1 Atptn

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC

Làm việc trong phòng thí nghiệm là một 2. Làm thí nghiệm theo chỉ dẫn của
trải nghiệm thú vị và mang lại nhiều lợi giáo viên và điều kiện đã nêu
ích. Trong các bài thí nghiệm của mình, trong tài liệu, KHÔNG
bạn sẽ tham gia một cách chủ động từ  Tự ý thay đổi qui trình làm
đầu đến cuối – từ việc tiến hành những thí nghiệm đã được giáo
biến đổi nào đó cho đến việc rút ra các viên hướng dẫn và trong tài
kết luận. Trong phòng thí nghiệm, bạn liệu.
sẽ làm việc với các dụng cụ và hóa chất  Không làm một mình trong
có thể gây ra thương tích nếu chúng phòng thí nghiệm.
không được sử dụng đúng cách. Tuy  Không gây ồn ào, đùa giỡn
nhiên, phòng thí nghiệm vốn là một nơi trong phòng thí nghiệm.
làm việc an toàn nếu bạn cẩn thận. Các 3. Nơi làm việc phải sạch sẽ, ngăn
tai nạn xảy ra không phải “xảy ra”, mà nắp. Chỉ để vở ghi chép và tài liệu
chúng “bị gây ra” bởi sự bất cẩn, sự vội hướng dẫn thí nghiệm tại bàn làm
vàng, hay phớt lờ các quy tắc và thao tác việc. Các loại sách khác, túi xách,
an toàn. Dưới đây là các quy tắc an toàn nón… phải để đúng nơi qui định.
mà bạn phải tuân theo. Trước khi bắt 4. Luôn mặc áo blouse dài tay, kính
đầu bất kỳ bài thí nghiệm nào, hãy đọc bảo hộ khi trong phòng thí
các quy tắc này, học và tuân theo chúng nghiệm.
một cách cẩn thận. 5. Tóc dài phải được buộc gọn lại,
NGUYÊN TẮC CHUNG đặc biệt khi làm việc gần ngọn
1. Chuẩn bị bài thí nghiệm trước khi lửa.
vào phòng thí nghiệm. 6. Không đeo các đồ trang sức hoặc
trang phục không gọn gàng (dây
chuyền, vòng tay, áo khoác…) 15. Đổ nước thải, hóa chất thải đúng
trong phòng thí nghiệm. nơi qui định (các bình đã dán
7. Tuân thủ các chỉ dẫn trong phòng nhãn).
thí nghiệm. 16. Lau chùi ngay lập tức những thứ
8. Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm theo bị đổ, tràn ra ngoài.
đúng chỉ dẫn của giáo viên và tài 17. Làm sạch và lau khô nơi làm việc
liệu. khi kết thúc lớp học. Rửa tay kỹ.
9. Để xa các chất, vật liệu dễ cháy 18. Biết nơi để các thiết bị cần thiết
khỏi nguồn lửa. trong các trường hợp khẩn cấp
10. Luôn sử dụng các dụng cụ được (bình chữa cháy, vòi nước chữa
chỉ định (kẹp ống nghiệm, các loại cháy, tủ y tế…) và biết các sử
kẹp tay dài, găng tay…) khi sử dụng các thiết bị này
dụng các thiết bị hay dụng cụ 19. Báo ngay lập tức cho giáo viên
khác. các tai nạn xảy ra trong phòng thí
11. Không dùng tay trần lấy hóa chất, nghiệm
trừ khi được hướng dẫn bởi chính SỬ DỤNG HÓA CHẤT
giáo viên. 1. Đọc và kiểm tra nhãn trên chai, lọ
12. Không để mặt sát vào miệng hóa chất trước khi lấy hóa chất sử
chai, lọ chứa hóa chất. dụng. Lấy lượng hóa chất vừa đủ
13. Không ngửi hóa chất, trừ khi dùng.
được hướng dẫn bởi giáo viên. 2. Không bỏ lại hóa chất không sử
Khi cần kiểm tra mùi, dùng tay dụng vào lọ hóa chất gốc.
quạt nhẹ hơi cần thử về phía mũi. 3. Khi chuyển hóa chất từ lọ này qua
14. Phải làm việc trong tủ hút đối với lọ khác phải để các lọ này cách xa
các chất khí độc. cơ thể.
4. Khi trộn chung acid và nước thì
luôn cho từ từ acid vào nước.
5. Trách tiếp xúc trực tiếp bằng tay thủy tinh trước khi gắn vào nút
trần với hóa chất. Nếu tiếp xúc cao su.
hóa chất phải rửa tay ngay lập tức. 4. Không bao giờ dùng lực mạnh khi
6. Nói với giáo viên khi có các vấn tháo hay lắp một dụng cụ thủy
đề sức khỏe có thể liên quan với tinh vào nút cao su. Hãy sử dụng
thí nghiệm như dị ứng, hen, động tác vặn. Nhờ giáo viên nếu
suyễn… không thể tháo dụng cụ thủy tinh
7. Không mang kính sát tròng khi đó.
tiếp xúc với hóa chất trong phòng 5. Không đun dụng cụ thủy tinh
thí nghiệm. Nếu có thể thì thay không chịu nhiệt trực tiếp với
bằng mắt kính hoặc báo cho giáo ngọn lửa trần, nguồn nhiệt.
viên biết. 6. Không chạm tay trần vào dụng cụ
SỬ DỤNG DỤNG CỤ THỦY thủy tinh đang nóng, không làm
TINH lạnh đột ngột dụng cụ thủy tinh
1. Đồ thủy tinh dạng ống, đặc biệt là nóng. (Hãy nhớ: Thủy tinh nóng
những ống dài, nên di chuyển ở trông giống như nguội.)
trạng thái thẳng đứng để tránh bị SỬ DỤNG CÁC NGUỒN NHIỆT
vỡ và đâm phải người khác. 1. Phải cực kỳ cẩn thận khi sử dụng
2. Không dùng tay không để dọn đèn khí. Để quần áo, đầu tóc tránh
thủy tinh vỡ. Sử dụng chổi quét và xa ngọn lửa.
dụng cụ hốt rác để gom thuy tinh 2. Luôn tắt lửa khi không sử dụng.
vỡ. Để thủy tinh vỡ vào nơi qui 3. Không để hóa chất tiếp xúc với
định theo hướng dẫn của giáo ngọn lửa, đặc biệt là các hợp chất
viên. dễ cháy, trừ khi được hướng dẫn
3. Luôn sử dụng dầu mỡ, glycerine, làm như vậy.
vaseline…để bôi trơn các dụng cụ 4. Không đun nóng bất cứ thứ gì khi
không được chỉ dẫn.
5. Không nhìn gần trực tiếp vào chất đó, không kể dài hạn hay ngắn
những bình, chai, lọ…đang được hạn sẽ nắm rõ các trình tự để làm
gia nhiệt. việc với nó một cách an toàn hay tiến
6. Khi gia nhiệt các chất ống hành những xử lý cần thiết khi bị ảnh
nghiệm, không để miệng ống hưởng hóa chất đó.
nghiệm hướng vào mình hoặc
người khác. Để tra cứu thông tin các hóa chất cần
7. Luôn phải có người trông khi thực hiện các bước sau:
đang gia nhiệt bất cứ thứ gì hoặc 1. Vào google.com
khi phản ứng đang diễn ra rõ rệt.
TRA CỨU THÔNG TIN AN 2. Gõ MSDS+(Tên hóa chất hoặc
TOÀN CỦA HÓA CHẤT Công thức phân tử của hóa chất:
Các thông tin về tính độc hại, ăn Ví dụ: MSDS ethanol
mòn, cháy nổ, ô nhiễm môi trường…
của từng hóa chất được tập hợp trong 3. Tất cả thông tin của mỗi loại hóa

các văn bản gọi là bảng chỉ dẫn an chất trên MSDS được viết bằng

toàn hóa chất (Material Safety Data tiếng Anh. Tuy nhiên, đối với các

Sheet-MSDS).  Từ các thông tin đó, hóa chất thông thường thì có

người tiếp xúc hay làm việc với hóa thông tin bằng tiếng Việt

SƠ CỨU TRONG PHÒNG THÍ viên hiểu rõ và làm theo một cách
NGHIỆM HÓA HỌC cẩn thận các thao tác thí nghiệm an
Các tai nạn không thường xảy ra toàn. Nếu tai nạn có xảy ra, thì đó
trong các phòng thí nghiệm hóa học thường là những tai nạn không
được trang bị đầy đủ, nếu như sinh nghiêm trọng.
Giáo viên sẽ hỗ trợ trong việc xử lý Trong khi xe cấp cứu đang được
các vết thương như vết bỏng hay vết gọi đến, hãy để nạn nhân nằm
cắt không nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngửa, chân đặt cao hơn khoảng 30
với một số loại vết thương, bạn phải cm. Nới lỏng những chỗ trang
hành động ngay tức thì. Thông tin phục bị chật và giữ ấm cho nạn
sau đây sẽ có ích cho bạn khi một tai nhân.
nạn xảy ra. 2. Hóa chất rơi vào mắt. Bất kỳ
Số điện thoại khi gặp sự cố: loại hóa chất nào rơi vào mắt
- Nhân viên Y tế: cũng là điều không nên, nhưng có
0919 033 106 (cô Ngân) một số loại hóa chất đặc biệt nguy
0908 342 011 (chú Hòa) hiểm khi rơi vào mắt. Chúng có
0976 699 583 (chú Thông) thể phá hủy thị giác chỉ trong vài
- Đội bảo vệ: 08.37.201.269 giây. Bởi vì bạn sẽ phải luôn luôn
đeo kính bảo vệ trong phòng thí
1. Bị sốc. Khi bị những vết thương nghiệm, khả năng xảy ra điều này
nghiêm trọng (ví dụ như khi bị là không cao. Tuy nhiên, nếu điều
bỏng nặng hoặc bị mất nhiều đó xảy ra thì NGAY LẬP TỨC
máu), người ta có thể sẽ ở trong hãy rửa mắt bằng thật nhiều nước.
trạng thái sốc. Người bị sốc Không được cố đi đến phòng y tế
thường tái xanh và ngất đi, cũng trước khi rửa mắt. Một điều quan
có thể có các triệu chứng như toát trọng nữa cần nhớ là phải rửa mắt
mồ hôi lạnh, mạch đập nhanh và trong một thời gian đủ lâu –
yếu. khoảng 15 phút.
Sốc là một triệu chứng y học 3. Quần áo hoặc tóc bị cháy. Một
nghiêm trọng. Không được để người khi bị cháy quần áo hoặc
người bị sốc đi bộ đến bất cứ đâu, tóc sẽ thường cuống cuồng chạy
kể cả đến phòng y tế của trường. quanh để dập tắt ngọn lửa, nhưng
điều này sẽ không thành công. 5. Hóa chất rơi vào miệng. Các hóa
Hành động này chỉ cung cấp thêm chất gây độc với các mức độ khác
oxy cho ngọn lửa và làm nó cháy nhau. Khi bất kỳ hóa chất nào rơi
nhanh hơn. Khi quần áo bị cháy, vào miệng, phải nhanh chóng nhổ
hãy nhanh chóng nằm xuống sàn ra và súc miệng nhiều lần bằng
và lăn tròn để dập lửa. Khi tóc bị nước. Ghi nhận tên hóa chất và
cháy, hãy dùng tấm chăn chữa thông báo cho phòng y tế của
cháy để dập tắt lửa. Ngay lập tức trường ngay lập tức.
thông báo cho y tế và lực lượng Nếu nạn nhân đã nuốt phải một
bảo vệ của trường. hóa chất, ngay lập tức báo cho
4. Vết cắt chảy máu. Hầu hết các phòng y tế về tên của hóa chất
vết cắt xảy ra trong phòng thí này.
nghiệm hóa học đều không Nếu cần thiết, phòng y tế sẽ liên
nghiêm trọng. Với những vết cắt hệ với bệnh viện hoặc bác sĩ để
nhỏ, hãy ép chặt vết thương bằng được hướng dẫn.
một miếng gạc vô trùng. Nhanh 6. Acid hoặc base rơi vào da. Rửa
chóng thông báo cho phòng y tế vùng da đó bằng nước khoảng 10
của trường. phút. Đưa nạn nhân đến phòng y
Nếu nạn nhân chảy máu quá tế.
nhiều, hãy giơ cao bộ phận bị 7. Hít phải khói hoặc hơi hóa chất.
chảy máu (nếu có thể), và ép chặt Tất cả các thí nghiệm tạo ra khói
vết thương bằng một miếng gạc hoặc khí độc đều phải được thực
vô trùng. Trong khi việc sơ cứu hiện trong tủ hút được thông gió
đang được tiến hành, ai đó cần đi tốt. Điều này sẽ gần như loại trừ
thông báo ngay cho lực lượng y tế loại tai nạn này.
và bảo vệ của trường. Nếu một loại khói hay hơi độc
nào xuất hiện trong phòng thí
nghiệm, tất cả mọi người, kể cả trên cao, hãy hạ thấp người khi
những người vẫn đang cảm thấy thoát khỏi một căn phòng đầy
khỏe, đều phải rời khỏi phòng khói. Ngay lập tức báo cho lực
ngay lập tức. Hãy chắc chắn rằng lượng bảo vệ trường. Trước khi
sau khi người cuối cùng đã thoát quay trở lại làm việc, phải thông
ra, tất cả các cửa vào phòng đều gió căn phòng một cách kỹ lưỡng.
phải được đóng lại. Do khói bay

CÂU HỎI
SINH VIÊN CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG TRONG MỖI CÂU HỎI SAU:
1. Kính bảo hộ được đeo
a. Trong một số thí nghiệm nhất định.
b. Chỉ trong thí nghiệm có chất độc hại.
c. Chỉ đeo khi giáo viên yêu cầu.
d. Suốt buổi thí nghiệm.
2. Ăn và uống trong phòng thí nghiệm là
a. Không được phép dưới bất cứ hoàn cảnh nào.
b. Được phép vào bữa trưa.
c. Được phép vào bữa sáng.
d. Được phép nếu sinh viên cẩn thận và lưu ý tránh tiếp xúc hóa chất.
3. Nếu cần ngửi hóa chất, sinh viên nên
a. Đặt ống nghiệm gần mũi và hít thật sâu.
b. Dùng tay quạt mùi về phía mình và ngửi mùi.
c. Đặt một ít hóa chất trên tay và ngửi.
d. Đặt ống nghiệm gần mũi bạn và nhờ bạn ngửi giúp mình.
4. Khi đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm, sinh viên nên
a. Giữ ống nghiệm và đặt đáy ống nghiệm vào giữa ngọn lửa.
b. Di chuyển ống nghiệm qua lại trên ngọn lửa và gia nhiệt gần bề mặt của
chất lỏng.
c. Nhìn trực tiếp vào miệng ống nghiệm để xem điều gì đang xảy ra.
d. Giữ chặt trong tay để ống nghiệm không bị rơi và vỡ.
5. Thực hiện các thí nghiệm chưa được giáo viên cho phép thì
a. Vẫn được nếu như có vẻ không có gì nguy hiểm.
b. Vẫn được nếu như không có ai biết.
c. Bị cấm.
d. Vẫn được nếu có một một sinh viên khác.
6. Nếu hóa chất rơi trên da, sinh viên nên
a. Đợi xem hóa chất có làm đau không.
b. Rửa vùng dính hóa chất bằng vòi nước trong 10 phút.
c. Lau hóa chất bằng khăn giấy.
d. Lấy bazơ để trung hòa.
7. Khi lấy hóa chất lỏng từ chai
a. Hãy dùng pipet.
b. Hãy rót hóa chất lỏng sang chai nhỏ hơn để sử dụng.
c. Hãy đổ hóa chất lỏng ngược lại chai gốc nếu sử dụng không hết.
d. Đổ bỏ hóa chất lỏng vào bồn rửa.
8. Trong phòng thí nghiệm, quần ngắn và giày hở mũi
a. Có thể gây nguy hiểm và không nên mặc.
b. Có thể mặc nếu trời nóng.
c. Có thể mặc nếu bạn mặc áo blouse.
d. Có thể mặc nếu bạn là người thời trang.
9. Khi nào có thể nếm hóa chất
a. Không bao giờ.
b. Khi hóa chất đó không độc hại.
c. Khi sử dụng một cốc sạch.
d. Khi khát.
10. Sau khi sử dụng chai đựng hóa chất
a. Để chai lên bàn làm việc và khi cần thì dùng.
b. Để chai lại đúng vị trí như lúc lấy ra dùng.
c. Đùa người khác bằng cách giấu nó.
d. Mở sẵn nắp chai để thuận tiện khi dùng.
11. Trước khi làm một thí nghiệm, cần
a. Đọc toàn bộ qui trình làm thí nghiệm.
b. Hỏi bạn chung nhóm về cách làm thí nghiệm.
c. Cố gắng tìm ra cách làm riêng không theo tài liệu.
d. Làm theo những sinh viên khác.
12. Làm việc một mình trong phòng thí nghiệm mà không có giáo viên hướng
dẫn là
a. Được phép nếu thí nghiệm không quá độc hại.
b. Không được phép.
c. Được phép nếu chắc chắn một mình bạn có thể hoàn thành.
d. Được phép nếu đó là bài thí nghiệm bù (sau khi vắng một buổi thí
nghiệm).
13. Nên rửa tay
a. Trước khi rời phòng thí nghiệm.
b. Chỉ trước khi vào phòng thí nghiệm.
c. Chỉ khi tay bẩn.
d. Trước khi ăn trưa trong phòng thí nghiệm.
14. Các vật dụng cá nhân (sách, tài liệu, áo…) nên
a. Để trên bàn làm thí nghiệm.
b. Để xa nhưng không để trên bàn làm thí nghiệm.
c. Để ngoài hành lang.
d. Để trong tủ hút.
15. Khi lấy quá nhiều hóa chất thì nên
a. Bỏ lượng thừa vào lại trong bình chứa hóa chất đó.
b. Để trong ngăn bàn phòng thí nghiệm cho lần tiếp theo.
c. Xử lý với một qui trình thích hợp.
d. Đổ vào bồn rửa phòng thí nghiệm.
16. Trong phòng thí nghiệm nên mang
a. Trang phục bảo vệ.
b. Quần áo thời trang.
c. Quần short và áo với cổ tay rộng.
d. Trang sức thật đẹp.
17. Nếu hóa chất đổ trên bàn, nên
a. Lau chùi ngay lập tức.
b. Để cho nhân viên phòng thí nghiệm quét dọn.
c. Để vậy và tiếp tục làm việc.
d. Để bay hơi nếu là chất lỏng bay hơi.
18. Nếu thủy ngân đổ ra ngoài
a. Thu thủy ngân bằng ống nhỏ giọt.
b. Để vậy nếu chỉ là một lượng nhỏ.
c. Gọi giáo viên hướng dẫn.
d. Quét xuống dưới bàn, nơi không ai thấy.
19. Nếu tóc dài thì nên
a. Cột gọn trước khi làm thí nghiệm.
b. Nhờ bạn cắt đến ngang vai.
c. Cố gắng giữ cho tóc không ảnh hưởng đến bài thí nghiệm.
d. Không làm gì bởi nó không gây nguy hiểm.
20. Nếu tóc hoặc quần áo bắt lửa thì nên
a. Sử dụng vòi nước để dập tắt lửa.
b. Chạy đến lối ra gần nhất.
c. Cứ để cháy.
d. Sử dụng bình dập lửa.
21. Tất cả hóa chất độc hại phải
a. Đổ vào các bình chứa hóa chất thải chuyên biệt.
b. Đổ vào đường ống thải.
c. Đổ vào thùng rác.
d. Để trong ngăn bàn thí nghiệm.
22. Nếu hóa chất bắn vào mắt thì nên
a. Yên tâm nếu không bị đau.
b. Rửa mắt bằng nước sau khi xong thí nghiệm.
c. Rửa mắt bằng vòi nước sạch trong 15 phút.
d. Đeo kính bảo hộ và tiếp tục làm thí nghiệm.
23. Các thí nghiệm liên quan đến hóa chất bay hơi gây kích ứng
a. Có thể được làm trong phòng thí nghiệm nếu để cách xa mặt.
b. Nên được làm trong tủ hút.
c. Nên được làm ngoài hành lang.
d. Có thể làm nếu mùi không khó chịu.
24. Đùa giỡn trong phòng thí nghiệm
a. Được phép trước khi có người bắt đầu làm thí nghiệm.
b. Được phép khi giáo viên không để ý.
c. Là không được phép.
d. Được phép sau khi buổi thí nghiệm kết thúc.
25. Lấy chất lỏng vào pipet bằng cách
a. Sử dụng quả bóp cao su.
b. Sử dụng miệng.
c. Sử dụng ống nhỏ giọt để đưa chất lỏng vào từ bên trên pipet.
d. Cả phương án a và c.

CAM KẾT AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM


Là một sinh viên làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học của trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật, tôi đồng ý luôn luôn tuân theo các quy tắc an toàn phòng thí
nghiệm. Tôi cũng cam đoan sẽ:
1. Xử sự một cách chuyên nghiệp, tôn trọng an toàn của bản thân và an toàn
của những người khác trong phòng thí nghiệm.
2. Luôn đeo kính bảo vệ, mặc áo blouse trong phòng thí nghiệm. Tôi hiểu rằng
việc mang giày hở mũi chân và mang kính sát tròng đều mang lại rủi ro khi
làm việc trong phòng thí nghiệm.
3. Không để vương vãi hóa chất tại chỗ làm thí nghiệm.
4. Không mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm.
5. Biết rõ về vị trí của những thiết bị an toàn như bình chữa cháy, màn dập lửa,
tủ sơ cứu. Biết rõ số điện thoại phòng y tế và bảo vệ.
6. Đọc bài hướng dẫn thí nghiệm trước khi vào phòng thí nghiệm.
7. Đọc kỹ nhãn chai hóa chất trước khi sử dụng. Không đổ hóa chất dư trở lại
bình chứa ban đầu.
8. Thải bỏ hóa chất theo hướng dẫn. Luôn biết rõ có được phép hay không
trước khi đổ bất kỳ hóa chất nào ra bồn rửa.
9. Không hít thở hơi thoát ra từ một thí nghiệm hóa học. Luôn sử dụng tủ hút
khi được yêu cầu.
10. Báo cáo ngay lập tức bất kỳ tai nạn nào cho giáo viên, kể cả khi có hóa chất
bị đổ.
11. Chỉ vứt bỏ thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn vào thùng chứa của riêng
chúng.
12. Lau dọn nơi làm việc và rửa sạch dụng cụ thủy tinh trước khi rời phòng thí
nghiệm.
13. Rửa tay trước khi rời phòng thí nghiệm.

Họ và tên: Mã số sinh viên: Lớp:


Ngày:
Chữ ký:

You might also like