và khắc phục rủi ro về việc làm và thu nhập của người lao động
Thứ ba, tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn để tạo sự
chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục nhân lực đối
với toàn xã hội; Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp, phân
luồng học sinh trong nhà trường phổ thông; giới thiệu việc làm trong trường nghề.
Tiếp tục hợp tác với các Chính phủ: Hàn Quốc, Đức, Italia và Nhật Bản trong triển
khai các dự án ODA dạy nghề đã ký kết; Thực hiện đám phán với các nhóm nước
trong ASEAN để tiến tới công nhận văn bằng, chứng chỉ và kỹ năng nghề giữa các
nước; Hoàn thiện các chính sách, khuyến khích các cơ sở giáo dục nhân lực trong
nước mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; hợp tác
nghiên cứu khoa học; Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển cơ
sở GDNN, hợp tác đào tạo, mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Thứ tư, phát triển thị trường lao động trong điều kiện kết hợp giữa chiến lược
phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, hướng về xuất khẩu, phát huy được
các lợi thế so sánh và tiềm năng của lực lượng lao động với chiến lược tập trung
vào nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ yêu cầu
công nghệ và kỹ năng cao đáp ứng nhu cầu hội nhập. Thúc đẩy thực hiện cơ chế
thương lượng, thỏa thuận về tiền lương nhằm đảm bảo tiền lương thực tế được trả
đúng theo cơ chế thị trường, đồng thời phù hợp với sự đóng góp của người lao
động vào quá trình tăng trưởng.
Thứ năm, thúc đẩy quá trình tự do lựa chọn việc làm và dịch chuyển lao động
đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động và
tổ chức cung cấp các dịch vụ công về việc làm có hiệu quả.

You might also like